PHẦN I
CƠ SỞ LÝ LUẬN
I. TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ NGUYÊN VẬT LIỆU.
1. Khái niệm và mục tiêu của quản trị nguyên vật liệu.
1.1. Khái niệm quản trị nguyên vật liệu và mục tiêu của quản trị nguyên vật liệu.
- Các thuật ngữ khác nhau như quản trị nguyên vật liệu và cung ứng được sử dụng như là mác chung cho quy mô toàn cục của tất cả các hoạt động được yêu cầu để quản lý dòng nguyên vật liệu từ các nhà cung cấp thông qua hoạt động của doanh nghiệp đến sử dụng vật liệu cuối cùng, hoặc đối với người tiêu dùng. Ta có khái niệm sau:
- Quản trị nguyên vật liệu là các hoạt động liên quan tới việc quản lý dòng vật liệu vào, ra của doanh nghiệp. Đó là quá trình phân nhóm theo chức năng và quản lý theo chu kỳ hoàn thiện của dòng nguyên vật liệu, từ việc mua và kiểm soát bên trong các nguyên vật liệu sản xuất đến kế hoạch và kiểm soát công việc trong quá trình lưu chuyển của vật liệu đến công tác kho tàng vận chuyển và phân phối thành phẩm.
- Mục tiêu của quản trị nguyên vật liệu là:
+ Quản trị nguyên vật liệu nhằm đáp ứng yêu cầu về nguyên vật liệu cho sản xuất trên cơ sở có đúng chủng loại nơi nó cần và thời gian nó được yêu cầu.
+ Có tất cả chủng loại nguyên vật liệu khi doanh nghiệp cần tới.
+ Đảm bảo sự ăn khớp của dòng nguyên vật liệu để làm cho chúng có sẵn khi cần đến.
+ Mục tiêu chung là để có dòng nguyên vật liệu từ các nhà cung cấp đến tay người tiêu dùng mà không có sự chậm trễ hoặc chi phía không được điều chỉnh.
1.2. Nhiệm vụ của quản trị nguyên vật liệu.
- Tính toán số lượng mua sắm và dự trữ tối ưu (kế hoạch cần nguyên vật liệu).
- Đưa ra các phương án và quyết định phương án mua sắm cũng như kho tàng.
- Đường vận chuyển và quyết định vận chuyển tối ưu.
- Tổ chức công tác mua sắm bao gồm công tác từ khâu xác định bạn hàng, tổ chức nghiệp vụ đặt hàng, lựa chọn phương thức giao nhận, kiểm kê, thanh toán.
- Tổ chức hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu bao gồm từ khâu lựa chọn và quyết định phương án vận chuyển: Bạn hàng vận chuyển đến kho doanh nghiệp thuê ngoài hay tự tổ chức vận chuyển bằng phương tiện của doanh nghiệp, bố trí và tổ chức hệ thống kho tàng hợp lý (vận chuyển nội bộ).
- Tổ chức cung ứng và tổ chức quản trị nguyên vật liệu và cấp phát kịp thời cho sản xuất.
2. Phân loại nguyên vật liệu.
2.1. Phân loại nguyên vật liệu.
Nguyên vật liệu chính: là những thứ mà sau quá trình gia công, chế biến sẽ thành thực thể vật chất chủ yếu của sản phẩm (kể cả bán thành phẩm mua vào).
Vật liệu phụ: Là những vật liệu chỉ có tác dụng phụ trợ trong sản xuất, được sử dụng kết hợp với vật liệu chính để làm thay đổi màu sắc, hình dáng, mùi vị hoặc dùng để bảo quản, phục vụ hoạt động của các tư liệu lao động hay phục vụ cho lao động của công nhân viên chức (dầu nhớt, hồ keo, thuốc nhuộm, thuốc tẩy, thuốc chống rỉ, hương liệu, xà phòng...)
Nhiên liệu: Là những thứ để cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sản xuất, kinh doanh như than, củi, xăng, hơi đốt, khí đốt...
Phụ tùng thay thế: Là các chi tiết, phụ tùng để sửa chữa và thay thế cho máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải...
Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: Bao gồm các vật liệu và thiết bị (cần lắp, không cần lắp, vật cấu kết, công cụ, khí cụ...) mà doanh nghiệp nhằm mục đích đầu tư xây dựng cơ bản.
Phế liệu: Là các loại thu được trong quá trình sản xuất hay thanh lý tài sản, có thể sử dụng hay bán ra ngoài (phôi bào, vải vụn, gạch, sắt...).
Vật liệu khác: Bao gồm các vật liệu còn lại ngoài các thứ chưa kể trên như bao bì, vật đóng gói, các loại vật tư đặc chủng.
2.2. Vai trò nguyên vật liệu.
Nguyên vật liệu là một bộ phận của đối tượng lao động, là một bộ phận trọng yếu của quá trình sản xuất kinh doanh, nó chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh nhất định và toàn bộ nguyên vật liệu được chuyển hết vào chi phí kinh doanh.
Nguyên vật liệu là một trong ba yếu tố của quá trình sản xuất (sức lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động) trực tiếp cấu tạo nên thực thể của sản phẩm.
Trong quá trình sản xuất không thể thiếu nhân tố nguyên vật liệu vì thiếu nó quá trình sản xuất sẽ không thể thực hiện được hoặc sản xuất bị gián đoạn.
Chất lượng nguyên vật liệu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản xuất, chúng ta không thể có một sản phẩm tốt khi nguyên vật liệu làm ra sản phẩm đó lại kém chất lượng. Do vậy cần có một kế hoạch đảm bảo nguồn nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất được diễn ra thường xuyên liên tục, cung cấp đúng, đủ số lượng, quy cách, chủng loại nguyên vật liệu... chỉ trên cơ sở đó mới nâng cao được các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật, sản xuất kinh doanh mới có lãi và doanh nghiệp mới có thể tồn tại được trên thương trường.
- Xét cả về thực tiễn ta thấy rằng, nguyên vật liệu là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh, nếu thiếu nguyên vật liệu hoặc sản xuất cung cấp không đầy đủ, đồng bộ theo quá trình sản xuất kinh doanh thì sẽ không có hiệu quả cao.
- Xét về mặt vật chất thuần tuý thì nguyên vật liệu là yếu tố trực tiếp cấu tạo nên sản phẩm, chất lượng nguyên vật liệu ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sản phẩm. Do đó công tác quản trị nguyên vật liệu là một biện pháp cơ bản để nâng cao chất lượng sản phẩm.
2.3. Vai trò quản trị nguyên vật liệu.
- Quản trị nguyên vật liệu tốt sẽ điều kiện tiền đề cho hoạt động sản xuất có thể tiến hành và tiến hành có hiệu quả cao.
- Quản trị nguyên vật liệu tốt sẽ tạo cho điều kiện cho hoạt động sản xuất diễn ra một cách liên tục, không bị gián đoạn góp phần đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng.
- Là một trong những khâu rất quan trọng, không thể tách rời với các khâu khác trong quản trị doanh nghiệp.
- Nó quyết định tới chất lượng của sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe, khó tính của khách hàng.
- Một vai trò rất quan trọng nữa của quản trị nguyên vật liệu đó là nó góp phần làm giảm chi phí kinh doanh, giảm giá thành sản phẩm do đó tạo điều kiện nâng sức cạnh tranh của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh.
Chúng tôi trên mạng xã hội