Đồ án: DV thông tin hỗ trợ hoạt động thương mại tại nước ta
  • Đồ án: DV thông tin hỗ trợ hoạt động thương mại tại nước ta

     

  • Đăng ngày 16-08-2024 10:55:50 AM - 35 Lượt xem
  • Mã tài liệu: TM145
  • Số trang: Liên hệ
  • Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường. Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt và khốc liệt. Mở cửa giao lưu hội nhập với nền kinh tế thế giới trở thành xu thế phát triển khách quan của tình hình quốc tế và là yêu cầu nội tại của mỗi quốc gia.

LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường. Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt và khốc liệt. Mở cửa giao lưu hội nhập với nền kinh tế thế giới trở thành xu thế phát triển khách quan của tình hình quốc tế và là yêu cầu nội tại của mỗi quốc gia.
Đối với Việt Nam, dịch vụ thông tin thương mại là một loại dịch vụ mới mẻ. Nó chưa đóng góp vào tăng trưởng GDP nhiều. Nhưng nó lại là loại dịch vụ tạo nên sự phát triển kinh tế và thương mại của Việt Nam. Và nó là loại dịch vụ hỗ trợ rất tích cực cho các hoạt động thương mại phát triển.
Một quốc gia muốn phát triển và đạt hiệu quả cao trong lĩnh vực thương mại thì không chỉ dựa vào các yếu tố đầu vào thuần tuý mà phải biết áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật công nghệ tiên tiến và các dịch vụ mới trên thế giới. Dịch vụ thông tin thương mại là dịch vụ tiền đề cho sự phát triển và nó là cầu nối để đưa khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, tăng năng suất lao động, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩmViệt Nam trên trường quốc tế, góp phần thúc đẩy hoạt động mua bán,đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH cạnh tranh và hội nhập quốc tế.
Nhận thức được tầm quan trọng của dịch vụ thông tin hỗ trợ các hoạt động thương mại trong sự phát triển kinh tế và thương mại. Do trong thời gian thực tập thực tế và nghiên cứu tại trung tâm thông tin thương mại –Bộ Thương mại. Em mạnh dạn chọn đề tài “Một số giải pháp cơ bản phát triển dịch vụ thông tin hỗ trợ các hoạt động thương mại nước ta giai đoạn hiện nay” làm luận văn tốt nghiệp.
- Mục đích nghiên cứu của đề tài.
Đề tài đưa ra những giải pháp cơ bản với mục đích nhằm phát triển dịch vụ thông tin hỗ trợ các hoạt động thương mại ở nước ta giai đoạn hiện nay.
- Phạm vi nghiên cứu.
Theo em việc phát triển dịch vụ thông tin hỗ trợ các hoạt động thương mại ở nước ta giai đoạn hiện nay là một công việc phức tạp có liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều chủ đề, nhiều đối tượng tác động nhiều cấp độ và nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau. Nhưng do giới hạn về đIều kiện thời gian, khả năng và trình độ còn hạn chế nên đề tài chủ yếu lấy trung tâm thông tin thương mại – Bộ Thương mại làm đơn vị nghiên cứu dựa trên những lý luận của môn học kinh tế thương mại và môn chiến lược và chính sách thương mại.
- Phương pháp nghiên cứu.
Để nghiên cứu đề tàI em sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp tiếp cận hệ thống lô gíc làm phương pháp chủ yếu để nghiên cứu. NgoàI ra, em còn sử dụng các phương pháp như phương pháp thống kê, phân tích tác nghiệp, phương pháp so sánh để nghiên cứu.
Đề tài của em ngoài lời nói đầu và kết luận gồm có 3 chương sau:
Chương I : Những lý luận cơ bản về dịch vụ thông tin thương mại.
Chương II : Đánh giá thực trạng dịch vụ thông tin hỗ trợ các hoạt động
thương mại ở nước ta giai đoạn hiện nay.
Chương III : Một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển dịch vụ thông tin hỗ trợ các hoạt động thương mại ở nước ta giai đoạn hiện nay.
Chương I
NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ DỊCH VỤ THÔNG TIN THƯƠNG MẠI

I. BẢN CHẤT CỦA DỊCH VỤ THÔNG TIN THƯƠNG MẠI.

1. Khái niệm về thông tin và yêu cầu đối với thông tin trong kinh doanh thương mại
1.1. Khái niệm về thông tin
Thông tin là một khái niệm rộng - Tùy thuộc vào lĩnh vực và mục đích nghiên cứu, người ta đưa ra những định nghĩa khác nhau. Theo cách hiểu thông thường, thông tin là những tin tức về sự việc, hiện tượng hay quá trình phát triển của một sự vật, một hệ thống nào đó.
Trong kinh doanh thương mại, thông tin là một nguồn lực không thể thiếu được và nó là một công cụ, một phương tiện một vũ khí lợi hại trong cạnh tranh và hội nhập quốc tế.
Trong quản lý nhà nước về kinh tế và thương mại, thông tin được quan niệm là những tín hiệu được thu nhập và được sử dụng cho việc đề cao và thực hiện các quyết định quản lý của Nhà nước về kinh tế và thương mại.
1.2. Yêu cầu đối với thông tin trong kinh doanh thương mại
Để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh thương mại, thông tin được cung cấp cho các đối thượng và các chủ thể trong kinh doanh thương mại phải đảm bảo các yêu cầu sau:
a) Tính chính xác
Thông tin phải phản ánh đúng tình hình thực tế và phải thu thập từ các nguồn xác đáng, có căn cứ và sức thuyết phục
b) Tính kịp thời
Thông tin phải bảo đảm kịp thời, tức là thông tin phải phản ánh tình hình đang hay sắp diễn ra, rất cần thiết cho hoạt động thương mại.
c) Tính đầy đủ, tính hiện đại, tính hệ thống của thông tin thương mại
Tính đầy đủ của thông tin tức là phải đủ về dung lượng tin và nêu rõ được bản chất của hiện tượng phản ánh đầy đủ các khía cạnh của sự vật, của vấn đề, giúp cho các chủ thể kinh doanh thương mại nhìn được toàn bộ hoạt động của mình và đưa ra những quyết định chính xác. Tính hiện đại của thông tin là thông tin phải mới và cập nhật, phải được thu thập và xử lý theo phương pháp và phương tiện hiện đại.
d) Tính logic và tính ổn định của thông tin.
Trong kinh doanh thương mại, thông tin không đảm bảo tính logic và tính ổn định thì không thể tạo ra môi trường kinh tế và thương mại hợp lý cho các doanh nghiệp và các cá nhân cũng như các cơ quan quản lý Nhà nước hoạt động có hiệu quả.
Tính logic của thông tin đòi hỏi phải được thu thập, xử lý, truyền đạt, lưu trữ theo một trình tự và phương pháp khoa học, hợp lý, vừa giúp cho người quản lý thấy rõ vấn đề cần nghiên cứu, vừa giúp cho tính kế thừa trong quản lý được liên tục.
e) Tính kinh tế
Thông tin trong kinh doanh thương mại phải đảm bảo yêu cầu về mặt kinh tế, bảo đảm hiệu quả kinh tế và thương mại, tránh sự phô trương hình thức, nhập và trang bị nhiều phương tiện hiện đại, nhưng không có người đủ trình độ sử dụng, hoặc không sử dụng được triệt để công suất của thiết bị máy móc.
f) Tính bảo mật
Thông tin trong kinh doanh thương mại là một vũ khí cạnh tranh sắc bén. Vì vậy phải đảm bảo yêu cầu mật. Để bảo vệ lợi ích kinh tế của doanh nghiệp, của cá nhân và tiềm năng kinh tế, độc lập, chủ quyền, an ninh kinh tế của đất nước, sẵn sàng thích ứng với mọi tình thế xảy ra kể cả trường hợp xấu nhất.
2. Khái niệm và sự cần thiết của dịch vụ thông tin thương mại
2.1. Khái niệm dịch vụ thông tin thương mại
Sau khi mở cửa nền kinh tế, kinh tế thị trường ở nước ta ngày càng phát triển. Điều này dẫn đến sự cạnh tranh ngày càng tăng lên. Đối tượng nào có được đầy đủ thông tin, kịp thời và chính xác họ sẽ chiến thắng trên thương trường. Chính vì vậy, mà dịch vụ thông tin thương mại có vị thế rất quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Để hiểu được dịch vụ thông tin thương mại, chúng ta phải nhiều cách tiếp cận khác nhau. Dưới đây là một số cách tiếp cận cơ bản.
Thứ nhất, dịch vụ thông tin thương mại là một bộ phận cấu thành nên ngành dịch vụ thương mại trong nền kinh tế. Đó là cung cấp các thông tin gắn liền vớicác hoạt đông thương mại trong mỗi quốc gia.
Thứ hai, dịch vụ thông tin thương mại là hoạt động hỗ trợ, thúc đẩy quá trình trao đổi mua bán sản phẩm trên thị trường. Đây là một hoạt động kinh tế cung cấp hoặc bán các thông tin thương mại cho các chủ thể trên thị trường nhưng gắn liền với một hoạt động thương mại khác. Loại dịch vụ này có thể hỗ trợ, thúc đẩy khâu mua, khâu bán và có thể phục vụ việc mua bán của nhà sản xuất hay thúc đẩy quá trình mua hàng của người tiêu dùng.
Dịch vụ thông tin thương mại có thể do các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước thực hiện ở trên thị trường nội địa và nước ngoài hoặc do các Trung tâm thông tin chuyên ngành của Nhà nước cung cấp hoặc cũng có thể do bản thân doanh nghiệp thực hiện.
Ở tầm vĩ mỗ: Dịch vụ thông tin thương mại là hoạt động phục vụ cho tổng thể quan hệ trao đổi mua bán trên thị trường, phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước, cho các cấp lãnh đạo...
Ở phạm vi doanh nghiệp: Dịch vụ thông tin thương mại là hoạt động nhằm vào việc phục vụ và thúc đẩy quá trình mua bán của doanh nghiệp diễn ra một cách hợp lý và có hiệu quả.
Dịch vụ thông tin thương mại chủ yếu là loại dịch vụ mang động cơ kinh doanh về mục đích lợi nhuận. Ngoài ra, nó còn có động cơ phi kinh doanh và chủ yếu nhằm hỗ trợ, thúc đẩy các hoạt động kinh tế và thương mại cùng các hoạt động khác trong nền kinh tế thị trường.
Dịch vụ thông tin thương mại là sản phẩm. Sự phát triển của nó phải gắn liền với người tiêu dùng, người chủ sở sở hữu nó. Và nó là đối tượng trao đổi giữa người dùng tin và người cung cấp thông tin.
Như vậy, dịch vụ thông tin thương mại là dịch vụ cung cấp các thông tin, tài liệu cần thiết về thị trường đầu vào, đầu ra cho các doanh nghiệp, thông tin về hệ thống pháp luật, thông lệ và tập quán thương mại quốc gia và quốc tế. Thực chất của nó là hoạt động bổ trợ, trợ giúp cho hoạt động mua bán của các chủ thể trên thị trường. Nó thực sự cần thiết và không tách rời hoạt động mua bán. Nó xuất hiện cả trước, trong và sau quá trình mua bán hàng hoá.
2.2. Sự cần thiết của dịch vụ thông tin thương mại.
Qua 15 năm đổi mới, kinh tế đất nước đang từng bước chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng XHCN. Nền kinh tế nước ta đã có bước phát triển nhảy vọt và đạt được nhiều thành tựu vô cùng to lớn. Chúng ta đã cơ bản thoát khỏi khủng hoảng và đang từng bước phát triển vững chắc với nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định. Thương mại có bước tiến triển mạnh, đã và đang trở thành ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế thị trường của đất nước. Với những thành tựu đạt được, nó đã tạo cho nền kinh tế một khối lượng lớn của cải. Nhu cầu xã hội ngày càng tăng và đòi hỏi ngày càng cao. Người sản xuất đã ý thức được sản xuất là cái gì? sản xuất như thế nào? sản xuất cho ai? Và sản xuất theo nhu cầu của thị trường. Để nắm bắt được nhu cầu thị trường, sản xuất ra sản phẩm được thị trường thừa nhận thì phải có các thông tin về cung cầu, giá cả, nhu cầu thị hiếu, thông tin về các yếu tố đầu vào... một cách mới nhất.
Kinh tế thị trường càng phát triển dẫn đến sự cạnh tranh ngày càng tăng. Mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt và khốc liệt. Điều đó cho thấy, ai có được đầy đủ thông tin một cách kịp thời và chính xác, xử lý tốt các thông tin sẽ giành chiến thắng trên thương trường với môi trường kinh doanh biến động nhanh chóng và phức tạp.
Trong quá trình hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới, để năm bắt được những cơ hội và vượt qua những thách thức. Chúng ta cần phải nắm bắt thông tin một cách nhanh chóng, xử lý các thông tin chọn lọc thì chúng ta thấy được những cơ hội do hội nhập đem lại. Để từ đó tập trung những nguồn lực hạn hẹp của đất nước đầu tư phát triển kinh tế và thương mại có hiệu quả nhất, từng bước nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá và năng lực cạnh tranh của đất nước.
Trong quản lý Nhà nước về kinh tế và thương mại rất cần có các thông tin được cung cấp đầy đủ, chính xác và kịp thời để đề ra những quyết định. Không có thông tin thì không thể tiến hành quản lý một cách có hiệu quả được. Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN của nước ta hiện nay, trình độ quản lý của chúng ta đang còn rất yếu kém. Điều này cho thấy, chúng ta chưa nắm bắt đầy đủ các thông tin phục vụ quản lý nền kinh tế một cách hữu hiệu. Sự quản lý Nhà nước về kinh tế và thương mại đang còn nhiều khe hở và đang chứa đựng nhiều nguy cơ tiềm ẩn ảnh hưởng đến nền kinh tế. Vì vậy cần phải có thông tin đáng tin cậy để phục vụ quản lý.
Trong điều kiện hiện nay, chúng ta rất cần có dịch vụ thông tin thương mại. Nó sẽ giúp cho các chủ thể đáp ứng nhu cầu thị trường được tốt hơn, nâng cao khả năng cạnh tranh, tiết kiệm chi phí và quản lý nề kinh tế có hiệu quả.
3. Phân loại dịch vụ thông tin thương mại.
Có nhiều phân loại dịch vụ thông tin thương mại nhưng về cơ bản có những cách phân loại sau:
3.1. Phân theo chủ thể cung cấp.
Nhà nước: Nhà nước cung cấp dịch vụ thông tin thương mại chủ yếu nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp và các hoạt động thương mại. Dịch vụ thông tin thương mại mà Nhà nước cung cấp của các quốc gia có quan hệ thương mại, cung cấp thông tin về thị trường Mỹ, EU ..., cung cấp các thông tin có tính định hướng, quy hoạch và kế hoạch ... Nhà nước cung cấp dịch vụ thông tin qua các cơ quan chuyên ngành, các thương vụ của đại sứ quán ở nước ngoài, cục xúc tiến thương mại và các tổ chức phi chính phủ. Nhà nước cung cấp dịch vụ này mang động cơ phi kinh doanh, không vì lợi nhuận.

  Ý kiến bạn đọc

 



Danh mục sách
Danh mục tài liệu
Sách mới cập nhập
Thống kê
  • Đang truy cập50
  • Máy chủ tìm kiếm34
  • Khách viếng thăm16
  • Hôm nay29,166
  • Tháng hiện tại240,345
  • Tổng lượt truy cập1,163,886
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây