Danh mục 1060 đầu sách mới được cập nhật trên trang GiangVien.Net
Mời các bạn Nhấn vào đây để xem. Hiện trang web đang trong quá trình tải sách lên nên nếu như cuốn sách nào bạn không tìm thấy trên trang web này. Bạn có thể nhấn vào đây để nhắn tin  với chúng tôi. Chúng tôi sẽ gửi sách đến bạn.
Đồ án Xuất khẩu ở cty cung ứng DV hàng không
  • Xuất khẩu ở cty cung ứng DV hàng không

     

  • Đăng ngày 16-08-2024 10:55:50 AM - 9334 Lượt xem
  • Mã tài liệu: TM081
  • Số trang: Liên hệ
  • Hoạt động xuất khẩu giữ vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động thương mại của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Thông qua hoạt động xuất khẩu, các quốc gia khai thác được lợi thế của mình trong phân công lao động quốc tế, tạo nguồn thu lợi nhuận quan trọng cho đất nước, chuyển đổi cơ cấu kinh tế và tạo công ăn việc làm cho người dân.

LỜI NÓI ĐẦU

Hoạt động xuất khẩu giữ vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động thương mại của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Thông qua hoạt động xuất khẩu, các quốc gia khai thác được lợi thế của mình trong phân công lao động quốc tế, tạo nguồn thu lợi nhuận quan trọng cho đất nước, chuyển đổi cơ cấu kinh tế và tạo công ăn việc làm cho người dân.
Đối với Việt Nam, hoạt động xuất khẩu thực sự có ý nghĩa chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế, tạo tiền đề vững chắc để thực hiện thắng lợi mục tiêu công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước và từng bước hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Trong chiến lược phát triển kinh tế đến năm 2010, Đảng và Nhà nước ta đã nêu rõ: “Chúng ta phải tiến hành xây dựng một nền kinh tế mở cửa theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu đồng thời thay thế nhập khẩu bằng những mặt hàng trong nước sản xuất có hiệu quả”.
Công ty Cung ứng Dịch Vụ Hàng Không được hình thành và thực hiện nhiệm vụ xuất nhập khẩu trước hết cho nghành hàng không. Công ty chú trọng trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của mình. Trong suốt thời gian tồn tại và phát triển, Công ty đã tìm ra cho mình một hướng đi đúng trong hoạt động xuất khẩu đặc biệt trong tình hình kinh tế trong nước và thế giới hiện nay có nhiều biến động lớn và Công ty đã thu được những thành công nhất định. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đạt được, Công ty vẫn còn không ít khó khăn cần phải khắc phục.Để nghiên cứu sâu hơn hoạt động sản suất của công ty, đồng thời trang bị thêm cho mình những kiến thức thực tiễn về hoạt động xuất khẩu nói riêng .Được sự hướng dẫn tận tình của thầy PGS Trần Văn Chu, em đã chọn đề tài luận văn tốt nghiệp “Xuất khẩu ở Công ty Cung ứng Dịch Vụ Hàng Không Thực trạng và Giải pháp ”.
Cơ cấu luận văn ngoài mở đầu và kết luận gồm 3 chương .
Chương I: Vai trò của Xuất Khẩu đối với nền kinh tế Việt Nam.
Chương II: Thực trạng hoạt động xuất khẩu tại Công ty Cung ứng Dịch Vụ Hàng Không.
Chương III. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của Công ty.
Do còn hạn chế về kiến thức cũng như hiểu biết thực tế, bài luận văn này không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu từ các thầy cô giáo, các cô các chú cán bộ trong Công ty cũng như các bạn sinh viên quan tâm.

CHƯƠNG I

VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

I. Ý NGHĨA CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU Ở CÔNG TY CUNG ỨNG DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG.
Để đảm bảo an toàn, chủ động, kịp thời và hiệu quả thực hiện cho các chuyến bay và hoạt động tại sân bay Tổng Công Ty Hàng Không Việt Nam đã thống nhất tổ chức hoạt động xuất khẩu và cung ứng dịch vụ cho các chuyến bay và sân bay. Đây là hoạt động thiết thực giúp cho các chuyến bay và sân bay tiện việc quản lý ngay tại sân bay và ngoài sân bay. Công ty Cung ứng dịch vụ Hàng Không cấn có hàng để cung cấp cho ngành. Cần bảo đảm tính an toàn và kịp thời, không bị động do việc cung ứng hàng hoá và dịch vụ gây nên.
Xuất khẩu của Công ty Cung ứng dịch vụ Hàng Không tạo điều kiện có lãi, có đủ vốn hoạt động nhập hàng và cho các chuyến bay cho hãng Hang Không Quốc gia Việt Nam và tại sân bay. Ngày nay, trong cơ chế thị trường việc tổ chức đơn vị hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu được khuyến khích nên công ty đã kịp thời hình thành tổ chức hoạt động.

II. VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN VÀ VỚI CÔNG TY CUNG ỨNG DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG.

1. Khái niệm hoạt động xuất khẩu:

Xuất khẩu là việc bán hàng hoá và dịch vụ vượt qua biên giới quốc gia trên cơ sở dùng tiền tệ làm đơn vị thanh toán. Tiền tệ ở đây có thể là ngoại tệ đối với một quốc gia hoặc đối với cả hai quốc gia. Xuất khẩu là hoạt động rất cơ bản của kinh tế đối ngoại, đã xuất hiện từ rất lâu và ngày càng phát triển.
Mục đích của hoạt động xuất khẩu là khai thác được lợi thế của các quốc gia trong phân công lao động quốc tế, tạo nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện với nhiều loại hàng hoá khác nhau. Phạm vi hoạt động xuất khẩu rất rộng cả về không gian và thời gian.

2. Vai trò của xuất khẩu đối với nền kinh tế quốc dân.

Xuất khẩu hàng hoá nằm trong khâu phân phối và lưu thông hàng hoá trong quá trình tái sản xuất mở rộng, nhằm mục đích liên kết giữa sản xuất và tiêu dùng giữa nước này với nước khác. Vai trò của xuất khẩu được thể hiện qua các điểm sau:
2.1. Xuất khẩu là phương tiện chính tạo nguồn vốn cho nhập khẩu phục vụ Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước.
Nhiệm vụ trọng tâm cơ bản của Việt Nam trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2001 - 2010 là: phát triển kinh tế và đẩy mạnh công nghiệp hoá đất nước.
Để tiến hành Công nghiệp hoá-Hiện đại hoá thì cần phải có đủ 4 nhân tố nhân lực, tài nguyên, nguồn vốn và kỹ thuật. Nhưng hiện nay, không phải bất cứ quốc gia nào cũng có đủ các yếu tố đó đặc biệt là các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam.
Để Công nghiệp hoá-Hiện đại hoá đòi hỏi phải có số vốn lớn để nhập khẩu máy móc, thiết bị, kỹ thuật,công nghệ tiến tiến.
Nguồn vốn để nhập khẩu có thể được hình thành từ các nguồn như:
- Từ tích luỹ trong nền kinh tế quốc dân
- Đầu tư nước ngoài.
- Vay nợ, viện trợ.
- Thu từ hoạt động du lịch, dịchvụ thu ngoại tệ.
- Xuất khẩu hàng hoá.
2.2. Xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển.
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá phù hợp với xu hướng phát triển của kinh tế thế giới là tất yếu đối với Việt Nam.
Có hai cách nhìn nhận về tác động của xuất khẩu đối với sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Một là: xuất khẩu chỉ là tiêu thụ những sản phẩm thừa do sản xuất vượt quá nhu cầu nội địa. Trong trường hợp nền kinh tế còn lạc hậu và chậm phát triển như nước ta, sản xuất về cơ bản chưa đủ tiêu dùng và nếu chỉ thụ động chờ sự thừa ra của sản xuất thì xuất khẩu vẫn cứ nhỏ bé, không có cơ sở tồn tại và phát triển.
Hai là: trên cơ sở lợi thế so sánh của đất nước mình, coi thị trường là điểm xuất phát và đặc biệt thị trường thế giới là hướng quan trọng để tổ chức sản xuất, chỉ sản xuất cái gì thị trường cần. Quan điểm này xuất phát từ nhu cầu thị trường thế giới kết hợp với tiềm năng, thực lực của đất nước để tổ chức sản xuất, hình thành các ngành kinh tế hướng về xuất khẩu. Những ngành kinh tế đó phải có kỹ thuật và công nghệ tiên tiến để hàng hoá khi tham gia thị trường thế giới có đủ sức cạnh tranh và mạng lại lợi ích cho quốc gia. Điều đó có tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thúc đẩy sản xuất phát triển. Đó là:
- Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành khác có cơ hội phát triển thuận lợi.
- Xuất khẩu tạo khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển.
- Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước.
- Thông qua xuất khẩu, hàng hoá của ta sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới. Các cuộc cạnh tranh này đòi hỏi chúng ta phải tổ chức lại sản xuất, hình thành cơ cấu sản xuất thích nghi được với thị trường .
Như vậy, theo cách hiểu này, xuất khẩu được coi là giải pháp làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách mạnh mẽ theo chiều hướng có lợi hơn, hiệu quả kinh tế cao hơn.
2.3. Xuất khẩu tác động tích cực dến giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân dân.
Tác động của xuất khẩu đến đời sống của người dân bao gồm rất nhiều mặt. Trước hết sản xuất hàng xuất khẩu là nơi thu hút hàng triệu lao động vào làm việc với thu nhập khá. Xuất khẩu còn tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống và đáp ứng ngày càng phong phú thêm nhu cầu người dân.
2.4. Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các hoạt động kinh tế đối ngoại của nước ta.
Quan hệ kinh tế đối ngoại là tổng thể các mối quan hệ về thương mại, kinh tế và khoa học kỹ thuật giữa một quốc gia này với một quốc gia khác. Các hình thức của quan hệ kinh tế quốc tế là xuất nhập khẩu hàng hoá hữu hình, đầu tư quốc tế, du lịch dịch vụ, xuất khẩu lao động, hợp tác khoa học kỹ thuật, hợp tác sản xuất, hợp tác tài chính.
Xuất khẩu là một hoạt động rất cơ bản của kinh tế đối ngoại, là phương tiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Đẩy mạnh xuất khẩu được coi là vấn đề có ý nghĩa chiến lược để thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Hiện nay Nhà nước đã và đang thực hiện các biện pháp thúc đẩy các ngành kinh tế hướng về xuất khẩu (tất nhiên không coi nhẹ sản xuất trong nước và thị trường trong nước), khuyến khích tư nhân mở rộng xuất khẩu để giải quyết công ăn việc làm và tăng thu ngoại tệ cho đất nước.

Hoạt động xuất khẩu với các công ty có ý nghĩa rất quan trọng. Thực chất nó là hoạt động bán hàng của các Công ty xuất nhập khẩu và thu lợi nhuận từ hoạt động này góp phần quyết định sự tồn tại và phát triển của Công ty. Lợi nhuận là nguồn bổ sung vào nguồn vốn kinh doanh, các quỹ của Công ty. Lợi nhuận cao cho phép Công ty đẩy mạnh tái đầu tư vào tài sản cố định, tăng nguồn vốn lưu động để thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu, giúp Công ty ngày càng mở rộng và phát triển.
Xuất khẩu hàng hoá còn có vai trò nâng cao uy tín của Công ty trên trường quốc tế. Nó cho phép Công ty thiết lập được các mối quan hệ với nhiều bạn hàng ở các nước khác nhau và sẽ rất có lợi cho Công ty nếu duy trì tốt mối quan hệ này. Để có được điều này Công ty, ngược lại phải đáp ứng tốt các yêu cầu của khách hàng về giá cả, chất lượng hàng hoá, phương thức giao dịch, thanh toán,...
Xuất khẩu ngày nay luôn gắn liền với cạnh tranh do vậy đòi hỏi các Công ty phải luôn đổi mới và hoàn thiện công tác quản lý sản xuất, kinh doanh... sao cho phù hợp với tình hình thực tế để hoạt động đạt hiệu quả cao. Kết quả của hoạt động xuất khẩu sẽ cho phép Công ty tự đánh giá được về đường lối chính sách, cách thức thực hiện của mình để có những điều chỉnh phù hợp giúp Công ty phát triển đi lên.
2.5. Một số lợi thế so sánh những mặt hàng Xuất khẩu của Việt Nam.
Xuất khẩu hàng đã phần nào đáp ứng được mục tiêu phát huy lợi thế so sánh của nước ta trên trường quốc tế. Xuất khẩu chẳng những góp phần đáng kể vào tích luỹ vốn cho công nghiệp hoá mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc tiêu thụ sản phẩm hàng hoá trong nước.

  Ý kiến bạn đọc

 



Danh mục sách
Danh mục tài liệu
Sách mới cập nhập
Thống kê
  • Đang truy cập97
  • Máy chủ tìm kiếm31
  • Khách viếng thăm66
  • Hôm nay22,418
  • Tháng hiện tại465,948
  • Tổng lượt truy cập4,086,791
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây