LỜI MỞ ĐẦU
Gạo là một trong những mặt hàng thuộc nhóm hàng lương thực, được sản xuất và tiêu dùng chủ yếu ở Châu Á. Cũng như các mặt hàng lương thực khác, Chính phủ các nước luôn có chính sách và khuyến khích tăng cung trong nước để đảm bảo an ninh lương thực. Do vậy, khối lượng gạo trao đổi chiếm khoảng 6 – 7% so với sản lượng sản xuất của thế giới. Trong thương mại thế giới, khối lượng và giá trị buôn bán mặt hàng gạo ở mức tương đương với lúa mì và chiếm tỷ trọng nhỏ so với tổng giá trị thương mại hàng hóa. Sản xuất lúa gạo ở Việt Nam kể từ khi thực hiện chính sách đổi mới, sản lượng lúa gạo đã gia tăng nhanh chóng. Trong 10 năm (1991 – 2001), bình quân diện tích tăng 1,73%/năm, năng suất tăng 3,2%/năm và sản lượng tăng 5%/năm. Việt Nam từ một nước thiếu lương thực trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, chiếm khoảng 17% lượng gạo xuất khẩu toàn cầu. Hiện nay, theo mức kim ngạch xuất khẩu, gạo được xem là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam với giá trị xuất khẩu năm 2002 đạt 726 triệu USD, tăng hơn 3 lần so với năm 1991 và chiếm 4,4% tổng giá trị xuất khẩu (kể cả xuất khẩu dầu thô). Tuy nhiên, sản xuất và xuất khẩu lúa gạo ở Việt Nam vẫn chưa hoàn toàn là một lựa chọn hướng về xuất khẩu. Dư cung gạo không phải bắt nguồn từ yêu cầu tăng cường xuất khẩu mà chủ yếu từ chính sách an ninh lương thực. Do vậy trong sản xuất lúa gạo từ trước đến nay, Việt Nam vẫn chủ yếu chú trọng đến năng suất mà ít quan tâm đến các giống gạo ngon có giá trị xuất khẩu cao (những giống gạo thường cho năng suất thấp). Căn cứ vào tình hình và yêu cầu thực tiễn, việc khai thác triệt để hơn nữa những tiềm năng to lớn của đất nước trong sản xuất cũng như tìm kiếm cách thức tiếp cận thị trường, giữ vững và phát triển thị phần mặt hàng gạo có hiệu qủa tối ưu luôn là vấn đề đòi hỏi sự nghiên cứu và giải quyết.Chính vì vậy, em đã chọn đề tài “Thực trạng sản xuất và biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo ra thị trường thế giới” để bảo vệ luận văn ngày ra trường. Kết cấu luận văn: Chương I: Cơ sở khoa học của việc đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu gạoChương II: Thực trạng sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt Nam trong thời gian qua.Chương III: Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu trong thời gian tới. CHƯƠNG I
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC ĐẨY MẠNH SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU GẠO
I. VỊ TRÍ CỦA LÚA GẠO TRONG NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM : - Lúa gạo trong nền kinh tế thế giới:
Theo đà phát triển của sức sản xuất và phân công lao động quốc tế, nhu cầu của con người ngày càng phong phú, đa dạng. Tuy nhiên, nhu cầu về ăn và mặc vẫn là nhu cầu cần thiết hơn cả, trong đó nhu cầu về ăn uống lại đóng vai trò số một trong đời sống hàng ngày. Bởi vậy, lương thực trở thành yếu tố được chú trọng hàng đầu. Thực tế trong nhiều thập kỷ qua, thế giới luôn quan tâm, lo lắng đến vấn đề lương thực như một đề tài thời sự cấp bách. Nhiều sách báo, nhiều tổ chức và cá nhân, nhiều cuộc hội thảo quốc gai và quốc tế thường xuyên đề cập đến chương trình an ninh lương thực quốc gia và toàn cầu. Lương thực luôn là mối quan tâm lớn của cả nhân loại do nguy cơ nạn đói nghiêm trọng đang đe dọa nhiều dân tộc. Theo số liệu của Liên Hợp Quốc, hiện nay trên thế giới có khoảng trên 800 triêu người ở những nước nghèo, nhất là ở Châu Phi thường xuyên bị thiếu lương thực, trong đó khoảng 200 triệu là trẻ em. Trung bình hàng năm trên thế giới có khoảng 13 triệu trẻ em dưới 5 tuổi do thiếu dinh dưỡng tối thiểu vì nạn đói nghiêm trọng. Do đó, Hội nghị Dinh dưỡng Quốc tế đã đi đến kết luận rằng: giải quyết kịp thời vấn đề lương thực là trung tâm của mọi cố gắng hiện nay để phát triển kinh tế xã hội. Theo thống kê nông nghiệp của FAO, các loại cây lương thực được sản xuất và tiêu thụ trên thế giới bao gồm trước hết là 5 loại cụ thể: lúa gạo, lúa mì, ngô, lúa mạch và kê… Trong đó lúa gạo và lúa mì là 2 loại được sản xuất và tiêu dùng nhiều nhất. Với nhu cầu trung bình hiện nay trên thế giới có thể duy trì sự sống cho khoảng 3.008 triệu người, chiếm gần 53% dân số thế giới. Tuy sản lượng lúa gạp thấp hơn lúa mì một chút, nhưng căn cứ vào tỷ lệ hư hao trong khâu thu hoạch, lưu thông và chế biến, căn cứ vào giá trị dinh dưỡng của mỗi loại, riêng lúa gạo đang nuôI sống hơn một nửa dân số trên thế giới. Gần nửa dân số còn lại được đảm bảo bằng lúa mì và các loại lương thực khác.Điều này chỉ rõ vị trí của lúa gạo trong cơ cấu lương thực thế giới và trong đời sống kinh tế quốc tế. - Vị trí của lúa gạo trong nền kinh tế nước ta:
Việt Nam là một trong những nước có nghề truyền thống trồng lúa nước cổ xưa nhất thế giới. Nông nghiệp trồng lúa vừa đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, vừa là cơ sở kinh tế sống còn của đất nước. Dân số nước ta là gần 80 triệu người, trong đó dân số ở nông thôn chiếm 80% và lực lượng lao động trong nghề trồng lúa chiếm 72% lực lượng lao động cả nước. Điều đó cho thấy lĩnh vực nông nghiệp trồng lúa thu hút đại bộ phận lực lượng lao động cả nước đóng vai trò rất lớn trong nền kinh tế quốc dân. Bên cạnh đó, ưu thế lớn của nghề trồng lúa còn thể hiện rõ ở diện tích canh tác trong tổng diện tích đất nông nghiệp cũng như tổng diện tích trồng cây lương thực: Ngành trồng trọt chiếm 4/5 diện tích đất canh tác trong khi đó lúa giữ vị trí độc tôn, gần 85% diện tích lương thực. Như vậy bên cạnh sự thu hút về nguồn lực con người thì sự thu hút nguồn lực đất đai cũng lại khẳng định rõ vị trí của lúa gạo trong nền kinh tế quốc dân. Xuất phát từ thực tiễn đó, Đảng và Nhà nước ta luôn nhấn mạnh vị trí của lúa gạo Việt Nam: Lúa gạo đóng vai trò quyết định vấn đề cung cấp lương thực cho cả nước và do đó chi phối sâu sắc sự phát triển kinh tế quốc dân. Từ đó, Chính phủ đã đề ra các chính sách phát triển nông nghiệp nói chung và lúa gạo nói riêng, như: Chính sách đầu tư vật chất kỹ thuật thích đáng về thuỷ lợi, giống lúa, thâm canh, quảng canh lúa qua từng thời kỳ. Lúa gạo đã được đưa vào 2 trong 3 chương trình kinh tế lớn của quốc gia (như văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc tháng 12/1986 đã nêu). Nhờ đó, từ năm 1989 đến nay kim ngạch xuất khẩu gạo đã không ngừng tăng, mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn góp phần không nhỏ cho công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước. II. NHU CẦU GẠO CỦA THỊ TRƯỜNG GẠO THẾ GIỚI: - Tình hình tiêu thụ gạo của thế giới:
Gạo là một trong những mặt hàng thiết yếu, ít phụ thuộc vào thu nhập của các hộ gia đình. Do đó, khối lượng gạo tiêu thụ chỉ tăng ở một số nước đang phát triển hoặc kém phát triển do tăng dân số và mức tiêu dùng gạo ở các nước đó còn thiếu.Nhìn chung, khối lượng tiêu dùng gạo đã ở mức bão hoà ở các nước phát triển. Theo thống kê của Bộ nông nghiệp Mỹ (USDA), mức tiêu trụ gạo toàn cầu từ năm 1998 – 2002 chỉ tăng 5,5%, từ 387,145 triệu tấn năm 1998/1999 lên 408,764 triệu tấn năm 2002/2003, trong đó khu vực Bắc Mỹ công tăng 1,1%, châu Mỹ La Tinh tăng 8,9%, EU tăng 5,3%, Các nước thuộc Liên Xô cũ tăng 15,2%, Trung Đông tăng 15,7%, Bắc Phi tăng 18,7%, các nước Châu Phi tăng 27,1%, Nam Á tăng 5,9%, các nước Châu Á khác tăng 3,4%, Châu Úc giảm 14,7%và các nước thuộc Đông Âu giảm 2,2%.Theo đánh giá chung, mức tiêu thụ gạo tính theo đầu người trên thế giới là 58% kg/người/năm, tại các nước Viễn Đông châu Á hiện nay ổn định ở mức 95 kg/người/năm, Trung Quốc là 94kg/người/năm, Ấn Độ là 76kg/người/năm, cận Đông Châu Á là 20kg/người/năm, Châu Phi là 17kg/người/năm, Mỹ La Tinh là 26kg/người/năm, Mỹ là 19,7kg/người/năm, Thái Lan là 106kg/người/năm.Gạo chủ yếu được tiêu dùng ở châu Á, chiếm khoảng gần 90% lượng gạo tiêu thụ trên toàn thế giới, trong đó Nam Á chiếm khoảng 29%. Tỷ trọng tiêu thụ gạo ở các khu vực khác tương đối thấp : châu Mỹ chiếm khoảng 5%, châu Phi 4,3%, Liên Xô và Đông Âu 0,4%, Trung Đông 1,7% và EU Là 0,6%.Bảng 1: Sản lượng gạo tiêu thụ trên thế giới theo nước(quy gạo xay theo niên vụ)Đơn vị: ngàn tấn Stt | Các nước | 1998/99 | 1999/00 | 2000/01 | 2001/02 | 2002/03 |
1 | Băngladét | 21.854 | 23.766 | 24.958 | 25.553 | 26.700 |
2 | Brazil | 7.950 | 8.025 | 8.050 | 8.075 | 8.100 |
3 | Myanmar | 9.350 | 9.500 | 9.700 | 9.900 | 10.100 |
4 | Trung Quốc | 133.570 | 133.763 | 134.356 | 134.581 | 134.800 |
|
Chúng tôi trên mạng xã hội