Đồ án: Khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường
  • Đồ án: Khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường

     

  • Đăng ngày 16-08-2024 10:55:50 AM - 31 Lượt xem
  • Mã tài liệu: TM005
  • Số trang: Liên hệ
  • Lý luận kinh tế truyền thống là cơ sở lý luận trong nền kinh tế công nghiệp, do đó nó mang đặc điểm của thời đại kinh tế công nghiệp. Kinh tế công nghiệp lấy sản xuất vật chất và năng lượng làm trọng tâm, các ngành phần lớn là những ngành sử dụng nhiều tư bản, là nền kinh tế công nghiệp gia công có quy mô lớn và công nghiệp nặng.

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU.........................................................................................................................

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA MỘT DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ...........................................................
I. Cạnh tranh và vai trò của nó trong nền kinh tế quốc dân.......................
1. Quan niệm về cạnh tranh...........................................................................
2. Vai trò của cạnh tranh..............................................................................
II. Khái niệm về khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường ....................................................................................................................
1. Khái niệm về cạnh tranh và khả năng của một doanh nghiệp......................
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường....................................................................................................................
3. Các công cụ sử dụng để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp..
4. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.....................
III. Nội dung hoạt động cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường......
1. Nghiên cứu thị trường, xác định đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp.......
2. Nghiên cứu tiềm năng và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.............
3. Xác định mục tiêu cạnh tranh của doanh nghiệp........................................
4. Lập các chiến lược cạnh tranh cho doanh nghiệp......................................
5. Tổ chức thực hiện các chiến lược cạnh tranh.............................................

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY BÓNG ĐÈN PHÍCH NƯỚC RẠNG ĐÔNG............................................................................................................

I. Khái quát về công ty Bóng đèn Phích nước Rạng Đông .........................

1. Lịch sử hình thành và phát triển................................................................
2. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty...........................
3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (1998 – 2003) ...............................
II. Thực trạng khả năng cạnh tranh của công ty Bóng đèn Phích nước Rạng Đông trên thị trường.........................................................................................................
1. Đặc điểm sản xuất kinh doanh chủ yếu có ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường..............................................................................................
2. Thực trạng khả năng cạnh tranh của công ty Bóng đèn Phích nước Rạng Đông
3. Các đối thủ cạnh tranh chính của công ty Bóng đèn Phích nước Rạng Đông trên thị trường....................................................................................................................
III. Đánh giá khả năng cạnh tranh của công ty Bóng đèn Phích nước Rạng Đông những năm qua......................................................................................................
1. Những kết quả đạt được............................................................................
2. Những tồn tại, yếu kém và nguyên nhân.....................................................

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY BÓNG ĐÈN PHÍCH NƯỚC RẠNG ĐÔNG.................................................................

I. Phương hướng phát triển của công ty từ nay đến năm 2010...................

II. Một số biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty

Bóng đèn Phích nước Rạng Đông ..............................................................

1. Xây dựng chiến lược phát triển thị trường thích hợp...................................
2. Tăng cường công tác khuyếch trương sản phẩm và kích thích tiêu thụ.........
3. Nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm ............................................
4. Tổ chức và quản lý có hiệu quả mạng lưới tiêu thụ sản phẩm .....................
5. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh để xác định chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp
6. Xây dựng chính sách giá hợp lý.................................................................
7. Tăng cường các hoạt động dịch vụ.............................................................
8. Tăng cường đầu tư cho đào tạo, khoa học kỹ thuật, công nghệ, kỹ năng quản lý
9. Xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu doanh nghiệp cũng như các sản phẩm của công ty..................................................................................................................
III. Một số kiến nghị đối với Nhà nước và Bộ Công nghiệp........................
1. Một số kiến nghị đối với Nhà nước ............................................................
2. Một số kiến nghị đối với Bộ Công nghiệp...................................................
KẾT LUẬN.............................................................................................................................
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................

LỜI MỞ ĐẦU

Chính sách đổi mới mở cửa nền kinh tế, xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường đã làm cho nền kinh tế Việt Nam chuyển biến mạnh mẽ. Trong điều kiện nước ta hiện nay, khi mà nền kinh tế hàng hoá ngày càng phát triển mạnh, sự cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt, quyết liệt thì sự đứng vững và khẳng định vị thế của một doanh nghiệp trên thị trường là một điều cực kỳ khó khăn.
Bất cứ một doanh nghiệp nào khi tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường đều phải chịu tác động của các quy luật kinh tế khách quan, trong đó có quy luật cạnh tranh. Theo quy luật này, mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được trên thị trường thì phải không ngừng nỗ lực áp dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao chất lượng, giảm giá thành sản phẩm… Có như vậy, doanh nghiệp mới thu hút được khách hàng đồng thời chiến thắng được các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Vì vậy, vấn đề nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp đã trở thành một vấn đề quan trọng hàng đầu mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải quan tâm.
Với ý nghĩa đó và sau một thời gian thực tập tại công ty Bóng đèn Phích nước Rạng Đông, tôi đã chọn và hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình với đề tài: “Một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty Bóng đèn Phích nước Rạng Đông”.
Nội dung luận văn được chia làm 3 chương:
  • Chương 1: Những vấn đề cơ bản về khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
  • Chương 2: Thực trạng khả năng cạnh tranh của công ty Bóng đèn Phích nước Rạng Đông.
  • Chương 3: Một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty Bóng đèn Phích nước Rạng Đông.
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của TS. Phan Tố Uyên và các cô chú, anh chị trong công ty Bóng đèn Phích nước Rạng Đông đặc biệt là Phòng thị trường đã giúp đỡ tôi hoàn thành bài viết này.

CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA MỘT DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
I. Cạnh tranh và vai trò của nó trong nền kinh tế quốc dân
1. Quan niêm về cạnh tranh
Bước vào thời đại kinh tế tri thức, từ văn hoá tới tư tưởng của toàn thế giới tất sẽ thay đổi lớn và sâu sắc chưa từng thấy. Theo đó, lý luận về kinh tế cũng có xu thế phát triển mới, đồng thời lý luận cạnh tranh cũng có bước phát triển mới.
Lý luận kinh tế truyền thống là cơ sở lý luận trong nền kinh tế công nghiệp, do đó nó mang đặc điểm của thời đại kinh tế công nghiệp. Kinh tế công nghiệp lấy sản xuất vật chất và năng lượng làm trọng tâm, các ngành phần lớn là những ngành sử dụng nhiều tư bản, là nền kinh tế công nghiệp gia công có quy mô lớn và công nghiệp nặng.
Theo quan điểm của nhà kinh tế học nổi tiếng người Anh Alfred Masshall, nền kinh tế thời đại này cân đối, ổn định, do đó mà có trật tự, có thể dự đoán được. Trong nền kinh tế công nghiệp sản xuất có khuynh hướng lặp đi lặp lại, cạnh tranh có nghĩa là phải làm cho sản phẩm có chất lượng cao, giá rẻ. Do đó, phải cải tiến chất lượng, hạ giá thành, đi đến giới hạn cuối cùng là giá thành tăng lên hoặc lợi nhuận giảm xuống.
Lý luận kinh tế truyền thống cho rằng loài người sống trong một thế giới khan hiếm tài nguyên, tính chất khan hiếm tài nguyên biểu hiện ở chỗ thù lao giảm dần. Quy luật thù lao giảm dần khiến mọi người có quan điểm bi quan đối với mong đợi kinh tế tăng trưởng bền vững và liên tục. Trong nền kinh tế tri thức thì thù lao tăng dần. Nhà kinh tế học người Mỹ W.B Arthur cho rằng thù lao tăng dần phản ánh xu hướng sau: Dẫn đầu thì lại dẫn đầu hơn nữa, mất lợi thế thì sẽ mất lợi thế hơn nữa.
Ông tổ của lý luận kinh tế phương Tây, Adam Smith cho rằng cạnh tranh có thể làm giảm chi phí và giá cả sản phẩm, từ đó khiến cho toàn bộ xã hội được lợi do năng suất của các doanh nghiệp tăng lên tạo ra. Hơn 200 năm sau thời Adam Smith, quan điểm cho rằng cạnh tranh có thể nâng cao năng suất làm cho xã hội được lợi ăn sâu vào toàn bộ lý luận kinh tế phương Tây. Cạnh tranh được coi là động lực giảm giá sản phẩm, cải tiến chất lượng sản phẩm và sáng tạo ra sản phẩm mới. Trong nền kinh tế tri thức, tầm quan trọng của cạnh tranh không thay đổi, hơn nữa còn quan trọng hơn rất nhiều.
Có thể nói rằng, công nghiệp truyền thống thiên về thống nhất hoá, nền nếp hoá và tổ chức hoá sản phẩm. Mỗi loại sản phẩm đều là một điểm của “không gian sản phẩm đa hệ”. Trong tác phẩm “lý luận tổ chức ngành” của mình, Taylor dùng khái niệm không gian sản phẩm để mô tả tính chất phong phú của sự khác nhau của sản phẩm. Do đó, trong không gian đã định sẵn ấy, cạnh tranh có nghĩa là làm cho hàng hoá lưu thông nhanh, bằng cách làm thay đổi những “hàm số sản xuất” tức là hoặc tích cực tăng đầu vào trong điều kiện giá thành đã ấn định sẵn hoặc tận sức giảm giá thành trong điều kiện đầu ra đã ấn định sẵn để tối đa hoá lợi nhuận.

  Ý kiến bạn đọc

 



Danh mục sách
Danh mục tài liệu
Sách mới cập nhập
Thống kê
  • Đang truy cập70
  • Máy chủ tìm kiếm44
  • Khách viếng thăm26
  • Hôm nay5,213
  • Tháng hiện tại269,003
  • Tổng lượt truy cập1,192,544
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây