Đồ án: Nghiên cứu về GDP
  • Đồ án: Nghiên cứu về GDP

     

  • Đăng ngày 16-08-2024 10:55:50 AM - 26 Lượt xem
  • Mã tài liệu: TM068
  • Số trang: Liên hệ
  • Hiện nay trên thế giới, một vấn đề có tính cạnh tranh giữa các quốc gia là sự ganh đua về phát triển kinh tế. Và điều đó được đo bằng sự tăng trưởng của chỉ tiêu GDP. Vì thế quốc gia nào cũng muốn tìm mọi cách đểû tăng chỉ tiêu GDP của nước mình. <br />Đứng trước thách thức to lớn như vậy, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương từ nay đến năm 2020 đưa nước ta thành một nước công nghiệp phát triển, từng bước hoà nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Để làm được điều này, ngay từ bây giờ Đảng và...

Hiện nay trên thế giới, một vấn đề có tính cạnh tranh giữa các quốc gia là sự ganh đua về phát triển kinh tế. Và điều đó được đo bằng sự tăng trưởng của chỉ tiêu GDP. Vì thế quốc gia nào cũng muốn tìm mọi cách đểû tăng chỉ tiêu GDP của nước mình.
Đứng trước thách thức to lớn như vậy, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương từ nay đến năm 2020 đưa nước ta thành một nước công nghiệp phát triển, từng bước hoà nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Để làm được điều này, ngay từ bây giờ Đảng và Nhà nước đã đề ra nhiệm vụ cho tất cả các ngành, các cấp thực hiện. Trong đó ngành Thống kê có nhiệm vụ quan trọng là phải tính toán các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, mà quan trọng không chỉ là GDP theo năm mà còn cả GDP quý để Chính phủ biết được thực trạng nền kinh tế nước nhà, tốc độ tăng trưởng kinh tế không chỉ qua các năm mà còn qua các quý trong năm, cung cấp thông tin kịp thời để các nhà hoạch định chính sách nhanh chóng đề ra các chính sách phát triển kinh tế chiến lược ngắn hạn, cũng như dài hạn cho quốc gia, cho vùng, lãnh thổ, xác định ngành nghề mới, gọi vốn đầu tư trong nước và từ nước ngoài… để phát triển nền kinh tế nước nhà.
Khu vực 1 là một trong ba khu vực kinh tế trọng yếu của đất nước ta, chiếm vị trí quan trọng hàng đầu trong việc cung cấp lương thực – thực phẩm cho đời sống các tầng lớp dân cư; cung cấp nguyên liệu cho các ngành khác hoạt động như: công nghiệp chế biến, xuất khẩu…, và giải quyết vấn đề việc làm cho xã hội. Vì vậy, một sự thay đổi của khu vực 1 sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế và ổn định xã hội của đất nước.
Để đánh giá mức độ ảnh hưởng của khu vực 1 đến sự phát triển nền kinh tế của đất nước và sự đóng góp trong GDP toàn quốc qua các năm và qua từng quý trong năm, cần phải tính GDP của khu vực 1 theo năm nói chung và theo quý nói riêng. Từ đó có các chính sách, biện pháp phù hợp với sự phát triển của khu vực 1 và nền kinh tế qua các năm và qua từng quý trong năm để góp phần phát triển kinh tế đất nước.
Từ ý nghĩa to lớn đó của GDP quý và vai trò của khu vực 1 trong nền kinh tế quốc dân mà em đã chọn đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình là: Tính GDP quý của khu vực 1 theo phương pháp sản xuất thời kỳ 1999 - 2002.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn tốt nghiệp của em gồm 3 chương:
Chương I: Những vấn đề lý luận chung về SNA và GDP.
Chương II: Tính GDP quý của khu vực 1 (nông – lâm – thuỷ sản) theo phương pháp sản xuất.
Chương III: Vận dụng phương pháp sản xuất tính GDP quý để tính GDP quý khu vực 1 thời kỳ 1999 - 2002
Do hạn chế về mặt kiến thức, đồng thời do thời gian thực tập ở Vụ hệ thống tài khoản quốc gia – Tổng cục Thống kê không nhiều, nên luận văn tốt nghiệp của em sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Em mong các thầy cô giáo góp ý và bổ sung để luận văn tốt nghiệp của em được tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Thống kê và đặc biệt là thầy giáo Bùi Huy Thảo đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này.
Qua đây, em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các cô chú trong Vụ hệ thống Tài khoản Quốc gia - Tổng cục Thống kê và đặc biệt là cô Hoàng Phương Tần đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ em về măït thực tiễn và cung cấp những tài liệu quan trọng làm cơ sở để em nghiên cứu và hoàn thành đề tài tốt nghiệp của mình.





















CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ SNA VÀ GDP

I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ SNA
1. Khái niệm về SNA.
Hệ thống tài khoản quốc gia (System of National Accounts –SNA) là một trong hai hệ thống thông tin kinh tế xã hội tổng hợp trên thế giới, được hình thành bởi một hệ thống các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, trình bày dưới dạng những bảng cân đối hoặc những tài khoản tổng hợp nhằm phản ánh toàn bộ quá trình tái sản xuất xã hội như: điều kiện sản xuất, kết quả sản xuất, chi phí sản xuất; quá trình phân phối, phân phối lại thu nhập giữa các ngành kinh tế, giữa các khu vực thể chế và các nhóm dân cư; phản ánh quá trình sử dụng cuối cùng kết quả sản xuất cho các nhu cầu:tiêu dùng cuối cùng của cá nhân dân cư và xã hội ,tích lũy tài sản, xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ với nước ngoài ...của một quốc gia.
2. Quá trình hình thành và phát triển của hệ thống tài khoản quốc gia.
Cuộc đại quy thoái kinh tế các năm 1930 cùng với sự phát triển các lý thuyết kinh tế vĩ mô đã thúc đẩy các nước chú ý nghiên cứu về thu nhập quốc gia cũng như thống nhất cách tính các chỉ tiêu kinh tế để có thể so sánh được trên phạm vi thế giới.
Năm 1947, bản báo cáo đầu tiên về SNA của Richard Stone công bố, là một hệ thống gồm 9 bảng biểu và 24 tài khoản, trong đó thể hiện rõ cách tiếp cận hạch toán trên phạm vi xã hội (Social accounting approach). Cách tiếp cận hạch toán xã hội được xem như là sự phát triển logic và trở thành nguyên lý cơ bản cho các hướng hoàn thiện SNA sau này. Tuy nhiên SNA 1947 chỉ áp dụng được đối với những nước phát triển và các giao dịch chủ yếu là các giao dịch về tiền tệ.
Năm 1952, Liên hợp quốc đã tổ chức nghiên cứu, xây dựng một hệ thống tài khoản quốc gia chuẩn công bố năm 1953 dựa trên báo cáo đầu tiên về SNA năm 1947. Trong SNA 1953 có 6 tài khoản chuẩn và 12 biểu trình bày chi tiết các luồng ghi tài khoản. SNA 1953 phát triển thêm các giao dịch về vốn và mở rộng phạm vi áp dụng cho các nước đang phát triển. Tuy nhiên SNA năm 1953 không có bảng I-O.
Năm 1968, Uỷ ban thống kê Liên hiệp quốc công bố SNA 1968 công bố lần thứ 2 sau khi điều chỉnh lần đầu. Trong SNA 1968 ngoài phần mở rộng và chi tiết hoá các tài khoản, xây dựng các mô hình toán học để hỗ trợ cho phân tích kinh tế và phân tích chính sách, các chuyên gia cố gắng soạn thảo, bổ sung để phù hợp với những nội dung chỉ tiêu kinh tế tổng hợp thuôc MPS. Ngoài các nội dụng đổi mới hệ thống hạch toán quốc gia, mở rộng thêm phạm vi hoạt động sản xuất để đáp ứng yêu cầu nghiên cứu và phân tích kinh tế, một số nước đã lập bảng I-O và các bảng cân đối tài sản.
Vào những năm 85, Liên Hợp Quốc giao cho nhóm chuyên gia về tài khoản quốc gia, bao gồm: Uỷ ban Thống kê Châu âu (Eorostat), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển (OECD), Uỷ ban thống kê LHQ và Ngân hàng thế giới(WB) đã phối hợp sửa đổi và hoàn thiện hệ thống SNA và công bố vào năm 1993. SNA 1993 khác SNA 1968 không đáng kể. Tuy nhiên, SNA 1993 đã chú ý đến các hoạt động dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ kinh doanh thông tin liên lạc, máy tính, các tổ chức tài chính và thị trường tài chính, các mối quan hệ giữa môi trường và nền kinh tế… Hơn nữa, SNA 1993 đã có nhiều cố gắng phối hợp các khái niệm, các định nghĩa sao cho phù hợp với MPS đáp ứng yêu cầu của các nước đang trong quá trình chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch tập trung bao cấp sang thị trường.
Ơû Việt Nam, trước năm 1993 đã tiến hành tổ chức hạch toán nền KTQD theo hệ thống cân đối KTQD – MPS (Material Product System). Tuy nhiên, để phù hợp với quá trình chuyển đổi nền kinh tế quốc dân từ kinh tế kế hoạch sang kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước, Nhà nước Việt Nam đã tạo điều kiện cho thống kê Việt Nam tiếp cận với thống kê các Tổ chức quốc tế và các nước trên thế giới. Sau khi thực hiện thành công dự án VIE/88 – 032 “Thực hiện Hệ thống tài khoản quốc gia ở Việt Nam” do Hội đồng Bộ trưởng giao cho Tổng cục thống kê tiến hành, ngày 25/12/1992, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 183/TTg về việc chính thức áp dụng hệ thống tài khoản quốc gia SNA thay cho hệ thống bảng cân đối kinh tế quốc dân trên toàn lãnh thổ Việt nam. Như vậy, từ năm 1993, Việt Nam đã áp dụng hệ thống tài khoản quốc gia thay cho bảng cân đối kinh tế quốc dân. Đến nay, sau 10 áp dụng SNA, vụ hệ thống tài khoản quốc gia nước ta đã thu được những thành tựu nhâùt định như: đã tính được một số chỉ tiêu kinh tế tổng hợp như: GDP, tích luỹ tài sản, tiêu dùng cuối cùng, GNI… và đã lập được một số tài khoản chủ yếu phục vụ quản lý vĩ mô của Đảng và Nhà nước.
3. Tác dụng của hệ thống tài khoản quốc gia.
Hệ thống tài khoản quốc gia là một công cụ quản lý kinh tế vĩ mô nền kinh tế quốc dân. Nó có những tác dụng sau:
- Số liệu của SNA phản ánh một cách tổng hợp toàn bộ kết quả sản xuất nền kinh tế quốc dân, cung cấp thông tin chi tiết để theo dõi một cách toàn diện các diễn biến của nền kinh tế: tích luỹ tài sản, xuất nhập khẩu, tiêu dùng cuối cùng của dân cư và xã hội.
- Cung cấp thông tin để tính toán các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, nghiên cứu các cân đối lớn của nền kinh tế quốc dân: cân đối giữa tiêu dùng và sản xuất, xuất khẩu và nhập khẩu, tiêu dùng và tích luỹ … và các cơ cấu kinh tế.
- Nghiên cứu quá trình sản xuất, phân phối và phân phối lại và sử dụng cuối cùng, nghiên cứu các mối quan hệ giữa các ngành trong nền kinh tế thông qua các mô hình kinh tế vĩ mô do các nhà kinh tế thế giới đề xuất. Trên cơ sở kết quả phân tích và dự báo, đề ra chiến lược và chính sách kinh tế phù hợp.
- Hệ thống tài khoản quốc gia là một chuẩn mực của hệ thống kê Liên Hiệp Quốc, thống nhất được phạn vi, nội dung và phương pháp hạch toán nền kinh tế, do đó đảm bảo tính so sánh được trong so sánh quốc tế, đánh giá trình độ tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia.
Trên đây là những tác dụng của SNA. Chính những tác dụng này của SNA đã khẳng định vai trò to lớn của SNA trong quản lý kinh tế ở tầm vĩ mô.
4. Các tài khoản chủ yếu của SNA.
Như đã nói ở trên, SNA là một hệ thống những tài khoản có liên hệ với nhau và các phụ bảng nhằm bổ sung, phân tích cụ thể từng mặt của quá trình tái sản xuất.
Nội dung và tác dụng của mỗi tài khoản khác nhau, song đều nhằm mục tiêu cuối cùng là mô tả qúa trình sản xuất và tái sản xuất xã hội của nền kinh tế quốc dân, tích luỹ tài sản cho quá trình sản xuất của thời kỳ tiếp theo, xuất khẩu ra nước ngoài, chuyển nhượng vốn - tài sản.
Hệ thống tài khoản quốc gia gồm những tài khoản chủ yếu sau:
  • Tài khoản sản xuất (Domestic product account)
  • Tài khoản thu nhập và chi tiêu (Income and outlay account)
  • Tài khoản vốn- tài sản- tài chính(Capital finance account)
  • Tài khoản quan hệ kinh tế với nước ngoài (Account on rest of the world)
  • Bảng vào /ra(Input/ Ouput –I/O)
  • Bảng kinh tế tổng hợp.
4.1. Tài khoản sản xuất
a. Đối tượng nghiên cứu của tài khoản sản xuất.
Tài khoản sản xuất là hệ thống các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp có liên hệ với nhau, được trình bày dưới dạng tài khoản nhằm phản ánh quá trình sản xuất, phân phối lần đầu và sử dụng tổng giá trị sản xuất (GO), tổng sản phẩm trong nước (GDP) trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm).
Từ định nghĩa trên, có thể thấy đối tượng nghiên cứu của TKSX là các quá trình sản xuất và sử dụng kết quả sản xuất (GO) nếu xét theo quan điểm vật chất) hoặc quá trình sản xuất và sử dụng GDP (quá trình phân phối lần đầu) nếu xét theo quan điểm tài chính.
b. Tác dụng của tài khoản sản xuất.
Tài khoản sản xuất là tài khoản được thiết lập đầu tiên và là tài khoản quan trọng nhất của hệ thống tài khoản quốc gia. Vai trò này được quy định bởi vai trò của sản xuất trong nền kinh tế quốc dân. Vì vậy, các chỉ tiêu trong tài khoản là cơ sở để lập các tài khoản khác.
Tài khoản sản xuất có tác dụng đánh giá tổng hợp kết quả xuất của nền kinh tế quốc dân. Thông qua tài khoản sản xuất ta có thể nắm bắt được các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp như: giá trị sản xuất, chi phí trung gian, giá trị tăng thêm, thặng dư sản xuất, khấu hao tài sản cố định. Trên cơ sở đó nghiên cứu kết cấu giá trị của sản phẩm (C, V, M).

  Ý kiến bạn đọc

 



Danh mục sách
Danh mục tài liệu
Sách mới cập nhập
Thống kê
  • Đang truy cập107
  • Máy chủ tìm kiếm34
  • Khách viếng thăm73
  • Hôm nay29,299
  • Tháng hiện tại240,478
  • Tổng lượt truy cập1,164,019
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây