Đồ án: Thực trạng sức cạnh tranh và giải pháp marketing nhằm nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm nông sản xuất khẩu của công ty INTIMEX sang thị trường Mỹ
  • Đồ án: Thực trạng sức cạnh tranh và giải pháp marketing nhằm nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm nông sản xuất khẩu của công ty INTIMEX sang thị trường Mỹ

     

  • Đăng ngày 10-07-2024 11:19:16 AM - 43 Lượt xem
  • Mã tài liệu: TM047
  • Số trang: Liên hệ
  • yếu tố sức cạnh tranh là then chốt trong việc mở rộng tiêu thụ sản phẩm phải xem xét trong vòng đời của sản phẩm . Đánh giá và đảm bảo nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm phải được xem xét toàn diện trên 4 nhóm thông số sau : - Nhóm thứ nhất : các thông số có đặc trưng kĩ thuật – công nghệ như các thông số hợp thành công năng của sản phẩm ; thông số về sinh thái – thẩm mỹ ; hệ số tiêu chuẩn hoá và điển hình hoá sản phẩm mặt hàng . - Nhóm thứ hai : các thông số về kinh tế , thông thường là các...

2. Giải pháp Marketing nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm của các công ty kinh doanh xuất nhập khẩu .
2.1. Nghiên cứu Marketing sản phẩm .
Có hai câu hỏi then chốt mà các nhà quản trị Marketing phải tự đặt ra cho bản thân họ , bao gồm “ Những sản phẩm nào của chúng ta phải bán trên thị trường quốc ngoại? ” Và “ Chúng ta phải / có thể phát triển sản phẩm này như thế nào ? ”.
Ngoài ra , quy mô và mức độ mong muốn phát triển là một vấn đề then chốt khác đối với mỗi công ty . Các công ty dự định tiến hành loại hoạt động R&D ( Resarch and Development) nào - đổi mới thực sự , cải tiến và biến đổi sản phẩm , hoặc những thay đổi về hình thức , về tên gọi và đóng gói ? Hơn nữa , xác định địa điểm chịu trách nhiệm trong phát triển sản phẩm quốc tế và thiết kế các cấu trúc tỏ chức thích ứng cũng là những mối quan tâm then chốt trong chính sách sản phẩm .
Phát triển sản phẩm phải phản ánh triết lý và chiến lược Marketing quốc tế của một công ty . Sản phẩm hỗn hợp là tập hợp của tất cả các tuyến và danh mục mà một người bán riêng biệt chào bán với người mua . Độ rộng của sản phẩm hỗn hợp biểu thị số các tuyến sản phẩm khác nhau trong sản phẩm hỗn hợp , chiều dài là tổng số các danh mục có trong sản phẩm hỗn hợp , độ sâu là số các biến thể của từng sản phẩm , và độ đặc là mức độ liên quan giữa các tuyến sản phẩm trên phương diện các chỉ tiêu cho trước .
2.2. Lựa chọn sản phẩm xuất khẩu và định vị sản phẩm xuất khẩu trên thị trường mục tiêu .
Việc lựa chọn chiến lược sản phẩm xuất khẩu rất quan trọng . Có 3 chiến lược là Tiêu chuẩn hoá , Thích nghi hoá và Phát triển sản phẩm xuất khẩu .
Tiêu chuẩn hoá là phương thức giành được những ích lợi , lợi thế theo quy mô sản xuất , phân phối , marketing và quản trị . Vì vậy , lợi thế thông thường nhất của tiêu chuẩn hoá chính sách sản phẩm quốc tế là nó tạo ra thuận lợi để đạt được lợi thế sản xuất theo quy mô . “ Khả năng sản xuất hàng loạt sản phẩm tiêu chuẩn cho phép lợi thế theo quy mô được khai thác triệt để . Tình trạng xé lẻ tốn kém đối với lượng hàng hoá được sản xuất được tối thiểu hoá .
Tiêu chuẩn hoá còn cho phép công ty dành được lợi thế theo quy mô từ thương mại hoá và marketing sản phẩm .
Thích nghi hoá : có những áp lực lớn đối với các công ty kinh doanh xuất nhập khẩu về việc đưa ra một sản phẩm được biến đổi phù hợp với các yêu cầu khác biệt của khách hàng . Do vậy nên điều cực kỳ quan trọng đối với các công ty là hiểu một cách rõ ràng các yêu cầu của khách hàng ngoại quốc và đáp ứng trực tiếp với những yêu cầu này . Để trở nên nổi bật hơn các đối thủ cạnh tranh , các công ty thường phải theo đuổi các chiến lược thích nghi hoá sản phẩm để thoả mãn nhu cầu ở các phân đoạn nhu cầu quốc tế đã được phân định . Các công ty có thể theo đuổi mục tiêu này để tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trước nhiều đối thủ cạnh tranh khác nhau.
Việc phát triển sản phẩm là một yêu cầu không thể thiếu đối với những công ty tham gia kinh doanh tên thị trường quốc tế do muốn cạnh tranh tốt trên thị trường thì trước hết công ty phải có một sản phẩm tốt phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng trên thị trường mà nhu cầu của người tiêu dùng luôn thay đổi , do vậy nếu sản phẩm của công ty luôn không ngừng cải tiến sẽ giúp nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm công ty trên thị trường quốc tế . 2.3 . Đa dạng hoá mặt hàng và nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu.
Trên thực tế , có ba khuynh hướng cơ bản về đa dạng hoá mặt hàng và nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu .
- Mở rộng thị trường.
Phương pháp dân tộc – trung tâm trong phát triển sản phẩm , nơi các sản phẩm nội địa được dự kiến tung ra thị trường quốc tế trở nên hấp dẫn hơn do nó hỗ trợ tối thiểu hoá các chi phí và tối đa tốc độ xâm nhập thị trường – quốc ngoại . Để đáp ứng tiêu chuẩn sản phẩm địa phương công ty phải áp dụng phương pháp này , phải tiến hành những hoạt động biến đổi sản phẩm của mình .
- Đa quốc nội
Quan điểm cho rằng các thị trường quốc ngoại khác biệt đáng kể với nhau trên phương diện mức phát triển , nhu cầu của người tiêu dùng , các điều kiện sử dụng sản phẩm , và các đặc điểm quan trọng khác là cơ sở đối với phương pháp đa – trung tâm trong phát triển sản phẩm quốc tế. Trong trường hợp này , các chi nhánh nước ngoài có nhiệm vụ phát triển những sản phẩm mới cho thị trường riêng của họ , và kiểm soát , phối hợp từ văn phòng trung tâm được giảm tới mức tối thiểu . Phương pháp này dẫn tới sự phát triển gia tăng không thể tránh khỏi về chiều rộng , chiều dài và sâu của sản phẩm hỗn hợp quốc tế của công ty .
- Toàn cầu
Phương pháp địa lý – trung tâm trong phát triển sản phẩm quốc tế nghĩa là tiến hành hoạt động phát triển một cách tập trung hoá và phối hợp hoá cao . Các sản phẩm được phát triển nhằm lôi cuốn người tiêu dùng ở thị trường quốc ngoại . Hoạt động này cho phép sản phẩm đồng dạng khá cao trong các chương trình sản phẩm quốc tế tới mức các điều kiện sử dụng sản phẩm tương tự ở các thị trường quốc ngoại khác nhau .
- Tạo ra các ý tưởng sản phẩm mới .
Nhiều hoạt động phát triển sản phẩm quốc tế bao hàm việc thay đổi một số khái niệm cơ bản về sản phẩm . Sản phẩm nguyên mẫu có thể được phát triển cho một thị trường nội địa , hoặc rút ra từ một mẫu mang tính địa lý – trung tâm hơn .
- Phát triển sản phẩm quốc tế
Chuyển các ý tưởng sản phẩm thành các sản phẩm sống động và trẻ hoá các sản phẩm lão hoá bao hàm công việc phát triên bao quát . Ngoài giai đoạn tạo ra ý tưởng quá trình này còn có các giai đoạn khác gồm : sang lọc ý tưởng , phát triển và kiểm tra khái niệm phát triển một chiến lược Marketing, phân tích kinh doanh , phát triển sản phẩm , kiểm tra thị trường và thương mại hoá sản phẩm .
2.4 . Sự phối hợp sản phẩm với các yếu tố giá , phân phối và xúc tiến nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu
Muốn tiêu thụ được sản phẩm trên thị trường thì ngoài sản phẩm tốt ra công ty cần phải phối hợp nó với các biến số giá , phân phối và xúc tiến . Sự kết hợp hài hoà giữa 4 biến số sản phẩm , giá , phân phối và xúc tiến sẽ giúp công ty có được một sản phẩm có sức cạnh tranh tốt trên thị trường . Muốn nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm công ty trên thị trường công ty có thể tìm giải pháp nâng cao hiệu quả của một trong bốn biến số trên .
Để có một hệ thống kênh phân phối tốt thì công ty cần phải có nhiều thông tin cần thiết về thị trường mà công ty tham gia . Nghiên cứu nhu cầu tiêu dùng của thị trường để từ đó có các chương trình xúc tiến nhằm thu hút được người tiêu dùng trên thị trường .

  Ý kiến bạn đọc

 



Danh mục sách
Danh mục tài liệu
Sách mới cập nhập
Thống kê
  • Đang truy cập60
  • Máy chủ tìm kiếm35
  • Khách viếng thăm25
  • Hôm nay6,598
  • Tháng hiện tại270,388
  • Tổng lượt truy cập1,193,929
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây