Chuyên cung cấp tài liệu


Từ khóa cần tìm:
Để tải tài liệu này xin mời bạn mua thẻ điện thoại VietTel mệnh giá 20.000đ và gửi mã thẻ cào cùng với địa chỉ Email của bạn và mã tài liệu T011 đến số điện thoại sau đây: 0988.44.1615  

Sau khi nhận được thông tin tôi sẽ gửi tài liệu vào mail cho bạn ngay và thông báo cho bạn biết

Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái ở Việt Nam

Chúng ta đang sống trong một mạng lưới sụ sống rộng lớn. Giống như một mạng nhện, càng có nhiều mối liên hệ thì mạng lưới càng bền vững. Chúng ta đã biết tất cả những mối liên kết trong sự sống sẽ không tồn tại và phát triển được nếu không được hỗ trợ bởi môi trường. Với tốc độ phá hoại môi trường như hiện nay của con người, môi trường của chúng ta đang dần bị suy thoái, mối liên kết của các mạng lưới sự sống đang dần bị phá vỡ. Sự tăng trưởng kinh tế ngày càng nhanh, một mặt nó nâng cao đời sống của người dân nhưng mặt khác nó đang gây một sức ép mạnh mẽ lên môi trường tự nhiên. Cũng như các nước đang phát triển khác, để có những kết quả về kinh tế trong giai đoạn trước mắt, chúng ta phải trả giá là mất đi ssự bền vững của các nguồn tài nguyên về lâu dài. Một thập kỷ phát triển nhanh chóng ở việt nam đã dẫn đến sự gia tăng ô nhiễm đất, không khí, nước và quan trọng hơn là gia tăng mưc tiêu thụ, phân hoá giầu nghèo… mạng lưới đang dần mất đi sưc mạnh của nó. Chính vì vậy tôi quyết chọn đề tài này để nghiên cứu.


Thông tin chi tiết
Số lượt xem
6382 Lượt xem
Cú pháp nhắn tin
Ngày đưa lên
Đăng ngày 07-05-2012 08:07:12 PM
Mã Tài liệu
T011
Tổng điểm Đánh giá
17 điểm
Chia sẻ
Cho điểm tài liệu này
1 2 3 4 5
Đặt hàng

Chương 1 Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến

1.1Sự ra đời của phép biện chứng

Triết học ra đời từ thời cổ đại đánh dấu sự ra đời của phép biện chứng. Trải qua hàng ngàn năm tồn tại và phát triển có phồn vinh có suy vong. Khởi đầu là phép biện chứng tự phát cổ đại, thể hiện rõ nét trong thuyết “âm - dương” của Trung Quốc, đăc biệt là trong nhiều học thuyết của Hi Lạp cổ đại. Đến khoảng thế kỷ 17 nửa đầu thế kỷ 18, phương pháp siêu hình thống trị trong tư duy triết học mà đại diện là Đêcactơ – ông được coi là linh hồn của phương pháp siêu hình. Trong khoảng nửa sau thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19 đây là thời kỳ tổng kết các lịch sử triết học nhân loại và hình thành hệ thống lớn đó là phương pháp biện chứng duy tâm mà đại diện là Hêgen ông được coi là tiền đề của phương pháp biện chứng duy vật sau này. Ngày nay phép biện chứng đã đạt đến trình độ cao nhất đó là phép biện chứng duy vât. Phép biện chứng duy vật được tạo thành từ một loạt những phạm trù, những nguyên lý, những quy luật được khái quát từ hiện thực phù hợp với hiện thực. Cho nên nó phản ánh đúng sự liên hệ, sự vận động và sự phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy. Nhờ vậy nó đã khắc phục được những hạn chế vốn có của phép biện chứng tự phát cổ đại cho rằng thế giới là một chỉnh thể thống nhất, giữa các bộ phận của nó có mối liên hệ qua lại, thâm nhập vào nhau, tác động và chịu ảnh hưởng lẫn nhau, thế giới và các bộ phận cấu thành thế giới ấy không ngừng vận động và phát triển. Tuy nhiên sự hạn chế của phương pháp biện chứng này là tuy nó cho chúng ta thấy một bức tranh về sự tác động  qua lại, sự vận động và phát triển nhưng chưa làm rõ được cái gì đang liên hệ cũng như những quy luật nội tại của sự vận động và phát triển. Hơn nữa phép biện chứng duy vật còn sửa được sai lầm của phép biện chứng duy tâm khách quan thời cổ đại mà đại biểu là Hêgen - đại diện lỗi lạc của phép biện chứng. Hêgen cho rằng sự phát triển biện chứng của thế giới bên ngoài chỉ là sự sao chép lại sự tự vận động của “ý niệm tuyệt đối ”mà thôi. Phép biện chứng duy vật đã chứng minh rằng : những ý niệm trong đầu óc của chúng ta chẳng qua là sự phản ánh của các sự vật hiện thực khách quan, do đó bản thân biện chứng của ý niệm chỉ đơn thuần là sự phản ánh có ý thức của sự vận động biện chứng của thế giới hiện thực khách quan.Như vậy phép biện chứng duy vật đã khái quát một cách đúng đắn những quy luật vận động và sự phát triển chung nhất của thế giới. Vì vậy P.Ăngen đã định nghĩa: “phép biện chứng…là môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và sự phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy.”

1.2Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến

1.2.1Nội dung nguyên lí về mối liên hệ phổ biến

Phép biện chứng duy vật có vai trò làm sáng tỏ những quy luật của sự liên hệ và phát triển của tự nhiên, xã hội loài người và của tư duy. Vì vậy ở bất kỳ cấp độ phát triển nào của phép biện chứng duy vật, nguyên lý về mối liên hệ phổ biến vẫn được xem là một trong những nguyên lí có ý nghĩa khái quát nhất. Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến cho rằng các sự vật hiện tượng và các quá trình cấu thành thế giới đó vừa tách biệt nhau, vừa có sự liên hệ qua lại, thâm nhập và chuyển hoá lẫn nhau.Trong đó liên hệ là sự tác động qua lại lẫn nhau, là điều kiện tiền đề tồn tại cho nhau, là sự quy định lẫn nhau, là sự nương tựa lẫn nhau, sự chuyển hoá lẫn nhau của các mặt, các yéu tố, các thuộc tính cấu thành sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan. Ngoài ra những người theo quan điểm duy vật biện chứng còn khẳng định cơ sở của sự liên hệ qua lại giữa các sự vật và hiện tượng chính là tính thống nhất vật chất của thế giới. Theo quan điểm này, các sự vật, các hiện tượng trên thế giới dù có đa dạng, có khác nhau như thế nào đi chăng nữa thì chúng cũng chỉ là những dạng tồn tại khác nhau của một thế giới duy nhất là thế giới vật chất. Các mối liên hệ diễn ra trong mỗi sự vật, giữa các sự vật với nhau, trong toàn bộ vũ trụ, trong mọi không gian và thời gian. Quan điểm duy vật biện chứng không chỉ khẳng định tính khách quan, tính phổ biến của sự liên hệ giữa các sự vật, các hiện tượng, các quá trình mà nó còc nêu rõ tính đa dạng của sự liên hệ qua lại đó. Tính đa dạng của sự liên hệ do tính đa dạng trong sự tồn tại, sự vận động và phát triển của chính các sự vật và hiện tượng quy định. Có mối liên hệ bên trong là mối liên hệ qua lại, là sự tác động lẫn nhau giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, các thuộc tính, các mặt khác nhau của một sự vật, nó giữ vai trò quyết định đối với sự tồn tại, vận động và phát triển của sự vật. Có mối liên hệ bên ngoài là mối liên hệ giữa các sự vật, các hiện tượng khác nhau, nói chung nó không có nghĩa quyết định, hơn nữa nó thường phải thông qua các mối liên hệ bên trong mà phát huy. Tuy nhiên mối liên hệ bên ngoài cũng hết sức quan trọng, đôi khi còn giữ vai trò quyết định. Ngoài ra còn có mối liên hệ chủ yếu, có mối liên hệ thứ yếu, có mối liên hệ chung bao quát toàn bộ thế giới, có mối liên hệ bao quát một số lĩnh vực hoặc một số lĩnh vực riêng biệt của thế giới. Có mối liên hệ trực tiếp, có mối liên hệ gián tiếp mà trong đó sự tác động qua lại được thực hiện thông qua một hay một số khâu trung gian. Có mối liên hệ bản chất và mối liên hệ không bản chất, có mối liên hệ tất yếu và mối liên hệ ngẫu nhiên. Có mối liên hệ giữa các sự sự vật khác nhau, có mối liên hệ khác nhau của cùng một sự vật. Sự vật, hiện tượng nào cũng vận động và phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau, giữa các giai đoạn đó cũng có mối liên hệ với nhau tạo thành lịch sử phát triển hiện thực của các sự vật và các quá trình tương ứng. Quan điểm duy vật biện chứng về sự liên hệ đòi hỏi phải thừa nhận tính tương đối trong sự phân loại đó. Các loại liên hệ khác nhau có thể chuyển hoá cho nhau. Sự chuyển hoá đó có thể diễn ra hoặc do thay đổi phạm vi bao quát khi xem xét hoặc do kết quả vận động khách quan của chính sự vật hiện tượng ấy.
Để tải tài liệu này xin mời bạn mua thẻ điện thoại  VietTel mệnh giá 20.000đ sau đó gửi mã số thẻ cào cùng địa chỉ email của bạn và mã tài liệu T011 đến số điện thoại: 0988.44.1615 Sau khi nhận được tin nhắn tôi sẽ gửi tài liệu cho bạn và thông báo cho bạn biết
Tài liệu này không có hình ảnh khác

Tài liệu cùng loại

 
(Chú ý: Website đang trong giai đoạn hoạt động thử nghiệm, đang định xin giấy phép MXH của Bộ TT & TT)
Lên đầu trang
Array
(
    [type] => 8192
    [message] => preg_replace(): The /e modifier is deprecated, use preg_replace_callback instead
    [file] => /home/pwhqfmvb/GiangVien/includes/countries.php
    [line] => 435
)