Chuyên cung cấp tài liệu


Từ khóa cần tìm:
Để tải tài liệu này xin mời bạn mua thẻ điện thoại VietTel mệnh giá 20.000đ và gửi mã thẻ cào cùng với địa chỉ Email của bạn và mã tài liệu KC194 đến số điện thoại sau đây: 0988.44.1615  

Sau khi nhận được thông tin tôi sẽ gửi tài liệu vào mail cho bạn ngay và thông báo cho bạn biết

Một số vấn đề quản lý nhà nước về kinh tế

Bài làm 1. Khái niệm quản lý Nhà nước về kinh tế : Quản lý Nhà nước về kinh tế là sự tác động có tổ chức và bằng pháp quyền của Nhà nước lên nền kinh tế quốc dân nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực kinh tế trong và ngoài nước, các cơ hội có thể có, để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế đất nước đặt ra trong điều kiện hội nhập và mở rộng giao lưu quốc tế. Theo nghĩa rộng, quản lý Nhà nước về kinh tế dược thực hiện thông qua cả ba loại cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp của Nhà nước. Theo nghĩa hẹp, quản lý Nhà nước về kinh tế được hiểu như hoạt động quản lý có tính chất Nhà nước nhằm điều hành nền kinh tế, được thực hiện bởi cơ quan hành pháp (Chính phủ). 2. Quản lý Nhà nước về kinh tế vừa là một khoa học vừa là nghệ thuật, nghề nghiệp : a) Quản lý Nhà nước về kinh tế là một khoa học vì nó có đối tượng nghiên cứu riêng và có nhiệm vụ phải thực hiện riêng. Đó là các quy luật và các vấn đề mang tính quy luật của các mối quan hệ trực tiếp và gián tiếp giưã các chủ thể tham gia các hoạt động kinh tế của xã hội. Tính khoa học của quản lý Nhà nước về kinh tế có nghĩa là hoạt động quản lý của Nhà nước trên thực tế không thể phụ thuộc vào ý chí chủ quan hay sở thích của một cơ quan Nhà nước hay cá nhân nào mà phải dựa vào các nguyên tắc, các phương pháp, xuất phát từ thực tiễn và được thực tiễn kiểm nghiệm, tức là xuất phát từ các quy luật khách quan và điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia trong từng giai đoạn phát triển. Để quản lý Nhà nước mang tính khoa học cần : - Tích cực nhận thức các quy luật khách quan, tổng kết thực tiễn để đề ra nguyên lý cho lĩnh vực hoạt động quản lý của Nhà nước về kinh tế. - Tổng kết kinh nghiệm, những mô hình quản lý kinh tế của Nhà nước trên thế giới. - Áp dụng các phương pháp đo lường định lượng hiện đại, sự đánh giá khách quan các quá trình kinh tế. - Nghiên cứu toàn diện đồng bộ các hoạt động của nền kinh tế, không chỉ giới hạn ở mặt kinh tế - kỹ thuật mà còn phải suy tính đến các mặt xã hội và tâm lý tức là phải giải quyết tốt vấn đề thực chất và bản chất của quản lý. b) Quản lý Nhà nước về kinh tế còn là một nghệ thuật và là một nghề vì nó lệ thuộc không nhỏ vào trình độ nghề nghiệp, nhân cách, bản lĩnh của đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế, phong cách làm việc, phương pháp và hình thức tổ chức quản lý; khả năng thích nghi cao hay thấp v.v... của bộ máy quản lý kinh tế của Nhà nước. Tính nghệ thuật của quản lý Nhà nước về kinh tế thể hiện ở việc xử lý linh hoạt các tình huống phong phú trong thực tiễn kinh tế trên cơ sở các nguyên lý khoa học. Bản thân khoa học không thể đua ra câu trả lời cho mọi tình huống trong hoạt động thực tiễn. Nó chỉ có thể đưa ra các nguyên lý khoa học là cơ sở cho các hoạt động quản lý thực tế. Còn vận dụng những nguyên lý này vào thực tiễn cuộc sống phụ thuộc nhiều vào kiến thức, ý chí và tài năng của các nhà quản lý kinh tế. Kết quả của nghệ thuật quản lý là đưa ra quyết định quản lý hợp lý tối ưu nhất cho một tình huống quản lsy. Quản lý Nhà nước về kinh tế là một nghề nghiệp với bộ máy là hệ thống tổ chức bao gồm nhiều người, nhiều cơ quan, nhiều bộ phận có những chức năng quyền hạn khác nhau nhằm đảm bảo tổ chức và quản lý có hiệu quả các lĩnh vực kinh tế của Nhà nước. Những người làm việc trong các cơ quan đó đều phải được qua đào tạo như một nghề nghiệp để có đủ tri thức, kỹ năng năng lực làm công tác quản lý các lĩnh vực kinh tế của Nhà nước. 3. Các phương pháp quản lý của Nhà nước về kinh tế : Phương pháp quản lý của Nhà nước về kinh tế là tổng thể những cách thức tác động có chủ đích và có thể có của Nhà nước lên nền kinh tế quốc dân và các bộ phận hợp thành của nó để thực hiện các mục tiêu quản lý kinh tế quốc dân ( tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế và công bằng kinh tế ...). Qúa trình quản lý là quá trình thực hiện các chức năng quản lý theo đúng những nguyên tắc đã định. Những nguyên tắc đó chỉ được vận dụng và được thể hiện thông qua các phương pháp quản lý nhất định. Vì vậy, vận dụng các phương pháp quản lý là một nội dung cơ bản của quản lý kinh tế. Các phương pháp quản lý kinh tế mang tính chất đa dạng và phong phú, đó là vấn đề cần phải đặc biệt lưu ý trong quản lý kinh tế vì nó chính là bộ phận năng động nhất của hệ thống quản lý kinh tế. Phương pháp quản lý kinh tế thường xuyên thay đổi trong từng tình huống cụ thể, tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng đối tượng cũng như năng lực và kinh nghiệm của Nhà nước và đội ngũ cán bộ, viên chức Nhà nước. Các phương pháp quản lý chủ yếu của Nhà nước về kinh tế bao gồm : 3.1 Các phương pháp hành chính : Các phương pháp hành chính trong quản lý kinh tế là các cách tác động trực tiếp bằng các quyết đinhj dứt khoát mang tính bắt buộc của Nhà nước lên đối tượng và khách thể trong quản lý kinh tế của Nhà nước nhằm đạt mục tiêu đặt ra trong những tình huống nhất định. Phương pháp này có hai đặc điểm cơ bản là : - Tính bắt buộc : các đối tượng quản lý phải chấp hành nghiêm chỉnh các tacs động hành chính, nếu vi phạm sẽ bị xử lý kịp thời thích đáng. - Tính quyền lực : các cơ quan quản lý Nhà nước chỉ được phép đưa ra các tác động hành chính đúng với thẩm quyền của mình. Vai trò của các phương pháp hành chính là xác lập trật tự kỷ cương làm việc trong hệ thống; khâu nối các phương pháp khác lại thành một hệ thống; có thể giấu được ý đồ hoạt động và giải quyết các vấn đề đặt ra trong quản lý rất nhanh chóng. Sử dụng các phương pháp hành chính đòi hỏi các cấp quản lý phải nằm vững những yêu cầu chặt chẽ sau : - Quyết định hành chính chỉ có hiệu quả cao khi quyết định đó có căn cứ khoa học, được luận chứng đầy đủ về mặt kinh tế. - Khi sử dụng các phương pháp hành chính phải gắn chặt quyền hạn và trách nhiệm của cấp ra quyết định, chống việc lạm dụng quyền hành nhưng không có trách nhiệm cũng như chống hiện tượng trốn tránh trách nhiệm, không sử dụng những quyền hạn được phép.


Thông tin chi tiết
Số lượt xem
14116 Lượt xem
Cú pháp nhắn tin
Ngày đưa lên
Đăng ngày 07-05-2012 09:56:46 AM
Mã Tài liệu
KC194
Tổng điểm Đánh giá
0 điểm
Chia sẻ
Cho điểm tài liệu này
1 2 3 4 5
Đặt hàng

Bài làm

1. Khái niệm quản lý Nhà nước về kinh tế :
Quản lý Nhà nước về kinh tế là sự tác động có tổ chức và bằng pháp quyền của Nhà nước lên nền kinh tế quốc dân nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực kinh tế trong và ngoài nước, các cơ hội có thể có, để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế đất nước đặt ra trong điều kiện hội nhập và mở rộng giao lưu quốc tế.
Theo nghĩa rộng, quản lý Nhà nước về kinh tế dược thực hiện thông qua cả ba loại cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp của Nhà nước.
Theo nghĩa hẹp, quản lý Nhà nước về kinh tế được hiểu như hoạt động quản lý có tính chất Nhà nước nhằm điều hành nền kinh tế, được thực hiện bởi cơ quan hành pháp (Chính phủ).
2. Quản lý Nhà nước về kinh tế vừa là một khoa học vừa là nghệ thuật, nghề nghiệp :
a) Quản lý Nhà nước về kinh tế là một khoa học vì nó có đối tượng nghiên cứu riêng và có nhiệm vụ phải thực hiện riêng. Đó là các quy luật và các vấn đề mang tính quy luật của các mối quan hệ trực tiếp và gián tiếp giưã các chủ thể tham gia các hoạt động kinh tế của xã hội.
      Tính khoa học của quản lý Nhà nước về kinh tế  có nghĩa là hoạt động quản lý của Nhà nước trên thực tế không thể phụ thuộc vào ý chí chủ quan hay sở thích của một cơ quan Nhà nước hay cá nhân nào mà phải dựa vào các nguyên tắc, các phương pháp, xuất phát từ thực tiễn và được thực tiễn kiểm nghiệm, tức là xuất phát từ các quy luật khách quan và điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia trong từng giai đoạn phát triển.
      Để quản lý Nhà nước mang tính khoa học cần :
      - Tích cực nhận thức các quy luật khách quan, tổng kết thực tiễn để đề  ra nguyên lý cho lĩnh vực hoạt động quản lý của Nhà nước về kinh tế.
      - Tổng kết kinh nghiệm, những mô hình quản lý kinh tế của Nhà nước trên thế giới.
      - Áp dụng các phương pháp đo lường định lượng hiện đại, sự đánh giá khách quan các quá trình kinh tế.
      - Nghiên cứu toàn diện đồng bộ các hoạt động của nền kinh tế, không chỉ giới hạn ở mặt kinh tế - kỹ thuật mà còn phải suy tính đến các mặt xã hội và tâm lý tức là phải giải quyết tốt vấn đề thực chất và bản chất của quản lý.
b) Quản lý Nhà nước về kinh tế còn là một nghệ thuật và là một nghề vì nó lệ thuộc không nhỏ vào trình độ nghề nghiệp, nhân cách, bản lĩnh của đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế, phong cách làm việc, phương pháp và hình thức tổ chức quản lý; khả năng thích nghi cao hay thấp v.v... của bộ máy quản lý kinh tế của Nhà nước.
      Tính nghệ thuật của quản lý Nhà nước về kinh tế thể hiện ở việc xử lý linh hoạt các tình huống phong phú trong thực tiễn kinh tế trên cơ sở các nguyên lý khoa học. Bản thân khoa học không thể đua ra câu trả lời cho mọi tình huống trong hoạt động thực tiễn. Nó chỉ có thể đưa ra các nguyên lý khoa học là cơ sở cho các hoạt động quản lý thực tế. Còn vận dụng những nguyên lý này vào thực tiễn cuộc sống phụ thuộc nhiều vào kiến thức, ý chí và tài năng của các nhà quản lý kinh tế. Kết quả của nghệ thuật quản lý là đưa ra quyết định quản lý hợp lý tối ưu nhất cho một tình huống quản lsy.
      Quản lý Nhà nước về kinh tế là một nghề nghiệp với bộ máy là hệ thống tổ chức bao gồm nhiều người, nhiều cơ quan, nhiều bộ phận có những chức năng quyền hạn khác nhau nhằm đảm bảo tổ chức và quản lý có hiệu quả các lĩnh vực kinh tế của Nhà nước. Những người làm việc trong các cơ quan đó đều phải được qua đào tạo như một nghề nghiệp để có đủ tri thức, kỹ năng năng lực làm công tác quản lý các lĩnh vực kinh tế của Nhà nước.
3. Các phương pháp quản lý của Nhà nước về kinh tế :
      Phương pháp quản lý của Nhà nước về kinh tế là tổng thể những cách thức tác động có chủ đích và có thể có của Nhà nước lên nền kinh tế quốc dân và các bộ phận hợp thành của nó để thực hiện các mục tiêu quản lý kinh tế quốc dân ( tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế và công bằng kinh tế ...).  
      Qúa trình quản lý là quá trình thực hiện các chức năng quản lý theo đúng những nguyên tắc đã định. Những nguyên tắc đó chỉ được vận dụng và được thể hiện thông qua các phương pháp quản lý nhất định. Vì vậy, vận dụng các phương pháp quản lý là một nội dung cơ bản của quản lý kinh tế.
      Các phương pháp quản lý kinh tế mang tính chất đa dạng và phong phú, đó là vấn đề cần phải đặc biệt lưu ý trong quản lý kinh tế vì nó chính là bộ phận năng động nhất của hệ thống quản lý kinh tế. Phương pháp quản lý kinh tế thường xuyên thay đổi trong từng tình huống cụ thể, tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng đối tượng cũng như năng lực và kinh nghiệm của Nhà nước và đội ngũ cán bộ, viên chức Nhà nước.
      Các phương pháp quản lý chủ yếu của Nhà nước về kinh tế bao gồm :
      3.1 Các phương pháp hành chính :
      Các phương pháp hành chính trong quản lý kinh tế là các cách tác động trực tiếp bằng các quyết đinhj dứt khoát mang tính bắt buộc của Nhà nước lên đối tượng và khách thể trong quản lý kinh tế của Nhà nước nhằm đạt mục tiêu đặt ra trong những tình huống nhất định.
      Phương pháp này có hai đặc điểm cơ bản là :
      - Tính bắt buộc : các đối tượng quản lý phải chấp hành nghiêm chỉnh các tacs động hành chính, nếu vi phạm sẽ bị xử lý kịp thời thích đáng.
      - Tính quyền lực : các cơ quan quản lý Nhà nước chỉ được phép đưa ra các tác động hành chính đúng với thẩm quyền của mình.
      Vai trò của các phương pháp hành chính là xác lập trật tự kỷ cương làm việc trong hệ thống; khâu nối các phương pháp khác lại thành một hệ thống; có thể giấu được ý đồ hoạt động và giải quyết các vấn đề đặt ra trong quản lý rất nhanh chóng.
      Sử dụng các phương pháp hành chính đòi hỏi các cấp quản lý phải nằm vững những yêu cầu chặt chẽ sau :
      - Quyết định hành chính chỉ có hiệu quả cao khi quyết định đó có căn cứ khoa học, được luận chứng đầy đủ về mặt kinh tế.
      - Khi sử dụng các phương pháp hành chính phải gắn chặt quyền hạn và trách nhiệm của cấp ra quyết định, chống việc lạm dụng quyền hành nhưng không có trách nhiệm cũng như chống hiện tượng trốn tránh trách nhiệm, không sử dụng những quyền hạn được phép.
Để tải tài liệu này xin mời bạn mua thẻ điện thoại  VietTel mệnh giá 20.000đ sau đó gửi mã số thẻ cào cùng địa chỉ email của bạn và mã tài liệu KC194 đến số điện thoại: 0988.44.1615 Sau khi nhận được tin nhắn tôi sẽ gửi tài liệu cho bạn và thông báo cho bạn biết
Tài liệu này không có hình ảnh khác

Tài liệu cùng loại

 
(Chú ý: Website đang trong giai đoạn hoạt động thử nghiệm, đang định xin giấy phép MXH của Bộ TT & TT)
Lên đầu trang
Array
(
    [type] => 8192
    [message] => preg_replace(): The /e modifier is deprecated, use preg_replace_callback instead
    [file] => /home/pwhqfmvb/GiangVien/includes/countries.php
    [line] => 435
)