Đồ án: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụ hàng hoá ở Công ty Thiết bị Giáo dục I
  • Đồ án: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụ hàng hoá ở Công ty Thiết bị Giáo dục I

     

  • Đăng ngày 10-07-2024 11:19:16 AM - 41 Lượt xem
  • Mã tài liệu: TM053
  • Số trang: Liên hệ
  • Vấn đề muôn thủa với các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường là kết quả và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đó. Kết quả và hiệu quả ở đây không chỉ đơn thuần là lợi nhuận, là tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp mà nó còn phải gắn liền với mục tiêu của doanh nghiệp. Trong điều kiện sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường, muốn tồn tại và phát triển đòi hỏi doanh nghiệp phải có lãi. Muốn vậy thì doanh nghiệp phải như thế nào để bán được nhiều hàng, với số lượng ngày càng tăng. Vì vậy...

Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ TIÊU THỤ HÀNG HOÁ CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG.

I/ TIÊU THỤ HÀNG HOÁ VÀ HIỆU QUẢ TIÊU THỤ HÀNG HOÁ.

1/ Khái niệm về doanh nghiệp sản xuất và hoạt động tiêu thụ hàng hoá trong doanh nghiệp sản xuất.

a/ Khái niệm về doanh nghiệp và doanh nghiệp sản xuất.
Doanh nghiệp là một đơn vị kinh tế được thành lập hợp pháp, thực hiện các hoạt động kinh doanh nhằm mục đích sinh lời và lấy hoạt động kinh doanh làm nghề nghiệp chính kinh doanh là việc thực hiện một số hoặc toàn bộ công đoạn của quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hay thực hiện dịch vụ nhằm thu lợi.

Doanh nghiệp sản xuất là doanh nghiệp có chức năng chủ yếu là tạo ra sản phẩm hàng hoá cung cấp cho thị trường. Trước đây trong cơ chế tổ chức bao cấp thì doanh nghiệp sản xuất chỉ thực hiện việc sản xuất, còn tiệu thụ đã có Nhà nước đứng ra lo phân phối. Nhưng ngày nay trong cơ chế thị trường doanh nghiệp sản xuất phải tự mình tiêu thụ sản phẩm, nghĩa là doanh nghiệp phải tìm thị trường và phát triển, mở rộng nó làm sao cho nhanh nhất.

b/ Khái niệm tiêu thụ hàng hoá.

Tiêu thụ hàng hoá là quá trình gồm nhiều hoạt động: nghiên cứu thị trường, nghiên cứu người tiêu dùng, lựa chọn xác lập các kênh phân phối, các chính sách và hình thức bán hàng, tiến hành quảng cáo xúc tiến, cuối cùng thực hiện các công việc bán hàng tại điểm bán.
Tiêu thụ hàng hoá tuỳ theo những góc độ tiếp cận khác nhau mà người ta đưa ra các khái niệm khác nhau:
- Tiêu thụ hàng hoá là quá trình chuyển quyền sở hữu và sử dụng hàng hoá - tiền tệ giữa các chủ thể kinh tế.
- Tiêu thụ hàng hoá là quá trình thực hiện giá trị của hàng hoá, hàng hoá được chuyển từ trạng thái hiện vật sang hình thái tiền tệ và vòng chu chuyển vốn kinh doanh của doanh nghiệp đã hoàn thành.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp phải tự mình giải quyết 3 vấn đề trung tâm là: sản xuất cái gì? sản xuất bằng cách nào? sản xuất cho ai? hoạt động hàng hoá trong thời kỳ này là phụ thuộc vào khả năng của doanh nghiệp và sự vận động của các qui luật thị trường (qui luật giá trị, qui luật cạnh tranh, qui luật cung cầu).

2/ Vai trò của tiêu thụ hàng hoá

a/ Đối với doanh nghiệp.
- Thúc đẩy quá trình tái sản xuất trong doanh nghiệp diễn ra nhanh chóng.
- Giữ vị trí quan trọng trong việc phát triển thị trường, duy trì mối quan hệ chặt chẽ giữa doanh nghiệp với khách hàng.
- Giữ vị trí quan trọng trong việc phản ánh kết quả cuối cùng của quá trình kinh doanh.
- Giữ vị trí quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Là phương tiện để đạt được mục tiêu mà giới chủ doanh nghiệp đã đề ra.
- Giữ vai trò quan trọng đối với người lao động trong doanh nghiệp.
Tóm lại, tiêu thụ hàng hoá sẽ giúp cho doanh nghiệp giải quyết được các vấn đề như: thu hồi vốn, có lợi nhuận, có tiền lương cho CBCNV, tiếp tục đầu tư cho quá trình sản xuất ở kỳ sau. Như vậy khi doanh nghiệp có sản phẩm hàng
hoá trong tay thì điều quan trọng là phải bán được hàng, giải quyết những vấn đề trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình và đạt được những mục tiêu kinh doanh giúp thu hồi vốn nhanh, bảo đảm tăng vòng quay của vốn, chứng tỏ doanh nghiệp đã có uy tín đối với khách hàng, đã thắng trong cạnh tranh và thu được lợi nhuận. Do đó mà tất các các doanh nghiệp trên thị trường đều phải tìm mọi cách, mọi biện pháp nhằm tăng được hàng hoá tiêu thụ.

b/ Đối với Nhà nước và xã hội.
+ Đối với Nhà nước: Giúp cho ngân sách nhà nước tăng lên, góp phần tăng trưởng kinh tế.
+ Đối với xã hội: Tiêu thụ hàng hoá phát triển thì doanh nghiệp mới mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, mới tạo thêm được việc làm, thu hút thêm lao động trong xã hội. Mặt khác thông qua hoạt động ngân sách nhà nước, Nhà nước sử dụng vốn đầu tư cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, thực hiện phúc lợi xã hội, đầu tư cho y tế giáo dục... góp phần nâng cao đời sống thành viên trong xã hội theo hướng tiến bộ hơn, văn minh hơn.

3/ Hiệu quả tiêu thụ hàng hoá trong doanh nghiệp.

a/ Khái niệm hiệu quả tiêu thụ hàng hoá.
Hiệu quả tiêu thụ hàng hoá là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn nhân tài, vật lực được thể hiện thông qua mối quan hệ so sách giữa kết quả đạt được (đầu ra) với chi phí bỏ ra (đâù vào) trong quá trình tiêu thụ hàng hoá.
Các khoản chi phí ở đây bao gồm các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh như: lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động, vốn chủ sở hữu, vốn vay...

b/ Các tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp.
Hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp được đánh giá theo các chỉ tiêu nhất định. Những chi tiêu này bị lệ thuộc bởi các mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp trong từng thời kỳ nhất định. Các mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp thường là kết quả cụ thể mà doanh nghiệp phải phấn đấu đạt được và thường ấn định theo các lĩnh vực cụ thể sau:
- Mức lợi nhuận.
- Năng suất, chi phí.
- Vị thế cạnh tranh, tăng thị phần.
- Nâng cao chất lượng phục vụ.
- Duy trì sự tồn tại của doanh nghiệp.
- Đạt sự ổn định nội bộ.

Tại một thời điểm doanh nghiệp có thể có nhiều mục tiêu khác nhau, các mục tiêu này thay đổi theo thời gian và khi mục tiêu thay đổi thì quan điểm đánh giá hiệu quả của doanh nghiệp cũng thay đổi theo. Song, về mặt kinh tế các mục tiêu đều qui tụ về một mục tiêu cơ bản là tăng mức lợi nhuận để đảm bảo ổn định và phát triển của doanh nghiệp. Do đó lợi nhuận được xem là tiêu chuẩn để thiết lập các chỉ tiêu đo lường và đánh giá hiệu quả kinh tế.

  Ý kiến bạn đọc

 



Danh mục sách
Danh mục tài liệu
Sách mới cập nhập
Thống kê
  • Đang truy cập66
  • Máy chủ tìm kiếm39
  • Khách viếng thăm27
  • Hôm nay5,205
  • Tháng hiện tại268,995
  • Tổng lượt truy cập1,192,536
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây