Chuyên cung cấp tài liệu


Từ khóa cần tìm:
Để tải tài liệu này xin mời bạn mua thẻ điện thoại VietTel mệnh giá 20.000đ và gửi mã thẻ cào cùng với địa chỉ Email của bạn và mã tài liệu DA364 đến số điện thoại sau đây: 0988.44.1615  

Sau khi nhận được thông tin tôi sẽ gửi tài liệu vào mail cho bạn ngay và thông báo cho bạn biết

Sự phân hoá giàu nghèo ở nước ta, thực trạng và giải pháp

Thế giới đang bước vào thế kỷ mới với kỳ vọng một cuộc sống mới phồn vinh hạnh phúc. Làn sóng toàn cầu hoá đang lan nhanh là động lực thôi thúc các quuốc gia dân tộc vào một cuộc đua tranh vì sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Chính vì vậy nền kinh tế thế giới đã đạt tốc độ tăng trưởng nhanh chóng, nhưng bên cạnh đó nó cũng tạo ra hố ngăn giữa các quốc gia, các tầng lớp trong xã hội ngày càng sâu .Vấn đề này có ý nghĩa đặc biệt hết sức quan trọng và cấp thiết đối với Việt Nam trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa


Thông tin chi tiết
Số lượt xem
30850 Lượt xem
Cú pháp nhắn tin
Ngày đưa lên
Đăng ngày 10-07-2012 09:23:02 AM
Mã Tài liệu
DA364
Tổng điểm Đánh giá
28 điểm
Chia sẻ
Cho điểm tài liệu này
1 2 3 4 5
Đặt hàng
CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ SỰ PHÂN HOÁ GIÀU NGHÈO
 
1.1. CÁC KHÁI NIỆM VỀ SỰ PHÂN HOÁ GIÀU NGHÈO .
1.1.1.Khái niệm  , "nghèo" và chuẩn mực "nghèo"
Trong một thời gian dài, các nhà kinh tế và nhiều nhà nghiên cứu đã điịnh nghĩa giàu nghèo theo quan điểm định lượng, tức là đưa ra một chỉ số để đo lường chủ yếu nhằm đơn giản hoá việc hoạch định chính sách.
 Một số quan điểm về "nghèo":
Hội nghị về chống nghèo ở khu vực Châu á-Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tháng 9-1993 tại Bangkok, Thái Lan đã đưa ra định nghĩa về nghèo như sau :  " Nghèo là một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người, mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế xã hội phong tục tập quán của địa phương.
Nhà kinh tế học Mỹ Galbraith cũng quan niệm:"Con người bị coi là nghèo khổ khi mà thu nhập của họ, ngay dù thích đáng để họ có thể tồn tại, rơi xuống rõ rệt dưới mức thu nhập cộng đồng. Khi đó họ không thể có những gì mà đa số trong cộng đồng coi như cái cần thiết tối thiểu để sống một cách đúng mực."
Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội tổ chức năm 1995 đưa định nghĩa về nghèo:"Người nghèo là tất cả những ai mà thu nhập thấp hơn dưới một đô la mỗi ngày cho mỗi người, số tiền được coi như đủ để mua những sản phẩm cần thiết để tồn tại."
Còn nhóm nghiên cứu của UNDP, UNFPA, UNICEF trong công trình "Xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam-1995" đã đưa ra định nghĩa:"Nghèo là tình trạng thiếu khả năng trong việc tham gia vào đời sống quốc gia, nhất là tham gia vào lĩnh vực kinh tế."
Vậy tiêu chí để xác định nghèo ở nước ta là:
Xác định giàu nghèo là một việc khó vì nó gắn với từng thời điểm, từng quốc gia, và được xem xét ở nhiều góc độ khác nhau .Ở nước ta, từ khi có chủ trương xoá đói giảm nghèo, các cơ quan trong nước và quốc tế đã đưa ra những chuẩn mực để xác định tình hình đói nghèo.Đó là: chuẩn mực của bộ lao động thương binh xã hội, chuẩn mực của Tổng cục Thống Kê, chuẩn mực đánh giá của Ngân Hàng Thế Giới để có cơ sở xây dựng chương trình xoá đói giảm  nghèo phù hợp với tập quán và mức sống ở nước ta hiện nay.
Các mức nghèo ở Việt Nam
(Nguồn : Tổng cục Thống kê 1994, 1996, UNDP 1999, Bộ lao động, thương binh và xã hội 1999)
Cơ quan Định nghĩa về mức nghèo Phân loại người nghèo Mức tối thiểu
( VNĐ/tháng)
Lao động thương binh xã hội Mức nghèo tính bằng gạo: Mức nghèo được xác định là mức thu nhập để mua được 13 kg, 15 kg, 20 kg, hoặc 25 kg gạo mỗi tháng( theo giá  năm 1995) Đói 45.000 (13 kg gạo)
Nghèo (nông thôn miền núi) 55.000 (15 kg gạo)
Nghèo (nông thôn đồng bằng) 70.000 ( 20 kg gạo)
Nghèo ( thành thị) 90.000 (25 kg gạo)
Ngân Hàng Thế giới/Tổng cục thống kê Mức nghèo về lương thực thực phẩm: Dựa vào mức chi tiêu cần thiết để mua lương thực( gạo và lương thực, thực phẩm khác) để có thể cấp 2100 klo/người mỗi ngày Nghèo về lương thực, thực phẩm 66.500 (1992/1993
-Ngân Hàng thế giới)
107.000 (1997/98-
Ngân hàng thế giới/ Tổng cục thống kê)
Ngân hàng thế giới Mức nghèo chung: Kết hợp mức nghèo về lương thực, thực phẩm như trên ( tương đương với 70 % chỉ tiêu và phần chi lương thực để có thể chi tiêu cho những nhu cầu phi lương thực cơ bản (50%) Nghèo 97.000 (1992/93)
149.000 ( 1997/98)
UNDP Chỉ số nghèo về con người: Nghèo là tình trạng thiếu thốn ở 3 khía cạnh của cuộc sống, tuổi thọ, kiến thức và mức sống hợp lí. Chỉ số này được hình thành bởi 3 tiêu chí: tình trạng mù chữ, tuổi thọ, trẻ em thiếu cân và mức độ sử dụng dịch vụ y tế nước sạch Nghèo về con người Chỉ số tổng hợp không qui thành tiền
 
 Trên cơ sở đó, bộ kế hoạch và Đầu tư đề nghị thống nhất dùng khái niệm nghèo đói theo nghĩa hẹp, và tỷ lệ là 20% tổng số hộ của cả nứơc.
Hộ đói là hộ cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, con cái thất học, ốm đau không có tiền chữa trị, nhà ở rách nát (nếu theo thu nhập thì các hộ này chỉ có thu nhập bình quân đầu người của loại hộ này quy ra gạo dưới 25 kg/tháng ở thành thị, 20 kg/tháng ở nông thôn đồng bằng và trung du, dưới 15 kg/tháng ở nông thôn miền núi).
Xã nghèo là xã có trên 40% tổng số hộ nghèo đói, không có hoặc có rất ít những cơ sở hạ tầng thiết yếu, trình độ dân trí theo tỉ lệ mù chữ cao.
Còn đối với thế giới, để đánh giá tương đối đúng đắn về sự phát triển, sự tiến bộ của mỗi quốc gia, Liên Hợp Quốc đưa ra chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc nội(GDP) và chỉ số phát triển con người (HDI).
1.1.2 "Phân hoá giàu nghèo" khái niệm và chỉ tiêu đánh giá:
Trong quá trình chuyển đổi từ một nền kinh tế kém phát triển sang nền kinh tế thị trường, xu hướng biến động của cơ cấu xã hội ở nước ta hiện nay, ngày càng trở nên rõ nét.Từ thực trạng đó, đã có một số luận điểm có quan hệ đến quan niệm sự phân hoá giàu nghèo.
+ PHGN gắn liền với bất bình đẳng xã hội và phân công lao động
+ PHGN giàu nghèo là sự phân cực về kinh tế.
+ PHGN là kết quả tất yếu của quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế và đến lượt mình sự phân hoá đó lại trở thành nguyên nhân kìm hãm sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.
+ PHGN là một hiện tượng xã hội phản ánh quá trình phân chia xã hội thành các nhóm xã hội có điều kiện kinh tế khác biệt nhau. PHGN là phân tầng xã hội về mặt kinh tế, thể hiện trong xã hội có nhóm giàu tầng đỉnh, nhóm nghèo tầng đáy. Giữa nhóm giàu và nhóm nghèo là khoảng cách về thu nhập và mức sống.
Vậy PHGN là một hiện tượng xã hội phản ánh quá trình phân chia xã hội thành các nhóm xã hội có điều kiện kinh tế và chất lượng sống khác biệt nhau; là sự phân tầng xã hội chủ yếu về mặt kinh tế, thể hiện sự chênh lệch giữa các nhóm này về tài sản, thu nhập, mức sống.
Vậy tiêu chí để đánh giá sự phân hoá giàu nghèo là dựa trên cơ sở nào?
Trên thế giới người ta thường dùng 2 tiêu chí hay hai phương pháp để đánh giá sự phân hoá giàu nghèo:
. Theo công thức 1/n: trong đó n là % dân cư để so sánh. Ví dụ: nếu theo cột dọc giữa người giàu và người nghèo ta lấy 5 % người thu nhập thấp nhất ở cột thấp nhất so với 5% người thu nhập cao nhất thì tỷ lệ là 1/5, tức chênh lệch nhau 20 lần.Đây là độ an toàn của sự phân hoá giàu nghèo.
. Hệ số tập trung Gini là hệ số thay đổi từ 0 đến 1 cho biết mức độ công bằng phân chia trong thu nhập thấp. Nếu hệ số này càng thấp thì mức công bằng càng cao. Hệ số Gini cũng đã được sử dụng để đánh giá mức độ phân tầng, phân hoá, phân cực giữa các vùng, miền hay nhóm xã hội.
Theo hệ số Gini này (hay theo nhà kinh tế học người  Mỹ Kuznet) trong thời kỳ nền kinh tế mới đi vào tăng trưởng: Sự bất bình đẳng sẽ tăng lên là tất yếu. Khi nền kinh tế tăng trưởng đến mức độ nhất định sẽ giải quyết được vấn đề xã hội đó, công bằng sẽ được thực hiện.                                                       
    Từ việc phân tích những khái niệm "nghèo","sự phân hoá giàu nghèo" ta cũng thấy được tính hai mặt của sự phân hóa giàu nghèo đối với nền kinh tế. Từ đó cũng có thể thấy sự tác động nhất định của nó đối với kinh tế- xã hội Việt Nam.
1.2. TÁC ĐỘNG CỦA PHÂN HOÁ GIÀU NGHÈO ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.
1.2.1 Mặt tích cực:
PHGN đã góp phần khơi dậy tính năng động xã hội trong con người ở nhiều nhóm xã hội, kích thích họ tìm kiếm và khai thác cơ may, vận hội để phát triển vượt lên. Kích thích sự sáng tạo của con người, nhằm tạo môi trường cạnh tranh quyết liệt, qua đó sàng lọc và tuyển chọn những thành viên vượt trội, tạo động lực cho sự phát triển của mỗi ngành nghề, mỗi lĩnh vực hay mỗi địa phương. Đặc biệt là số nhóm và nhóm người xã hội giàu lên do làm ăn đúng pháp luật. Và những hộ đã giàu hướng dẫn cách làm ăn cho người nghèo làm cho nền kinh tế phát triển với năng suất lao động cao, tăng phúc lợi xã hội cho người dân ( y tế, giáo dục ....) thông qua thuế thu nhập của người giàu...
Để tải tài liệu này xin mời bạn mua thẻ điện thoại  VietTel mệnh giá 20.000đ sau đó gửi mã số thẻ cào cùng địa chỉ email của bạn và mã tài liệu DA364 đến số điện thoại: 0988.44.1615 Sau khi nhận được tin nhắn tôi sẽ gửi tài liệu cho bạn và thông báo cho bạn biết
Tài liệu này không có hình ảnh khác

Tài liệu cùng loại

 
(Chú ý: Website đang trong giai đoạn hoạt động thử nghiệm, đang định xin giấy phép MXH của Bộ TT & TT)
Lên đầu trang
Array
(
    [type] => 8192
    [message] => preg_replace(): The /e modifier is deprecated, use preg_replace_callback instead
    [file] => /home/pwhqfmvb/GiangVien/includes/countries.php
    [line] => 435
)