Chuyên cung cấp tài liệu


Từ khóa cần tìm:
Để tải tài liệu này xin mời bạn mua thẻ điện thoại VietTel mệnh giá 20.000đ và gửi mã thẻ cào cùng với địa chỉ Email của bạn và mã tài liệu DT28 đến số điện thoại sau đây: 0988.44.1615  

Sau khi nhận được thông tin tôi sẽ gửi tài liệu vào mail cho bạn ngay và thông báo cho bạn biết

Thực trạng và một số giải pháp về hoạt động đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty Cao su Sao vàng

Kể từ khi đất nước ta thực hiện chính sách mở cửa, chuyển nền kinh tế từ chế độ tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, để duy trì và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh buộc các doanh nghiệp phải phát huy triệt để mọi tiềm lực, mọi thế mạnh sẵn có của mình nhằm tạo lợi thế bằng hoặc hơn các doanh nghiệp khác.


Thông tin chi tiết
Số lượt xem
2107 Lượt xem
Cú pháp nhắn tin
Ngày đưa lên
Đăng ngày 17-07-2012 04:07:44 PM
Mã Tài liệu
DT28
Tổng điểm Đánh giá
0 điểm
Chia sẻ
Cho điểm tài liệu này
1 2 3 4 5
Đặt hàng

CHƯƠNG I: ĐẦU TƯ VỚI VIỆC NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP

I. NHẬN THỨC CƠ BẢN VỀ CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

1. Cạnh tranh của doanh nghiệp  trong nền kinh tế thị trường

          1.1 Khái niệm và phân loại cạnh tranh
          1.1.1 Khái niệm
          Xét từ góc độ tổng thể nền kinh tế, cạnh tranh trong cơ chế thị trường có thể được hiểu là cuộc cạnh tranh giữa các chủ thể kinh tế tham gia vào thị trường nhằm giành giật các lợi ích kinh tế về mình.
          Các chủ thể kinh tế ở đây chính là các bên bán và bên mua các loại hàng hoá mà họ mua được hay nói cách khác là họ muốn mua được loại hàng có chất lượng cao, thoả mãn nhu cầu tiêu dùng mà giá cả lại rẻ. Ngược lại, bên bán bao giờ cũng hướng tới tối đa hoá lợi nhuận bằng cách bán được nhiều hàng với giá cao. Vì vậy, các bên cạnh tranh với nhau để giành những phần có lợi hơn về mình.
          Xét ở góc độ doanh nghiệp, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp được Mac  đề cập như sau: “Cạnh tranh tư bản chủ nghĩa là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá để thu lợi nhuận siêu ngạch”. Ở đây, Mac đã đề cập đến vấn đề cạnh tranh trong một không gian hẹp chủ nghĩa tư bản lúc này cạnh tranh được xem là sự lấn át, chèn ép lẫn nhau để tồn tại, quan niệm về cạnh tranh được nhìn nhận từ góc độ khá tiêu cực.
          Ở nước ta, trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung trước đây, canh tranh giữa các doanh nghiệp được hiểu một cách cứng nhắc. Trong một thời kỳ dài, chúng ta chỉ nhìn thấy mặt trái của cạnh tranh, phê phán cạnh tranh, coi cạnh
tranh là mạnh đè bẹp doanh nghiệp yếu mà chưa thấy được những mặt tích cực của cạnh tranh. Chuyển sang nền kinh tế thị trường, quan niệm về cạnh tranh của các doanh nghiệp ở nước ta đã được thay đổi. Ngày nay, các quốc gia trên thế giới đều thừa nhận cạnh tranh và coi cạnh tranh là môi trường và động lực của sự phát triển kinh tế xã hội. Cạnh tranh của các doanh nghiệp được quan niệm là cuộc đấu tranh gay gắt, quyết liệt giữa các nhà sản xuất kinh doanh với nhau dựa trên chế độ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất nhằm giành được những điều kiện thuận lợi nhất về sản xuất và tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ để thu được lợi nhuận lớn nhất đồng thời thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển. Chúng ta cùng có thể hiểu theo nghĩa chung nhất cạnh tranh của các doanh nghiệp là sự ganh đua giữa các doanh nghiệp trong việc giành giật khách hàng hoặc thị trường mà kết quả cuối cùng là để tiêu thụ được ngày càng nhiều hàng hoá với lợi nhuận cao.
          Nếu xét trong mối tương quan giữa các doanh nghiệp với nhau và trên cơ sở nhu cầu mua sắm của xã hội thì chúng ta hiểu cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là quá trình các doanh nghiệp đưa ra các biện pháp kinh tế tích cực sáng tạo nhằm tồn tại được trên thị trường và ngày càng thu được nhiều lợi nhuận trên cơ sở tạo ra các ưu thế về sản phẩm cũng như trong tiêu thụ sản phẩm.
          1.1.2 Các loaị hình cạnh tranh
          Cạnh tranh trên thị trường giữa các doanh nghiệp được phân thành nhiều loại khác nhau. Xét theo phạm vi ngành kinh tế, cạnh tranh được chia làm 2 loại: cạnh tranh giữa các ngành và cạnh tranh trong nội bộ ngành. Để giành lợi thế trên thị trường, các doanh nghiệp phải nắm vững các loại cạnh tranh này để xác định đúng đối thủ cạnh tranh, từ đó lựa chọn chính xác vũ khí cạnh tranh phù hợp với điều kiện và đặc điểm của mình.
          Cạnh tranh giữa các ngành: là cuộc đấu tranh giữa các nhà doanh nghiệp sản xuất, mua bán hàng hoá, dịch vụ trong các ngành kinh tế khác nhau nhằm thu lợi nhuận và có tỷ suất lợi nhuận cao hơn so với vốn đã bỏ ra và đầu tư vốn vào ngành có lợi nhất cho sự phát triển. Sự cạnh tranh giữa các ngành dẫn đến việc các doanh nghiệp luôn tìm kiếm những ngành đầu tư có lợi nhất nên đã chuyển vốn từ ngành ít lơị nhuận sang ngành có nhiều lợi nhuận. Sau một thời gian nhất định, sự điều chuyển tự nhiên theo tiếng gọi của lợi nhuận này, vô hình chung hình thành lên sự phân phối vốn hợp lý giữa các ngành sản xuất, dẫn đến kết quả cuối cùng là các chủ doanh nghiệp đầu tư ở các ngành khác nhau với số vốn bằng nhau chỉ thu được lợi nhuận như nhau.
          Cạnh tranh trong nội bộ ngàn: là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng sản xuất và tiêu thụ một loại hàng hoá hoặc dịch vụ nào đó. Cạnh tranh trong nội bộ ngành dẫn đến sự hình thành giá cả thị trường đồng nhất đối với hàng hoá dịch vụ cùng loại trên cơ sở giá trị xã hội của hàng hoá dịch vụ đó. Trong cuộc cạnh tranh này, các doanh nghiệp thôn tính lẫn nhau. Những doanh nghiệp chiến thắng sẽ mở rộng phạm vi hoạt động của mình trên thị trường, những doanh nghiệp thua cuộc sẽ phải thu hẹp kinh doanh, thậm chí bị phá sản.
          Khi nền sản xuất hàng hoá càng phát triển, hàng hoá bán ra càng nhiều, số lượng người cung ứng càng đông thì cạnh tranh càng gay gắt. Do đó, để thắng trong cuộc chiến giành lợi nhuận tối đa, các doanh nghiệp không ngừng thu thập thông tin về các đối thủ, đem so sánh với bản thân doanh nghiệp, nhờ đó phát hiện được những lĩnh vực mà mình có ưu thế hay bất lợi trong cạnh tranh và là cơ sở để xây dựng được một chiến lược cạnh tranh đúng đắn.
 
          1.2 Vai trò của cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
          Cạnh tranh là tất yếu trong nền kinh tế thị trường. Cội nguồn của sự cạnh tranh là sự tự do trong sản xuất kinh doanh, đa dạng kiểu dáng, nhiều thành phần kinh tế, nhiều người hoạt động sản xuất kinh doanh. Cạnh tranh thực chất là một cuộc chạy đua không có đích. Chạy đua về mặt kinh tế phải luôn luôn ở phía trước để tránh những trận đòn của người chạy phía sau, và không phải chỉ để thắng một trận tuyến giữa các đối thủ mà là để thắng trên hai trận tuyến. Đó là cạnh tranh giữa những người mua với người bán và cạnh tranh giữa những người bán với nhau. Do vậy, cạnh tranh không chỉ có vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp tham gia thị trường mà còn có ý nghĩa to lớn đối với người tiêu dùng và toàn xã hội.
          - Đối với các doanh nghiệp, cạnh tranh quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, thúc đẩy doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh (cải tiến thiết bị công nghệ, sử dụng nguồn tài nguyên một cách tối ưu…), ảnh hưởng đến uy tín, quyết định vị thế của doanh nghiệp trên thương trường.
          - Đối với người tiêu dùng, cạnh tranh giúp họ thoả mãn nhu cầu về hàng hoá dịch vụ, chất lượng sản phẩm ngày càng cao cùng mức giá phù hợp với khả năng của họ.
          - Đối với nền kinh tế quốc dân thì cạnh tranh là động lực thúc đẩy sự phát triển bình đẳng của mọi thành phần kinh tế, tạo điều kiện để giải phóng lực lượng sản xuất, nâng cao tiến bộ khoa học kỹ thuật, hiện đại hoá nền sản xuất xã hội. Đó cũng là điều kiện để xoá bỏ độc quyền bất hợp lý, xoá bỏ bất bình đẳng trong kinh doanh, phát huy tính tháo vát và óc sáng tạo của các nhà quản lý doanh nghiệp, gợi mở nhu cầu thông qua việc tạo ra nhiều sản phẩm mới, nâng cao chất lượng đời sống xã hội, phát triển nền văn minh nhân loại.
          Tuy nhiên, chúng ta không thể phủ nhận mặt tiêu cực của cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh sẽ gây ra những hậu quả tiêu cực. Vì bị cuốn hút bởi các mục tiêu hạ giá thành, tăng lợi nhuận…, các doanh nghiệp đã không chịu bỏ ra chi phí cho việc xử lý các chất thải, ô nhiễm môi trường và các vấn đề xã hội khác. Ngoài ra, cạnh tranh có thể có xu hướng dẫn đến độc quyền … Để khắc phục được những tiêu cực đó thì vai trò của Nhà nước là hết sức quan trọng.
         
          1.3 Các công cụ cạnh tranh chủ yếu của doanh nghiệp
          Do sự khan hiếm nguồn lực xã hội, khả năng kinh doanh của doanh nghiệp hạn chế nên các doanh nghiệp không thể có lợi thế hơn các đối thủ về mọi mặt. Vì vậy, mỗi doanh nghiệp cần biết tận dụng những lợi thế của mình, biến chúng thành các công cụ cạnh tranh thực sự lợi hại để đạt được mục tiêu kinh tế đã đặt ra. Tuy nhiên, các mặt khác mà doanh nghiệp không có lợi thế bằng thì cũng không nên bỏ qua.
          1.3.1 Sản phẩm và chất lượng sản phẩm.
          Sản xuất cái gì? cho ai? Là câu hỏi lớn nhất mà mỗi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phải đối mặt trong cơ chế thị trường. Trả lợi được câu hỏi này có nghĩa là doanh nghiệp đã xây dựng cho mình một chính sách sản phẩm. Không một doanh nghiệp nào hoạt động trên thị trường mà lại không có sản phẩm kinh doanh cho dù là hữu hình hay vô hình. Vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp là phải làm cho sản phẩm của mình thích ứng được với thị trường một cách nhanh chóng thì mới có thể tiêu thụ hết trên thị trường, mở rộng thị trường, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
          a. Sản phẩm
          Có thể xây dựng lợi thế cạnh tranh từ sản phẩm theo hai cách:
          Đa dạng hoá sản phẩm: Mức độ đa dạng của sản phẩm thể hiện ở danh mục sản phẩm của công ty (đó là tập hợp của tất cả những loại sản phẩm và mặt hàng được đưa ra để bán). Để có thể theo kịp nhu cầu thị trường, bên cạnh việc duy trì và cải tiến các loại sản phẩm hiện đang là thế mạnh, doanh nghiệp cũng cần nghiên cứu các sản phẩm mới nhằm phát triển và mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá. Đa dạng hoá sản phẩm không chỉ là để đảm bảo đáp ứng được nhu cầu thị trường, thu nhiều lợi nhuận mà còn là một biện pháp phân tán sự rủi ro trong kinh doanh khi mà cuộc cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt, quyết liệt.
          Đi đôi với việc thực hiện đa dạng hoá sản phẩm, để đảm bảo đứng vững trong cuộc cạnh tranh, doanh nghiệp có thể thực hiện chiến lược khác biệt hoá sản phẩm bằng cách tạo ra sản phẩm dịch vụ mà khách hàng cho là có những điểm độc đáo và từ đó hấp dẫn khách hàng vì sự độc đáo đó. Ưu điểm của chiến lược này là doanh nghiệp không bị cạnh tranh từ các đối thủ vì các khó lòng vượt qua lòng trung thành của khách hàng về nhãn hiệu mà doanh nghiệp xây dựng được. (Ví dụ, xe ôtô: có tính sang trọng là Mercedes- Ben, tính kinh tế là Toyota…). Tuy nhiên, doanh nghiệp rất khó giữ vững thị phần của mình vì khó có thể duy trì sự khác biệt trong thời gian dài do bị đối thủ bắt chước rất nhanh và gặp khó khăn trong duy trì giá cao.
          Như vậy, sản phẩm và xác định cơ cấu sản phẩm tối ưu là một trong những yếu tố quyết định sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
          b. Chất lượng sản phẩm
          Chất lượng sản phẩm được hình thành từ khâu thiết kế tới tổ chức sản xuất và ngay cả sau khi tiêu thụ hàng hoá và chịu tác động của nhiều yếu tố: công nghệ dây chuyền sản xuất, nguyên vật liệu, trình độ tay nghề lao động, trình độ quản lý… Chất lượng sản phẩm có thể được hiểu là mức độ đáp ứng các tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật hoặc la khả năng thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng. Nâng cao chất lượng thì phải giải quyết được cả hai vấn đề trên.
          Xuất phát từ quan điểm thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng, khi đời sống của con người ngày càng cao thì việc cải thiện chất lượng sản phẩm trở thành vấn đề cấp bách đối với mỗi doanh nghiệp. Làm ngược lại, doanh nghiệp đã tự từ chối khách hàng, đẩy lùi hoạt động sản xuất kinh doanh. Mặt khác, cải tiến sản phẩm còn giúp doanh nghiệp hội nhập tốt hơn với xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế, vươn tới những thị trường xa hơn. Hiệp định thương mại Việt – Mỹ được ký kết tháng 7 năm 2000 đã mở ra những cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt nam. Song để xuất khẩu hàng hoá sang Mỹ, các sản phẩm của ta phải tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn về công nghệ, hàm lượng dinh dưỡng, an toàn vệ sinh, cũng như về bao gói, bảo quản…
          Hiện nay, khi nền kinh tế ngày càng phát triển, một quan niệm mới về chất lượng đã xuất hiện: chất lượng sản phẩm không chỉ là tốt, bền, đẹp mà nó còn do khách hàng quyết định. Quản lý chất lượng sản phẩm là yếu tố chủ quan còn sự đánh gía của khách hàng mang tính khách quan. Ở đây, nhân tố khách quan đã tác động, chi phối yếu tố chủ quan. Quan niệm này xuất phát từ thực tế là mức độ cạnh tranh trên thị trường ngày càng trở nên quyết liệt hơn.
          Chất lượng sản phẩm thể hiện tính quyết định sức cạnh tranh của doanh nghiệp ở chỗ:
          - Nâng cao chất lượng sản phẩm sẽ làm tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăng khối lượng hàng hoá bán ra, kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm.
          - Sản phẩm chất lượng cao sẽ làm tăng uy tín của doanh nghiệp, kích 
Để tải tài liệu này xin mời bạn mua thẻ điện thoại  VietTel mệnh giá 20.000đ sau đó gửi mã số thẻ cào cùng địa chỉ email của bạn và mã tài liệu DT28 đến số điện thoại: 0988.44.1615 Sau khi nhận được tin nhắn tôi sẽ gửi tài liệu cho bạn và thông báo cho bạn biết
Tài liệu này không có hình ảnh khác

Tài liệu cùng loại

 
(Chú ý: Website đang trong giai đoạn hoạt động thử nghiệm, đang định xin giấy phép MXH của Bộ TT & TT)
Lên đầu trang
Array
(
    [type] => 8192
    [message] => preg_replace(): The /e modifier is deprecated, use preg_replace_callback instead
    [file] => /home/pwhqfmvb/GiangVien/includes/countries.php
    [line] => 435
)