Chuyên cung cấp tài liệu


Từ khóa cần tìm:
Để tải tài liệu này xin mời bạn mua thẻ điện thoại VietTel mệnh giá 20.000đ và gửi mã thẻ cào cùng với địa chỉ Email của bạn và mã tài liệu KQ08 đến số điện thoại sau đây: 0988.44.1615  

Sau khi nhận được thông tin tôi sẽ gửi tài liệu vào mail cho bạn ngay và thông báo cho bạn biết

Khu kinh tế cửa khẩu và tác động của nó đối với việc phát triển vùng Đông bắc

Đặc khu kinh tế là một khu vực không gian kinh tế, mà ở đó thiết lập một chế độ ưu tiên riêng, do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ thành lập. Chế độ ưu tiên này được hình thành nhờ một loạt các điều kiện ưu đãi nhất định (như được miễn giảm các loại thuế, nới lỏng qui tắc thuế quan và ngoại hối…), nhằm thúc đẩy các hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc nghiên cứu khoa học trong khu vực.


Thông tin chi tiết
Số lượt xem
1731 Lượt xem
Cú pháp nhắn tin
Ngày đưa lên
Đăng ngày 18-07-2012 03:45:01 PM
Mã Tài liệu
KQ08
Tổng điểm Đánh giá
0 điểm
Chia sẻ
Cho điểm tài liệu này
1 2 3 4 5
Đặt hàng
Phần I: KHU KINH TẾ CỬA KHẨU VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN VÙNG ĐÔNG BẮC
 
I. Một số khái niệm về khu kinh tế cửa khẩu:
1. Khái niệm:
Thuật ngữ khu kinh tế cửa khẩu mới được dùng ở Việt Nam trong một số năm gần đây khi quan hệ kinh tế-thương mại Việt Nam và Trung Quốc đã có những bước phát triển mới, đòi hỏi phải có mô hình kinh tế phù hợp nhằm khai thác các tiềm năng, thế mạnh kinh tế của hai nước thông qua các cửa khẩu biên giới. Bên cạnh đó Việt Nam còn có biên giới với Lào và Campuchia, tuy họ là các quốc gia nhỏ, còn khó khăn về kinh tế, nhưng lại có vị trí hết sức quan trọng là nằm trong tiểu vùng sông Mêkông. Giữa các quốc gia thuộc tiểu vùng sông Mêkông đang có nhiều dự án xây dựng cầu, đường thúc đẩy phát triển kinh tế theo tuyến hành lang Đông-Tây trên cơ sở dòng chảy tự nhiên của sông Mêkông. Tât cả các điều kiện thuận lợi trên chỉ có thể phát huy tốt nếu có các mô hình kinh tế thích hợp, trong đó phải kể đến khu kinh tế cửa khẩu.
Để đưa ra được khái niệm về khu kinh tế cửa khẩu, cần phải dựa trên cơ sở của nhiều khái niệm có liên quan. Khái niệm được đề cập đến đầu tiên là “giao lưu kinh tế qua biên giới”, từ trước đến nay khái niệm về “giao lưu kinh tế qua biên giới” thường được hiểu theo nghĩa hẹp là các hoạt động trao đổi thương mại, trao đổi hàng hoá giữa cư dân sinh sống trong khu vực biên giới, hoặc giữa các doanh nghiệp nhỏ đóng tại các địa bàn biên giới xác định, thuộc tỉnh có cửa khẩu biên giới. Thương mại qua các cửa khẩu biên giới có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau: trao đổi hàng hoá qua các cặp chợ biên giới, nơi cư dân 2 bên biên giới thực hiện các hoạt động mua/bán hàng hoá trên cơ sở tuân thủ các quy định của Nhà nước về tổng khối lượng hoặc tổng giá trị trao đổi. Địa điểm cho các cặp chợ này do chính quyền của cả 2 bên thỏa thuận. Hoặc là các hoạt động thương mại biên giới thực hiện dưới dạng trao đổi hàng hoá giữa hai xí nghiệp nhỏ tại địa phương với các đối tác của mình ở bên kia biên giới. Thông thường, đây là các hoạt động trao đổi hàng hoá với giá trị không lớn lắm. Trong khi đó, hiểu theo nghĩa rộng, giao lưu kinh tế qua biên giới bao gồm các dạng hoạt động trao đổi kinh tế, kĩ thuật qua các cửa khẩu biên giới, trong đó các hoạt động trao đổi thương mại là một trong những yếu tố cấu thành. Trong vòng hơn một thập kỉ vừa qua , nội dung của giao lưu kinh tế đã có những thay đổi lớn và trở thành các hoạt động hợp tác kinh tế, kĩ thuật ngày càng đầy đủ và toàn diện hơn. Trong đó, các hoạt động giao lưu kinh tế không chỉ đơn thuần là việc buôn bán, trao đổi hàng hoá thông thường mà còn bao gồm cả các hoạt động hợp tác kỹ thuật, xuất và nhập khẩu dịch vụ, thực hiện các liên doanh xuyên biên giới, các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư của phía bên kia biên giới, buôn bán các trang thiết bị kỹ thuật, liên doanh phát triển cơ sở hạ tầng, du lịch qua biên giới, v..v… Như vậy, có thể trao đổi hàng hoá đơn giản thành các hoạt động hợp tác sản xuất kinh doanh. Tại một số nước (như Trung Quốc, Thái Lan) xu hướng này ngày càng trở nên rõ ràng và trở thành hướng đi chính, dẫn tới việc thành lập các khu mậu dịch tự do biên giới, hoăc thành lập các khu hợp tác kinh tế khu vực và quốc tế.
Các lý thuyết kinh tế học phát triển đã chỉ rõ rằng giao lưu kinh tế qua biên giới với tư cách là một hình thức mở cửa kinh tế giữa các nước láng giềng có thể mang lại nhiều lợi thế cho các nước này. Sơ lược có thể đưa ra bốn lợi thế như sau: Thứ nhất, các nước láng giềng có ưu thế về vị trí địa lý, khoảng cách nối liền qua biên giới sẽ làm giảm nhiều chi phí giao thông vận tải và liên lạc; các vùng biên giới lại thường là các vùng có nguồn tài nguyên dồi dào, sản vật quý đa dạng, là những tiền đề tốt để phát triển thương mại và du lịch. Thứ hai, khu vực các cửa khẩu biên giới trên bộ hiện còn chưa phải đối mặt với cạnh tranh thương trường ở mức gay gắt như các vùng cửa khẩu hàng không hàng hải, mà chỉ là một thị trường mới mở, mang tính chất bổ sung cho các nhu cầu của nhau. Thứ ba, các nước láng giềng có trình độ phát triển không quá chênh lệch về cơ cấu ngành nghề, sản phẩm, nguyên liệu, nhu cầu thị trường. Thứ tư, buôn bán biên giới trên bộ có thể có những hình thức đa dạng hơn so với buôn bán qua các cửa khẩu hàng không, hàng hải. Nhân dân vùng biên giới hai nước qua lại buôn bán, giao lưu, làm thúc đẩy nhu cầu quan hệ, trao đổi chính thức ở cấp Nhà nước.
Giao lưu kinh tế tại khu vực các cửa khẩu biên giới là hình thức tiếp cận mới để thực hiện mục tiêu mở rộng hợp tác kinh tế giữa các nước láng giềng. Cho đến nay, lịch sử hợp tác kinh tế đã biết đến nhiều hình thức liên kết kinh tế thông thường. Trong đó, ở trình độ cao, phải kể đến các hình thức như:
- Khu vực thương mại tự do
- Liên minh thuế quan
- Thị trường chung
- Liên minh kinh tế
Trong khi đó, tại các vùng, các địa phương có trình độ phát triển kinh tế còn thấp, các hoạt động hợp tác kinh tế còn được thực hiện dưới nhiều dạng thức khác nhau. Trong đó phải kể đến là:
- Các vùng tăng trưởng: là hình thức hợp tác kinh tế mới giữa các vùng nằm kề nhau về mặt địa lý của các nước làng giềng, cho phép đạt được mục tiêu tăng trưởng nhanh hơn về thời gian, thấp hơn về chi phí. Đồng thời, chúng còn có các ưu điểm khác nhau cho phép khai thác các thế mạnh bổ sung của mỗi nước thành viên, tận dụng hiệu quả kinh tế qui mô lớn.
- Các thỏa thuận về thương mại miễn thuế: cũng là một hình thức liên kết thương mại được xem xét tại một số nước đang phát triển ở châu Á (ví dụ: giữa Ấn Độ và Nêpan. Trung Quốc và một số nước láng giềng,vv…). Những thỏa thuận này có thể dẫn đến việc thực hiện các qui định về miễn thuế quan cho một số loại hàng hoá được trao đổi gữa các nước thành viên, và thậm chí có thể làm tiền đề cho một liên minh thuế quan về sau.
- Các đặc khu kinh tế (như khu chế suất, khu công nghiệp tập trung) được áp dụng tại nhiều nước Đông Á và Đông-Nam Á trong vài thế kỉ gần đây, và ở Việt Nam hiện nay, cũng là một trong những hình thức đặc thù này.
Để tải tài liệu này xin mời bạn mua thẻ điện thoại  VietTel mệnh giá 20.000đ sau đó gửi mã số thẻ cào cùng địa chỉ email của bạn và mã tài liệu KQ08 đến số điện thoại: 0988.44.1615 Sau khi nhận được tin nhắn tôi sẽ gửi tài liệu cho bạn và thông báo cho bạn biết
Tài liệu này không có hình ảnh khác

Tài liệu cùng loại

Tên tài liệu
 Mã tài liệu
 Ngày đăng
 Lượt xem
 
(Chú ý: Website đang trong giai đoạn hoạt động thử nghiệm, đang định xin giấy phép MXH của Bộ TT & TT)
Lên đầu trang
Array
(
    [type] => 8192
    [message] => preg_replace(): The /e modifier is deprecated, use preg_replace_callback instead
    [file] => /home/pwhqfmvb/GiangVien/includes/countries.php
    [line] => 435
)