Chuyên cung cấp tài liệu


Từ khóa cần tìm:
Để tải tài liệu này xin mời bạn mua thẻ điện thoại VietTel mệnh giá 20.000đ và gửi mã thẻ cào cùng với địa chỉ Email của bạn và mã tài liệu T020 đến số điện thoại sau đây: 0988.44.1615  

Sau khi nhận được thông tin tôi sẽ gửi tài liệu vào mail cho bạn ngay và thông báo cho bạn biết

Những tư tưởng cơ bản của nho giáo và ảnh hưởng của nó ở nước ta

F. Enghen đã khẳng định: “Không có cơ sở văn minh Hi Lạp và đế quốc La Mã thì tuyệt nhiên không có Châu Âu hiện đại”. Vậy học tập Enghen chúng ta có thể đặt vấn đề: “Nếu không có văn minh cổ đại Trung Quốc thì không có nước Việt Nam ngày nay”. Nói đến nền văn minh cổ đại Trung Quốc thì quả là rộng lớn. Biết bao nhiêu hệ tư tưởng xuất hiện và tồn tại mãi cho đến ngày nay. Từ thuyết âm dương ngũ hành, học thuyết của Khổng Tử, Lão tử... Thế nhưng trong các học thuyết ấy, không ai có thể chối cãi được rằng học thuyết Nho gia. Nhà người phát khởi phát là Khổng tử là có vị trí quan trọng hơn hết trong lịch sử phát triển của Trung Quốc nói chung và các nước Đông Nam Á nói riêng. Kể từ lúc xuất hiện từ vài thế kỷ trước công nguyên cho đến thời nhà Hán (Hán Vũ Đế) Nho giáo đã chính thức trở thành hệ tư tưởng độc tôn và luôn luôn giữ vị trí đó cho đến ngày cuối cùng của chế độ phong kiến. Điều đó đã minh chứng rõ ràng: Nho giáo hẳn phải có những giá trị tích cực đặc biệt, nếu không sao nó có thể có sức sống mạnh mẽ đến như vậy. Từ đầu thế kỷ XX đến nay, rất nhiều người đã phê phán đạo Nho, tố cáo tính chất bảo thủ, phi khoa học của nó. Nhưng nếu lấy quan điểm lịch sử mà xem xét, ở thế kỷ XX rõ ràng Nho giáo là cổ hủ nhưng ở giai đoạn trước có vậy không. Vào thế kỷ X trên bán đảo Đông Dương có 3 vương quốc: Đại Việt, Cham Pa, Khmer, lực lượng ngang nhau. Dần dần Đại Việt chiếm ưu thế, vừa đủ sức chống lại phong kiến phương Bắc, vừa khai hoang Nam Tiến, át hẳn 2 vương quốc kia. Phải chăng đạo Nho đã đóng một vai nhất định trong sự hình thành tương quan lực lượng ấy. Phải chăng chúng ta đã du nhập đạo Nho của Trung Quốc rồi sau đó biến thành một công cụ chống laị. Biện chứng lịch sử là như thế. Nho giáo là công cụ để phong kiến phương Bắc dùng để lệ thuộc các dân tộc khác, nhưng vừa là công cụ giúp các dân tộc chống lại Trung Quốc.


Thông tin chi tiết
Số lượt xem
2832 Lượt xem
Cú pháp nhắn tin
Ngày đưa lên
Đăng ngày 07-05-2012 08:29:12 PM
Mã Tài liệu
T020
Tổng điểm Đánh giá
0 điểm
Chia sẻ
Cho điểm tài liệu này
1 2 3 4 5
Đặt hàng
Phần I
VÀI NÉT VỀ TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA NHO GIÁO VÀ MỘT SỐ NỘI DUNG TÍCH CỰC CỦA NÓ.
 
I. VÀI NÉT VỀ TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA NHO GIÁO.
Nói đến Nho giáo thì việc đầu tiên không thể không nhắc tới: đó là Khổng Tử. Người ta bình luận khen tặng Khổng Tử ra sao đều không thể gọi là quá lời, trước đây hơn 2000 năm, đại sử học gia Tư Mã Thiên khi đi thăm Khúc Phụ quê hương của Khổng Tử từng cảm khái viết: “Khổng Tử áo vải, truyền hơn 10 đời, được các học trò coi là tổng sư, từ thiên tử, vương hầu đến thứ dân đều coi ông là bậc chí thánh”.
Năm1982, một học giả Mỹ viết “Hành vi cao quý và tư tưởng lý luận đạo đức của Khổng Tử, không chỉ ảnh hưởng tới Trung Quốc mà còn ảnh hưởng tưói trần nhân loại” Khổng Tử là người nước Lỗ thời Xuân Thu tên là Khâu, tự là Trọng Ni. Từ thiếu niên đến 30 tuổi, Khổng Tử chuyên cần học tập và tập luyện nắm vững các tri thức về lễ nghi, âm nhạc, xạ tiễn, ngự xạ, thư, số là sau ngành tri thức căn bản thời ấy. Sau đó ông đi giảng dạy bốn phương, nghiên cứu học vấn trong vài chục năm rồi san định, biên soạn các sách được đời sau gọi là lục kinh như Thi, Thư, Lễ, Nhạc, Dịch, Xuân Thu.
Khổng Tử sống trong thời kỳ thay đổi lớn, biến động lớn. Từ lâu, thiên tử nhà Chu đã mất hết uy quyền, quyền lực rơi vào tay các vua chư hầu, cục thể xã hội biến chuyển thay đổi nhanh chóng, người ta mỗi người chọn cho mình những thái độ sống khác nhau. Là một triết nhân thái độ của Khổng Tử hết sức phức tạp, ông vừa hoài cổ, vừa sùng thượng đổi mới. Trong tâm trạng phân vân, dần dần ông hình thành tư tưởng lấy nhân nghĩa để giữ vững sự tồn tại chung và khai sáng hệ thống tư tưởng lớn nhất thời Tiên Tần là học phái Nho giáo tạo ảnh hưởng sâu sắc tới xã hội Trung Quốc.
Hệ thống tư tưởng Nhân và Nghĩa của Khổng Tử, bất kể hàm nghĩa phong phú sức tạp đến đâu, nói cho cùng cũng chi và thiết lập một trật tự nghiêm cẩn của bậc đế vương và thành lập một xã hội hoàn thiện. Hệ thống tư tưởng của ông ảnh hưởng tới hơn 2500 năm lịch sử Trung Quốc.
Khổng Tử tuy sáng lập ra học thuyết Nhân Nghĩa Nho gia nhưng không được các quân vương thời Xuân Thu coi trọng mà phải do các hậu học như Tử Cống, Tử Tư, Mạnh Tử, Tuân tử truyền bá rộng về sau. Trải qua nhiều nỗ lực của giai cấp thống trị và các sĩ đại phu triều Hán, Khổng tử và tư tưởng Nho gia của ông mới trở thành tư tưởng chính thống. Đổng Trọng Thư đời Hán hấp thu nhân cách hoàn thiện và học thuyết nhân chính của Khổng Tử, phụ hội thêm Công Dương Xuân Thu lợi dụng âm dương bổ sung thay đổi lý luận trở thành học thuyết thiên nhân hợp nhất cùng với học thuyết chính trị của Tuân Tử, khoác tấm áo thần học cho Nho học.
Từ đời Hán đến đời Thanh, Khổng học chủ yếu dùng hình thức kinh truyện để lưu truyền. Đường Thái Tông sau khi hoàn thành toàn diện thống nhất quốc gia, liền cho kinh học gia Khổng Dĩnh Đạt chú giải, hiệu đính lại năm kinh Nho gia là Dịch, Thi, Thư, Tà tuyên, Lễ ký thành bộ Ngũ kinh chính nghĩa gần như tổng kết toàn diện kinh học từ đời Hán đến đó. Ngũ kinh chính nghĩa trở thành sách giáo khoa dùng cho thi cử đời Đường. Khổng học càng được giai cấp thống trị tín nhiệm, Đường Thái Tông nói rất rõ “Nay trẫm yêu thích nhất là đạo của Nghiêu Thuấn và đạo của Chu Không coi như chim thêm cánh, như cá gặp nước, không thể không có được”. Từ đó, Khổng Tử với đế vương, với chính phủ các triều đại đều có quan hệ như Đường Thái Tông hình dung.
Khi lịch sử phức tạp của Trung Quốc tiến vào thời kỳ phát đạt - thời kỳ nhà Tống, vị hoàng đế  khai quốc là Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dẫn lập tức chủ trì nghi lễ long trọng tế tự Khổng Tử để biểu dương lòng thiếu đễ, vua còn thân chủ trì khoa thi tiến sĩ mà nội dung hoàn toàn theo Nho học. Đối với Nho học mới bột hưng ở thời Tống, chúng ta thường gọi đó là Lý học.
Nội dung và kết cấu của Lý học hết sức rộng lớn, bắt đầu từ Hàn Dũ đời nhà Đường, trải qua nỗ lực của Tôn Phục, Thạch Giới, Hồ Viên, Chu Đôn Di, Thiệu Ung, Thương Tái, Trình Di, Trình Hạo đời Bắc Tống cho đến Chu Hi đời Nam Tống là người tập đại thành hoàn chỉnh hệ thống tư tưởng Lý học. Lý học trình Chu nhấn mạnh Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín như lễ trời (thiên lý) dùng học thuyết Khổng Mạnh làm nguồn gốc, hấp thu thêm các học thuyết tư tưởng của Phật giáo, Đại  giáo cung cấp sự nhu yếu cho xã hội quân chủ chuyên chế. Chu Hi tập chú giải thích các kinh điển Nho gia như Luận ngữ, Mạnh Tử trở thành những sách giáo khoa bắt buộc của sĩ tử trong xã hội phong kiến và là tiêu chuẩn pháp định trong khoa cử của chính phủ. Điều ấy xem ra xa với chủ trương thiện lương, trí tuệ, ngoan cường của Khổng Tử ở thời Xuân Thu, góp phần tạo nên một hình ảnh Khổng Tử khác mang màu sắc vì yêu cầu giữ thiên lý mà diệt mất nhân đục, đạo mạo bàn xuông dẫn đến tiêu diệt cá tính, thậm chí hư ngụy, giả dối nữa.
Ngoài Lý học của Trình Chu có địa vị chi phối, phái Công học của Trần Lượng, Diệp Thích, phái Tâm học của Vương Dương Minh cũng đều tôn sùng Khổng Tử, hấp thu một phần tư tưởng cơ bản của ông. Những học thuyết này đều được lưu truyền rộng rãi và tạo ảnh hưởng sâu sắc trong xã hội văn hoá Trung Quốc.
Do vì Nho học được các sĩ đại phu tôn sùng, được các vương triều đua nhau đề xướng nên Nho học thuận lợi thẩm thấu trong mọi lĩnh vực trong mọi giai tầng xã hội, từ rất sớm nó đã vượt qua biên giới dân tộc Hán, trở thành tâm lý của cộng đồng dân tộc Trung Quốc, là cơ sở văn hoá của tín ngưỡng và tập tính.
Để tải tài liệu này xin mời bạn mua thẻ điện thoại  VietTel mệnh giá 20.000đ sau đó gửi mã số thẻ cào cùng địa chỉ email của bạn và mã tài liệu T020 đến số điện thoại: 0988.44.1615 Sau khi nhận được tin nhắn tôi sẽ gửi tài liệu cho bạn và thông báo cho bạn biết
Tài liệu này không có hình ảnh khác

Tài liệu cùng loại

 
(Chú ý: Website đang trong giai đoạn hoạt động thử nghiệm, đang định xin giấy phép MXH của Bộ TT & TT)
Lên đầu trang
Array
(
    [type] => 8192
    [message] => preg_replace(): The /e modifier is deprecated, use preg_replace_callback instead
    [file] => /home/pwhqfmvb/GiangVien/includes/countries.php
    [line] => 435
)