Chuyên cung cấp tài liệu


Từ khóa cần tìm:
Từ khóa :
Danh mục các tài liệu thỏa điều kiện tìm kiếm
Một số phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế tỉnh Bắc Kạn từ nay đến năm 2010 Một số phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế tỉnh Bắc Kạn từ nay đến năm 2010
Trong những năm qua, Chính phủ Việt nam đã từng bước thực hiện chính sách cải cách và đổi mới toàn diện nèn kinh tế quốc dân. Theo nhận xét chung của các chuyên gia kinh tế thì Việt Nam đã có bước phát triển khởi đầu tốt đẹp, thành công lớn nhất là chúng ta đã bảo đảm được an ninh lương thực, từng bước hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới. Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt được rất đáng kể trong kế hoạch năm năm 1991- 1995 là 8,2% một năm, năm 1996 là 9,3%, năm 1997 là 8.2%, tuy có sự giảm xuống 5,8% vào năm 1998 và 4,8% năm 1999, nhưng lại có xu tăng lên trong năm 2000 là 6,7%. Mặc dù vậy, sư phát triển kinh tế diễn ra không đồng đều giữa các klhu vực và các tỉnh thành trong cả nước, đặc biệt là sự phát triển chênh lệch giữa đồng bằng và miền núi. Đầu tư nước ngoài tập trung chủ yếu ở các tỉnh đồng bằng và các thành phố lớn, do đó sự tụt hậu của các tỉnh miền núi ngày lớn. Trong số các tỉnh miền núi thì Bắc Kạn là một tỉnh vừa được tách ra từ hai tỉnh Cao Bằng và Bắc Thái, cho nên để bắt nhịp với tốc độ tănh trưởng và phát triển của cả nước thì Bắc Kạn cần phải có sự lựa chọn đường lối phát triển kinh tế thích hợp. Với mong muốn góp phần nhỏ bé của mình nhằm thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế tỉnh Bắc Kạn em đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: "Một số phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế tỉnh Bắc Kạn từ nay đến năm 2010". Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm đưa ra những phương hướng cụ thể phù hợp với điều kiện và hòan cảnh của một tỉnh miền núi, để từ đó có những giải pháp thiết thực góp phần thực hiện thành công mục tiêu mà Đại hội Đảng IX đề ra là tăng trưởng bình quân hàng năm 7,2%. Đề tài được nghiên cứu dựa trên phương pháp như qui biện chứng, phân tích và tổng hợp, diễn dịch và qui nạp, lịch sử và lôgíc, tư duy cụ thể và trừu tượng, quan sát và thực nghiệm cùng với phương pháp đánh giá hoạt động kinh tế và phân tích thống kê. Nội dung chủ yếu của đề tài bao gồm 3 phần: Phần I: Những vấn đề cơ bản về tăng trưởng và phát triển kinh tế. Phần II: Phân tích thực trạng tình hình tăng trưởng và phát triển kinh tế tỉnh Bắc Kạn từ năm 1997 đến năm 2000. Phần III: Một số phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế tỉnh Bắc Kạn từ nay đến năm 2010. Đề tài này đựơc hoàn thiện trong một thời gian ngắn, hơn nữa trình độ và năng lực bản thân còn nhiều hạn chế cho nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong sự đóng góp ý kiến quý báu của các thầy cô và bạn đọc. Qua đây em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo T.S Phan Kim Chiến và tập thể anh chị em cán bộ viên chức sở KH - ĐT tỉnh Bắc Kạn đã tận tuỵ quan tâm giúp đỡ và tạo điều kiện cho em hoàn thành đề tài này.
Vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất trong phát triển kinh tế ở Việt Nam Vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất trong phát triển kinh tế ở Việt Nam
Trong quá trình phát triển kinh tế ở nước ta nói riêng và ở các nước khác nói chung, sự phát triển kinh tế ở mỗi nước tuy khác nhau nhưng đều có một số điểm chung, dựa trên một số quy tắc cơ bản để xây dựng và phát triển kinh tế. một trong những nguyên tắc cơ bản trong phát triển kinh tế ở mỗi nước là quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, mỗi đất nước đều có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và sự phân bố dân cư không giống nhau dẫn đến quan hệ sản xuất và trình độ của lực lượng sản xuất ở mỗi vùng cũng khác nhau. Do tính đặc thù trên nền khi quan hệ sản xuất ở một vùng, một trình độ phát triển nào đó phù hợp với tình độ phát triển của lực lượng sản xuất thì nó sẽ kéo theo sự phát triển về kinh tế nhanh chóng, nhưng nếu quan hệ sản xuất không phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất thì nó sẽ có tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế, vì vậy quan hệ sản xuất và trình đọ phát triển của lực lượng sản xuất có tác động lẫn nhau là hai mặt của quá trình phát triển kinh tế.
Vận dụng quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất vào quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Vận dụng quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất vào quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Sự vận động, phát triển cùa lực lượng sản xuất quyết định và làm thay đổi quan hệ sản xuất cho phù hợp với nó. Ngược lại, quan hệ sản xuất cũng có tính độc lập tương và tác động trở lại sự phát triển của lực lượng sản xuất. Khi quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, nó là động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Ngược lại, khi quan hệ sản xuất lỗi thời, lạc hậu hoặc tiên tiến hơn một cách giả tạo so với trình độ phát triển củ lực lượng sản xuất sẽ lại kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Do đó, việc giải quyết mâu thẫu giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất không phải là đơn giản. Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung trước đây chúng ta đã không có được sự nhận thức đúng đắn về quy luật của sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất. Cơ chế quan liêu, bao cấp đã bóp méo các yếu tố của quan hệ sản xuất, kìm hãm lực lượng sản xuất, kết quả của sự không phù hợp giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất đã làm cho mâu thẫu giữa chúng trở nên gay gắt. Điều đó khiến cho nền kinh tế Việt Nam phải ở trong tình trạng khủng hoảng, trì trệ một thời gian dài.
Học thuyết Mac về hình thái kinh tế – xã hội và sự vận dụng của đảng ta trong thời kì đổi mới gắn với hoạt động ngân hàng Học thuyết Mac về hình thái kinh tế – xã hội và sự vận dụng của đảng ta trong thời kì đổi mới gắn với hoạt động ngân hàng
Dựa trên những kết quả nghiên cứu lí luận và tổng kết quá trình lịch sử đã hình thành nên học thuyết về hình thái kinh tế -xã hội. Hình thái kinh tế- xã hội là một khái niệm của chủ nghĩa duy vật lịch sử dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó phù hợp với một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất và một kiến trúc thượng tầng tương ứng được xây dựng trên những mối quan hệ sản xuất. Là sự biểu hiện tập trung của quan niệm duy vật lịch sử, lí luận về hình thái kinh tế – xã hội nghiên cứu lịch sử xã hội trên cơ sở xem xét cả lực lượng sản xuất, cả cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, tức toàn bộ các yếu tố cấu thành bộ mặt của một thời đại: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, kỹ thuật. Do đó, nó cắt nghĩa xã hội được sáng tỏ hơn, toàn diện hơn, chỉ ra cả bản chất và quá trình phát triển của xã hội.
Nền kinh tế thị trường và cặp phạm trù nội dung - hình thức Nền kinh tế thị trường và cặp phạm trù nội dung - hình thức
Xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu về may mặc của con người càng cao. Do đó, trên thị trường quần áo đang chiếm vị trí quan trọng. Trong nhiều loại quần áo đó thì trang phục hiện nay được các quý ông chú ý nhiều nhất chính là chiếc "áo sơ mi". Hàng mấy chục năm nay, ta cảm tưởng như chiếc áo sơ mi và quần tây với kiểu cổ bẻ, khuy cài măng séc, ủi là thẳng rất truyền thống. Nhưng trên thực tế xu hướng tiêu dùng hiện đại với những nhãn hiệu quần áo Việt Nam và quốc tế đã tác động mạnh đến thói quen mặc áo sơ mi. Dựa vào cặp phạm trù nội dung - hình thức để phân tích. Nói về vấn đề này trước hết chúng ta phải đề cập đến mối quan hệ giữa nội dung và hình thức được biểu hiện trên sản phẩm áo sơ mi. Cụ thể: + Nội dung và hình thức thống nhất nhau: Vải đẹp tinh sảo thì chiếc áo sơ mi sẽ có kiểu dáng mẫu mã đẹp. + Nội dung giữ vao trò quyết định hình thức. + Hình thức tác động trở lại nội dung. Hướng triển khai của bài tiểu luận: Phần I: Lời nói đầu. Phần II: Nội dung. I. Cơ sở lý luận. 1. Cặp phạm trù nội dung hình thức 2. Mối quan hệ giữa nội dung, hình thức II. Thực trạng 1. Nhu cầu làm đẹp của con người 2. Các loại áo sơ mi từ nước ngoài đang tràn ngập vào thị trường và đang đợc ưa chuộng. 3. Các nhà sản xuất quan tâm nhiều hơn đến hình thức ít quan tâm đến nội dung. III. Kiến nghị, vấn đề bức xúc 1. Nâng cao chất lượng sản phẩm 2. Phù hợp giữa nội dung và hình thức 3. Quá trình sản xuất 4. Quá trình bán hàng Phần III. Kết luận.
Vận dụng quan điểm triết học Mác xít về quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ lực lượng sản xuất để phát triển những thành tựu, hạn chế trong phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam trong giai đoạn từ đổi mới đến nay Vận dụng quan điểm triết học Mác xít về quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ lực lượng sản xuất để phát triển những thành tựu, hạn chế trong phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam trong giai đoạn từ đổi mới đến nay
Từ khi xuất hiện con người trên hành tinh này đến ngày nay đã trải qua 5 phương thức sản xuất tồn tại trong 5 chế độ xã hội: công xã nguyên thuỷ, chiếm hữu nô lệ, phong kiến tập quyền, tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. Tư duy nhận thức của con người không dừng lại ở một chỗ mà ngày càng phát triển hoàn thiện hơn. Từ đó kéo theo sự thay đổi phát triển lực lượng sản xuất cũng như quan hệ sản xuất. Từ hái lượm săn bắt để duy trì cuộc sống đến trình độ khoa học kỹ thuật lạc hậu và đến ngày nay trình độ khoa học đã đạt tới mức tột đỉnh. Mà cốt lõi của nền sản xuất xã hội chính là sự thống nhất biện chứng giữa quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất, như Mác và Ăngen nói, đó là quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất. Từ quan điểm này của chủ nghĩa Mác xít, Đảng và Nhà nước ta đã vận dụng vào quá trình phát triển kinh tế xã hội nước ta trong giai đoạn từ đổi mới đến nay.
Những mâu thuẫn trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay – Thực trạng và phương hướng giải quyết Những mâu thuẫn trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay – Thực trạng và phương hướng giải quyết
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng Cộng Sản Việt Nam, nước ta chuyển nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong quá trình đổi mới, nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng: giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, kinh tế tăng trưởng khá, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và năng lực sản xuất tăng nhiều, đời sống của các tầng lớp nhân dân tiếp tục được cải thiện, tình hình chính trị – xã hội cơ bản ổn định, quốc phòng an ninh được tăng cường, thế và lực của nước ta được nâng cao trên trường quốc tế… Tuy nhiên trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vẫn còn có nhiều mâu thuẫn cần phải giải quyết như: sự phân hoá giàu nghèo có xu hướng gia tăng, nạn thất nghiệp vẫn còn chưa được giải quyết, vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái, thực hiện công bằng trong phân phối thu nhập… Đây là những vấn đề vừa cấp bách vừa thường xuyên, lâu dài và cũng là vấn đề quan trọng nhất trong đời sống kinh tế xã hội ở nước ta. Vì vậy, nước ta cần tìm giải pháp để giải quyết những mâu thuẫn trên một cách triệt để nhằm xây dựng một nhà nước xã hội chủ nghĩa ngày một hoàn thiện hơn.
Học thuyết về hình thái kinh tế - xã hôi và vấn đề quá độ lên CNXH ở Việt Nam Học thuyết về hình thái kinh tế - xã hôi và vấn đề quá độ lên CNXH ở Việt Nam
Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta có sự thay đổi và đạt được nhiều thành tựu to lớn .Để đạt những thành tựu ấy chúng ta không thể quên được bước ngoặt lịch sử trong cơ chế chuyển đổi nền kinh tế đất nước , mà cột mốc của nó là Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) đã làm thay đổi bộ mặt kinh tế Nhà nước. Đối với nước ta, đi lên từ một nền kinh tế tiểu nông , muốn thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu và nhanh chóng đạt đến trình độ của nước phát triển thì tất yêú cần phải đổi mới . Đây là một đề không mới nhưng nó đề cập đến những vấn đề cấp thiết của nước ta hiện nay , đụng chạm trực tiếp đến cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của nước ta . Nó giúp chúng ta rất nhiều trong việc đổi mới và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII của Đảng đã khẳng định : "Xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ vật chất kỹ thuật hiện đại , cơ cấu kinh tế hợp lý , quan hệ sản xuất tiến bộ , phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất , đời sống vật chất và tinh thần cao , quốc phòng an ninh vững chắc , dân giàu , nước mạnh , xã hội công bằng văn minh". Mục tiêu đó là sự cụ thể hoá học thuyết Mác về hình thái kinh tế - xã hội và hoàn cảnh cụ thể của xã hội Việt Nam . Nó cũng là mục tiêu của sự nghiệp cong nghiệp hoá , hiện đại hoá ở nước ta .
Vận dụng quan điểm triết học Mác xit về quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ lực lượng sản xuất để phát triển những thành tựu, hạn chế trong phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong giai đoạn từ đổi mới đến nay Vận dụng quan điểm triết học Mác xit về quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ lực lượng sản xuất để phát triển những thành tựu, hạn chế trong phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong giai đoạn từ đổi mới đến nay
Từ khi xuất hiện con người trên hành tinh này, đến ngày nay đã trải qua 5 phương thức sản xuất: công xã nguyên thuỷ, chiếm hữu nô lệ, xã hội phong kiến, chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa xã hội. Tư duy nhận thức của con người không dừng lại ở một chỗ mà ngày càng phát triển hoàn thiên hơn. Từ đó kéo theo sự thay đổi phát triển lực lượng sản xuất cũng như quan hệ sản xuất. Từ hái lượm săn bắt để duy trì cuộc sống đến trình độ khoa học kĩ thuật lạc hậu, đến ngày nay trình độ khoa học đã đạt tới mức tột đỉnh. Mà cốt lõi của nền sản xuất xã hội chính là sự thống nhất biện chứng giữa quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất, như Mác và Ănghen nói, đó là quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất. Từ quan điểm này của chủ nghĩa Mác xít, Đảng và Nhà nước ta đã vận dụng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội nước ta trong giai đoạn từ đổi mới đến nay. Biện chứng quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất tạo điều kiện cho chúng ta có được nhận thức về sản xuất xã hội và kĩ thuật.
Vận dụng Lý luận về Hình thái kinh tế - xã hội giải thích quá trình phát triển của Việt Nam ngày nay Vận dụng Lý luận về Hình thái kinh tế - xã hội giải thích quá trình phát triển của Việt Nam ngày nay
Học thuyết của Mác về Hình thái Kinh tế - Xã hội ra đời là một cuộc cách mạnh trong toàn bộ quan niệm về lịch sử xã hội, là cơ sở phương pháp luận của sự phát triển khoa học về quá trình vận động và phát triển xã hội. Nhờ có lý luận Hình thái Kinh tế - Xã hội này lần đầu tiên trong lịch sử Mác đã chỉ rõ được bản chất của từng chế độ xã hội. Như vậy, lý luận hình thái Kinh tế - Xã hội giúp chúng ta nghiên cứu một cách đúng đắn và khoa học về sự vận hành của xã hội trong giai đoạn phát triển nhất định. Do đặc điểm về lịch sử về những quan hệ và thời gian, không phải quốc gia nào cũng phải trải qua tất cả các hình thái Kinh tế - Xã hội theo một sơ đồ chung.Lịch sử cho thấy có những nước đã bỏ qua một hình thái Kinh tế - Xã hội nào đó trong tiến trình phát triển của mình. Vận dụng điều này vào hoàn cảnh cụ thể ở nước ta hiện nay chúng ta có cơ sở khoa học để chứng minh rằng con đường quá độ lên Chủ nghĩa xã hội bỏ qua Tư bản chủ nghĩa ở nước ta - cả trong điều kiện hiện nay - vẫn là tất yếu và hoàn toàn có khả năng thực hiện được.
Mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung và vận dụng trong quá trình xây dựng kinh tế thị trường ở nước ta Mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung và vận dụng trong quá trình xây dựng kinh tế thị trường ở nước ta
Bước lên từ nền kinh tế phong kiến lạc hậu, trì trệ, lại phải trải qua hai cuộc chiến tranh giữ nước khốc liệt, nền kinh tế nước ta vốn đã lạc hậu lại càng thêm kiệt quệ bởi chiến tranh. Vào thời bình, bắt đầu từ cơ sở kinh tế lạc hậu, trì trệ đó, nước ta xây dựng nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp, khiến cho đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng. Trong khi đó, nhờ sử dụng triệt để kinh tế thị trường mà CNTB đã đạt được những thành tựu về kinh tế- xã hội, phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao năng suất lao động. Cũng nhờ kinh tế thị trường, quản lý xã hội đạt được những thành quả về văn minh hành chính, văn minh công cộng; con người nhạy cảm, tinh tế, với khả năng sáng tạo, sự thách thức đua tranh phát triển. Trước tình hình đó, trong Đại hội Đảng VI, Đảng ta kịp thời nhận ra sai lầm và tiến hành sửa đổi, chuyển sang xây dựng kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, kích thích sản xuất, phát triển kinh tế nhằm mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng văn minh. Mới chập chững bước vào nền kinh tế thị trường đầy gian khó, phức tạp, nền kinh tế Việt Nam đòi hỏi sự học tập, tiếp thu kinh nghiệm của nhân loại trên cơ sở cân nhắc, chọn lựa cho phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của Việt Nam. Trong quá trình học hỏi đó, triết học Mác- Lênin, đặc biệt là phạm trù triết học cái chung và cái riêng có vai trò là kim chỉ nam cho mọi hoạt động nhận thức về kinh tế thị trường.
Những mâu thuẫn biện chứng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Những mâu thuẫn biện chứng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Việt Nam - trong công cuộc đổi đã thực sự đem lại nhiều kết quả to lớn, làm thay đổi bộ mặt đất nước và cuộc sống nhân dân, củng cố vững chắc độc lập dân tộc và chế độ xã hội chủ nghĩa, nâng cao vị thế và uy tín của đất nước ta trên trường quốc tế. Nhân tố quan trọng nhất quyết định thành công của sự nghiệp đổi mới đó là chiến lược phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, được khởi xướng từ sau đại hội Đảng lần thứ VI. Ăng Ghen nói: “ Sự phát triển của chính trị, luật pháp, triết học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật đều dựa trên cơ sở phát triển kinh tế ”. Kinh tế là nền tảng vững chắc cho mọi hoạt động vật chất của con người, là yếu tố quan trọng nhất của đời sống xã hội. So với thế giới, nước ta vẫn là một nước đang phát triển, nền kinh tế còn gặp rất nhiều khó khăn, những tàn dư của chế độ tập trung quan liêu bao cấp vẫn còn tồn tại khá nhiều. Khi chuyển sang cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, thì ngoài những khó khăn về kinh tế, còn tồn tại những mâu thuẫn giữa cái cũ và cái mới, kìm hãm sự phát triển. Chính vì thế mà việc nghiên cứu tìm ra hướng đi đúng đắn cho nền kinh tế, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh đất nước, phù hợp với khu vực, thế giới và thời đại là hết sức cần thiết.
Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và hội nhập quốc tế ở Việt Nam Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và hội nhập quốc tế ở Việt Nam
Chương I: Hội nhập kinh tế một xu hướng tất yếu của nước ta trên con đường tiến lên CNXH 1. Xu hướng hội nhập thế giới xu hướng của thời đại: Như chúng ta đã biết, cách đây hàng nghìn năm đã có sự trao đổi hàng hoá trong từng quốc gia và giữa các quốc gia với nhau. Tuy nhiên, suốt thời gian dài dưới thời kì chiếm hữu nô lệ và thời kì phong kiến quan hệ trao đổi hàng hoá phát triển không đáng kể. Về mặt cơ bản, nền kinh tế của từng quốc gia vẫn mang tính tự cung tự cấp. Với sự xuất hiện của chủ nghĩa tư bản, quan hệ trao đổi hàng hoá đã có sự thay đổi về chất. Trong từng quốc gia, nền kinh tế với một thị trường thống nhất được hình thành, các loại hàng hoá và số lượng hàng hoá trao đổi được tăng lên rất nhiều, đặc biệt sức lao động cũng trở thành hàng hoá. Chủng loại hàng hoá và số lượng hàng trao đổi giữa các quốc gia cũng tăng lên nhanh chóng. Chủ nghĩa tư bản ngày càng phát triển thì lượng hàng hoá trao đổi giữa các quốc gia càng lớn, chính vì vậy sự phụ thuộc về mặt kinh tế giữa các quốc gia càng chặt chẽ hơn. Vào những năm 80 của thế kỉ XX, khoa học kĩ thuật phát triển như vũ bão, con người đang dùng khối óc vĩ đại mà tự nhiên ban cho để khám phá và chinh phục thế giới. Chính nhờ sự phát triển như vậy của khoa học kĩ thuật mà sự giao lưu giữa các nước, các cá nhân, các nhà kinh doanh với nhau trở nên dễ dàng. Các nước có thể học tập, trao đổi với nhau tạo nên sự đan xen đa chiều, vừa ảnh hưởng, vừa tuỳ thuộc vào nhau. Dần dần, trên thế giới hình thành một xu thế đó là: xu thế “Toàn Cầu Hoá”. Hiện nay, xu thế này đang ngày càng lan rộng thu hút hầu hết các nước trên thế giới tham gia. Việt Nam cũng là một thành viên trong ngôi nhà chung của thế giới nên cũng không thể đứng ngoài vòng xoáy trên. Từ lâu nay, Đảng và Nhà Nước ta đã xác định rất rõ thái độ của chúng ta với “Toàn Cầu Hoá”: “ Việt Nam luôn ủng hộ quá trình hội nhập và hợp tác mọi bên cùng có lợi” Điều này đã được các nhà lãnh đạo Đảng ta khẳng định rất rõ ràng trong các kì đại hội. Việt Nam đã có tới 10 năm đổi mới và mở cửa để hội nhập và đang tiếp tục cố gắng để hoà nhập vào xu thế chung của thế giới. Từ 10 năm nay, Việt Nam không ngừng xây dựng đất nước vững mạnh và tăng tốc hội nhập để theo kịp các nước trên thế giới. Chúng ta đã có được một số thành tựu nhất định nhưng cũng còn rất nhiều thiếu sót. Tuy nhiên, nhân dân ta quyết một lòng xây dựng đất nước nhanh chóng trở thành một nước phát triển và hội nhập thật tốt. 2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài này: Như các nhà lãnh đạo của chúng ta đã khẳng định, Việt Nam luôn muốn hoà nhập thật tốt vào hội nhập thế giới. Nhưng làm sao vừa hội nhập cho thật tốt lại vừa đảm bảo được chủ quyền. Trên thực tế đã có rất nhiều bài học cay đắng của các nước đi trước, do hội nhập không đúng đã dẫn tới mất chủ quyền phụ thuộc vào bên ngoài. Chính vì vậy việc nghiên cứu đề tài này sẽ giúp tôi và các bạn hiểu rõ thêm về “Toàn Cầu Hoá” đồng thời biết được những bước đi của Việt Nam trong quá trình hội nhập. Bản tiểu luận này sẽ giúp chúng ta hiểu thêm về những thành tựu của nước ta đã thực hiện được và những bước đi sắp tới. Chương II : Phép biện chứng duy vật là khoa học về mối liên hệ phổ biến 1. Triết học Mac- LêNin: Triết học Mac- LêNin cũng như toàn bộ chủ nghĩa Mac- LêNin ra đời vào những năm 40 của thế kỉ XIX do C.Mac và Ph.Ăngghen sáng lập ra. Sau đó, V.I.LêNin phát triển nó cao hơn. Triết học Mac- LeNin ra đời không phải chỉ do sự suy tư cá nhân, sự tưởng tượng của C.Mac và Ph.Ăngghen mà do những nguyên nhân kinh tế, xã hội và sự phát triển của nhân loại trước đó quy định. Triết học Mac- LêNin ra đời dựa trên 3 cơ sở cơ bản sau: (a) Cơ sở về kinh tế và xã hội: Vào những năm đầu của thế kỉ XIX các cuộc cách mạng công nghiệp đã đem lại cho các nước TBCN sự phát triển mạnh mẽ. Để nhận xét về điều này C.Mac đã nói: “ Giai cấp tư sản trong quá trình thống trị giai cấp chưa đầy một thế kỉ, đã tạo ra những lực lượng sản xuất nhiều hơn và đồ sộ hơn lực lượng sản xuất của tất cả các thế hệ trước cộng lại”. Sự phát triển ấy đã chứng minh tính chất tiến bộ của phương thức sản xuất TBCN hơn hẳn các chế độ khác trước đó. Tuy nhiên, sự phát triển đó ngày càng làm hằn sâu thêm sự mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. Giai cấp vô sản ngày càng lớn mạnh và đứng lên đấu tranh giành quyền lợi. Chính vì vậy họ cần một thứ vũ khí lý luận sắc bén và triết học Mac- LêNin ra đời đã thoả mãn được yêu cầu đó. (b) Cơ sở lý luận: Triết học Mac- LêNin dựa trên phép biện chứng của Hêghen và quan điểm duy vật triệt để của Phoi-ơ-băc. Hai ông C.Mac và Ph.Ăngghen đã dựa và đó sáng lập ra phép biệnchứng duy vật. Các ông đã kế thừa và phát huy những mặt tích cực của Hêghen và Phoi-ơ -băc. Đồng thời, hai ông cũng dần dần bù đắp những thiếu sót. (c) Cơ sở khoa học tự nhiên: Do sự phát triển mạnh của KH-TN đã đánh đổ phương pháp tư duy đang thống trị lúc bấy giờ là: phương pháp siêu hình. Điều đó mở đường cho sự ra đời và phát triển của phép biệ chứng duy vật. Trong số các phát minh thì có 3 phát minh ảnh hưởng nhiều nhất tới sự ra đời của triết học Mac: + Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng. + Học thuyết về cấu tạo tế bào. + Học thuyết về sự tiến hoá. 2. Phép biện chứng duy vật là khoa học về mối liên hệ phổ biến 2.1 Liên hệ – Liên hệ phổ biến: Liên hệ: là sự quy đinh lẫn nhau, tác động lẫn nhau giữa các yếu tố trong cùng một sự vật hoặc giữa các sự vật hiên tượng với nhau. Liên hệ phổ biến: là những mố liên hệ tồn tại một cách phổ biến cả trong TN, XH và cả tư duy. Mối liên hệ phổ biến mang tính chất bao quát tồn tại thông qua các mối liên hệ đặc thù của sự vật hiện tượng, nó phản ánh tính đa dạng và đặc thù của thế giới. 2.2 Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến: Thế giới được tạo thành từ những sự vật, những hiện tượng, những quá trình khác nhau. Vậy chúng ta đặt ra hai câu hỏi: + Giữa chúng liệu có mối liên hệ qua lại với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau hay chúng tồn tại biệt lập, tách rời nhau? + Nếu chúng tồn tại trong sự liên hệ qua lại, thì nhân tố gì quy định sự liên hệ đó? Để trả lời câu hỏi thứ nhất, các nhà triết học theo quan điểm biên chứng cho rằng thế giới là một chỉnh thể thống nhất. Các sự vật, hiện tượng và các quá trình cấu thành thế giới đó vừa tách biệt nhau, vừa có sự liên hệ qua lại, thâm nhập và chuyển hoá lẫn nhau. Khi trả lời câu hỏi thứ hai, những người theo quan điểm biện chứng cho rằng cơ sở của sự liên hệ qua lại giữa các sự vật và hiện tượng là tính thống nhất vật chất của thế giới. Theo quan điểm này các dự vật, các hiện tượng đa dạng trên thế giới chỉ là những dạng tồn tại khác nhau của một thế giới duy nhất là thế giới vật chất. Ngay cả tư tưởng của con người cũng là một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc người, nội dung của chúng cũng chỉ là kết quả phản ánh của các quá trình vật chất khách quan. Ngoài ra, theo quan điểm duy vật biên chứng còn thừa nhận tính đa dạng của sự liên hệ: có mối liên hệ bên ngoài, mối liên hệ bên trong; có mối liên hệ thứ yếu và mối liên hệ chủ yếu... Các loại liên hệ khác nhau có vai trò khác nhau đối với sự vận động vầ phát triển của các sự vật hiện tượng. Trong đó, mối liên hệ bên trong giữ vai trò quyết định đối với sự tồn tại, vân động, phảttiển của sự vật. Mối kiên hệ bên ngoài, nói chung, không có ý nghĩa quyết định và thường phải thông qua mối liên hệ bên trong mà phát huy tác dụng.Như vậy, quan điểm duy vật biện chứng về sự liên hệ đòi hỏi phải thừa nhận tính tương đối trong sự phân loại các mối liên hệ. Các mối liên hệ khác nhau có thể chuyển hoá lẫn nhau. Trong tính đa dạng của hình thức và các loại liên hệ tồn tại trong tự nhiên, trong xã hội và tư duy con người, phép biện chứng duy vật tập trung nghiên cứu những loại liên hệ chung mang tính phổ biến.
Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến với định hướng xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và hội nhập quốc tế ở Việt Nam Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến với định hướng xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và hội nhập quốc tế ở Việt Nam
Trong xu thế toàn cầu hoá quốc tế hoá hiện nay, các quốc gia trên thế giới ở mức độ này hay mức độ khác đều tuỳ thuộc lẫn nhau, có quan hệ qua lại với nhau. Vì thế nước nào đóng cửa với thế giới là đi ngược lại xu thế của thời đại và khó tránh khỏi bị rơi vào lạc hậu, trái lại mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế tuy có phải trả giá nhất định song đó là yêu cầu tất yếu hướng tới sự phát triển của mỗi nước, mỗi quốc gia. Đứng trước yêu cầu ngày càng cấp bách đó, Đại hội Đảng IX đã đưa ra văn kiện về vấn đề xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế. Trong bối cảnh hiện nay đặt vấn đề xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế là hoàn toàn đúng đắn và chính xác. Hai mặt đó có mối quan hệ biện chứng với nhau, bổ sung cho nhau nhằm phát triển nền kinh tế nước ta ngày càng vững mạnh theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trên cơ sở phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến tôi viết bài tiểu luận này với mong muốn mọi người có một cách nhìn sâu sắc hơn, cặn kẽ hơn, toàn diện hơn về những nguy cơ thách thức cũng như thời cơ khi chúng ta tham gia vào quá trình hội nhập kết hợp với xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, và ảnh hưởng qua lại giữa việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế.
Mâu thuẫn biện chứng và biểu hiện của nó trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam Mâu thuẫn biện chứng và biểu hiện của nó trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam
Mâu thuẫn là hiện tượng có trong tất cả các lĩnh vực: tự nhiên, xã hội và tư duy con người. Trong hoạt động kinh tế, mặt trận cũng mang tính phổ biến, chẳng hạn như cung - cầu, tích luỹ và tiêu dùng, tính kế hoạch hoá của từng xi nghiệp, từng công ty và tính tự phát vô chính phủ của nền sản xuất hàng hoá ... Mâu thuẫn tồn tại khi sự vật xuất hiện đến khi sự vật kết thúc. Trong mỗi một sự vật mâu thuẫn hình thành không phải chỉ là một mà là nhiều mâu thuẫn, và sự vật trong cùng một lúc có nhiều mặt đối lập thì mâu thuẫn này mất đi thì mâu thuẫn khác lại hình thành... Trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta do Đảng khởi xướng và lãnh đạo đã dành được nhiều thắng lợi bước đầu mang tính quyết định, quan trọng trong việc chuyển nền kinh tế từ cơ chế quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong những chuyển biến đó đã đạt được nhiều thành công to lớn nhưng trong những thnàh công đó luôn luôn tồn tại những mâu thuẫn làm kìm hãm sự phát triển của công cuộc đổi mới. Đòi hỏi phải được giải quyết và nếu được giải quyết sẽ thúc đẩy cho sự phát triển của nền kinh tế.
Quan điểm lịch sử cụ thể với công cuộc đối mới kinh tế ở Việt Nam hiện nay Quan điểm lịch sử cụ thể với công cuộc đối mới kinh tế ở Việt Nam hiện nay
QBước vào thiên niên kỷ mới, loài người đã và đang có những bước tiến quan trọng trong công cuộc trinh phục thế giới. Những thành tựu trong lĩnh vực khoa học - kỹ thuật nói riêng và trong mọi mặt của đời sống xã hội nói chung đã nâng dần loài người lên một tầm cao mới. Trong sự chuyển biến mạnh mẽ đó, Việt Nam chúng ta cũng không ngừng biến đổi vận động. Tính đến nay nước ta đã thực hiện công cuộc đổi mới được hơn một thập kỷ, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, những vấn đề của nền kinh tế luôn đặt ra những thách thức cho các nhà kinh tế. So với thế giới, nước ta vẫn là một nước nghèo, nền kinh tế còn yếu kém, chậm phát triển, những tàn dư của nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp vẫn còn tồn tại đã kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế. Chính vì thế chúng ta phải nghiên cứu tìm ra hướng đi đúng đắn cho nền kinh tế, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh đất nước, phù hợp với khu vực thế giới và thời đại. Điều đó cũng có nghĩa là phải phân tích các yếu tố kinh tế trong tổng thể các mối quan hệ, trong sự vận động, phát triển không ngừng. Do vậy việc vận dụng quan điểm lịch sử cụ thể của triết học Mác - Lênin vào qúa trình đối mới kinh tế ở Việt Nam là rất cần thiết.
Phép biện chứng về mâu thuẫn và việc phân tích mâu thuẫn giữa xây dựng kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế Phép biện chứng về mâu thuẫn và việc phân tích mâu thuẫn giữa xây dựng kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế
Trong quá trình vận động và phát triển của sự vật luôn luôn xẩy ra mâu thuẫn, đó là mâu thuẫn giữa các yếu tố trong bản thân sự vật hay mâu thuẫn giữa các sự vật với nhau. Triết học Mác-Lênin đã chỉ ra, mâu thuẫn là một tất yếu khách quan, mang tính phổ biến và có đa dạng các loại mâu thuẫn. Xác định đúng từng loại mâu thuẫn sẽ cho phép con người tìm ra được những giải pháp phù hợp, tối ưu để giải quyết mâu thuẫn, tạo điều kiện thúc đẩy sự vật phát triển. Từ lí luận mâu thuẫn, ta xem xét mối quan hệ giữa xây dựng kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế. Toàn cầu hoá kinh tế là xu thế tất yếu khách quan trong giai đoạn hiện nay, xu thế này đang bị một số nước phát triển và các tập đoàn kinh tế tư bản xuyên quốc gia chi phối, chứa đựng nhiều mâu thuẫn, vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác vừa có đấu tranh, vừa tạo ra những cơ hội cho sự phát triển nhưng cũng vừa có những thách thức đối với các quốc gia, nhất là các quốc gia đang ở trình độ kém phát triển như Việt Nam. Vì toàn cầu hoá là một xu thế, một quá trình khách quan cho nên không thể đảo ngược. Trong điều kiện thế giới ngày nay, các quốc gia không thể tẩy chay hoàn toàn toàn cầu hoá hoặc đứng ngoài quá trình toàn cầu hoá. Vấn đề đối với các quốc gia là, phải có chiến lược thích ứng và khôn ngoan để vượt qua thách thức và chớp lấy thời cơ, đồng thời phải có ý thức giữ vững chủ quyền quốc gia, độc lập dân tộc, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ để đưa quốc gia dân tộc mình đến chỗ phát triển và phồn vinh. Tức là phải tìm ra các giải pháp phù hợp để giải quyết tốt mâu thuẫn giữa xây dựng kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế.
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Sau 1986 nước ta đã chuyển mô hình kinh tế từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó là một quá trình thể hiện sự đổi mới về tư duy và ngày càng hoàn thiện cả về lí luận cũng như thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Đây cũng là một quá trình về sự nhận thức đúng hơn các quy luật khách quan, chuyển từ một nền kinh tế mang nặng tính chất hiện vật sang nền kinh tế hàng hoá với nhiều thành phần, khôi phục các thị trường để từ đó các quy luật thị trường phát huy tác dụng điều tiết hành vi các tác nhân trong nền kinh tế thay cho phương pháp quản lí bằng các công cụ kế hoạch hoá trực tiếp mang tính pháp lệnh, xoá bỏ bao cấp tràn lan của nhà nước để các doanh nghiệp tự chủ, tự chịu trong sản xuất kinh doanh. Nhà nước thực hiện quản lí nền kinh tế thông qua pháp luật và điều tiết thông qua các chính sách và các công cụ kinh tế vỉ mô Chuyển sang nền kinh tế thị trường là chuyển sang nền kinh tế năng động, có cơ chế điều chỉnh linh hoạt hơn, thúc đẩy sự phân phối, sử dụng các nguồn lực và các tác nhân của nền kinh tế hoạt độmg hiệu quả Mặt khác sự chuyển từ mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là vấn đề còn mới trong lịch sử kinh tế nước ta. Nên việc nghiên cứu những vấn đề cơ bản về kinh tế thị trường là sự cần thiết.
Vận dụng phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến vào phân tích mối liên hệ giữa nền kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập kịnh tế quốc tế Vận dụng phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến vào phân tích mối liên hệ giữa nền kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập kịnh tế quốc tế
Trong xu thế toàn cầu hoá quốc tế hoá hiện nay, các quốc gia trên thế giới ở mức độ này hay mức độ khác đều tuỳ thuộc lẫn nhau, có quan hệ qua lại với nhau. Vì thế nước nào đóng cửa với thế giới là đi ngược lại xu thế của thời đại và khó tránh khỏi bị rơi vào lạc hậu, trái lại mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế tuy có phải trả giá nhất định song đó là yêu cầu tất yếu hướng tới sự phát triển của mỗi nước, mỗi quốc gia. Đứng trước yêu cầu ngày càng cấp bách đó, Đại hội Đảng IX đã đưa ra văn kiện về vấn đề xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế. Trong bối cảnh hiện nay đặt vấn đề xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế là hoàn toàn đúng đắn và chính xác. Hai mặt đó có mối quan hệ biện chứng với nhau, bổ sung cho nhau nhằm phát triển nền kinh tế nước ta ngày càng vững mạnh theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Tri thức và nền kinh tế tri thức Tri thức và nền kinh tế tri thức
Loài người đã trải qua hai nền văn minh và ngày nay, chúng ta đang đứng trước ngưỡng cửa của nền văn minh thứ ba -văn minh trí tuệ. Trong nền văn minh này, bộ phận quan trọng nhất là nền kinh tế tri thức - có thể nói là hết sức cơ bản của thời đại thông tin.Đặc biệt là trong thập niên 90 các thành tựu về công nghệ thông tin như: công nghệ Web, Internet, thực tế ảo, thương mại tin học.... Cùng với những thành tựu về công nghệ sinh học: công nghệ gen, nhân bản vô tính... đang tác động mạnh mẽ, sâu sắc làm đảo lộn toàn bộ nền kinh tế thế giới và toàn bộ xã hội loài người đưa con người đi vào thời đại kinh tế tri thức.Rất nhiều nước trên thế giới đều có tăng trưởng kinh tế từ tri thức.Việt Nam vẫn đang là một trong những nước nghèo và kém phát triển so với khu vực và trên thế giới.Do đó phát triển kinh tế là chiến lược cấp bách hàng đầu.Hơn nữa chúng ta đang trên con đường tiến hành công nghiệp hoá,hiện đại hoá đất nước nên không thể không đặt mình vào tri thức, phát triển tri thức để đưa nền kinh tế nước nhà bắt kịp và phát triển cùng thế giới. Góp phần vào chiến lược phát triển kinh tế,tiến nhanh trên con đường công nghiệp hoa,hiện đại hoá chúng ta cần phải nghiên cứu tri thức,tìm hướng đi đúng đắn cho nền kinh tế tri thức,phù hợp với điều kiện,hoàn cảnh đất nước,phù hợp với khu vực,với thế giới và thời đại trong tổng thể các mối liên hệ,trong sự phát triển vận động không ngừng của nền kinh tế tri thức.
Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái ở Việt Nam Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái ở Việt Nam
Chúng ta đang sống trong một mạng lưới sụ sống rộng lớn. Giống như một mạng nhện, càng có nhiều mối liên hệ thì mạng lưới càng bền vững. Chúng ta đã biết tất cả những mối liên kết trong sự sống sẽ không tồn tại và phát triển được nếu không được hỗ trợ bởi môi trường. Với tốc độ phá hoại môi trường như hiện nay của con người, môi trường của chúng ta đang dần bị suy thoái, mối liên kết của các mạng lưới sự sống đang dần bị phá vỡ. Sự tăng trưởng kinh tế ngày càng nhanh, một mặt nó nâng cao đời sống của người dân nhưng mặt khác nó đang gây một sức ép mạnh mẽ lên môi trường tự nhiên. Cũng như các nước đang phát triển khác, để có những kết quả về kinh tế trong giai đoạn trước mắt, chúng ta phải trả giá là mất đi ssự bền vững của các nguồn tài nguyên về lâu dài. Một thập kỷ phát triển nhanh chóng ở việt nam đã dẫn đến sự gia tăng ô nhiễm đất, không khí, nước và quan trọng hơn là gia tăng mưc tiêu thụ, phân hoá giầu nghèo… mạng lưới đang dần mất đi sưc mạnh của nó. Chính vì vậy tôi quyết chọn đề tài này để nghiên cứu.
Mâu thuẫn biện chứng trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Mâu thuẫn biện chứng trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Mâu thuẫn là hiện tượng có trong tất cả các lĩnh vực: tự nhiên, xã hội và tư duy con người, đặc biệt trong hoạt động kinh tế,chẳn hạn như cung cầu , tích luỹ và tiêu dùng, tính kế hoạch hoá của từng xí nghiệp, từng công ty và tính tự phát vô chính phủ của nền sản xuất hàng hoá….Mâu thuẫn tồ tại khi sự vật xuất hiện đến khi sự vật kết thúc. Trong mỗi sự vật, mâu thuẫn hình thành không phải chỉ là một mà là nhiều mâu thuẫn, và sự vật trong cùng một lúc có nhiều mặt đối lập thì mâu thuẫn nay mất đi thì mâu thuẫn khác lại hình thanh…. Trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta do đảng khởi xướng và lãnh đạo đã dành được nhiều thắng lợi bước đầu mang tính quyết định, quan trọng trong việc chuyển nền kinh tế từ cơ chế quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong những chuyển biến đó đã đạt nhiều thành công to lớn nhưng trong những thành công đó luôn luôn tồn tại những mâu thuẫn kìm hãm sự phát triển của công cuộc đổi mới. đỏi hỏi phải được giải quyết và nếu được giải quyết sẽ thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.
Lý luận nhận thức, vận dụng quan điểm đó vào nền kinh tế Việt Nam trước và sau mười năm đổi mới đến nay Lý luận nhận thức, vận dụng quan điểm đó vào nền kinh tế Việt Nam trước và sau mười năm đổi mới đến nay
Trong công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, lý luận nhận thức, vấn đề cải tạo thực tiễn nền kinh tế luôn thu hút sự quan tâm của nhiều đối tượng. Ngày nay, triết học là một bộ phận không thể tách rời với sự phát triển của bất cứ hình thái kinh tế nào. Những vấn đề triết học về lý luận nhận thức và thực tiễn, phương pháp biện chứng... luôn là cơ sở, là phương hướng, là tôn chỉ cho hoạt động thực tiễn, xây dựng và phát triển xã hội. Nếu xuất phát từ một lập trường triết học đúng đắn, con người có thể có được những cách giải quyết phù hợp với các vấn dề do cuộc sống đặt ra. Việc chấp nhận hay không chấp nhận một lập trường triết học nào đó sẽ không chỉ đơn thuần là sự chấp nhận một thế giới quan nhất định, một cách lý giải nhất định về thế giới, mà còn là sự chấp nhận một cơ sở phương pháp luận nhất định chỉ đạo cho hoạt động. Chúng ta biết rằng, triết học là một trong ba bộ phận cấu thành của chủ nghĩa Mác. Lênin đã chỉ rõ rằng chủ nghĩa duy vật biện chứng đó chính là triết học của chủ nghĩa Mác. Cho đến nay, chỉ có triết học Mác là mang tính ưu việt hơn cả. Trên cơ sở nền tảng triết học Mác - Lênin, Đảng và Nhà nước ta đã học tập và tiếp thu tư tưởng tiến bộ, đề ra những mục tiêu, phương hướng chỉ đạo chính xác, đúng đắn để xây dựng và phát triển xã hội, phù hợp với hoàn cảnh đất nước. Mặc dù có những khiếm khuyết không thể tránh khỏi song chúng ta luôn đi đúng hướng trong cải tạo thực tiễn, phát triển kinh tế, từng bước đưa đất nước ta tiến kịp trình độ các nước trong khu vực và thế giới về mọi mặt. Chính những thành tựu của xây dựng chủ nghĩa xã hội và qua mười năm đổi mới là minh chứng xác đáng cho vấn đề nêu trên. Hoạt động nhận thức và cải tạo thực tiễn cùng với sự nắm bắt các quy luật khách quan trong vận hành nền kinh tế ở nước ta là một vấn ềề còn nhiều xem xét và tranh cãi, nhất là trong quá trình đổi mới hiện nay.
Bản sắc dân tộc trong nền kinh tế mở Bản sắc dân tộc trong nền kinh tế mở
Cùng với quá trình dựng nước và giữ nước , nền văn hoá Việt Nam đã hình thành và phát triển . Bằng lao động sáng tạo và ý chí đấu tranh bền bỉ , kiên cường , nhân dân ta đã xây đắp nên một nền văn hoá kết tinh sức mạnh và in đậm dấu ấn vản sắc của dân tộc , chứng minh sức sống mãnh liệt và sự trường tồn của dân tộc Việt Nam . Văn hóa Việt Nam là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do cộng đồng các dân tộc Việt Nam sáng tạo ra trong quá trình dựng nước và giữ nước . Nhờ nền tảng và sức mạnh văn hoá ấy mà dù có nhiều thời kỳ bị đô hộ , dân tộc ta vẫn giữ vững và phát huy bản sắc của mình , chẳng những không bị đồng hoá , mà còn quật cường đứng dậy giành lại độc lập cho dân tộc , lấy sức ta mà giải phóng cho ta . Phát huy truyền thống văn hoá dân tộc , dưới sự lãnh đạo của Đảng , là nhân lên sức mạnh của nhân dân ta để vượt qua khó khăn , thử thách , xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội , giữ vững quốc phòng , an ninh , mở rộng quan hệ đối ngoại , tạo ra thế và lực mới cho đất nước ta đI vào thế kỷ XXI . Công cuộc đổi mới toàn diện , đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước , xây dựng chủ nghĩa xã hội , thực hiện thắng lợi mục tiêu “ dân giàu , nước mạnh , xã hội công bằng văn minh” , đòi hỏi chúng ta phảI xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến , đậm đà bản sắc dân tộc , xây dựng nền tảng tinh thần của dân tộc ta , coi đó vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội . Đảng và Nhà nước ta đang tiến tới xây dựng một nền kinh tế mở ,hội nhập với Thế giới . Chúng ta đang sống trong một thế giới hiện đại biến chuyển nhanh chóng , đang diễn ra quá trình toàn cầu hoá , sự hội nhập khu vực và thế giới với một tốc độ rất nhanh , từ đó nảy sinh nhu cầu mở rộng giao lưu giữa các nền văn hoá . Trong khi chú trọng giữ gìn , phát huy các truyền thống văn hoá tinh thần tốt đẹp của dân tộc , văn hóa Việt Nam cần từng bước mở rộng giao lưu quốc tế , tiếp thụ những tinh hoa văn hoá thế giới và thời đại . Nền văn của chúng ta sẽ đa dạng hơn , phong phú hơn , tiên tiến hơn nhờ hấp thụ được những yếu tố lành mạnh của văn hoá thế giới .
Quy luật giá trị và vai trò của nó trong phát triển kinh tế thị trường ở nước ta Quy luật giá trị và vai trò của nó trong phát triển kinh tế thị trường ở nước ta
Nước ta đang xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, do đó những kiến thức,khái niệm ,phạm trù ,quy luật ..của kinh tế chính rị đưa ra là cực kỳ cần thiết cho việc quản lý sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và các tầng lớp dân cư. Là một sinh viên được học tập và rèn luyện dưới mái trường Kinh tế được các thầy cô dạy bảo và truyền đạt những kiến thức cơ bản về bộ môn kinh tế chính trị. Nhưng để có cơ sở lý luận và phương pháp luận nhằm học tập tốt các môn kinh tế khoa học khác vì các môn này đều phải dựa vào các kiến thức, các phạm trù kinh tế và các quy luật mà kinh tế chính trị Mac-Lênin đưa ra thì nhất thiết phải làm tiểu luận môn kinh tế chính trị,mặt khác nó còn giúp em nhận thức sâu sắc hơn về những vấn đề kinh tế ,đời sống xã hội…. Quy luật giá trị là một quy luật căn bản của sản xuất và trao đổi hàng hoá. Ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hoá thì ở đó có sự tồn tại và phát phát huy tác dụng của quy luật giá trị .
Tác động cơ bản của quy luật giá trị đối với nền kinh tế thị trường. Thực trạng nền kinh tế nước ta và các giải pháp nhằm phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. Tác động cơ bản của quy luật giá trị đối với nền kinh tế thị trường. Thực trạng nền kinh tế nước ta và các giải pháp nhằm phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam.
Đứng trước xu thế phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới thì nước Việt Nam ta còn là một trong những nước có nền kinh tế chậm phát triển, nghèo nàn và lạc hậu. Cơ sở hạ tầng thấp kém, trình độ quản lý lạc hậu, khoa học kỹ thuật kém phát triển... hơn nữa nạn thất nghiệp, tham ô lạm phạt, ô nhiễm môi trường... vẫn luôn là một trong những vấn đề bức xúc chưa hạn chế được. Tuy vậy ta cũng không thể một sớm một chiều mà có thể khắc phục được những yếu điểm đó mà ta phải dần dần khắc phục. Song hành với nó ta phải liên tục vận dụng những thành tựu của khoa học kỹ thuật và kinh tế để phát triển đất nước. Đất nước Việt Nam ta đang đứng trước những khó khăn lớn về mọi mặt nhất là trong phát triển kinh tế, do đó chúng ta cần phải áp dụng những biện pháp phát triển kinh tế thật thận trọng, khẩn trương và làm sao để có hiệu quả nhất. Chính vì vậy việc áp dụng quy luật giá trị vào việc phát triển kinh tế là rất quan trọng. Chúng ta cần phải thật linh hoạt trong từng vấn đề, từng lĩnh vực của sự phát triển kinh tế.
Một số vấn đề quản lý nhà nước về kinh tế Một số vấn đề quản lý nhà nước về kinh tế
Bài làm 1. Khái niệm quản lý Nhà nước về kinh tế : Quản lý Nhà nước về kinh tế là sự tác động có tổ chức và bằng pháp quyền của Nhà nước lên nền kinh tế quốc dân nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực kinh tế trong và ngoài nước, các cơ hội có thể có, để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế đất nước đặt ra trong điều kiện hội nhập và mở rộng giao lưu quốc tế. Theo nghĩa rộng, quản lý Nhà nước về kinh tế dược thực hiện thông qua cả ba loại cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp của Nhà nước. Theo nghĩa hẹp, quản lý Nhà nước về kinh tế được hiểu như hoạt động quản lý có tính chất Nhà nước nhằm điều hành nền kinh tế, được thực hiện bởi cơ quan hành pháp (Chính phủ). 2. Quản lý Nhà nước về kinh tế vừa là một khoa học vừa là nghệ thuật, nghề nghiệp : a) Quản lý Nhà nước về kinh tế là một khoa học vì nó có đối tượng nghiên cứu riêng và có nhiệm vụ phải thực hiện riêng. Đó là các quy luật và các vấn đề mang tính quy luật của các mối quan hệ trực tiếp và gián tiếp giưã các chủ thể tham gia các hoạt động kinh tế của xã hội. Tính khoa học của quản lý Nhà nước về kinh tế có nghĩa là hoạt động quản lý của Nhà nước trên thực tế không thể phụ thuộc vào ý chí chủ quan hay sở thích của một cơ quan Nhà nước hay cá nhân nào mà phải dựa vào các nguyên tắc, các phương pháp, xuất phát từ thực tiễn và được thực tiễn kiểm nghiệm, tức là xuất phát từ các quy luật khách quan và điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia trong từng giai đoạn phát triển. Để quản lý Nhà nước mang tính khoa học cần : - Tích cực nhận thức các quy luật khách quan, tổng kết thực tiễn để đề ra nguyên lý cho lĩnh vực hoạt động quản lý của Nhà nước về kinh tế. - Tổng kết kinh nghiệm, những mô hình quản lý kinh tế của Nhà nước trên thế giới. - Áp dụng các phương pháp đo lường định lượng hiện đại, sự đánh giá khách quan các quá trình kinh tế. - Nghiên cứu toàn diện đồng bộ các hoạt động của nền kinh tế, không chỉ giới hạn ở mặt kinh tế - kỹ thuật mà còn phải suy tính đến các mặt xã hội và tâm lý tức là phải giải quyết tốt vấn đề thực chất và bản chất của quản lý. b) Quản lý Nhà nước về kinh tế còn là một nghệ thuật và là một nghề vì nó lệ thuộc không nhỏ vào trình độ nghề nghiệp, nhân cách, bản lĩnh của đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế, phong cách làm việc, phương pháp và hình thức tổ chức quản lý; khả năng thích nghi cao hay thấp v.v... của bộ máy quản lý kinh tế của Nhà nước. Tính nghệ thuật của quản lý Nhà nước về kinh tế thể hiện ở việc xử lý linh hoạt các tình huống phong phú trong thực tiễn kinh tế trên cơ sở các nguyên lý khoa học. Bản thân khoa học không thể đua ra câu trả lời cho mọi tình huống trong hoạt động thực tiễn. Nó chỉ có thể đưa ra các nguyên lý khoa học là cơ sở cho các hoạt động quản lý thực tế. Còn vận dụng những nguyên lý này vào thực tiễn cuộc sống phụ thuộc nhiều vào kiến thức, ý chí và tài năng của các nhà quản lý kinh tế. Kết quả của nghệ thuật quản lý là đưa ra quyết định quản lý hợp lý tối ưu nhất cho một tình huống quản lsy. Quản lý Nhà nước về kinh tế là một nghề nghiệp với bộ máy là hệ thống tổ chức bao gồm nhiều người, nhiều cơ quan, nhiều bộ phận có những chức năng quyền hạn khác nhau nhằm đảm bảo tổ chức và quản lý có hiệu quả các lĩnh vực kinh tế của Nhà nước. Những người làm việc trong các cơ quan đó đều phải được qua đào tạo như một nghề nghiệp để có đủ tri thức, kỹ năng năng lực làm công tác quản lý các lĩnh vực kinh tế của Nhà nước. 3. Các phương pháp quản lý của Nhà nước về kinh tế : Phương pháp quản lý của Nhà nước về kinh tế là tổng thể những cách thức tác động có chủ đích và có thể có của Nhà nước lên nền kinh tế quốc dân và các bộ phận hợp thành của nó để thực hiện các mục tiêu quản lý kinh tế quốc dân ( tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế và công bằng kinh tế ...). Qúa trình quản lý là quá trình thực hiện các chức năng quản lý theo đúng những nguyên tắc đã định. Những nguyên tắc đó chỉ được vận dụng và được thể hiện thông qua các phương pháp quản lý nhất định. Vì vậy, vận dụng các phương pháp quản lý là một nội dung cơ bản của quản lý kinh tế. Các phương pháp quản lý kinh tế mang tính chất đa dạng và phong phú, đó là vấn đề cần phải đặc biệt lưu ý trong quản lý kinh tế vì nó chính là bộ phận năng động nhất của hệ thống quản lý kinh tế. Phương pháp quản lý kinh tế thường xuyên thay đổi trong từng tình huống cụ thể, tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng đối tượng cũng như năng lực và kinh nghiệm của Nhà nước và đội ngũ cán bộ, viên chức Nhà nước. Các phương pháp quản lý chủ yếu của Nhà nước về kinh tế bao gồm : 3.1 Các phương pháp hành chính : Các phương pháp hành chính trong quản lý kinh tế là các cách tác động trực tiếp bằng các quyết đinhj dứt khoát mang tính bắt buộc của Nhà nước lên đối tượng và khách thể trong quản lý kinh tế của Nhà nước nhằm đạt mục tiêu đặt ra trong những tình huống nhất định. Phương pháp này có hai đặc điểm cơ bản là : - Tính bắt buộc : các đối tượng quản lý phải chấp hành nghiêm chỉnh các tacs động hành chính, nếu vi phạm sẽ bị xử lý kịp thời thích đáng. - Tính quyền lực : các cơ quan quản lý Nhà nước chỉ được phép đưa ra các tác động hành chính đúng với thẩm quyền của mình. Vai trò của các phương pháp hành chính là xác lập trật tự kỷ cương làm việc trong hệ thống; khâu nối các phương pháp khác lại thành một hệ thống; có thể giấu được ý đồ hoạt động và giải quyết các vấn đề đặt ra trong quản lý rất nhanh chóng. Sử dụng các phương pháp hành chính đòi hỏi các cấp quản lý phải nằm vững những yêu cầu chặt chẽ sau : - Quyết định hành chính chỉ có hiệu quả cao khi quyết định đó có căn cứ khoa học, được luận chứng đầy đủ về mặt kinh tế. - Khi sử dụng các phương pháp hành chính phải gắn chặt quyền hạn và trách nhiệm của cấp ra quyết định, chống việc lạm dụng quyền hành nhưng không có trách nhiệm cũng như chống hiện tượng trốn tránh trách nhiệm, không sử dụng những quyền hạn được phép.
Nguyên nhân suy thoái kinh tế Nhật những năm 90 Nguyên nhân suy thoái kinh tế Nhật những năm 90
Không chỉ là nước có nền văn hoá tiến bộ mà Nhật Bản còn là một nước có nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới chỉ sau Mỹ. Có được những thành quả như vậy cũng bởi Nhật Bản là quốc đảo,bao bọc bởi vô vàn hòn đảo lớn, nhỏ do vậy đã tạo cho con người Nhật Bản một ý chí rất ham học hỏi và muốn vươn lên. Tuy là một nước nghèo tài nguyên nhưng Nhật Bản không phải dựa vào tài nguyên dồi dào như các nước khác để làm giàu mà Nhật Bản làm giàu bằng chính bộ óc sáng tạo và đôi bàn tay cần cù của mình. Trong hai cuộc chiến trành thế giới Nhật Bản là nước đi xâm chiếm thuộc địa, muốn thống trị và vơ vét của cải. Nhưng sau chiến tranh thế giới thứ hai thì Nhật Bản bị thiệt hại nặng nề, nhất là về kinh tế, nhưng sau đó Nhật Bản đã nhanh chóng phục hồi nền kinh tế của mình và ngày càng phát triển vời tốc độ tăng trưởng thần kỳ. Nhưng đến thập niên 90 nền kinh tế của Nhật Bản bị suy thoái trầm trọng, thậm chí khủng hoảng nặng nề, cụ thể: Năm 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 2000 GDP (%) 4.6 4.7 4.9 5.5 2.9 0.4 0.3 0.6 1.4 2.9 -0.7 -1.9 0.5 1.2 Nguồn: 1987-1997 Nikkei Shimbun và Japan Research Quaterly, Spring 1997 và Winter 1996/1997_1998-2000: Monthly Economic Report, October 2000 ( số liệu 2000 là dự báo) EPA, Japan.
Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta - Thực trạng và một số giải pháp cơ bản Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta - Thực trạng và một số giải pháp cơ bản
Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, loài người không ngừng tìm kiếm những mô hình thể chế kinh tế thích hợp đề đạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao. Một trong những mô hình thể chế kinh tế như thế là mô hình kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Kinh tế thị trường là nấc thang phát triển cao hơn kinh tế hàng hoá, khi mà các yếu tố “đầu vào” và “đầu ra” của sản xuất đều được thực hiện thông qua thị trường. Sự phát triển của sản xuất hàng hoá làm cho phân công lao động xã hội ngày càng sâu sắc, chuyên môn hoá, hiệp tác hoá ngày càng tăng, mối liên hệ giữa các ngành, các vùng ngày càng chặt chẽ. Hơn nữa, những nhà sản xuất kinh doanh muốn chiếm được ưu thế trên thị trường phải năng động, nhạy bén, không ngừng cải tiến kỹ thuật và hoịp lý hoá sản xuất. Từ đó làm tăng năng suất lao động xã hội, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Phát triển sản xuất hàng hoá với quy mô lớn sẽ thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, mở rộng giao lưu kinh tế ở trong nước và nước ngoài, hội nhập nền kinh tế thế giới. Việt Nam đang trong thời kỳ quá độ lên CNXH bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa nên cơ sở vật chất kỹ thuật còn yếu kém, lạc hậu, khả năng cạnh tranh hạn chế. Trong khi đó, thị trường thế giới và khu vực đã được phân chia bởi hầu hết các nhà sản xuất và phân phối lớn. Ngay cả thị trường nội địa cùng chịu sự phân chia này. Xuất phát từ nhu cầu thực tế của đời sống kinh tế xã hội, để ổn định kinh tế trong nước và hội nhập quốc tế ta phải xây dựng một nền kinh tế mới, một nền kinh tế nhiều thành phần, đa dạng hoá các hình thức sở hữu.
Mối quan hệ biện chứng giữa các thành phần kinh tế Mối quan hệ biện chứng giữa các thành phần kinh tế
Mười năm nỗ lực phấn đấu, nhất là 5 năm qua, nhân dân ta đã tạo nên những đổi mới kinh tế quan trọng. Trong khi nhịp độ tăng trưởng nhanh và vượt mức kế hoạch thì cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch theo hướng tiến bộ. Và một trong những nguyên nhân để tạo nên sự tăng trưởng kinh tế là nước ta bước đầu hình thành nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Phát triển quan điểm kinh tế của Đại hội VI, Hội nghị lần thứ VI Ban chấp hành Trung ương đã khẳng định phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần là một chủ trương chiến lược lâu dài trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Việc chuyển sang nền kinh tế nhiều thành phần chính là để giải phóng sức sản xuất, động viên tối đa mọi nguồn lực bên trong và bên ngoài để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội, cải thiện đời sống nhân dân. Không thể có các thành tựu kinh tế như vừa qua nếu không thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần. Vì thế phát triển kinh tế nhiều thành phần, mở cửa thu hút đầu tư trực tiếp của bên ngoài là chiến lược đúng đắn.
Những vấn đề về kinh tế thị trường ở Việt Nam Những vấn đề về kinh tế thị trường ở Việt Nam
Mỗi một con người Việt Nam đều có một lòng tự hào về dân tộc rất mạnh mẽ. Điều đó được xuất phát từ tinh thần đoàn kết dân tộc, yêu nước, sẵn sàng hi sinh để bảo vệ Tổ Quốc. Từ thời các vua Hùng dựng nước cho tới nay, đất nước Việt Nam đã trải qua rất nhiều cuộc chiến tranh bảo vệ đất nước. Từ cuộc chiến chống quân Nguyên Mông tới cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Ngày nay, kết quả của sự hi sinh ấy là một đất nước hoà bình và phát triển. Tuy nhiên, chúng ta đã chịu một cái giá không phải là nhỏ: ngoài những thiệt hại không thể tính được về người, chúng ta còn phải gánh chịu sự tổn thất to lớn về kinh tế. Đó là: về nông nghiệp 1/7 ruộng đất bị bỏ hoang, 1/3 ruộng đất không có nước tưới để cày cấy, về công nghiệp sản lượng năm 1954 so với năm 1939 từ 10% xuống 1,5%...Trong thời gian sau chiến tranh, chúng ta xây dựng một nền kinh té tập trung theo kiểu mẫu Liên Xô và đã thu được một số thành công khắc phục được những khó khăn trước mắt. Những tưởng đó là con đường đúng đăn, phù hợp với nước ta nhưng một lần nữa nền kinh tế lại rơi vào khủng hoảng. Năm 1986 là một mốc quan trọng của nền kinh tế Việt Nam. Tại cuộc họp lần thứ VI của Đảng, quốc hội quyết định chuyển hướng nền kinh tế từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Vậy tại sao chúng ta phải chuyển đổi nền kinh tế? Tại sao lại phải chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa? Nền kinh tế này như thế nào? Từ khi chuyển đổi nền kinh tế chúng ta đã thu được những thành tựu gì? Trong tương lai chúng ta sẽ phải giải quyết những vấn đề nào? Trong khuôn khổ của đề án này tôi xin cố gắng làm rõ những vấn đề trên và cùng xác định những công việc mà tuổi trẻ cần làm để đưa đất nước phát triển sánh vai cùng các cường quốc trên thế giới.
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và những mâu thuẫn của nó Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và những mâu thuẫn của nó
Năm 1986 trở về truớc nền kinh tế nước ta là nền kinh tế sản xuất nhỏ tự cung tự cấp vận hành theo cơ chế tập trung quan liêu bao cấp. Mặt khác do những sai lầm trong nhận thức về mô hình kinh tế xã hội chủ nghĩa. Nền kinh tế nước ta ngày càng tụt hậu khủng hoảng trầm trọng kéo dài, mức sống nhân dân thấp. Đứng trước bối cảnh đó con đường đúng đắn duy nhất để đổi mới đất nước là đổi mới nền kinh tế. Tại đại hội VI (tháng 12/1986) của đảng ta đã đề ra đường lối đổi mới nền kinh tế, chuyển từ nền kinh tế theo cơ chế bao cấp tràn lan và tập trung quan liêu sang nền kinh tế thị truờng có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Một chủ trương hết sức quan trọng của giai đoạn này là phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần nhằm khai thác có hiệu quả các nguồn lực của đất nước để thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng nhanh chóng. Đổi mới hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước là một trong những chủ trương lớn của đảng và nhà nước nhằm đáp ứng yêu cầu đó. Qua mười năm đổi mới chúng ta đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Điều đó chứng tỏ đường lối lãnh đạo của đảng và nhà nước ta hoàn toàn đúng đắn. Nhưng phía sau những thành tựu đó còn không ít những khó khăn nổi cộm do trong nền kinh tế đó còn tồn tại rất nhiều mâu thuẫn khác nhau. Do đó cần nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện những quan điểm, biện pháp để nền kinh Tế nước ta phát triển theo định hướng phát triển xã hội chủ nghĩa và giữ vững định hướng đó.
Nâng cao khả năng hội nhập của nền kinh tế Việt Nam trong xu thế toàn cầu hoá Nâng cao khả năng hội nhập của nền kinh tế Việt Nam trong xu thế toàn cầu hoá
Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang trở thành một trong những xu thế khách quan của sự phát triển kinh tế thế giới. Sự phát triển mạnh mẽ về khoa học, công nghệ cùng với sự ra đời của các thể chế toàn cầu và khu vực đã góp phần thúc đẩy quá trình quốc tế hoá nền kinh tế thế giới. Quá trình toàn cầu hoá không chỉ trong lĩnh vực thương mại mà còn cả trong lĩnh vực sản xuất, dịch vụ, tài chính, đầu tư cũng như các lĩnh vực văn hoá, xã hội, môi trường với các hình thức đa dạng và mức độ khác nhau. Toàn cầu hoá kinh tế đã và đang mở ra những cơ hội và tạo điều kiện cho các dân tộc trên thế giới khai thác tối đa những lợi thế so sánh của mình để tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Đồng thời quá trình toàn cầu hoá kinh tế cũng đặt mỗi quốc gia, dân tộc trước sức ép cạnh tranh và những thách thức gay gắt, nhất là đối với các nước đang phát triển. Vì thế để không bị gạt ra ngoài lề của sự phát triển, các nước đều phải nỗ lực hội nhập vào xu thế chung đó và tăng cường sức cạnh tranh kinh tế . Hơn lúc nào hết quá trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ là sự quan tâm của mỗi quốc gia, mỗi tổ chức mà còn đối với mỗi cá nhân chúng ta. Chúng ta đã trải qua 17 năm thực hiện đường lối mở cửa, đổi mới và hội nhập với nền kinh tế khu vực và toàn cầu. Với phương châm "đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ" và "sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển. Việt Nam đã thiết lập các quan hệ thương mại, đầu tư, dịch vụ và khoa học kỹ thuật với tất cả các nước, tích cực tham gia vào các tổ chức, diễn đàn kinh tế thế giới và khu vực. Vì vậy, vấn đề nâng cao khả năng hội nhập của nền kinh tế nước ta hiện nay đang là vấn đề lý luận và thực tiễn nóng bỏng. Có rất nhiều bài viết của các nhà nghiên cứu và các chuyên gia đầu ngành trong nước và ngoài nước đề cập đến vấn đề này. Đây là vấn đề rộng lớn và phức tạp, có cả những nhận thức và quan điểm khác nhau, thậm chí đối lập nhau.
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nước ta Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nước ta
Trước hết cần khẳng định nước ta lựa chọn phát triển kinh tế thị trường(KTTT) là tất yếu, là sự lựa chọn đúng đắn, nó khồng chỉ tồn tạI khách quan mà còn cần thiết cho công cuộc xây dựng xã hội chu nghĩa (XHCN). Nhưng không như các nước tư bản chủ nghĩa(TBCN), với nước ta việc phát triển KTTT có những đặc trưng riêng biệt:vừa đòi hỏi phát triển kinh tế, vừa phải giữ vững định hướng XHCN. KTTT tuy có nhiều ưu điểm, nhưng không phải tuyệt đối, nó còn có những khuyết tật mà nếu ta cứ để cho nó tự do phát triển thì đến một lúc nào đó nền kinh tế sẽ rơi vào tình trạng rất nguy hiểm và có thể phải trả giá đắt. Vì vậy, Đảng ta đã xác định phát triển KTTT là đúng đắn, nhưng phải có sự điều chỉnh sao cho phù hợp với tình hình đất nước cũng như định hướng của nước ta. Với vốn hiểu biết còn hạn chế, em mong rằng thông qua đề tài này tìm hiểu thêm về nền kinh tế nước ta cũng như đường lối chính sách của Đảng qua một số nội dung sau: Phát triển KTTT định hướng XHCN là tất yếu khách quan. Những đặc trưng cơ bản của KTTT định hướng XHCN ở nước ta. Thực trạng và những giải pháp cơ bản để phát triển KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam.
Vai trò và động lực của lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta Vai trò và động lực của lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta
Sự phát triển của Việt Nam cũng như của các nước Xã Hội Chủ Nghĩa (XHCN) khác được đánh dấu bằng sự chuyển hướng trong tư tưởng,nhận thức của các Đảng va Nhà Nước về Chủ Nghĩa Xã Hội(CNXH) và con đường đi lên CNXH.Ở Việt Nam,từ sau những năm đổi mới đến nay mới chỉ có hơn 15 năm,đó thực sự chỉ là một khoảng thời gian rất ngắn so với lịch sử phát triển của một dân tộc,một đất nước. Tuy nhiên,trong 15 năm đó,Việt Nam đã có những sự thay đổi và phát triển vượt bậc.Từ một nước nghèo đói va thiếu ăn quanh năm,luôn phải trông chờ vào các khoản viện trợ,trợ giúp của các nước khác,Việt Nam đã trở thành một nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới (sau Thái Lan).Các nghành sản xuất Công-Nông Nghiệp và Dịch Vụ đã đạt được những thành quả đáng kể,đời sống của nhân dân được cải thiện vv...Có được sự phát triển đó,như trên đã nêu,chính là nhờ sự đổi mới trong nhận thức,tư duy về CNXH và con đường đi lên CNXH .Trong số những nhận thức đó,đặc biệt quan trọng,là sự đổi mới trong nhận thức về nguồn gốc và bản chất của lợi nhuận nói chung cũng như sự đánh giá lại vai trò của lợi nhuận trong công cuộc xây dựng CNXH nói riêng .Đảng và Nhà Nước ta đã khẳng định rằng chỉ dựa trên cơ sở có những hiểu biết đúng đắn về nguồn gốc,bản chất và vai trò của lợi nhuận thì chúng ta mới có thể thúc đẩy nền kinh tế phát triển,sớm đưa Việt Nam hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới cũng như xây dựng thành công CNXH. Vậy thì lợi nhuận là gì?Nguồn gốc,bản chất của lợi nhuận?Vai trò của lợi nhuận trong việc phát triển nền kinh tế là như thế nào?Những câu hỏi nay không phải dến bây giờ mới được đặt ra mà từ rất lâu rồi con người đã có nhiều những quan điểm khác nhau về lợi nhuận.Từ những quan điểm của các trường phái lý luận trước Mác cho đến những trường phái lý luận ngày nay,mỗi trường phái đều có những luận điểm,học thuyết của mình để trả lời những câu hỏi đó.Trong số những quan điểm đó,học thuyết của Chủ Nghĩa Mác(CN Mác),được xây dựng trên nền tảng lý luận giá trị thặng dư(GTTD),đã giải thích được một cách đầy đủ,chính xác và khoa học nhất về nguồc gốc,bản chất và vai trò của lợi nhuận.Chính vì vậy mà toàn bộ học thuyết của CN Mác nói chung và những lý luận về lợi nhuận của CN Mác nói riêng đã được Đảng ta coi là cơ sở lý luận quan trọng trong công cuộc xây dựng CNXH ở nước ta.
Sự hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Sự hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Lịch sử nhân loại đã chứng kiến nhiều mô hình kinh tế khác nhau. Mỗi mô hình đó là sản phẩm của trình độ nhận thức nhất định trong những điều kiện lịch sử cụ thể. Song hiện nay, mô hình kinh tế thị trường là một mô hình kinh tế phổ biến và có hiệu quả nhất trong việc phát triển kinh tế của hầu hết tất cả các quốc gia trên thế giới. Mô hình này không chỉ được áp dụng ở các nước tư bản chủ nghĩa, mà còn được áp dụng ở các nước đi theo con đường xã hội chủ nghĩa. Nó được vận dụng ở các nước phát triển và cả ở các nước đang phát triển. Việt Nam cũng mới sử dụng mô hình kinh tế này được khoảng hơn 15 năm nay. Và có những thành tựu mà chúng ta đã đạt được cũng như có những khó khăn, những vấn đề gặp phải cần được giải quyết trong quá trình chuyển đổi sang mô hình kinh tế mới. Điều này rất đáng được quan tâm. Và hiện nay, chúng ta cần hiểu rõ về tình hình kinh tế nước ta và tình hình kinh tế của thế giới. Nhất là đối với sinh viên khi nghiên cứu về kinh tế thì đề tài này giúp cho chúng ta trả lời được những câu hỏi: "Phải chăng mỗi một quốc gia muốn có được tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động cao, muốn sản xuất ra nhiều sản phẩm vật chất cho xã hội thì nhất thiết phải sử dụng mô hình kinh tế thị trường ?", "Vì sao mô hình kinh tế thị trường lại đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia?", "Kinh tế thị trường hình thành và phát triển như thế nào?", "Kinh tế thị trường bao gồm những nhân tố nào cấu thành nên và hoạt động của nó ra sao?", "Bối cảnh nền kinh tế thị trường Việt Nam ra đời và quá trình hoạt động của nó diễn ra như thế nào?", "Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam có đặc điểm gì giống và khác so với nền kinh tế thị trường của các nước khác trên thế giới?", "Cách thức mà chúng ta sử dụng kinh tế thị trường trong việc phát triển kinh tế?"… Hàng loạt những câu hỏi này sẽ luôn xuất hiện khi chúng ta nghiên cứu về kinh tế. Đề tài này sẽ giúp cho chúng ta hiểu được thêm về bản chất, tính chất cũng như nguồn gốc hình thành của nền kinh tế . Ngoài ra còn giúp cho chúng ta biết thêm được về thực tế, những nhân tố, những quy luật nào tác động đến kinh tế thị trường. Điều đó thực sự bổ ích và nó sẽ luôn hỗ trợ cho chúng ta trong quá trình học tập, nghiên cứu và nâng cao kiến thức, tích luỹ được của bản thân. Từ đó giúp cho chúng ta có được cái nhìn tổng quát hơn, thực tế hơn và nó dần hình thành cho chúng ta một tư duy phân tích lôgic về những hiện tượng kinh tế xã hội xẩy ra hiện nay.
Kinh tế thị trường và sự phân hoá giàu nghèo Kinh tế thị trường và sự phân hoá giàu nghèo
Gần hai mươi năm qua, nước ta thực hiện công cuộc đổi mới, bắt đầu từ lĩnh vực kinh tế, định hướng phát triển một nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, theo cơ chế thị trường đã đem lại những thành quả rất đáng khích lệ : tăng trưởng kinh tế luôn được giữ ở mức ổn định khá, đời sống người dân theo đó cũng ngày càng được nâng cao...Tuy nhiên đi kèm với những thành quả này là những hệ quả xã hội tích cực có, tiêu cực có, trên bình diện những hậu quả tiêu cực, đây là những thách thức cho Đảng và nhà nước ta trong việc giải quyết mối quan hệ giữa cái kinh tế và cái xã hội để đạt tới mục tiêu vì một sự phát triển bền vững, trong đó vừa đảm bảo kinh tế phát triển, vừa đảm bảo giải quyết tốt các vấn đề xã hội, thực hiện công bằng và bình đẳng. Theo chủ trương đó trong những năm vừa qua, đứng trước những vấn đề xã hội nảy sinh từ những tác động của quá trình phát triển, của cơ chế kinh tế thị trường như là tình trạng phân tầng xã hội, sự phân hóa giầu nghèo ngày càng rõ rệt... Đảng và nhà nước ta đã thực hiện tương đối tốt mối quan hệ giữa một bên là tăng trưởng kinh tế và một bên là bảo đảm sự công bằng xã hội. Tuy nhiên cũng còn tồn tại không ít những hạn chế nhất định. Phân tầng xã hội, phân hoá giầu nghèo là một tất yếu nảy sinh trong nền kinh tế thị trường, nó có những tác động tích cực ở một góc độ nào đó đối với sự phát triển nền kinh tế nhưng cũng đặt ra không ít những vấn đề tiêu cực, như là thể hiện của một tình trạng bất bình đẳng trong xã hội. Thực tế vấn đề diễn ra như thế nào ? Trả lời câu hỏi này mang lại những ý nghĩa nhất định mà trước hết giúp ta thấy được thực tế của mối quan hệ kinh tế - xã hội và việc giải quyết nó trên một khía cạnh cụ thể đó là tăng trưởng kinh tế và phân hoá giầu nghèo...
Vận dụng lý luận học thuyết về hình thái kinh tế xã hội vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam Vận dụng lý luận học thuyết về hình thái kinh tế xã hội vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam
Trong gần 10 năm trở lại đây, nền kinh tế nước ta có sự thay đổi và đạt được nhiều thành tựu to lớn. Để đạt được những thành tựu ấy chúng ta không thể quên được bước ngoặt lịch sử trong cơ chế chuyển đổi nền kinh tế đất nước, mà cột mốc của nó là Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) đã làm thay đổi bộ mặt kinh tế Nhà nước. Đối với nước ta, từ một nền kinh tế tiểu nông, muốn thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu và nhanh chóng đạt đến trình độ của một nước phát triển thì tất yếu phải đổi mới. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã khẳng định: "Xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh". Mục tiêu đó là sự cụ thể hoá học thuyết Mác về hình thái kinh tế -xã hội và hoàn cảnh cụ thể của xã hội Việt Nam. Nó cũng là mục tiêu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta.
Vấn đề thành phần kinh tế nhà nước ở Việt Nam Vấn đề thành phần kinh tế nhà nước ở Việt Nam
Việt nam đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (CNXH) và theo lý luận của Lenin về nền kinh tế trong thời kỳ quá độ vận dụng vào kinh tế, có phải nó ý nghĩa là chế độ hiện nay có những mảnh của cả chủ nghĩa tư bản (CNTB) lẫn CNXH không? Bất cứ ai cũng thừa nhận là có, song cũng không phải bất cứ ai cũng thừa nhận điểm ấy đều suy nghĩ xem các thành phần của kết cấu kinh tế - xã hội hiện có ở Nga là như thế nào mà tất cả then chốt cả vấn đề lại chính là ở đó. Áp dụng vào nền kinh tế Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương xây dựng một nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN. Đó là một chủ trương đúng đắn và phù hợp với quy luật phát triển khách quan, bởi thông qua chủ trương này một nền kinh tế mới được mở ra,các thành kinh tế mới hình thành được lập ra từ chính nguồn vốn trước đây nằm phân tán trong các tầng lớp dân cư,do đó mà huy động được tối đa của cải vật chất trong xã hội để xây dựng đất nước. Từ khi có chính sách đổi mới (1986) đến nay, các thành phần kinh tế đã đóng góp nhất định của mình vào xây dựng vào nền kinh tế quốc dân, thúc đẩy sự phát triển của đất nước,qua so sánh giữa hai thời kỳ kinh tế (Kinh tế cũ kế hoạch hoá tập trung và kinh tế hàng hóa) ta thấy một bước phát triển vượt bậc của nền kinh tế nước ta . Tuy nhiên, theo lý luận Mac: ”Trong bất cứ hình thái kinh tế xã hội nào cũng có phương thức sản xuất (PTSX) giữ vị trí chi phối”. Có nghĩa là trong mỗi chế độ xã hội cần có một thành phần kinh tế giữ vai trò chủ đạo, có nghĩa là trong mỗi chế độ XHCN cần có một thành phần kinh tế giữ vai trò chủ đạo, dẫn dắt các thành phần kinh tế khác đi theo một định hướng xã hội nhất định. Ngay từ đầu lập nước, đảng ta đã xác định đưa nước Việt Nam tiến lên chủ nghĩa xã hội, mà cơ sở hình thành nên CNXH đó chính là chế độ công hữu về tư liệu sản suất (TLSX), tức là TLSX thuộc sở hữu toàn dân. Kinh tế nhà nước (KTNN) là thành phần kinh tế được hình thành trên hình thức sở hữu toàn dân vì vậy một tất yếu khách quan là KTNN phải là thành phần kinh tế nắm vai trò chủ đạo nhằm hướng toàn bộ nền kinh tế đi theo định hướng XHCN.
Vấn đề sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay Vấn đề sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay
Con người - với tư cách là một thực thể xã hội chỉ có thể tồn tại và phát triển khi có những cơ sở vật chất nhất định. Ngay từ thời kỳ sơ khai của xã hội loài người, ý thức về xã hội, về cộng đồng người còn hạn chế nhưng người nguyên thuỷ đã biết chiếm giữ hao quả tự nhiên, chim thú săn bắt được, những công cụ lao động giản đơn để phục vụ cho nhu cầu của mình. Hay nói cách khác, con người sinh ra từ tự nhiên, để tồn tại và phát triển con người phải dựa vào tự nhiên, chiếm hữu tự nhiên để thoả mãn nhu cầu nhất định. Sở hữu được hiểu là việc chiếm giữ những sản vật tự nhiên, những thành quả lao động (Ngày nay còn bao gồm cả tư liệu sản xuất) của xã hội loài người. Sở hữu là phạm trù cơ bản, phức tạp và hàm xúc của kinh tế - chính trị học, thường được bàn nhiều và cũng đang tồn tại không ít ý kiến khác nhau và đối lập nhau nhưng tựu trung đều dựa trên nguyên tắc phương pháp luận coi sở hữu như quá trình chiếm hữu và nhấn mạnh mặt pháp lý khi giải thích nội dung kinh tế của sở hữu khao học kinh tế tư sản chỉ thấy trong sở hữu các quyền tài sản và sự phân biệt đang tăng lên của các quyền này; còn kinh tế - chính trị học truyền thống của CNXH coi sở hữu như quan hệ "Chủ - khách thể bị chiếm hữu bởi chủ thể" hay "Quan hệ giữa con người về việc chiếm hữu các yếu tố và kết quả sản xuất" do đó thường các quan niệm trên quy sở hữu tư bản chủ nghĩa thành sự chiếm hữu tư nhân(chế độ tư hữu) và sở hữu XHCN thành sự chiếm hữu toàn dân về các điều kiện và kết quả sản xuất (chế độ công hữu). Những quan niệm này bộc lộ chỗ yếu là đồng nhất các quan hệ pháp lý của kiến trúc thượng tầng với các cơ sở kinh tế của xã hội. Lẫn lộn các hiện tượng kinh tế với các quan hệ bên trong, ổn định, đang quy định tính chất và xu thế vận động của các hiện tượng và quá trình này xoá nhoà ranh giới khác nhau giữa các chế độ kinh tế và các hình thức sở hữu, do đó đã hiển nhiên hạ thấp vai trò lịch sử, đặc biệt của sở hữu trong hệ thống sở hữu xã hội. Cách tiếp cận trên về sở hữu đã tỏ ra không để để giải thích sở hữu tư sản hiện đại hơn nữa "Nó trở thành công cụ biện hộ cho việc Nhà nước hoá toàn bộ nền kinh tế và nảy sinh hệ thống hành chính chỉ huy của kinh doanh trong CNXH Nhà nước". Do vậy, việc tìm hiểu nội dung kinh tế của sở hữu là cần thiết chẳng những đối với lý luận kinh tế học nói chung mà còn để có thể đánh giá được các đổi mới và thực chất của sở hữu tư sản hiện đại, về thực chất của mô hình XHCN kiểu cũ dựa trên chế độ công hữu thuần nhất, và về con đường tất yếu chuyển đổi nó sang thị trường. Đương nhiên sở hữu như một phạm trù kinh tế, khác sở hữu như một phạm trù của luật học và các khoa học xã hội khác, không phải là quan hệ chủ thể - khách thể, tuy rằng quan hệ chủ thể - khách thể "Vật liệu xây dựng" cho sở hữu kinh tế và là xuất phát điểm cho mọi quá trình kinh tế. Hơn nữa, đã có sự chuyển hoá sở hữu thực tế thành sở hữu kinh tế được gây ra bởi quá trình phản ứng kinh tế - xã hội, trong điều kiện phân công lao động xã hội và có sự trao đổi sản phẩm lao động (Mà điều kiện trao đổi là: chiếm hữu tư nhân về các sản phẩm khác nhau và sự trao đổi là tương đương).
Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách để thúc đẩy sự phát triển của kinh tế tư nhân Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách để thúc đẩy sự phát triển của kinh tế tư nhân
Trong những năm gần đây, thực hiện đường lối đổi mới, kinh tế tư nhân gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân đã phát triển rộng khắp cả nước góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế, huy động các nguồn lực vào sản xuất kinh doanh, tạo thêm nhiều việc làm, cải thiện đời sống nhân dân tăng tích luỹ, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội. Tuy vậy, kinh tế tư nhân hiện nay ở nước ta còn nhiều hạn chế, yếu kém: quy mô, vốn ít, công nghệ lạc hậu, trình độ quản lý thấp, sức cạnh tranh yếu… Nghị quyết Đại hội IX của Đảng đã xác định: "Thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân".
Vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam Vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam
Toàn cầu hoá kinh tế là xu thế tất yếu biểu hiện sự phát triển nhảy vọt của lực lượng sản suất do phân công lao động quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng trên phạm vi toàn cầu dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ và tích tụ tập trung tư bản dẫn tới hình thành nền kinh tế thống nhất. Sự hợp nhất về kinh tế giữa các quốc gia tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến nền kinh tế chính trị của các nước nói riêng và của thế giới nói chung. Đó là sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế thế giới với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, cơ cấu kinh tế có nhiều sự thay đổi. Sự ra đời của các tổ chức kinh tế thế giới như WTO, EU, AFTA...và nhiều tam giác phát triển khác cũng là do toàn cầu hoá đem lại. Theo xu thế chung của thế giới, Việt Nam đã và đang từng bước cố gắng chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Đây không phải là một mục tiêu nhiệm vụ nhất thời mà là vấn đề mang tính chất sống còn đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay cũng như sau này. Bởi một nứoc mà đi ngược với xu hướng chung của thời đại sẽ trở nên lạc hậu và bị cô lập, sớm hay muộn nước đó sẽ bị loại bỏ trên đấu trường quốc tế. Hơn thế nữa, một nước đang phát triển, lại vừa trải qua chiến tranh tàn khốc, ác liệt...thì việc chủ động hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới thì lại càng cần thiết hơn bao giờ hết. Trong quá trình hội nhập, với nội lực dồi dào sẵn có cùng với ngoại lực sẽ tạo ra thời cơ phát triển kinh tế. Việt Nam sẽ mở rộng được thị trường xuất nhập khẩu, thu hút được vốn đầu tư nước ngoài, tiếp thu được khoa học công nghệ tiên tiến, những kinh nghiệm quý báu của các nước kinh tế phát triển và tạo được môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế. Tuy nhiên, một vấn đề bao giờ cũng có hai mặt đối lập. Hội nhập kinh tế quốc tế mang đến cho Việt Nam rất nhiều thời cơ thuận lợi nhưng cũng đem lại không ít khó khăn thử thách. Nhưng theo chủ trương của Đảng: “ Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước “, chúng ta sẽ khắc phục những khó khăn để hoàn thành sứ mệnh. Hội nhập kinh tế quốc tế là tất yếu khách quan đối với Việt Nam.
Hội nhập kinh tế quốc tế và những thách thức đối với Việt Nam Hội nhập kinh tế quốc tế và những thách thức đối với Việt Nam
Toàn cầu hoá kinh tế là xu thế tất yếu biểu hiện sự phát triển nhảy vọt của lực lượng sản suất do phân công lao động quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng trên phạm vi toàn cầu dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ và tích tụ tập trung tư bản dẫn tới hình thành nền kinh tế thống nhất. Sự hợp nhất về kinh tế giữa các quốc gia tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến nền kinh tế chính trị của các nước nói riêng và của thế giới nói chung. Đó là sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế thế giới với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, cơ cấu kinh tế có nhiều sự thay đổi. Sự ra đời của các tổ chức kinh tế thế giới như WTO, EU, AFTA...và nhiều tam giác phát triển khác cũng là do toàn cầu hoá đem lại. Theo xu thế chung của thế giới, Việt Nam đã và đang từng bước cố gắng chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Đây không phải là một mục tiêu nhiệm vụ nhất thời mà là vấn đề mang tính chất sống còn đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay cũng như sau này. Bởi một nứoc mà đi ngược với xu hướng chung của thời đại sẽ trở nên lạc hậu và bị cô lập, sớm hay muộn nước đó sẽ bị loại bỏ trên đấu trường quốc tế. Hơn thế nữa, một nước đang phát triển, lại vừa trải qua chiến tranh tàn khốc, ác liệt...thì việc chủ động hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới thì lại càng cần thiết hơn bao giờ hết. Trong quá trình hội nhập, với nội lực dồi dào sẵn có cùng với ngoại lực sẽ tạo ra thời cơ phát triển kinh tế. Việt Nam sẽ mở rộng được thị trường xuất nhập khẩu, thu hút được vốn đầu tư nước ngoài, tiếp thu được khoa học công nghệ tiên tiến, những kinh nghiệm quý báu của các nước kinh tế phát triển và tạo được môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế. Tuy nhiên, một vấn đề bao giờ cũng có hai mặt đối lập. Hội nhập kinh tế quốc tế mang đến cho Việt Nam rất nhiều thời cơ thuận lợi nhưng cũng đem lại không ít khó khăn thử thách. Nhưng theo chủ trương của Đảng: “ Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước “, chúng ta sẽ khắc phục những khó khăn để hoàn thành sứ mệnh. Hội nhập kinh tế quốc tế là tất yếu khách quan đối với Việt Nam.
Công ty cổ phần và vai trò của nó trong phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay Công ty cổ phần và vai trò của nó trong phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay
Xuất phát từ thực tế khách quan do đòi hỏi của sự hình thành vầ phát triển của nền kinh tế thị trường . Do đó ,việc hình thành các công ty cổ phần (CTCP ) và vấn đề cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước (DNNN ) là tất yếu đối với quá trình phát triển mạnh của nền kinh tế thị trường . Hình thức CTCP đã xuất hiện vào những năm cuối thế kỷ XVI và đầu thế kỷ XVII , mà trước tiên là ở nước Anh sau đó là nước Pháp . Trải qua quá trình phát triển của nền kinh tế , nhất là trong giai đoạn mà cuộc Cách mạng công nghiệp diễn ra thì CTCP phát triển rất mạnh mẽ. Đến những năm đầu thế kỷ XX thì CTCP đã trở thành hình thức kinh doanh rất phổ biến ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển mạnh. Với Việt Nam chúng ta, từ khi đất nước được thống nhất , do phải giải quyết hậu quả nặng nề của chiến tranh . Mặt khác do cơ chế kinh tế và xuất phát điểm của chúng ta thấp. Chính vì vậy, mà việc khôi phục nền kinh tế tuy đã đạt được nhiều thành công, song cũng còn nhiều hạn chế. Do đó mà đại hội Đảng lần thứ VI (12/ 1986) đã đánh dấu sự đổi mới của nền kinh tế Việt nam. Đó là quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, sang nền kinh tế thị trường, Nó không chỉ làm thay đổi một cách sâu sắc nền kinh tế nước ta về cơ cấu kinh tế, thành phần kinh tế và quan hệ sở hữu mà còn làm xuất hiện hình thức tổ chức kinh tế mới đó là CTCP. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI, VII, VIII và Hiến pháp 1992 đều khẳng định: Nền kinh tế nước ta hiện nay là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa. Trong nền kinh tế nhiều thành đó, kinh tế quốc doanh được xác định giữ vai trò chủ đạo. Các thành phần kinh tế khác hoạt động theo luật và bình đẳng trước pháp luật Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp đối với nước ta là tương đối mới. Trước đây chưa có Luật doanh nghiệp thì nó hoạt động theo Luật công ty. Khi Luật doanh nghiệp ra đời (tháng 12 năm 1999) thì công ty cổ phần được xác định đầy đủ và rõ ràng hơn, là một trong 4 loại hình doanh nghiệp được quy định trong Luật doanh nghiệp. Cũng chính từ đó mà công ty cổ phần phát triển mạnh hơn và ngày càng phát huy được những ưu thế của nó trong nền kinh tế. So với các loại hình doanh nghiệp khác thì công ty cổ phần rất có ưu thế trong việc huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong công chúng. Mặt khác với việc hình thành thị trường chứng khoán ở nước ta thì công ty cổ phần là điều kiện quan trọng và tiên quyết cho sự hoạt động của thị trường này. Từ đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển .
Thực trạng và một số giải pháp để phát triển khu vực kinh tế tư bản tư nhân Thực trạng và một số giải pháp để phát triển khu vực kinh tế tư bản tư nhân
Hiện nay, chúng ta đang ở trong giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã hội, đây là thời kỳ chuyển tiếp từ nền kinh tế cũ lạc hậu lên nền kinh tế mới xây dựng công hữu. Do đó đòi hỏi cần phải tập trung phát triển nền kinh tế thị trường với sự đa dạng hoá các hình thức sở hữu và các thành phần kinh tế. Vì có như vậy mới đưa đất nước thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu và bắt kịp với tốc độ phát triển của các nước trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội thì chúng ta không đơn thuần tập trung phát triển nền kinh tế thị trường thuần tuý mà phải đặt dưới sự lãnh đạo tài tình sáng suốt của Đảng "phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa". Với vai trò quan trọng "kinh tế tư bản tư nhân có khả năng đóng góp vào công cuộc xây dựng đất nước, khuyến khích tư nhân đầu tư vào sản xuất, yên tâm làm ăn lâu dài, bảo hộ quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp tạo điều kiện thuận lợi đi đôi với tăng cường quản lý, hướng dẫn làm ăn đúng pháp luật có lợi cho quốc kế dân sinh" - Báo cáo chính trị tại Đại hội VIII của Đảng. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, kinh tế tư bản tư nhân ở nước ta đã bộc lộ những hạn chế, yếu kém và phải đương đầu với nhiều thách thức và khó khăn về môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh, trình độ công nghệ, chất lượng, giá thành sản phẩm. Một số doanh nghiệp vốn lớn, công nghệ tiên tiến, còn phần lớn vẫn là doanh nghiệp có quy mô nhỏ, vốn ít, công nghệ sản xuất lạc hậu, trình độ quản lý doanh nghiệp còn yếu kém, hiệu quả và sức cạnh tranh trên thị trường yếu; thêm vào đó là những khó khăn vướng mắc về vốn, về mặt bằng sản xuất, kinh doanh, về khả năng tiếp cận và xử lý thông tin về môi trường pháp lý… Vì thế, kinh tế tư bản tư nhân có khả năng đóng góp vào công cuộc xây dựng đất nước như huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, giải quyết và tạo công ăn việc làm cho một lực lượng lớn lao động, tăng nguồn thu cho ngân sách. Bên cạnh những mặt tích cực khu vực kinh tế tư bản tư nhân ở nước ta bộc lộ những yếu kém, hạn chế đòi hỏi phải có sự can thiệp từ phía Nhà nước về các chính sách
Quan hệ phân phối thu nhập trong nền kinh tế thị trường định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa ở Việt Nam Quan hệ phân phối thu nhập trong nền kinh tế thị trường định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa ở Việt Nam
Từ năm 1986 đến nay nước ta đang thực hiện chính sách đổi mới để hội nhập quốc tế. Để trở thành một nước phát triển như mong đợi không những chúng ta phải phát triển một nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, chúng ta còn phải phát triển kinh tế mạnh mẽ, điều đó chỉ có được khi phân phối thu nhập ở nước ta đồng đều. Việt Nam là một nước đang phát triển, thu nhập của người dân chưa cao, không những thế lại có sự chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, giữa miền núi và đồng bằng, xuất hiện những người giàu và những người nghèo, gây ra tình hình trong nước luôn có những bất đồng, phức tạp. Hơn nữa phân phối thu nhập lại là một khâu không kém phần quan trọng trong quá trình tái sản xuất xã hội, nó là mục tiêu của quá trình sản xuất. Phân phối thu nhập có ảnh hưởng trở lại đối với sản xuất, có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của sản xuất. Phân phối đúng đắn thu nhập cá nhân của xã hội, các thành viên xã hội nước ta trong thời kì quá độ lên Chủ Nghĩa Xã Hội là một vấn đề vô cùng hệ trọng, tạo ra động lực góp phần tích cực vào sản xuất tạo điều kiện cho sản xuất xã hội. Đồng thời góp phần tích cực làm ổn định tình hình kinh tế- xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Như vậy vấn đề cấp bách hiện nay đặt ra là phân phối thu nhập đồng đều, tuy nhiên hiện nay trong thực tế gặp phải không ít những khó khăn.
Tội phạm tham nhũng - một số vấn đề lý luận, thực tế và những ảnh hưởng tới nền kinh tế, một số biện pháp đấu tranh phòng chống Tội phạm tham nhũng - một số vấn đề lý luận, thực tế và những ảnh hưởng tới nền kinh tế, một số biện pháp đấu tranh phòng chống
Bước vào thế kỷ thứ 21, tất cả thế giới đang vận hanh theo xu hướng mới: hoà bình, đối thoại, hội nhập và cùng phát triển. Các ranh giới ngăn cách về kinh tế, chính trị, tôn giáo, sắc tộc sẽ dần được xoá bỏ. Việt Nam cũng ở trong xu hướng chung đó. Là một bước đang phát triển, Việt Nam gặp phải nhiều vấn đề thách thức trong quá trình hội nhập nhất là về kinh tế, khoa học - kỹ thuật và công nghệ. Bằng việc phát huy cao độ nguồn nội lực trong nước và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn hỗ trợ từ nước ngoài, Việt Nam đang cố gắn tiến những bước lớn trên con đường phát triển kinh tế. Nhưng có một thách thức lớn đang cản trở con đường ấy, đó là các tội phạm về tham nhũng (mà theo ngôn ngữ của người dân là những con sâu mọt đang đục khoét xã hội) cũng đang ngày càng gia tăng về mức độ phổ biến, quy mô và thủ đoạn. Có thể nói, tham nhũng là vấn đề toàn cầu. Các quốc gia công nghiệp hoá tất nhiên không hề miễn dịch trước tham nhũng và tất cả đều có trách nhiệm tham gia vào việc tìm ra giải pháp. Tuy nhiên, tham nhũng dường như xâm hại với tỷ lệ cao hơn ở các nước đang phát triển và nền kinh tế đang chuyển đổi. Tham nhũng ngăn cản nhiều nước vượt qua những thách thức nghiêm trọng nhất của phát triển, cản trở đầu tư trong nước và nước ngoài, làm xói mòn niềm tin trong các tổ chức công cộng, niềm tin của nhân dân đối với Chính phủ, và làm tồi tệ thêm vấn đề ngân sách bằng cách lấy đôi của Chính phủ các khoản thuế quan và thuế thu nhập đáng kể. Mặc dù tội phạm tham nhũng là một loại tội phạm nguy hiểm và có tính chất truyền thống nhưng việc nghiên cứu và tìm ra các biện pháp phòng chống loại tội phạm này luôn là một vấn đề bức xúc đối với mọi nền kinh tế trên thế giới và đối với sự phát triển của nền Việt Nam nói riêng. Đó là một nhiệm vụ cấp thiết đang đặt ra cho các nhà luật học nói chung và người nghiêm cứu khoa học luật hình sự nói riêng.
Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tổng quát mà nước ta đã lựa chọn trong thời kì đổi mới. Nó vừa mang tính chất chung của kinh tế thị trường, vừa có những đặc thù, được quyết định bởi các nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội. Đây là sự vận dụng sáng tạo những kinh nghiệm trong nước và thế giới về phát triển kinh tế thị trường, là sự kết tinh trí tuệ của toàn Đảng trong quá trình lãnh đạo nhân dân xây dựng đất nước. Đảng ta đã xác định một cách nhất quán kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế nhiều thành phần, trong đó kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo. Qua đề tài: “Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay”, chúng ta có thể xác định một cách rõ ràng và nhất quán về vị trí, vai trò kinh tế của Nhà nước trong quá trình phát triển kinh tế. Hơn nữa, ta có thấy được những mặt tích cực và hạn chế của vấn đề, có thể đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước trong đề tài trên
Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường
Cạnh tranh là một trong những qui luật của nền kinh tế thị trường. Khi thực hiện chuyển đổi nền kinh tế cũ sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải chấp nhận những qui luật của nền kinh tế thị trường trong đó có qui luật cạnh tranh. Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong quá trình phát triển kinh tế. Nhưng bên cạnh những thành tựu đó nền kinh tế nước ta đang đối mặt với những khó khăn thách thức to lớn. Một trong những khó khăn thách thức đó là khả năng cạnh tranh của nền kinh tế nước ta còn yếu kém. Đứng trước quá trình hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng (là thành viên của ASEAN, APEC, sắp trở thành thành viên của WTO, rồi mở cửa hội nhập AFTA vào năm 2006) thì nước ta cần có một nền kinh tế với sức cạnh tranh đảm bảo cho quá trình phát triển kinh tế để đạt được mục đích trở thành nước công nghiệp vào năm 2020. Muốn như vậy chúng ta cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế với các đối tượng cần tác động là các doanh nghiệp. Đặc biệt cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân, phải phát huy các lợi thế cạnh tranh. Chúng ta cần có một chính sách cạnh tranh đúng đắn. Với mục tiêu như vậy thật không dễ dàng cho Việt Nam, khi mà nền kinh tế hiện nay không có gì làm đảm bảo, các doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả, còn trì trệ, tình trạng thang nhũng và thất thoát vốn nhà nước tăng cao. Các doanh nghiệp nhà nước không phát huy được vai trò chủ đạo của mình trong nền kinh tế khi mà nhận được nhiều hỗ trợ từ phía nhà nước, ngành nghề kinh doanh, chế độ tín dụng,… Trong tay nắm hầu hết các nguồn lực quan trọng như: 100% mỏ dầu, 80% rừng, 90% lao động được coi trọng, có phần xem nhẹ ưu điểm của các doanh nghiệp tư nhân. Vừa qua, ngày 13/10/2004, chúng ta đã thành lập được hiệp hội các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam, điều đó cho thấy có sự thay đổi trong nhận thức về vai trò của tư nhân, doanh nghiệp tư nhân đang dần nhận được sự quan tâm từ phía nhà nước và đóng vai trò quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế.
Nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế để hội nhập có hiệu quả Nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế để hội nhập có hiệu quả
Từ sau đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều tiến bộ đáng kể, tốc độ tăng trưởng bình quân trong những năm gần đây luôn đạt mức trên dưới 7%, được xếp vào nhóm nước có mức tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới. Tuy nhiên điều đó không nói lên được khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên thị trường trong nước cũng như thị trường quốc tế. Trong giai đoạn hiện nay Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới, đặc biệt chúng ta đang trong quá trình đàm phán để sắp sửa gia nhập tổ chức thương mại thế giới – WTO- và trong lộ trình cắt giảm thuế quan để thực hiện gia nhập Khu vực mậu dịch tự do AFTA. Trong giai đoạn này hàng hoá và dịch vụ mang nhãn mác MADE IN VIETNAM mới chứng tỏ được sức mạnh của mình trên thị trường trong nước và quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam liệu có chứng tỏ năng lực cạnh tranh của mình? Một trong mười nguyên lý kinh tế của giáo sư Trường đại học Havard- Mỹ có nói rằng, thương mại quốc tế làm cho mọi người đều có lợi, nhưng khi nước ta thực sự hội nhập thì chúng ta sẽ bị thiệt hay lơi? và làm thế nào để chúng ta có được lợi nhiều hơn là hại hay nói cách khác chúng ta phải làm gì để tận dụng xu thế hội nhập để phát triển đất nước trong độc lập tự chủ và loại bỏ những bất lợi đối mặt với thách thức mà hội nhập đưa đến cho chúng ta. Trong những năm vừa qua, nhiều cuộc hội thảo đã được tổ chức để bàn về năng lực cạnh tranh nền kinh tế Việt Nam trong thời buổi hội nhập kinh tế quốc tế và không ít các nhà báo kinh tế viết về chủ đề này.
Phát triển đồng bộ các loại thị trường trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam Phát triển đồng bộ các loại thị trường trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam
Đất nước Việt Nam ta sau nhiều năm giành được độc lập, nền kinh tế vẫn đi theo con đường tự cấp tự túc. Cho đến năm 1986, nước ta mới bắt đầu thực hiện công cuộc đổi mới, chuyển sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần,vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước,như nghị quyết Đại hội IX của Đảng đã xác định: “Tiếp tục tạo lập đồng bộ các yếu tố thị trường …,thúc đẩy sự hình thành phát triển và từng bước hoàn thiện các loại thị trường theo định hướng XHCN.Đặc biệt quan tâm đến các thị trường quan trọng nhưng hiện nay chưa có hoặc còn sơ khai như : thị trường lao động,thị trường chứng khoán,thị trường bất động sản,thị trường khoa học công nghệ…” Trong quá trình đổi mới đó,Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên cơ sở vật chất- kỹ thuật,nguồn lực còn yếu kém nên chúng ta còn nhiều hạn chế.Đặc biệt, sự phát triển của các loại thị trường chưa đồng bộ. Do vậy chúng ta cần phải nghiên cứu cả lý luận và thực tiễn về thị trường trong nền kinh tế thị trường(KTTT) định hướng XHCN ở Việt Nam, để có được những hiểu biết và giải pháp thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam.
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay
Từ năm 1975, khi cả nước độc lập. Cách mạng dân tộc dân chủ hoàn thành trên phạm vi cả nước thì cả nước cùng tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa xã hội. Đảng ta đã chủ trương giữ vững quan điểm cũng như con đường mà chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn là tiến lên chủ nghĩa xã hội, quyết tâm đưa đất nước trở thành một nước giàu mạnh về kinh tế, ổn định về kinh tế chính trị, xã hội công bằng văn minh. Để đạt được như vậy, Đảng ta đã chủ trương phải ưu tiên phát triển kinh tế và coi đó là vấn đề sống còn và một trong số đó là xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trên thực tế vấn đề nhà nước và thị trường là mối quan tâm hàng đầu của nhiều nhà kinh tế trong nhiều thập kỷ qua. Do đó mà ở nước ta cũng như các nước khác trên thế giới muốn tìm tòi mô hình quản lý kinh tế vĩ mô thích hợp và hiệu quả hơn. Trong báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương khoá VIII trình đại hội IX của Đảng ta có đề cập : “ Nhà nước quản lý kinh tế bằng pháp luật, chiến lược, qui hoạch, kế hoạch, chính sách nhằm phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của nền kinh tế thị trường, bảo vệ lợi ích của nhân dân lao động” Chính vì vậy mà xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một yếu tố tất yếu cơ bản của quá trình đổi mới quản lý kinh tế ở nước ta, và nhờ có đường lối đúng đắn kinh tế nước ta đã thoát khỏi những khủng hoảng đạt tốc độ tăng trưởng nhanh, đời sống nhân dân được cải thiên đáng kể, chính trị xã hội ổn định, quốc phòng an ninh quốc gia được giữ vững. Nước ta từ một nứoc có nên kinh tế quan liêu, bao cấp đã từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa dựa trên quy luật giá trị và tín hiệu cung cầu của thị trường.
Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay
Trong lịch sử phát triển nền kinh tế của các nước XHCN trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, chúng ta chỉ thấy một mô hình kinh tế thuần nhất đó là mô hình kinh tế chỉ huy tập trung bao cấp. Có thể nói đây là một mô hình kinh tế kém năng động và khó thích nghi với sự phất triển chung của kinh tế thế giới, chính vì vậy mà một số các quốc gia và cả nước ta khi áp dụng mô hình này đã gặp phải những khó khăn không nhỏ. Từ việc nhận thức đúng đắn những ưu khuyết tật trong thực tiễn tồn tại của nền kinh tế lúc bấy giờ nên đại hội đảng VI đã đi đến quyết định mang tính cách mạng trong con đường cái cách nền kinh tế. Bắt đầu từ đó mô hình nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN lần đầu tiên được áp dụng vào Việt Nam . Cũng bắt đầu từ đó thì có không ít ý kiến tranh luận cho rằng có phải cơ chế thị trường là sản phẩm của CNTB hay không và sự vận dụng của ta có phải là sự vận dụng kinh nghiệm của CNTB hay không ? Nhiều ý kiến thì cho rằng kinh tế thị trường và CNXH là như nước với lửa không thể dung nạp với nhau, bởi kinh tế thị trường tồn tại trong nó rất nhiều những khuyết tật không thể chấp nhận được. Như vậy, tư tưởng phát triển kinh tế hàng hoá thị trường dưới chế độ XHCN ở nước ta là chưa thống nhất. Việc vạch định ra ưu điểm và hạn chế của nền kinh tế hàng hoá-kinh tế thị trường là điều cần thiết. Vấn đề này đã được rất nhiều người quan tâm phân tích, và theo em thì dường như mọi người đã có những nhận định khá toàn diện về những ưu, những khuyết của nền kinh tế thị trường. Nhưng vấn đề chính lại là ở chỗ khi chung ta đã quyết tâm đi theo xây dựng nền kinh tế thị trường rồi thì chúng ta phải làm như thế nào, phải dùng những công cụ nào và ai là người đứng ra sử dụng những công cụ đó để hạn chế những khuyết tật, phát huy những ưu điểm của nó.
Vận dụng lý luận hình thái kinh tế - xã hội để chứng minh tính tất yếu sự lựa chọn con đường xã hội chủ :nghĩa của Việt Nam Vận dụng lý luận hình thái kinh tế - xã hội để chứng minh tính tất yếu sự lựa chọn con đường xã hội chủ :nghĩa của Việt Nam
Lý luận, hình thái kinh tế - xã hội là lý luận cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử do C. Mác xây dựng lên. Nó có vị trí quan trọng trong triết học Mác. Lý luận đó đã được thừa nhận Lý luận khoa học và là phương pháp luận cơ bản trong việc nghiên cứu lĩnh vực xã hội. Nhờ có lý luận hình thái kinh tế - xã hội, lần đầu tiên trong lịch sử loài người, Mác đã chỉ rõ nguồn gốc, động lực bên trong, nội tại của sự phát triển xã hội, chỉ rõ được bản chất của từng chế độ xã hội. Lý luận đó giúp chúng ta nghiên cứu một cách đứng đắn và khoa học sự vận hành của xã hội trong giai đoạn phát triển nhất định cũng như tiến trình vận động lịch sử nối chung của xã hội loài người Song, ngày nay. Đứng trước sự sụp đổ của các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, lý luận đó đang được phê phán từ nhiều phía. Sự phê phán đó không phải từ phía kẻ thù của chủ nghĩa Mác mà còn cả một số người đã từng đi theo chủ nghĩa Mác. Họ cho rằng lý luận, hình thái kinh tế - xã hội của chủ nghĩa Mác đã lỗi thời trong thời đại ngày nay. Phải thay thế nó bằng một lý luận khác, chẳng hạn như lý luận về các nền văn minh. Chính vì vậy làm rõ thực chất lý luận hình thái kinh tế - xã hội, giá trị khoa học và tính thời đại của nó đang là một đòi hỏi cấp thiết . Về thực tiễn, Việt Nam đang tiến hành công cuộc xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Công cuộc đó đang đặt ra hàng loạt vấn đề đòi hỏi các nhà khoa học trên các lĩnh vực khác nhau phải tập chung nghiên cứu giải quyết. Trên cơ sở làm rõ giá trị khoa học của lý luận hình thái kinh tế - xã hội , việc vận dụng lý luận đóvào điều kiện Việt Nam; vạch ra những mối liên hệ hợp quy luật và đề ra các giải pháp nhằm đảm bảo thực hiện thắng lợi công cuộc xây dựng đất nước Việt Nam thành một nước giàu, mạnh, xã hội công bằng văn minh cũng là một nhiệm vụ thực tiễn đang đặt ra.
Phát triển kinh tế trang trại nông nghiệp trong công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở nước ta hiện nay Phát triển kinh tế trang trại nông nghiệp trong công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở nước ta hiện nay
Kinh tế trang trại ở nước ta đã tồn tại từ lâu, nhưng chỉ phát triển mạnh mẽ trong vài năm gần đây. Có thể nói việc thực hiện chỉ thị 100 của Ban Bí thư TW Đảng (Khoá 4), Nghị quyết 10 - NQ/TW của Bộ Chính trị (Tháng 4/1988) về phát huy vai trò tự chủ của kinh tế hộ nông dân đã đặt nền móng cho sự ra đời của kinh tế trang trại với những thành tựu của công cuộc đổi mới, sản xuất nông nghiệp có bước phát triển vượt bậc, nhiều hộ nông dân có tích luỹ, đã tạo điều kiện cho kinh tế trang trại phát triển. Đặc biệt là sau khi luật đất đai ra đời năm 1993, thì kinh tế trang trại mới có bước phát triển khá nhanh và đa dạng. Việc phát triển kinh tế trang trại đã đem lại lợi ích to lớn về nhiều mặt, làm thay đổi đáng kể bộ mặt kinh tế - xã hội của các vùng nông thôn. Trong những năm đổi mới nhờ chủ trương của Đảng khuyến khích các thành phần kinh tế trong nông nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh và việc trang trại trả lại cho hộ nông dân quyền tự chủ về kinh tế mà kinh tế hộ cũng như kinh tế tư nhân và kinh tế cá thể trong nông nghiệp đã có bước phát triển mạnh mẽ, tạo động lực thúc đẩy kinh tế nông nghiệp và nông thôn nước ta phát triển, khai thác đầy đủ hơn các tiềm năng và nguồn lực về đất đai, vốn và lao động.
Tính khách quan trong phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Tính khách quan trong phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Chúng ta đang sống trong một thời đại cách mạng công nghiệp. Quanh ta khắp nơi trên thế giới đã và đang diễn ra quá trình chuyển đổi trong đời sống kinh tế. Quá trình cải cách kinh tế là thử thách lớn nhất đối với tất cả các dân tộc và các chế độ muốn thay đổi mô hình hoạt động kinh tế của mình. Có nhiều xu hướng khác nhau, song có một chủ đề chung là chuyển nền kinh tế sang định hướng thị trường. Các nhà lãnh đạo chính trị ở nhiều nơi trên thế giới đã đi đến kết luận rằng : nhìn chung, thị trường đảm bảo cho nền kinh tế tăng trưởng một cách vững chắc. Tuy nhiên, cách thức để đạt được mục tiêu đó cũng rất khác nhau. Và cũng ở đây, mỗi nước xẽ tìm cho mình một con đường đi lên, dựa trên nền tảng lịch sử, văn hoá dân tộc. Với xu hướng phát triển tất yếu của thời đại, Việt Nam cũng chọn cho mình một con đường phát triển kinh tế. Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đã chọn cho đất nước của mình con đường phát triển nền kinh tế thị trường có sự quản lí của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó là con đường phát triển tất yếu phù hợp với những điều kiện khách quan vốn có. Cũng xác định,việc phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa sẽ đưa nước ta thoát khỏi tình trạng lạc hậu, vươn lên một nền kinh tế hiện đại, ngang tầm với các nước trên thế giới, phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Tại sao nói học thuyết giá trị thặng dư là hòn đá tảng to lớn nhất trong học thuyết kinh tế của C. Mác Tại sao nói học thuyết giá trị thặng dư là hòn đá tảng to lớn nhất trong học thuyết kinh tế của C. Mác
Các Mác - Nhà kinh tế chính trị học, Nhà triết học thiên tài của Đức đã để lại cho nhân loại biết bao học thuyết mà đến nay vẫn còn nguyên giá trị . Có thể nói học thuyết giá trị thặng dư là một phát hiện vĩ đại nhất của Mác ở thế kỷ XIX. Nó là "viên đá tảng" trong toàn bộ học thuyết của ông. Chúng ta, ai cũng biết rằng: bất cứ một học thuyết kinh tế nào ra đời hay hình thành cũng đều dựa trên hai tiền đề là thực tiễn và học thuyết . Bởi lẽ tư duy học thuyết bắt nguồn từ thực tiễn rồi quay trở lại thực tiễn để kiểm nghiệm tính đúng đắn của học thuyết . Hơn nữa một đặc điểm kinh tế của Các Mác là tính kế thừa và tính phê phán: kế thừa cái đã có, còn đúng và phê phán để tìm ra những hạn chế của học thuyết đã có để lọc bỏ, bổ sung, sáng tạo, phát triển và hoàn thiện. Học thuyết kinh tế của Các Mác được trình bày trong tác phẩm vĩ đại của ông là Bộ "Tư bản". Trong bài viết này chúng ta chỉ đề cập đến một học thuyết vĩ đại nhất của ông , đó là học thuyết giá trị thặng dư. Học thuyết giá trị thặng dư của Các Mác ra đời trong bối cảnh lịch sử Tây Âu của những năm 40 thế kỷ XIX: - Về thực tiễn kinh tế : lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất dựa trên thành quả của cuộc cách mạng công nghiệp đã hoàn thành. Chính nó đã tạo ra cơ sở vật chất để các phạm trù kinh tế với tư cách là bản chất của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa bộc lộ khá rõ nét. - Về thực tiễn chính trị xã hội : là thời kỳ có nhiều biến đổi về chính trị và xã hội đã và đang diễn ra (Cách mạng phản phong kến của Pháp, Công xã Pari và phong trào công nhân Pháp, Phong trào hiến chương, Cuộc cách mạng tư sản 1848 mang tính toàn châu Âu). Đó là những chất liệu quý giá cho sự hình thành các học thuyết của Các Mác . - Về tiền đề lý luận: Các Mác đã dựa vào kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh ( W. Petty, A.Smith, D.Ricardo), chủ nghĩa xã hội không tưởng của Pháp, Triết học cổ điển Đức (Hêghen và Phoiơbắc). Các Mác đã kế thừa những tư tưởng của nhân loại, sửa đổi, bổ xung và phát triển học thuyết kinh tế của mình ở trình độ cao hơn.
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Trên cơ sở nhận thức đúng đắn hơn và đầy đủ hơn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 12-1986) đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước nhằm thực hiện có hiệu quả hơn công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đại hội đã quyết định chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập chung( nền kinh tế đã kìm hãm sự phát triển của xã hội trong một thời gian khá dài) sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tổng quát mà nước ta lựa chọn trong thời kỳ đổi mới. Nó vừa mang tính chất chung của kinh tế thị trường, vừa có những đặc thù, được quyết định bởi các nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội. Đây là sự vận dụng sáng tạo những kinh nghiệm trong nước và thế giới về phát triển kinh tế thị trường, là sự kết tinh trí tuệ của toàn Đảng trong quá trình lãnh đạo nhân dân xây dựng đất nước. Mục đích của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là phát triển lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế để xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống nhân dân . Phát triển lực lượng sản xuất hiện đại gắn liền với xây dựng quan hệ sản xuất mới, tiên tiến. Sau 18 năm đổi mới chúng ta đã đạt được rất nhiều thành tựu, nền kinh tế nước ta thoát ra khỏi tình trạng trì trệ, luôn giữ tốc độ tăng trưởng ở mức cao.Với những thành tựu đã đạt cũng đã chứng minh được phần nào bản chất nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Bên cạnh những thành tựu trên nền kinh tế thị trường định hướng XHCN của chúng ta cũng còn rất nhiều khó khăn cần phải giải quyết.
Thực trạng và giải pháp kinh tế tư bản tư nhân ở nước ta hiện nay. Thực trạng và giải pháp kinh tế tư bản tư nhân ở nước ta hiện nay.
Trong quá trình chuyển sang kinh tế thị trường theo định hướng XHCN vấn đề phát triển cơ cấu kinh tế nhiều thành phần được đặt ra như một yêu cầu tất yếu đối với nềnkinh tế Việt Nam. Kinh tế tư bản tư nhân là một bộ phận trong cơ cấu ấy đã có một thời kỳ bị coi là đối lập với kinh tế XHCN, vì vậy phải nằm trong diện cải tạo xoá bỏ. Song thực tiễn đã cho thấy quan niệm như vậy là cực đoan và sự xuất hiện trở lại của kinh tế tư bản tư nhân đã góp phần không nhỏ vào sự thay đổi bộ mặt của nền kinh tế theo hướng tích cực. Cùng với chủ trương chuyển nền kinh tế Việt Nam sang nền kinh tế thị trường , Đảng và nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách để khuyến khích sự phát triển của các thành phần kinh tế, trong đó có kinh tế tư bản tư nhân. Tuy nhiên, kinh tế tư bản tư nhân, thành phần kinh tế non trẻ của nước ta đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Nhiều vấn đề bất cập trong xã hôi, trong chủ trương chính sách và tổ chức quản lý đang là trở ngại cho sự phát triển của thành phần kinh tế này. Nền kinh tế Việt Nam đang đứng trước những thời cơ và thách thức mới. Cơ hội phát triển rút ngắn, thực hiện thành công CNH, HĐH phấn đấu đưa Việt Nam về cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020 là hiện thực. Tuy nhiên, để thực hiện được mục tiêu này đòi hỏi phải có vốn đầu tư lớn với sự giải phóng tối đa lực lượng sản xuất xã hội. Trong bối cảnh các nguồn lực kinh tế của Việt Nam còn đang hạn chế, xây dựng một nền kinh tế nhiều thành phần, còn kinh tế tư bản tư nhân như một động lực phát triển cơ bản là một hướng đi hoàn toàn đúng đắn. Trong những năm vừa qua mặc dù đã có bước phát triển tốt, kinh tế tư bản tư nhân Việt Nam vẫn chưa thực sự có được một vai trò tương xứng với tiềm năng của nó.
Vai trò kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam Vai trò kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam
LỜI MỞ ĐẦU Sự chuyển đổi nền kinh tế thị trường (KTTT) theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước là xu hướng tất yếu của mọi xã hội. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi mà nền kinh tế các nước phát triển trên thế giới đã đạt tới đỉnh cao và xu hướng vận động phát triển của thế giới đang tiến vào thế kỷ văn minh trí tuệ thì sự chuyển đổi KTTT theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước là tất yếu khách quan của bất kỳ một quốc gia nào muốn vươn tới và hoà nhập với xu hướng phát triển chung của nhân loại. Sự phát triển thần kỳ của các nước Châu Á mà đặc biệt là các nước Đông Nam Á là một minh chứng cho sự thành công của quá trình chuyển đổi. Sự phát triển thần kỳ như vũ bão của Đông Nam Á, sự bùng nổ khoa học kỹ thuật với tốc độ chóng mặt, quan hệ thế giới đã bước sang đối thoại hợp tác cùng nhau phát triển đã tác động rất lớn tới Việt Nam. Về mặt kinh tế hiện nay Việt Nam vẫn là một trong những quốc gia kém phát triển. Để có thể vươn lên đạt trình độ phát triển ngang hàng với các quốc gia khác, Việt Nam cần phải tìm cho mình con đường phát triển phù hợp với tình hình kinh tế xã hội trong nước vừa đảm bảo xu thế phát triển chung của thế giới. Đó chính là việc chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang nền KTTT định hướng XHCN có sự quản lý của nhà nước. Chính vì vậy Đảng đã xác định "việc chuyển đổi nền kinh tế sang KTTT định hướng XHCN" là rất cần thiết và Đảng cũng nhấn mạnh vai trò kinh tế của Nhà nước là vô cùng quan trọng. Kinh nghiệm các nước công nghiệp mới và Nhật Bản cho thấy vai trò kinh tế của Nhà nước là một trong những nhân tố quyết định đến sự phát triển của đất nước. Nói đến sự phát triển thần kỳ của Nhật Bản là nói tới "hiệu năng Nhật Bản" là sự tác động quyết định do có sự quản lý nền kinh tế của Nhà nước. Từ giữa những năm 80 khi bắt đầu sự nghiệp đổi mới, chúng ta đã nhận rõ vai trò động lực tư lớn của Nhà nước tới nền KTTT. Nhà nước không những là chủ thể mà còn là khách thể. Nhà nước tham gia vào các loại quan hệ khác nhau trong nền kinh tế. Vì vậy vấn đề đặt ra là phải làm rõ được vai trò kinh tế của Nhà nước và sử dụng nó một cách có hiệu quả để thúc đẩy quá trình vận động nền KTTT theo định hướng XHCN theo hướng có lợi nhất vừa phát huy tác dụng tích cực và hạn chế được nhiều khiếm khuyết của nền KTTT vừa đảm bảo được sự tăng trưởng kinh tế, đảm bảo công bằng xã hội
Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện naym hiện nay Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện naym hiện nay
Nền kinh tế Việt Nam đang chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Sự nghiệp đổi mới kinh tế dòi hỏi phải nhanh chóng tiếp cận những lý luận và thực tiễn quản lý kinh tế của nhiều nước trên thế giới. Quá trình đổi mới kinh tế cần có những cán bộ kinh tế có kiến thức có phương pháp thích hợp với kinh tế thị trường. Vào cuối những năm 80 của thế kỷ 20, về cơ bản nền kinh tế của Việt Nam sản xuất nhỏ vẫn còn là phổ biến, trạng thái kinh tế tự nhiên hiện vật, tự cung, tự cấp còn chiếm ưu thế, vận hành theo cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp và có nhiều sai lầm trong nhận thức về mô hình xã hội chủ nghĩa. Việt Nam đã không nhận thức đúng về kinh tế thị trường, cho rằng sản xuất hàng hoá là hình thức tổ chức của Chủ nghĩa tư bản, đồng nhất hình thức sở hữu với hình thức tổ chức kinh tế và thành phần kinh tế; coi nhẹ qui luật giá trị, qui luật cạnh tranh; chỉ thấy mặt tiêu cực của thị trường. Xã hội Việt Nam vẫn dựa trên nền tảng của văn minh nông nghiệp lúa nước, nông dân chiếm đại đa số. Vì vậy Việt Nam vẫn là nước nghèo nàn, lạc hậu và kém phát triển. Do đó phát triển trở thành nhiệm vụ, mục tiêu số 1 đối với toàn Đảng, toàn dân ta trong những bước đường đi tới. Muốn vậy phải chuyển nền kinh tế quốc dân sang trạng thái của sự phát triển, là phát triển nền kinh tế thị trường cùng với nó là thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Nền kinh tế hàng hoá nước ta trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Nền kinh tế hàng hoá nước ta trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
Từ khi hoà bình độc lập lại năm 1954, miền Bắc nước ta đã bước vào thời kỳ quá độ tiến lên CNXH với đặc điểm như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói "Đặc điểm to nhất của ta trong thời kỳ quá độ là từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên CNXH không phải qua giai đoạn phát triển TBCN". Từ năm 1975, sau khi đất nước đã hoàn toàn độc lập và cả nước thống nhất, cách mạng dân tộc dân chủ đã hoàn toàn thắng lợi trên phạm vi cả nước thì cả nước cùng tiến hành cách mạng XHCN, cùng quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đảng ta từ đại hội VI đã mở ra mô hình kinh tế mới đó là mô hình kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Đặc biệt Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh, thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là một thời kỳ lịch sử mà: " Nhiệm vụ quan trọng nhất của chúng ta là phải xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội,… tiến dần lên chủ nghĩa xã hội, có công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, có văn hoá khoa học tiên tiến. Trong quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa, chúng ta phỉa cải tạo nền kinh tế cũ và xây dựng nền kinh tế mới, mà xây dựng là nhiệm vụ chủ chốt và lâu dài". Nền kinh tế mới đó là phải xoá bỏ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, phát triển nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế có sự tiết của nhà nước. Trong nền kinh tế "mở" đó không thể thiếu được kinh tế hàng hoá đó là một mô hình kinh tế kích thích tính năng động, sáng tạo của chủ thể kinh tế. Song trong nền kinh tế hàng hoá không thể tránh khỏi những khó khăn khi quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Tăng cường vai trò kinh tế của Nhà nước là nhân tố quan trọng để hình thành và hoàn thiện cơ chế quản lí kinh tế mới ở nước ta hiện nay Tăng cường vai trò kinh tế của Nhà nước là nhân tố quan trọng để hình thành và hoàn thiện cơ chế quản lí kinh tế mới ở nước ta hiện nay
Cùng với quá trình phát triển và hội nhập kinh tế của đất nước đối với khu vực và thế giới, Việt Nam cũng đang trên con đuờng xây dựng một nền kinh tế thị trường định hướng XHCN theo chủ nghĩa Mac- Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Muốn đạt được những mục tiêu trên thì phát triển kinh tế là yếu tố quan trọng nhất và đóng vai trò quyết định. Trong đó, vai trò quản lí kinh tế của Nhà nước cần đuợc tăng cường và đổi mới sao cho phù hợp với cơ chế kinh tế mới. Phát triển kinh tế cũng phải đi đôi với bảo đảm công bằng văn minh và tiến bộ xã hội. Tăng cuờng vai trò quản lý kinh tế là một tất yếu khách quan để đạt đuợc mục tiêu do Đảng ta đã đề ra, đó là: Các nguồn vật chất – tài chính của xã hội đuợc huy động tốt hơn nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân đồng thời phát huy nền dân chủ XHCN, thực hiện công bằng xã hội, tạo điều kiện và môi trưòng thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh, kiểm soát chặt chẽ và xử lí nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật, bảo đảm “Cơ chế thị truờng có sự quản lí của Nhà nước theo định hưóng XHCN trở thành cơ chế vận hành nền kinh tế.” Như vậy, việc nghiên cứu vai trò và các biện pháp tăng cưòng vai trò kinh tế của Nhà nước là hết sức quan trọng trong điều kiện hiện nay.
KTNN và vai trò chủ đạo của KTNN trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam KTNN và vai trò chủ đạo của KTNN trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Sau năm 1991 cùng với sự sụp đổ của Liên Xô và hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa(XHCN) ở Đông Âu, nền kinh tế – chính trị thế giới đã chuyển từ trạng thái hai cực đối đầu sang nền kinh tế chính trị đa cực, đa phương hoá, đa dạng hoá theo xu hướng hoà bình, đối thoại, hợp tác phát triển cùng có lợi. Trong bối cảnh đó, từ việc nhận thức đúng đắn trong thực tiễn và lý luận với mục tiêu đưa nước ta phát triển hội nhập với khu vực và thế giới. Ngay từ đại hội Đảng VI, Đảng ta đã xác định “Chuyển đổi mô hình kinh tế chỉ huy mang nặng tính bảo thủ trì trệ sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần và vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN ”. Hiện nay nền kinh tế nước ta bao gồm 6 thành phần kinh tế trong đó thành phần kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, cùng với các thành phần kinh tế tập thể tạo nên một nền tảng vững chắc cho nền kinh tế quốc dân. Sau 17 năm đổi mới, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, nền kinh tế hàng hoá phát triển rất sôi động mở ra cho nước ta nhiều vận hội mới, đồng thời cũng phát sinh không ít khó khăn và thách thức. Trên cơ sở những thành tựu đã đạt được và những khó khăn trước mắt. Báo cáo chính trị đại hội Đảng IV một lần nữa khẳng định quyết tâm của Đảng và Nhà Nước ta “thực hiện nhất quán chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần” và nói rõ thêm “Các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo”.
Học thuyết hình thái kinh tế xã hội với việc nhận thức tính tất yếu của con đường lựa chọn xã hội chủ nghĩa vào Việt Nam Học thuyết hình thái kinh tế xã hội với việc nhận thức tính tất yếu của con đường lựa chọn xã hội chủ nghĩa vào Việt Nam
Trong gần 10 năm trở lại đây, nền kinh tế nước ta có sự thay đổi và đạt được nhiều thành tựu to lớn. Để đạt được những thành tựu ấy chúng ta không thể quên được bước ngoặt lịch sử trong cơ chế chuyển đổi nền kinh tế đất nước, mà cột mốc của nó là Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986 đã làm thay đổi bộ mặt kinh tế Nhà nước). Đối với nước ta, từ một nền kinh tế tiểu nông, muốn thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu và nhanh chóng đạt đến trình độ của nước phát triển thì tất yêú phải đổi mới. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã khẳng định: Xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh. Mục tiêu đó là sự cụ thể hoá học thuyết Mác về hình thái kinh tế - xã hội và hoàn cảnh cụ thể của xã hội Việt Nam. Nó cũng là mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta.
Vận dụng lýluận học thuyết về hình thái kinh tế xã hội vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam Vận dụng lýluận học thuyết về hình thái kinh tế xã hội vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam
Trong gần 10 năm trở lại đây, nền kinh tế nước ta có sự thay đổi và đạt được nhiều thành tựu to lớn. Để đạt được những thành tựu ấy chúng ta không thể quên được bước ngoặt lịch sử trong cơ chế chuyển đổi nền kinh tế đất nước, mà cột mốc của nó là Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) đã làm thay đổi bộ mặt kinh tế Nhà nước. Đối với nước ta, từ một nền kinh tế tiểu nông, muốn thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu và nhanh chóng đạt đến trình độ của một nước phát triển thì tất yếu phải đổi mới. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã khẳng định: "Xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh". Mục tiêu đó là sự cụ thể hoá học thuyết Mác về hình thái kinh tế -xã hội và hoàn cảnh cụ thể của xã hội Việt Nam. Nó cũng là mục tiêu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta.
Học thuyết của Mác về hình thái kinh tế - xã hội và vấn đề cần xây dựng hình thái kinh tế - xã hội ở Việt Nam Học thuyết của Mác về hình thái kinh tế - xã hội và vấn đề cần xây dựng hình thái kinh tế - xã hội ở Việt Nam
Từ lịch sử xa xưa, trải qua bao thời gian đến nay dù ở thời đại nào, xã hội nào thì hình thái kinh tế xã hội cũng luôn luôn tồn tại và phát triển hoặc tụt lùi theo sự phát triển của xã hội đó. Khi ta nhìn vào vấn đề hình thái kinh tế - xã hội của một nước nào đó ta sẽ thấy xã hội đó lớn mạnh và phát triển hoặc ngược lại. Nói đến hình thái kinh tế xã hội là ta phải nói đến một chính thể toàn vẹn cơ cấu phức tạp chứ không thể nói đến những thứ riêng lẻ được, nó phải đan xen nhau, có quan hệ không thể tách rời nhau được và chính mặt toàn vẹn này thì ta mới có được một hình thái kinh tế - xã hội cần có và phải có hình thái kinh tế - xã hội vạch rõ kết cấu cơ bản, phổ biến của mọi xã hội, qui luật vận động và phát triển tất yếu của xã hội đó, vậy ta phải đi nghiên cứu sâu về những vấn đề tác động trực tiếp là yếu tố chính để xây dựng lên hình thái kinh tế - xã hội. Nghiên cứu về lực lượng sản xuất vì đó là nền tảng vật chất - kĩ thuật của mỗi hình thái kinh tế - xã hội, về quan hệ sản xuất quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất, kiến trúc thượng tầng, quan hệ gia đình, xã hội. Đây chính là những điểm mấu chốt quan trọng nhất mà ở thời kì nào từ trước kia đến bây giờ cũng phải quan tâm và coi đó là mục tiêu chính để phát triển những mặt đó không cái nào có thể tách rời cái nào được. Không thể không quan tâm đến lực lượng sản xuất mà chỉ quan tâm đến quan hệ sản xuất được, cũng như kiến trúc thượng tầng và các mối quan hệ dân tộc, gia đình, xã hội. Những mặt cơ bản này phải luôn tồn tại song song và phải có mối quan hệ, cũng là quan trọng, nếu một trong những mặt đó mất đi thì xã hội sẽ phát triển theo cách khác chứ không như bây giờ. Hình thái kinh tế - xã hội là nên tảng cốt lõi của mọi xã hội, dù xã hội đó là xã hội lạc hậu, nghèo đói hay văn minh giàu có thì các mặt: lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất kiến trúc thượng tầng... vẫn luôn tồn tại và phát triển với mức phát triển khác nhau nhưng mục đích chính của những nước đó là thúc đẩy phát triển mọi mặt trong xã hội để xã hội đó phát triển hơn nữa. Muốn vậy thì mỗi xã hội phải có đầy đủ các mặt đã nêu ở trên với sự quan hệ chặt chẽ và đoàn kết cùng xây dựng các quan hệ, cơ sở vật chất, yếu tố xã hội đi từ lực lượng sản xuất vì đó là nền tảng của mỗi hình thái kinh tế - xã hội. Quan hệ sản xuất luôn gắn liền với lực lượng sản xuất vậy phải tìm ra những điểm tích cực và điểm yếu của 2 mặt này để khắc phục và đi sâu hơn từ đó mới hợp thành kiến trúc thượng tầng để hình thành nên những quan điểm pháp lí, đạo đức, triết học... Đi sâu vào nghiên cứu và phát triển các thế mạnh của đất nước của xã hội, tìm phương hướng giải quyết các mâu thuẫn trong các mặt đó để mỗi hình thái kinh tế - xã hội ngày càng phát triển đi lên.
Vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở nước ta Vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở nước ta
Như mọi người đã biết, kinh tế thị trường là một kiểu tổ chức kinh tế phản ánh trình độ phát triển cao của văn minh nhân loại. Từ trước đến nay nó tồn tại và phát triển chủ yếu ở các nước chủ nghĩa tư bản, là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của chủ nghĩa tư bản. Chủ nghĩa tư bản đã biết lợi dụng tối đa ưu thế của kinh tế thị trường để phục vụ cho mục tiêu phát triển tiềm năng kinh doanh, tìm kiếm lợi nhuận, và một cách khách quan nó thúc đẩy lực lượng sản xuất của xã hội phát triển mạnh mẽ. Ngày nay, kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa đã đạt tới giai đoạn phát triển khá cao và phồn thịnh trong các nước tư bản phát triển. Từ đại hội IV của Đảng ( năm 1986 ) đất nước ta thực hiện đường lối đổi mới ,chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Để đạt được mục tiêu đã đề ra trong điều kiện kinh tế thị trường hơn 10 năm qua, đất nước đã vượt qua bao khó khăn, thử thách giành được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực kinh tế. Tuy nhiên trong các Văn kiện của Đảng tại đại hội lần thứ VII,VIII đã đề cập đến 4 nguy cơ thách thức đối với sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, trong đó “chệch hướng xã hội chủ nghĩa” có thể coi là nguy cơ lớn nhất. Vì vậy khả năng định hướng xã hội chủ nghĩa nền kinh tế thị trường nước ta có trở thành hiện thực hay không trước hết phụ thuộc vào vai trò lãnh đạo kinh tế của Đảng và nhà nước là nhân tố quyết định nhất bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường cũng như toàn bộ sự nghiệp phát triển của đất nước. Ngày nay trong nền kinh tế thị trường hiện đại, với sư phát triển nhanh chóng của khoa học - công nghệ, nếu không có sự can thiệp của nhà nước thì không thể giải quyết được nhiều vấn đề kinh tế lớn có tầm cỡ quốc gia, quốc tế . Vì thế kết hợp hài hoà giữa sự vận hành của cơ chế thị trường với sự điều tiết của nhà nước là cần thiết và là giải pháp mang lại thành công trên con đường phát triển. Trong mối quan hệ đó, nhà nước giữ vai trò định hướng tạo “hành lang “ pháp lý và môi trương đầu tư để các chủ thể có thể có thể phát huy tính năng động, sáng tạo của mình.
Phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần Phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần
Từ năm 1986 Việt Nam thực hiện việc chuyển nền kinh tế sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước bằng pháp luật, chính sách kế hoạch và các công cụ khác . Quá trình chuyển tiếp đó đã đạt được những kết quả tuy là bước đầu nhưng đáng khích lệ. Chúng ta đã bắt đầu kiềm chế được lạm phát trong điều kiện kinh tế phải đối phó với nhiều khó khăn và nguồn viện trợ từ bên ngoài rất hạn chế. Năm 1986 tỉ lệ lạm phát là 487% năm 1994 đạt mức hai con số: 14%. Tốc độ trượt giá đã từ 15 -20% một tháng vào đầu năm 1989, giảm xuống còn dưới 4% một tháng năm 1992. Trong nông nghiệp từ chỗ hàng chục năm liên tục phải nhập khẩu lương thực thì nay chúng ta đã đủ lương thực để phục vụ nhu cầu trong nước và lại còn xuất khẩu một lượng đáng kể. Năm 1992, lần đầu tiên Việt Nam xuất khẩu gạo, đứng thứ 3 thế giới sau Mỹ và Thái lan. Quan hệ kinh tế - thương mại giữa Việt Nam với các nước cũng tăng nhanh, mở rộng buôn bán với nhiều bạn hàng. Xuất khẩu năm 1989 - 1991 tăng 28% năm, thu hút ngày càng nhiều công ty nước ngoài đầu tư vào Việt Nam với trên 400 dự án, vốn đăng ký khoảng 3 tỷ USD. Lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ đã xoá bỏ chế độ tem phiếu và phân phối theo định lượng. Có thể nói, chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, áp dụng chính sách kinh tế mở đối với cả trong nước và ngoài nước là bứơc mở đầu đổi mới cơ bản về đường lối xuyên suốt mọi lĩnh vực hoạt động hay nói một cách khác cơ cấu kinh tế mới bắt đầu có hiệu quả. Tuy nhiên, trong giai đoạn đổi mới này bên cạnh những thành tựu đã đạt được, nền kinh tế Việt Nam còn gặp không ít những khó khăn. Trước hết đó là nguy cơ tụt hậu do: Sự thiếu triệt để của công cuộc cải cách còn đang trong thời kỳ tranh tối tranh sáng nên chỉ cần một bước sơ hở có thể dẫn nền kinh tế đến chỗ sụp đổ. Việt Nam đang là một nước nghèo kém phát triển, công nghiệp còn lạc hậu, cơ sở vật chất kỹ thuật nhất là cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội quá yếu kém, không đồng bộ dân số đông (hơn 70 triệu dân) tăng nhanh, nhiều người không có việc làm, mức sống còn thấp, nhiều vấn đề về văn hoá - xã hội cần giải quyết. Tốc độ phát triển của các quốc gia trong khu vực rất cao, Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam á là một khu vực đang diễn ra những hoạt động kinh tế sôi nôỉ nhất. Thứ hai là còn tồn tại những mất cân đối do: Sự phát triển thiếu toàn diện của cơ cấu kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. Thực tế cho thấy trong số các doanh nghiệp quốc doanh chỉ có 1/3 số doanh nghiệp phát triển nhưng sự phát triển của họ đi liền với sự đầu tư của nhà nước về vốn, đất đai và tín dụng 2/3 số doanh nghiệp còn lại làm ăn thua lỗ.
Phân tích cơ cấu kinh tế nhiều thành phần ở nước ta mà đại hội Đảng IX đã nêu và ích lợi của việc sử dụng nó vào việc phát triển KT-XH ở trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam Phân tích cơ cấu kinh tế nhiều thành phần ở nước ta mà đại hội Đảng IX đã nêu và ích lợi của việc sử dụng nó vào việc phát triển KT-XH ở trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam
Thời kỳ quá độ là thời kỳ mô hình kinh tế tập trung quan niêu, bao cấp bộc lộ một cách toàn diện mặt tiêu cực của nó mà hậu quả tập trung là cuộc cách mạng kinh tế-xã hội sâu sắc vào cuối những năm 1970 đầu những năm 1980. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ năm của Đảng cộng sản Việt Nam đã đánh giá tình hình đất nước, đặc iệt là trong lĩnh vực kinh tế ,luôn luôn ở tình trạng trì trệ , chậm phát triển, đời sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn, tình hình trì trệ ấy có nguyên nhân khách quan khách quan như nền kinh tế đang gánh chịu những hậu quả hết sức nặng nề của chiến tranh lâu dài, viện trợ từ bên ngoài giảm so với thời kỳ trong chiến tranh nhưng nguyên nhân chủ yếu làm trầm trọng thêm tình hình khó khăn về kinh tế và xã hội vẫn là mô hình kinh tế không phù hợp với quy luật kinh tế khách quan. Chính những khó khăn của đất nước buộc Đảng ta phải suy nghĩ, phân tích tình hình nguyên nhân , tìm tòi các giải pháp , trong đó Đảng ta đã khẳng định sự cần thiết của nền kinh tế nhiều thành phần, đây là mô hình kinh tế được xây dựng trên cơ sở tổng kết thực tiễn xây dựng CNXH ở nước ta, vận dụng một cách sáng tạo những quan điểm của Lênin về “chính sách kinh tế mới” vào điều kiện lịch sử ở nước ta và thế giới ngày nay, đặc biệt là từ khi Liên Xô và các nước XHCN ở Đông âu sụp đổ. Thực hiện mô hình kinh tế mới nhằm mục tiêu căn bản cấp thiết là tăng nhanh lực lượng sản xuất , từng bước cải thiện đời sống nhân dân, tạo cơ sở vật chất và xã hội cho việc từng bước hoá nền sản xã hội.
Phân phối trong nền kinh tế thị trường Phân phối trong nền kinh tế thị trường
Quá trình tái sản xuất là sự kết hợp hai hoà giữa các khâu: Sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng. Trong đó phân phối là một khâu quan trọng và không thể thiếu được của quá trình này. Nó nối liền sản xuất với trao đổi, tiêu dùng, phục vụ và thúc đẩy sản xuất, phục vụ tiêu dùng. Không những thế, quan hệ phân phối còn là một yếu tố rất trọng yếu của quan hệ sản xuất, nó phản ánh mối quan hệ giữa lợi ích của mỗi thành viên và lợi ích của toàn xã hội. Trong thời gian đầu của thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta hiện nay, do nền kinh tế còn nhiều thành phần kinh tế nên cũng còn có nhiều hình thức lợi ích kinh tế khác nhau và tất yếu là còn xuất hiện nhiều mâu thuẫn giữa các hình thức lợi ích kinh tế đó. Một trong những yêu cầu của nền kinh tế là kịp thời phát hiện ra mâu thuẫn giữa các lợi ích và tìm cách giải quyết các mâu thuẫn đó. Việc giải quyết các quan hệ về lợi ích kinh tế được thể hiện thông qua quan hệ phân phối. Từ vai trò quan trọng của phân phối trong quá trình phát triển kinh tế thì việc nghiên cứu quan hệ phân phối là hết sức cần thiết, đặc biệt là đối với nền kinh tế nước ta hiện naycòn đang trong quá trình phát triển. Muốn phát triển nền kinh tế thị trường nước ta theo định hướng XHCN thì việc giải quyết các quan hệ phân phối là hết sức cần thiết để góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội vì mục tiêu công bằng xã hội. Nghiên cứu phân phối là một phần trong quá trình ngiên cứu kinh tế ở tầm vĩ mô, đó là một vấn đề lớn lao. Do trình độ, khả năng và thời gian còn hạn chế nên trong bài viết này em không thể nghiên cứu được hết. Phạm vi nghiên cứu của bài viết này chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu các vấn đề cơ bản nhất về phân phối, các hình thức phân phối. Cụ thể là nghiên cứu các hình thức phân phối ở nước ta, đặc biệt là phân phối theo lao động và các hình thức thu nhập hay phân phối thu nhập.
Sự hình thành nền kinh tế thị trường Sự hình thành nền kinh tế thị trường
Nước ta đi lên chủ nghiã xã hộibỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa là tất yếu lịch sử .Điều này hoàn toàn phù hợp với tiến trình phát triển khách quan của lịch sử nhân loại. Nhưng vấn đề là chúng ta lựa chọn mô hình kinh tế nào để xây dựng LLSX hiện đại cho CNXH.Trước đây cũng giống như các nước XHCN khác chúng ta đã lựa chọn mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung để xây dựng CNXH.Nhưng thực tế đã chứng minh là mô hình này không phù hợp nó làm cho nền kinh tế rơi vào tình trạng trì trệ các quy luật kinh tế khách quan bị vi phạm làm cho động lực phát triển kinh tế bị thủ tiêu .Đứng trước tình hình đó Đảng ta trên cơ sở đúc rút kinh nghiệm thực tế và lý luận chủ nghĩa Mác –Lê nIn tư tưởng Hồ Chí Minh đã đề ra đường lôí kinh tế mới với nội dung quan trọng : Chuyển nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN .Đây là bước ngoặt quan trọng trong quá trình xây dựng CNXH Nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam đã vận hành được hơn 10 năm .Nó đã thu được nhiều thành tựu to lớn gIúp nền kinh tế của chúng ta thoát khỏi khủng hoảng, kinh tế dần đi vào ổn định và phát triển .Đời sống của nhân dân ngày càng nâng cao .Tuy vậy nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta cũng bộc lộ những khuyết tật có ảnh hưởng không tốt đã đặt ra cho nhiều người câu hỏi : có hay không kinh tế thị trường định hướng XHCN? KTTT định hướng XHCN là gì và những đặc trưng cơ bản của KTTT định hướng XHCN ? Để trả lời những câu hỏi trên đã thu hút nhiều nhà nghiên cứu lý luận cùng làm rõ về mặt lý luận nhận thức cũng như thực tiễn và đều kết luận sự lựa chọn KTTT định hướng XHCN của Đảng và nhà nước ta đã chọn là một mô hình kinh tế của đất nước trong tiến trình đổi mới và phát triển là hoàn toàn đúng đắn
Tính quy luật hình thành kinh tế thị trường sự vận dung vao nền kinh tế ở Việt Nam hiện nay Tính quy luật hình thành kinh tế thị trường sự vận dung vao nền kinh tế ở Việt Nam hiện nay
Lịch sử nhân loại đã chứng kiến nhiều mô hình kinh tế khác nhau. Mỗi mô hình đó là sản phẩm của trình độ nhận thức nhất định trong những điều kiện lịch sử cụ thể. Song hiện nay, mô hình kinh tế thị trường là một mô hình kinh tế phổ biến và có hiệu quả nhất trong việc phát triển kinh tế của hầu hết tất cả các quốc gia trên thế giới. Mô hình này không chỉ được áp dụng ở các nước tư bản chủ nghĩa, mà còn được áp dụng ở các nước đi theo con đường xã hội chủ nghĩa. Nó được vận dụng ở các nước phát triển và cả ở các nước đang phát triển. Việt Nam cũng mới sử dụng mô hình kinh tế này được khoảng hơn 15 năm nay. Và có những thành tựu mà chúng ta đã đạt được cũng như có những khó khăn, những vấn đề gặp phải cần được giải quyết trong quá trình chuyển đổi sang mô hình kinh tế mới. Điều này rất đáng được quan tâm. Và hiện nay, chúng ta cần hiểu rõ về tình hình kinh tế nước ta và tình hình kinh tế của thế giới. Nhất là đối với sinh viên khi nghiên cứu về kinh tế thì đề tài này giúp cho chúng ta trả lời được những câu hỏi: "Phải chăng mỗi một quốc gia muốn có được tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động cao, muốn sản xuất ra nhiều sản phẩm vật chất cho xã hội thì nhất thiết phải sử dụng mô hình kinh tế thị trường ?", "Vì sao mô hình kinh tế thị trường lại đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia?", "Kinh tế thị trường hình thành và phát triển như thế nào?", "Kinh tế thị trường bao gồm những nhân tố nào cấu thành nên và hoạt động của nó ra sao?", "Bối cảnh nền kinh tế thị trường Việt Nam ra đời và quá trình hoạt động của nó diễn ra như thế nào?", "Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam có đặc điểm gì giống và khác so với nền kinh tế thị trường của các nước khác trên thế giới?", "Cách thức mà chúng ta sử dụng kinh tế thị trường trong việc phát triển kinh tế?"… Hàng loạt những câu hỏi này sẽ luôn xuất hiện khi chúng ta nghiên cứu về kinh tế. Đề tài này sẽ giúp cho chúng ta hiểu được thêm về bản chất, tính chất cũng như nguồn gốc hình thành của nền kinh tế . Ngoài ra còn giúp cho chúng ta biết thêm được về thực tế, những nhân tố, những quy luật nào tác động đến kinh tế thị trường. Điều đó thực sự bổ ích và nó sẽ luôn hỗ trợ cho chúng ta trong quá trình học tập, nghiên cứu và nâng cao kiến thức, tích luỹ được của bản thân. Từ đó giúp cho chúng ta có được cái nhìn tổng quát hơn, thực tế hơn và nó dần hình thành cho chúng ta một tư duy phân tích lôgic về những hiện tượng kinh tế xã hội xẩy ra hiện nay.
Vận dụng lý luận hình thái kinh tế - xã hội để chứng minh tính tất yếu của sự lựa chọn và kiên định con đường xã hội chủ nghĩa của Việt Nam Vận dụng lý luận hình thái kinh tế - xã hội để chứng minh tính tất yếu của sự lựa chọn và kiên định con đường xã hội chủ nghĩa của Việt Nam
Lý luận, hình thái kinh tế - xã hội là lý luận cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử do C. Mác xây dựng lên. Nó có vị trí quan trọng trong triết học Mác. Lý luận đó đã được thừa nhận Lý luận khoa học và là phương pháp luận cơ bản trong việc nghiên cứu lĩnh vực xã hội. Nhờ có lý luận hình thái kinh tế - xã hội, lần đầu tiên trong lịch sử loài người, Mác đã chỉ rõ nguồn gốc, động lực bên trong, nội tại của sự phát triển xã hội, chỉ rõ được bản chất của từng chế độ xã hội. Lý luận đó giúp chúng ta nghiên cứu một cách đứng đắn và khoa học sự vận hành của xã hội trong giai đoạn phát triển nhất định cũng như tiến trình vận động lịch sử nối chung của xã hội loài người Song, ngày nay. Đứng trước sự sụp đổ của các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, lý luận đó đang được phê phán từ nhiều phía. Sự phê phán đó không phải từ phía kẻ thù của chủ nghĩa Mác mà còn cả một số người đã từng đi theo chủ nghĩa Mác. Họ cho rằng lý luận, hình thái kinh tế - xã hội của chủ nghĩa Mác đã lỗi thời trong thời đại ngày nay. Phải thay thế nó bằng một lý luận khác, chẳng hạn như lý luận về các nền văn minh. Chính vì vậy làm rõ thực chất lý luận hình thái kinh tế - xã hội, giá trị khoa học và tính thời đại của nó đang là một đòi hỏi cấp thiết . Về thực tiễn, Việt Nam đang tiến hành công cuộc xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Công cuộc đó đang đặt ra hàng loạt vấn đề đòi hỏi các nhà khoa học trên các lĩnh vực khác nhau phải tập chung nghiên cứu giải quyết. Trên cơ sở làm rõ giá trị khoa học của lý luận hình thái kinh tế - xã hội , việc vận dụng lý luận đóvào điều kiện Việt Nam; vạch ra những mối liên hệ hợp quy luật và đề ra các giải pháp nhằm đảm bảo thực hiện thắng lợi công cuộc xây dựng đất nước Việt Nam thành một nước giàu, mạnh, xã hội công bằng văn minh cũng là một nhiệm vụ thực tiễn đang đặt ra.
Đa dạng hoá các loại hình sở hữu trong nền kinh tế Việt Nam Đa dạng hoá các loại hình sở hữu trong nền kinh tế Việt Nam
Nền văn minh nhân loại suy cho cùng là do sự phát triển đúng hướng của lực lượng sản xuất quyết định. Do đó việc nghiên cứu quy luật vận động và những hình thức phát triển của lực lượng sản xuất là một vấn đề hết sức quan trọng . Thời kỳ quá độ lên chủ nghiã xã hội ở Việt Nam là thời kỳ cải biến cách mạng sâu sắc, toàn diện và triệt để về mọi mặt. Từ xã hội cũ sang xã hội mới XHCN. Thời kỳ đó bắt đầu từ khi giai cấp vô sản lên nắm chính quyền. Cách mạng vô sản thành công vang dội và kết thúc khi đã xây dựng xong cơ sở kinh tế chính trị tư tưởng của xã hội mới. Đó là thới kỳ xây dựng từ lực lượng sản xuất mới dẫn đến quan hệ sản xuất mới, quan hệ sản xuất mới hình thành lên các quan hệ sở hữu mới. Từ cơ sở hạ tầng mới hình thành nên kiến trúc thượng tầng mới. Song trong một thời gian dài chúng ta không nhận thức đúng đắn về chủ nghĩa xã hội về quy luật sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Sự phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tạo nên tính đa dạng hoá các loại hình sở hữu ở Việt Nam từ đó tạo nên tính đa dạng của nền kinh tế nhiền thành phần. Thực tế cho thấy một nền kinh tế nhiều thành phần phải bao gồm nhiều hình thức sở hữu chứ không đơn thuần là hai hình thức sở hữu trong giai đoạn xưa kia.
Đa dạng hoá các loại hình sở hữu trong nền kinh tế Việt Nam Đa dạng hoá các loại hình sở hữu trong nền kinh tế Việt Nam
Nền văn minh nhân loại suy cho cùng là do sự phát triển đúng hướng của lực lượng sản xuất quyết định. Do đó việc nghiên cứu quy luật vận động và những hình thức phát triển của lực lượng sản xuất là một vấn đề hết sức quan trọng . Thời kỳ quá độ lên chủ nghiã xã hội ở Việt Nam là thời kỳ cải biến cách mạng sâu sắc, toàn diện và triệt để về mọi mặt. Từ xã hội cũ sang xã hội mới XHCN. Thời kỳ đó bắt đầu từ khi giai cấp vô sản lên nắm chính quyền. Cách mạng vô sản thành công vang dội và kết thúc khi đã xây dựng xong cơ sở kinh tế chính trị tư tưởng của xã hội mới. Đó là thới kỳ xây dựng từ lực lượng sản xuất mới dẫn đến quan hệ sản xuất mới, quan hệ sản xuất mới hình thành lên các quan hệ sở hữu mới. Từ cơ sở hạ tầng mới hình thành nên kiến trúc thượng tầng mới. Song trong một thời gian dài chúng ta không nhận thức đúng đắn về chủ nghĩa xã hội về quy luật sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Sự phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tạo nên tính đa dạng hoá các loại hình sở hữu ở Việt Nam từ đó tạo nên tính đa dạng của nền kinh tế nhiền thành phần. Thực tế cho thấy một nền kinh tế nhiều thành phần phải bao gồm nhiều hình thức sở hữu chứ không đơn thuần là hai hình thức sở hữu trong giai đoạn xưa kia.
Phân tích cơ cấu kinh tế nhiều thành phần ở nước ta hiện nay và ích lợi của việc sử dụng cơ cấu nhiều thành phần đó vào phát triển Kinh tế – Xã hội trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Phân tích cơ cấu kinh tế nhiều thành phần ở nước ta hiện nay và ích lợi của việc sử dụng cơ cấu nhiều thành phần đó vào phát triển Kinh tế – Xã hội trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Trên thế giới hiện nay là các quốc gia đang cố gắng xây dựng mô hình kinh tế có sự kết hợp giữa kế hoạch và thị trường, mà trong đó cơ cấu kinh tế nhiều thành phần là cốt lõi. Riêng đối với nước ta, sau một thời gian dài duy trì mô hình kinh tế tập trung đã thấy sự không phù hợp của nó. Chính vì vậy, năm 1986, Đại hội Đảng VI đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện nền kinh tế xã hội nhằm đưa đất nước dần thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng vào những năm cuối thập kỷ 80. Đây là cái mốc quan trọng đánh dấu sự ra đời của kinh tế hàng hoá nhiều thàn phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN. Tiếp đó đại hội Đảng VII, VIII, IX tiếp tục hoàn thiện và cụ thể hoá bằng các chính sách, cơ chế nhằm kiên trì xây dưng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, trong đó giữ vững vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước. Hiện nay nền kinh tế nhiều thành phần nước ta đang trong quá trình chuyển đổi. Các thành phần kinh tế này đan xen vào nhau, vừa hợp tác, vừa cạnh tranh với nhau luôn vận động và có sự chuyển hoá trong quá trình phát triển. Phân tích cơ cấu kinh tế nhiều thành phần và ích lợi của nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc phát triển Kinh tế – Xã hội trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam. Biết những mặt mạnh để phát huy và những mặt hạn chế cần khắc phục, chúng ta sẽ xây dựng được một nền kinh tế phát triển hoàn thiện và vững chắc, đưa đất nước ra khỏi đói nghèo, phát triển toàn diện về mọi mặt, sánh nganh cùng các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.
Vai trò của Kinh tế Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN Vai trò của Kinh tế Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
Nước ta bắt dầu dổi mới nền kinh tế từ những năm chín mươi cho đến nay đã qua mười năm .Trong dó vai trò chủ đạo, dẫn dắt, điều tiết nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần của kinh tế Nhà nước luôn được Đảng quan tâm, coi trọng và đã đạt được những thành tựu bước đầu rất khả quan cả trong lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, cả đường lối đối nội và đối ngoại của đất nước.Để phát triển nền kinh tê theo định hướng XHCN trong Nghị quyết Đại hội Đảng IX đã khẳng định chủ trương nhất phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác, cạnh tranh lành mạnh trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo và quuyết định, kinh tế Nhà nước cùng kinh tế tập thể trở thành cơ sở vững chắc của nền kinh tế quốc dân và một lần nữa nhấn mạnh nhiệm vụ “Tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế Nhà nước để thực hiện tốt vai trò chủ đạo nền kinh tế”. Có như thế mới phát huy được đặc diểm của kinh tế XHCN Nhằm thể hiện rõ vai trò của thành phần kinh tế Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi kinh tế Nhà nước phải đổi mới để giữ vững vai trò chủ đạo, thúc đẩy các thành phần kinh tế khác cùng phát triển. Vì vậy việc nghiên cứu những giải pháp để phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt nam hiện nay là hết sức quan trọng. Với tầm quan trọngcủa nó em đã chọn đề tài :
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta
Công cuộc xây dựng xã hội mới phải được tiến hành toàn diện trên các mặt: quan hệ sản xuất, lực lượng sản xuất, nền văn hoá và những con người của xã hội đó. Công nghiệp hoá chính là con đường và bước đi tất yếu để tạo ra cơ sở vật chất - là thuật cho nền sản xuất lớn hiện đại. Xây dựng cơ sở vật chất - là thuật cho nền sản xuất lớn hiện đại là một quy luật chung, phổ biến đối với tất cả các nước. Tuy nhiên, tuỳ từng nước khác nhau, do điểm xuất phát tiến lên không giống nhau nên cách thức tiến hành xây dựng cơ sở vật chất - là thuật cho nền sản xuất lớn hiện đại sẽ không giống nhau. Đối với những nước có nền kinh tế kém phát triển như nước ta, nền sản xuất nhỏ, là thuật thủ công là chủ yếu... công nghiệp hoá là quá trình chủ mang tính quy luật để tạo ra cơ sở vật chất - là thuật cho nền sản xuất lớn hiện đại. Chính vì vậy tại đại hội VIII Đảng ta khẳng định: tiếp tục sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh, vững bước đi lên CNXH - là nhiệm vụ sắp tới của dân tộc ta. Những thành tựu sau 10 năm đổi mới, đặc biệt là kết quả thực hiện vượt mức những mục tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm1991 - 1995 đã đưa nền kinh tế nước ta khỏi khủng hoảng và tạo được nhứng tiền đề cho phép chuyển sang giai đoạn của sự phát triển đất nước. Cũng tại đại hội lần thứ VIII của Đảng công sản Việt Nam xuất phát từ nguyện vọng và ý chí của nhân dân. Từ điều kiện và khả năng thực tế của đất nước trong bối cảnh và xu thế của thời đại ngày nay đã khẳng định quyết tâm phấn đấu đưa nước Việt Nam trở thành một nước công nghiệp vào khoảng năm 2020.
Nguồn gốc, bản chất của lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường Nguồn gốc, bản chất của lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường
Việt Nam - một đất nước được cả thế giới biết đến với những chiến công vang dội trên mặt trận bảo vệ tổ quốc ở vài thập kỳ trước. Còn hiện nay trước ngưỡng cửa của thế kỷ 21 - Việt Nam đang là một nước thuộc nhóm nghèo nhất thế giới, với thu nhập bình quân đầu người trên dưới 300 USD. Những chiến thắng trên mặt trận không thể làm ra được chiến công về kinh tế, sách lược chiến trường không thể là chiến lược về kinh tế. Một thời chúng ta đã ngộ nhận xem lợi nhuận là cái gì đó là phạm trù không có ở CNXH, chúng ta đã cho rằng sản xuất là chỉ để phục vụ chứ không phải vì lợi ích vì mục đích lợi nhuận. Ngày nay trong thời kỳ quá độ lên CNXH chúng ta đang đẩy nhanh quá trình CNH - HĐH đất nước đưa nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần có sự điều tiết vĩ mô của nhà nước thì lợi nhuận là thước đo nhạy cảm để xem xét đánh giá sự tồn tại và sự phát triển của các doanh nghiệp; Nếu doanh nghiệp (DN) đó làm ăn thua lỗ thì thị trường sẽ loại doanh nghiệp đó ra khỏi sân khấu kinh tế, và nếu ngược lại thì doanh nghiệp đó tiếp tục phát triển. Lợi nhuận phải thực sự từ năng suất - chất lượng - hiệu quả trong sản xuất - kinh doanh chân chính, từ tài năng quản lý sản xuất kinh doanh (KD) hiện đại mà tạo ra giá trị lợi nhuận về cả kinh tế, văn hoá - một truyền thống văn hoá cốt cách của người Việt Nam. Hơn bao giờ hết, lợi nhuận (P) là sự sống còn của doanh nghiệp, là động lực phát triển.
Kinh tế nhà nước Kinh tế nhà nước
Nền kinh tế nhà nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH là một nền kinh tế nhiều thành phần. Đó là một tất yếu khách quan. Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần tồn tại không phải do ý muốn chủ quan của nhà nước, nó tồn tại và phát triển phụ thuộc vào những tiền đề kinh tế, chính trị khách quan của nền kinh tế. Trong cơ cấu kinh tế này mà thành phần kinh tế luôn có vai trò vị trí và vận động phát triển theo một xu hướng nhất định. Nhưng xuất phát từ tính quy luật vốn có của nền kinh tế. Trong cơ cấu kinh tế này mỗi thành phần kinh tế luôn có vai trò vị trí và vận động, phát triển theo một xu hướng nhất định. Nhưng xuất phát từ tính quy luật vốn có của nền kinh tế đều vận động theo hướng đến mục tiêu lợi ích. Nhưng Đảng và Nhà nước luôn khẳng định kinh tế nhà nước luôn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Thực tiễn trong hơn 10 năm đổi mới vừa qua Đảng và Nhà nước đã có nhiều cố gắng củng cố, nâng cao vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước và hiện nay vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước đang từng bước được khẳng định. Tuy nhiên hiện nay đang có rất nhiều ý kiến khác nhau về việc phát triển thành phần kinh tế này: đổi mới, cổ phần sắp xếp, nâng cao hiệuquả. Vì vậy trong đề án này tôi tập trung đi vào việc nghiên cứu quan niệm về kinh tế thị trường, tính tất yếu và nội dung vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế nhiều thành phần, vai trò của nó được thể hiện như thế nào, các giải pháp để trong thời gian tới tăng cường vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước ở nước ta. Tôi hi vọng nó sẽ góp phần nhỏ để mọi người hiểu hơn về thành phần kinh tế này và góp một phần vào việc phát triển kinh tế nhà nước trở lên vững mạnh.
Sự phát triển của các hình thái kinh tế Sự phát triển của các hình thái kinh tế
Dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, giai cấp công nhân còn được gọi là giai cấp vô sản, là giai cấp hoàn toàn không có tư liệu sản xuát, phải bán sức lao động cho nhà tư bản để kiếm sống. Là giai cấp gắn liền với sản xuất đại công nghiệp và được nền công nghiệp rèn luyện, giai cấp công nhân có tính tổ chức, kỷ luật cao và có điều kiện thuận lợi tập hợp lực lượng, biểu thị sức mạnh của mình. Là giai cấp bị áp bức, bóc lột, có lợi ích đối lập trực tiếp với giai cấp tư sản, giai cấp công nhân kiên quyết đấu tranh chống giai cấp tư sản, có khả năng đoàn kết với quần chúng lao động bị áp bức bóc lột trong cuộc đấu tranh chung. Cùng với sự phát triển không ngừng của sản xuất đại công nghiệp, giai cấp công nhân không ngừng lớn lên về mặt số lượng và chất lượng. Do lợi ích đối lập của giai cấp tư sản, giai cấp công nhân không ngừng đấu tranh chống giai cấp tư sản. Cuộc đấu tranh ấy dẫn đến hình thành ý thức giai cấp và chính đảng của giai cấp công nhân. Thông qua chính đảng tiên phong của mình, giai cấp công nhân lãnh đạo cuộc đấu tranh giành chính quyền tiến hành cuộc cải biến cách mạng đối với xã hội không có giai cấp, do đó, giai cấp công nhân tự xoá bỏ với tư cách là một giai cấp.
Khả năng vận dụng mô hình công ty mẹ - Công ty con trong nền kinh tế Việt Nam Khả năng vận dụng mô hình công ty mẹ - Công ty con trong nền kinh tế Việt Nam
Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang là thách thức lớn đối với Việt Nam trên con đường đổi mới. Để đối đầu với những thách thức đó,Việt Nam đang nỗ lực tiếp thu và tăng cường đổi mới công nghệ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng sự đòi hỏi của quy luật tích tụ và tập trung sản xuất.... Do vậy, việc tập trung nguồn lực và quản lý nguồn lực một cách có hiệu quả luôn là một nhu cầu cấp thiết đặc biệt là vốn. Một trong những giải pháp được đề cập đến là áp dụng thí điểm mô hình công ty mẹ - công ty con mà trước hết là giải quyết tốt mối quan hệ giữa tổng công ty với các doanh nghiệp thành viên thông qua mô hình này. Mô hình công ty mẹ - công ty con là một trong những loại hình được áp dụng ngày càng rộng rãi trên thế giới và đó là công cụ để hình thành nên các công ty xuyên quốc gia. Nguyên nhân thực sự là ở khả năng huy động vốn lớn từ xã hội mà vẫn duy trì được quyền kiểm soát, khống chế của công ty mẹ ở các công ty con. Để duy trì tốc độ phát triển cao, Việt Nam đã phải đối mặt với những thách thức về nguồn lực đầu tư cho phát triển. Muốn duy trì được tốc độ phát triển 6 - 7% hàng năm thì vốn đầu tư ước tính lên tới 400 - 500 tỷ USD. Do vậy, việc thí điểm mô hình công ty mẹ - công ty con hiện nay là hết sức cần thiết. Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành trung ương Đảng khoá IX đã đề ra chủ trương xây dựng một số tập đoàn kinh tế Nhà nước mạnh, đổi mới tổ chức các tổng công ty và doanh nghiệp nhà nước theo mô hình công ty mẹ - công ty con.
Lý luận hình thái kinh tế - xã hội Lý luận hình thái kinh tế - xã hội
Lý luận hình thái kinh tế – xã hội là lý luận cơ bản và giữ một vị trí hết sức quan trọng của chủ nghĩa duy vật lịch sử do K.Marx xây dựng nên. Lý luận hình thái kinh tế - xã hội đã được thừa nhận là lý luận khoa học và là phương pháp luận cơ bản trong việc nghiên cứu lĩnh vực học. Nhờ có lý luận hính thaí kinh tế – xã hội, lần đầu tiên trong lịch sử xã hội học K. Marx đã chỉ rõ nguồn gốc, động lực bên trong, nội tại của sự phát triển xã hội, chỉ rõ được bản chất của từng chế độ xã hội. Như vậy qua lý luận hình thái kinh tế – xã hội giúp chúng ta nghiên cứu một cách đúng đắn và khoa học vận hành của xã hội trong mỗi giai đoạn nhất định. Nhưng ngày nay, đứng trước những sự kiện lớn như sự sụp đổ của các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu, đặc biệt là Liên Xô - ngọn cờ đầu của chủ nghĩa xã hội, lý luận hình thái kinh tế xã hội bị phê phán từ rất nhiều phía sự phê phán không chỉ từ phía đối lập của chủ nghĩa Marx- Lênin mà còn cả một số người đã từng đi theo con đường của chủ nghĩa Marx – Lênin. Nói chung họ cho rằng: lý luận hình thái kinh tế xã hội đã lỗi thời, lạc hậu không thể áp dụng vào điều kiện hiện nay mà phải thay thế bằng một lý luận khác. Trước tình hình đó buộc chúng ta làm rõ thực chất của lý luận hình thái kinh tế xã hội và giá trị về mặt khoa học, tính thời đại của nó là rất cần thiết ; về thực tiễn nước ta đang trong quá trình xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong quá trình đó rất nhiều vấn đề khó khăn được đặt ra đòi hỏi phải nghiên cứu giải quyết.
Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội với sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở Việt Nam Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội với sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở Việt Nam
Lý luận, hình thái kinh tế - xã hội là lý luận cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử do C. Mác xây dựng lên. Nó có vị trí quan trọng trong triết học Mác. Lý luận đó đã được thừa nhận Lý luận khoa học và là phương pháp luận cơ bản trong việc nghiên cứu lĩnh vực xã hội. Nhờ có lý luận hình thái kinh tế - xã hội, lần đầu tiên trong lịch sử loài người, Mác đã chỉ rõ nguồn gốc, động lực bên trong, nội tại của sự phát triển xã hội, chỉ rõ được bản chất của từng chế độ xã hội. Lý luận đó giúp chúng ta nghiên cứu một cách đứng đắn và khoa học sự vận hành của xã hội trong giai đoạn phát triển nhất định cũng như tiến trình vận động lịch sử nối chung của xã hội loài người Song, ngày nay. Đứng trước sự sụp đổ của các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, lý luận đó đang được phê phán từ nhiều phía. Sự phê phán đó không phải từ phía kẻ thù của chủ nghĩa Mác mà còn cả một số người đã từng đi theo chủ nghĩa Mác. Họ cho rằng lý luận, hình thái kinh tế - xã hội của chủ nghĩa Mác đã lỗi thời trong thời đại ngày nay. Phải thay thế nó bằng một lý luận khác, chẳng hạn như lý luận về các nền văn minh. Chính vì vậy làm rõ thực chất lý luận hình thái kinh tế - xã hội, giá trị khoa học và tính thời đại của nó đang là một đòi hỏi cấp thiết . Về thực tiễn, Việt Nam đang tiến hành công cuộc xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Công cuộc đó đang đặt ra hàng loạt vấn đề đòi hỏi các nhà khoa học trên các lĩnh vực khác nhau phải tập chung nghiên cứu giải quyết. Trên cơ sở làm rõ giá trị khoa học của lý luận hình thái kinh tế - xã hội , việc vận dụng lý luận đóvào điều kiện Việt Nam; vạch ra những mối liên hệ hợp quy luật và đề ra các giải pháp nhằm đảm bảo thực hiện thắng lợi công cuộc xây dựng đất nước Việt Nam thành một nước giàu, mạnh, xã hội công bằng văn minh cũng là một nhiệm vụ thực tiễn đang đặt ra.
Mối quan hệ biện chứng giữa các thành phần kinh tế ở nước ta hiện nay Mối quan hệ biện chứng giữa các thành phần kinh tế ở nước ta hiện nay
Mười năm nỗ lực phấn đấu, nhất là 5 năm qua, nhân dân ta đã tạo nên những đổi mới kinh tế quan trọng. Trong khi nhịp độ tăng trưởng nhanh và vượt mức kế hoạch thì cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch theo hướng tiến bộ. Và một trong những nguyên nhân để tạo nên sự tăng trưởng kinh tế là nước ta bước đầu hình thành nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Phát triển quan điểm kinh tế của Đại hội VI, Hội nghị lần thứ VI Ban chấp hành Trung ương đã khẳng định phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần là một chủ trương chiến lược lâu dài trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Việc chuyển sang nền kinh tế nhiều thành phần chính là để giải phóng sức sản xuất, động viên tối đa mọi nguồn lực bên trong và bên ngoài để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội, cải thiện đời sống nhân dân. Không thể có các thành tựu kinh tế như vừa qua nếu không thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần. Vì thế phát triển kinh tế nhiều thành phần, mở cửa thu hút đầu tư trực tiếp của bên ngoài là chiến lược đúng đắn.
Lạm phát và tăng trưởng kinh tế Lạm phát và tăng trưởng kinh tế
Trong đời sống hàng ngày, lạm phát là một trong những vấn đề của kinh tế học vĩ mô. Nó đã trở thành mối quan tâm lớn của các nhà chính trị và công chúng. Lạm phát dã được đề cập rất nhiều trong các công trình nghiên cứu của các nhà kinh tế . Để triển khai thực hiện thắng lợi nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng, cần phải động viên mọi nguồn lực tạo nên sức mạnh tổng hợp nhằm đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Tăng trưởng bền vững và ổn định lạm phát ở mức thấp đó là những mục tiêu hàng đầu của điều tiết vĩ mô ở tất cả các nước. Không có gì đáng ngạc nhiên khi câu hỏi có sự tồn tại và bản chất của mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế đã được các nhà kinh tế hoạch định chính sách đặc biệt quan tâm và trở thành trung tâm của nhiều cuộc tranh luận về chính sách. Chính vì những tác hại to lớn do lạm phát gây ra cho nền kinh tế mà việc nghiên cứu lạm phát là ọt vấn đề cần thiết và cấp bách đối với nền kinh tế đặc biệt là nền kinh tế thị trường còn non nớt như nền kinh tế ở nước ta. Chúng ta cần phải tìm hiểu xem lạm phát lá gì ? Do đâu mà có lạm phát ? Tại sao người ta lại quan tâm đến lạm phát? Bài viết này sẽ điểm lại một cách có hệ thống các lý thuyết, các bằng chứng thực nghiệm về lạm phát và mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế cũng như đưa ra một số gợi ý về hướng điều tiết vĩ mô của Việt Nam trong thời gian tới.
Sự cần thiết khách quan và giải pháp phát triển kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN Sự cần thiết khách quan và giải pháp phát triển kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN
Sự chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoà tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN ở nước ta hiện nay lầ một tất yếu khách quan. Quá trình chuyển đổi đó được bắt đầu từ đại hội VI năm 1986. Trong quá trình chuyển đổi từ đó đến nay nền kinh tế nước ta đã thu được rất nhiều thành tựu to lớn. Việc chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN đã đưa nước thoát khỏi sự trì trệ về phát triển kinh tế sang một nền kinh tế mới, phát triển mạnh hơn. Trong tương lai, có thể nền kinh tế nước ta sẽ theo kịp được nền kinh tế của những nước phát triển trên thế giới. Những thành công bước đầu của nền kinh tế có được là do Đảng và nhà nước ta đã nhận ra rằng sự vận dụng và sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, Đảng và Nhà nước ta đã chủ chương chuyển đổi từ cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường, nhưng nền kinh tế nước ta không phải là nền kinh tế thị trường thuần tuý mà là nền kinh tế thị trường có sự tham gia của nhà nước với tư cách là người điều tiết nền kinh tế theo định hướng XHCN.
Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng CNH-HĐH trong điều kiện hội nhập kinh tế Quốc Tế. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng CNH-HĐH trong điều kiện hội nhập kinh tế Quốc Tế.
Việt Nam đi lên CNXH từ một nước nông nghiệp lạc hậu, cơ sở vật chất- kỹ thuật , trình độ của lực lượng sản xuất chưa phát triển hoàn thiện. Sự phân công lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật ở các ngành kinh tế then chốt như : Công nghiệp-Nông nghiệp -Dịch vụ chưa hợp lý và vẫn lạc hậu. Vì vậy CNH-HĐH là quá trình tạo ra những điều kiện vật chất - kỹ thuật, khoa học công nghệ, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung hay cơ cấu ngành kinh tế nói riêng, nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực, đẻ không ngừng tăng năng suất lao động làm cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh, nâng cao đời sống vật chất và văn hoá cho nhân dân. Từ đó thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái. Đó cũng chính là mục tiêu tổng quát trong sự nghiệp CNH-HĐH của nước ta được Đảng Cộng Sản Việt Nam xác định tại Đại hội VIII : Xây dựng nước ta trở thành một Nước có cơ sở vật chất- kỹ thuật hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với quá trình phát triển của lực lượng sản xuất, đồi sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giau Nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Do đó nhiệm vụ tất yếu của Đảng và toàn dân ta trong thời điểm hiện nay là: 1. Phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật thông qua việc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và vùng kinh tế hiệu quả, hợp lí theo hướng CNH-HĐH ( là nhiệm vụ trọng tâm) 2. Từng bước xây dựng quan hệ sản xuất mới XHCN thông qua thực hiện chính sách nền kinh tế nhiều thành phần. 3. Mở rộng nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại. Trong bài tiểu luận này Em tập trung nghiên cứu về chủ đề: Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng CNH-HĐH trong điều kiện hội nhập kinh tế Quốc Tế.
Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập với việc phân tích hệ thống các mâu thuẫn biện chứng của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập với việc phân tích hệ thống các mâu thuẫn biện chứng của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay
Cùng với xu thế của thời đại và thế giới thì việc chuyển sang nền kinh tế thị trường của Việt Nam là tất yếu. Vào những năm 70 , cuối những năm 80 của thế kỷ XX , khi mà những khủng hoảng kinh tế trong hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa đã phát triển đến đỉnh điểm, Việt Nam cũng không nằm ngoài tình trạng này . Trước tình hình này , Đảng và Nhà nước ta đã quyết định chuyển nền kinh tế đất nước từ cơ chế tập trung quan liêu , bao cấp sang nền kinh tế thị trường, mà mốc đánh dấu là Đại hội Đảng VI (tháng 12 năm 1986). Kinh tế thị trường là một nền kinh tế phát triển nhất cho tới nay với rất nhiều mặt ưu đIểm. Tuy nhiên, trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường , nước ta không tránh khỏi những khó khăn . Theo quan đIển triết học duy vật biện chứng thì bất cứ một sự vật , hiện tượng nào cũng chứa đựng trong nó những mâu thuẫn của các mặt đối lập . Điều này cũng đúng trong nền kinh tế thị truờng ở Việt Nam hiện nay, trong lòng nó đang chứa đựng các mâu thuẫn . Trong giai đoạn chuyển tiếp này , trước hết đó là mâu thuẫn của sự xuất hiện cơ chế mới của nền kinh tế thị trường và cơ chế cũ trong nền kinh tế tập trung , quan liêu , bao cấp ; mâu thuẫn giữa yêu cầu phát triển với kiến trúc thượng tầng về mặt chính trị , pháp lý , quan điểm , tư tưởng . Mâu thuẫn giữa tính tự phát của sự phát triển kinh tế thị trường (theo chủ nghĩa tư bản) với định hướng xã hội chủ nghĩa , mâu thuẫn giữa mặt tích cực và mặt tiêu cực của kinh tế thị trường… Những mâu thuẫn này đang hiện diện và tác động mạnh mẽ tới quá trình phát triển nền kinh tế đất nước . Việc nhận thức rõ vấn đề này và giải quyết chúng có ý nghĩa vô cùng quan trọng để thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế Việt Nam hiện nay . Đây là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta .
Một số vấn đề kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Một số vấn đề kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Sau 15 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng , bằng sự nỗ lực sáng tạo của quần chúng , các nghành, các cấp, chúng ta đã vượt qua được khủng hoảng, đạt được những thành tựu to lớn và rất quan trọng trong hoạt động thực tiễn trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội: kinh tế tăng trưởng nhanh, chính trị ổn định, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tận dụng nguồn vốn và công nghệ, phát huy nội lực đất nước, đẩy mạnh công nghiệp hoá-hiện đại hoá, bộ mặt kinh tế-xã hội thay da đổi thịt từng ngày, đời sống đại bộ phận nhân dân được cải thiện rõ nét. Trong quá trình đổi mới, một trong những vấn đề tư duy lý luận cốt lõi thuộc về đường lối là sự chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Với mong muốn tìm hiểu các vấn đề khi xây dựng và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam như: vì sao chúng ta phải phát triển kinh tế thị trường, mục đích phát triển kinh tế thị trường là gì, những đặc điểm và thực trạng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta...
Vai trò, thực trạng của kinh tế tư bản tư nhân, đánh giá kinh tế tư bản tư nhân và một số phương hướng giải pháp. Vai trò, thực trạng của kinh tế tư bản tư nhân, đánh giá kinh tế tư bản tư nhân và một số phương hướng giải pháp.
Trong quá trình chuyển sang kinh tế thị trường theo định hướng XHCN vấn đề phát triển cơ cấu kinh tế nhiều thành phần được đặt ra như một yêu cầu tất yếu đối với nềnkinh tế Việt Nam. Kinh tế tư bản tư nhân là một bộ phận trong cơ cấu ấy đã có một thời kỳ bị coi là đối lập với kinh tế XHCN, vì vậy phải nằm trong diện cải tạo xoá bỏ. Song thực tiễn đã cho thấy quan niệm như vậy là cực đoan và sự xuất hiện trở lại của kinh tế tư bản tư nhân đã góp phần không nhỏ vào sự thay đổi bộ mặt của nền kinh tế theo hướng tích cực. Cùng với chủ trương chuyển nền kinh tế Việt Nam sang nền kinh tế thị trường , Đảng và nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách để khuyến khích sự phát triển của các thành phần kinh tế, trong đó có kinh tế tư bản tư nhân. Tuy nhiên, kinh tế tư bản tư nhân, thành phần kinh tế non trẻ của nước ta đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Nhiều vấn đề bất cập trong xã hôi, trong chủ trương chính sách và tổ chức quản lý đang là trở ngại cho sự phát triển của thành phần kinh tế này. Nền kinh tế Việt Nam đang đứng trước những thời cơ và thách thức mới. Cơ hội phát triển rút ngắn, thực hiện thành công CNH, HĐH phấn đấu đưa Việt Nam về cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020 là hiện thực. Tuy nhiên, để thực hiện được mục tiêu này đòi hỏi phải có vốn đầu tư lớn với sự giải phóng tối đa lực lượng sản xuất xã hội. Trong bối cảnh các nguồn lực kinh tế của Việt Nam còn đang hạn chế, xây dựng một nền kinh tế nhiều thành phần, còn kinh tế tư bản tư nhân như một động lực phát triển cơ bản là một hướng đi hoàn toàn đúng đắn. Trong những năm vừa qua mặc dù đã có bước phát triển tốt, kinh tế tư bản tư nhân Việt Nam vẫn chưa thực sự có được một vai trò tương xứng với tiềm năng của nó.
Sự điều tiết kinh tế của nhà nước tư sản hiện đại Sự điều tiết kinh tế của nhà nước tư sản hiện đại
hủ nghĩa tư bản với tư cách là một phương thức sản xuất xã hội từ khi ra đời cho đến nay, nó đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển. Mỗ giai đoạn phát triển nó đều dựa trên nền tảng của giai đoạn trước nó, nó vừa kế thừa của giai đoạn trước, vừa là sự vươn lên hoặc phủ định lại giai đoạn trước. Trong quá trình phát triển đó ta đã thấy rằng sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế là một tất yếu khách quan, vai trò của nhà nước ngày càng trở nên quan trọng. Bởi vì, xã hội mới mà chúng ta muốn xây dựng trong chủ nghĩa tư bản là một nhà nước tư sản hiện đại – phải tính đến một cách đầy đủ những đặc điểm mới về số lượng và chất lượng của sự phát triển xã hội hoặc nói rộng hơn của nền văn minh tri thức, phát triển cao nhất về con người tri thức, của những khoa học kỹ thuật hiện đại. Nhưng để đáp ứng và đièu khiển nền kinh tế xã hội mà khoa học kỹ thuật công nghệ ngày càng phát triển, tình hình chính trị thế giới ngày càng phức tạp, bất ổn của chủ nghĩa tư bản hiện đại đó thì nhà nước tư sản hiện đại phải tự đièu chỉnh vai trò của mình trong sự điều tiết nền kinh tế. Sự điều tiết caủ nhà nước tư sản hiện đại đó phải dựa trên những mối tương quan khách quan giữa lực sản xuất và quan hệ sản xuất. Sự điều tiết kinh tế đó cũng chính là nội dung của Đề án Kinh tế chính trị này.
Thưc trạng vận dụng quy luật giá trị vào nền kinh tế nước ta thời gian qua và những giải pháp đề ra nhằm vận dụng quy luật giá trị vào nền kinh tế Viêt Nam Thưc trạng vận dụng quy luật giá trị vào nền kinh tế nước ta thời gian qua và những giải pháp đề ra nhằm vận dụng quy luật giá trị vào nền kinh tế Viêt Nam
Đứng trước xu thế phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới thì nước Việt Nam ta còn là một trong những nước có nền kinh tế chậm phát triển, nghèo nàn và lạc hậu. Cơ sở hạ tầng thấp kém, trình độ quản lý lạc hậu, khoa học kỹ thuật kém phát triển... hơn nữa nạn thất nghiệp, tham ô lạm phạt, ô nhiễm môi trường... vẫn luôn là một trong những vấn đề bức xúc chưa hạn chế được. Tuy vậy ta cũng không thể một sớm một chiều mà có thể khắc phục được những yếu điểm đó mà ta phải dần dần khắc phục. Song hành với nó ta phải liên tục vận dụng những thành tựu của khoa học kỹ thuật và kinh tế để phát triển đất nước. Đất nước Việt Nam ta đang đứng trước những khó khăn lớn về mọi mặt nhất là trong phát triển kinh tế, do đó chúng ta cần phải áp dụng những biện pháp phát triển kinh tế thật thận trọng, khẩn trương và làm sao để có hiệu quả nhất. Chính vì vậy việc áp dụng quy luật giá trị vào việc phát triển kinh tế là rất quan trọng. Chúng ta cần phải thật linh hoạt trong từng vấn đề, từng lĩnh vực của sự phát triển kinh tế. Tiểu luận được trình bày với nội dung chính là việc khẳng định lại một lần nữa tính tất yếu trong quản lý và phát triển kinh tế.
 
(Chú ý: Website đang trong giai đoạn hoạt động thử nghiệm, đang định xin giấy phép MXH của Bộ TT & TT)
Lên đầu trang
Array
(
    [type] => 8192
    [message] => preg_replace(): The /e modifier is deprecated, use preg_replace_callback instead
    [file] => /home/pwhqfmvb/GiangVien/includes/countries.php
    [line] => 435
)