LỜI MỞ ĐẦU
Ngày này xuất khẩu đã trở thành một hoạt động thương mại quan trọng đối với mọi quốc gia cho dù đó là quốc phát triển hay đang phát triển. Đối với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam, hoạt động xuất khẩu thực sự có ý nghĩa chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế, tạo tiền đề vững chắc cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Bởi vậy trong chính sách kinh tế của mình, Đảng và Nhà nước đã nhiều lần khẳng định "coi xuất khẩu là hướng ưu tiên và là trọng điểm của kinh tế đối ngoại" và coi đó là một trong ba chương trình kinh tế lớn phải thực hiện.
Với đặc điểm là một nước nông nghiệp, 80% dân số hoạt động trong lĩnh vực này, Việt Nam đã xác định Nông Sản là mặt hàng xuất khẩu và xuất khẩu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế, tạo nguồn thu cho ngân sách và thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Chè là một trong những mặt hàng Nông Sản được nhiều người tiêu dùng biết đến về tính hấp dẫn khi sử dụng và tác dụng vốn có không chỉ ở Việt Nam. Chè đã được nhiều nước sử dụng rộng rãi và từ lâu nó trở thành một đồ uống truyền thống. Khi xã hội càng phát triển thì nhu cầu chè ngày càng cao và khi đó sản xuất và xuất khẩu chè ngày càng tăng để đáp ứng nhu cầu.
Sau hơn 10 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, xuất khẩu chè đã đạt được những thành tích đáng khích lệ, khối lượng và kim ngạch tăng nhanh, đem về một khoản ngoại tệ lớn cho ngân sách Nhà nước, đứng thứ ba trong xuất khẩu hàng Nông Sản sau gạo và cà phê. Tuy nhiên xuất khẩu chè hiện nay cũng còn nhiều hạn chế làm ảnh hưởng đến uy tín và tổng kim ngạch xuất khẩu nói chung. Vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào có thể đưa ra các giải pháp phù hợp để khắc phục các hạn chế và thúc đẩy các lợi thế cho các hoạt động xuất khẩu chè hiện nay.
Chính vì vậy, qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu ở Công ty AGREXPORT - Hà Nội cộng với những kiến thức được trang bị khi còn ngồi trên ghế nhà trường, tôi xin chọn đề tài "Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu chè ở Công ty AGREXPORT - Hà Nội". Mục đích của đề tài là nhằm tìm hiểu tình xuất khẩu chè ở Công ty trong thời gian qua, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm đầy mạnh hơn nữa xuất khẩu của Công ty trong thời gian tới. Với mục đích như vậy đề tài được chia làm 3 chương như sau:
Chương I : Lý luận chung về hoạt động xuất khẩu và khái quát về xuất khẩu chè thế giới.
Chương II : Tình hình xuất khẩu của Công ty AGREXPORT - Hà Nội.
Chương III: Một số giải pháp chủ yếu đẩy mạnh xuất khẩu chè trong thời gian tới.
Với thời gian và thực tế còn ít, tài liệu tổng kết và thống kê chưa nhiều, kinh nghiệm công tác và sự tìm hiểu chưa đầy đủ, bài viết này khó có thể tránh khỏi những sự hạn chế và thiếu sót, cũng như phản ánh đầy đủ những khía cạnh của Công ty AGERPOXRT - Hà Nội. Tôi sẽ mong nhận được nhiều những ý đóng góp của các thầy cô và các cô chú trong cơ quan cũng như các bạn.
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU VÀ KHÁI QUÁT VỀ XUẤT KHẨU CHÈ THẾ GIỚI.
I. KHÁI QUÁT VỀ XUẤT KHẨU TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN
1. Khái niệm
Hoạt động xuất khẩu hàng hoá là việc bán hàng hoá và dịch vụ cho một quốc gia khác trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiên thanh toán, với mục tiêu là lợi nhuận. Tiền tệ ở đây có thể là ngoại tệ đối với một quốc gia hoặc với cả hai quốc gia. Mục đích của hoạt động này là khai thác được lợi thế của từng quốc gia trong phân công lao động quốc tế. Khi việc trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia đều có lợi thì các quốc gia đều tích cực tham gia mở rộng hoạt động này.
Hoạt động xuất khẩu là hoạt động xuất khẩu là hoạt động cơ bản của hoạt động ngoại thương . Nó đã xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử phát triển của xã hội và ngày càng phát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng và chiều sâu. Hình thức sơ khai của chúng chỉ là hoạt động trao đổi hàng hoá nhưng cho đến nay nó đã phát triển rất mạnh và đước biểu hiện dưới nhiều hình thức.
Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện của nền kinh tế, từ xuất khẩu hàng tiêu dùng cho đến tư liệu sản xuất, máy móc hàng hoá thiết bị công nghệ cao. Tất cả các hoạt động này đều nhằm mục tiêu đem lại lợi ích cho quốc gia nói chung và các doanh nghiệp tham gia nói riêng.
Hoạt động xuất khẩu diễn ra rất rộng về không gian và thời gian. Nó có thể diễn ra trong thời gian rất ngắn song cũng có thể kéo dài hàng năm, có thể đước diễn ra trên phậm vi một quốc gia hay nhiều quốc gia khác nhau.
2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu
2.1. Đối với nền kinh tế toàn cầu
Như chúng ta đã biết xuất khẩu hàng hoá xuất hiện từ rất sớm. Nó là hoạt động buôn bán trên phạm vi giữa các quốc gia với nhau(quốc tế). Nó không phải là hành vi buôn bán riêng lẻ, đơn phương mà ta có cả một hệ thống các quan hệ buôn bán trong tổ chức thương mại toàn cầu. Với mục tiêu là tiêu thụ sản phẩm của một doanh nghiệp nói riêng cả quốc gia nói chung.
Hoạt động xuất khẩu là một nội dung chính của hoạt động ngoại thương và là hoạt động đầu tiên của thương mại quốc tế. Xuất khẩu có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của từng quốc gia cũng như trên toàn thế giới.
Xuất khẩu hàng hoá nằm trong lĩnh vực lưu thông hàng hoá là một trong bốn khâu của quá trình sản xuất mở rộng. Đây là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng của nước này với nước khác. Có thể nói sự phát triển của của xuất khẩu sẽ là một trong những động lực chính để thúc đẩy sản xuất.
Trước hết, xuất khẩu bắt nguồn từ sự đa dạng về điều kiện tự nhiện của sản xuất giữa các nước, nên chuyên môn hoá một số mặt hàng có lợi thế và nhập khẩu các mặt hàng khác từ nước ngoài mà sản xuất trong nước kém lợi thế hơn thì chắc chắn sẽ đem lại lợi nhuần lớn hơn. Điều này được thể hiện bằng lý thuyết sau.
- Lý thuyết lợi thế tuyệt đối.
Theo quan điểm về lợi thế tuyệt đối của nhà kinh tế học Adam Smith, một quốc gia chỉ sản xuất các loại hàng hoá, mà việc sản xuất này sử dụng tốt nhất, hiệu quả nhất các tài nguyên sẵn có của quốc gia đó. Đây là một trong những giải thích đơn giản về lợi ích của thương mại quốc tế nói chung và xuất khẩu nói riêng. Nhưng trên thực tế việc tiến hành trao đổi phải dưa trên nguyên tắc đôi bên cùng có lợi. Nếu trong trường hợp một quốc gia có lợi và một quốc gia khác bị thiết thì họ sẽ từ chối tham gia vào hợp đồng trao đổi này.
Tuy nhiên, lợi thế tuyết đối của Adam Smith cũng giải thích được một phần nào đó của việc đem lại lợi ích của xuất khẩu giữa các nước đang phát triển. Với sự phát triển mạmh mẽ của nền kinh tế toàn cầu mầy thập kỷ vừa qua cho thấy hoạt động xuất khẩu chủ yếu diễn ra giữa các quốc gia đang phát triển với nhau, điều này không thể giải thích bằng lý thuyết lợi thế tuyệt đối. Trong những cố gắng để giải thích các cơ sở của thương mại quốc tế nói chung và xuất khẩu nói riêng, lợi thế tuyệt đối chỉ còn là một trong những trường hợp của lợi thế so sánh.
- Lý thuyết lợi thế so sánh.
Theo như quan điểm của lợi thế so sánh của nhà kinh tế học người Anh David Ricardo. ông cho rằng nếu một quốc gia có hiệu quả thấp hơn so với hiệu quả của quốc gia khác trong việc sản xuất tất cả các loại sản phẩm thì quốc gia đó vẫn có thể tham gia vào hoạt động xuất khẩu để tạo ra lợi ích. Khi tham gia vào hoạt động xuất khẩu quốc gia đó sẽ tham gia vào việc sản xuất và xuất khẩu các loại hàng hoá mà việc sản xuất ra chúng ít bất lợi nhất (đó là những hàng hoá có lợi thế tương đối) và nhập khẩu những hàng hoá mà việc sản xuất ra chúng có những bất lợi hơn ( đó là những hàng hoá không có lợi thế tương đối).
Ông bắt đầu với việc chỉ ra những lợi ích của thương mại quốc tế do sự chênh lệch giữa các quốc gia về chi phí cơ hội. "Chi phí cơ hội của một hàng hoá là một số lượng các hàng hoá khác người ta phải bỏ để sản xuất hoặc kinh doanh thêm vào một đơn vị hàng hoá nào đó"
- Học thuyết HECKCHER- OHLIN.
Như chúng ta đã biết lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo chỉ đề cập đến mô hình đơn giản chỉ có hai nước và việc sản xuất hàng hoá chỉ với một nguồn đầu vào là lao động. Vì thế mà lý thuyết của David Ricardo chưa giải thích một cách rõ ràng về nguồn gốc cũng như là lơị ích của các hoạt động xuất khâutrong nền kinh tế hiện đại. Để đi tiếp con đường của các nhà khoa học đi trước hai nhà kinh tế học người Thuỵ Điển đã bổ sung mô hình mới trong đó ông đã đề cập tới hai yếu tố đầu vào là vốn và lao động. Học thuyết Hecksher- Ohlin phát biểu: Một nước sẽ xuất khẩu loại hàng hoá mà việc sản xuất ra chúng sử dụng nhiều yếu tố rẻ và tương đối sẵn của nước đó và nhập khẩu những hàng hoá mà việc sản xuất ra chúng cần nhiều yếu dắt và tương đối khan hiếm ở quốc gia đó. Hay nói một cách khác một quốc gia tương đối giàu lao động sẽ sản xuất hàng hoá sử dụng nhiều lao động và nhập khẩu những hàng hoá sử dụng nhiều vốn.
Về bản chất học thuyết Hecksher- Ohlin căn cứ về sự khác biệt về tình phong phú và giá cả tương đối của các yếu tố sản xuất, là nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về giá cả tương đối của hàng hoá giữa các quốc gia trước khi có các hoạt động xuất khẩu để chỉ rõ lợi ích của các hoạt động xuất khẩu. sự khác biệt về giá cả tương đối của các yếu tố sản xuất và giá cả tương đối của các hàng hoá sau đó sẽ được chuyển thành sự khác biệt về giá cả tuyệt đối của hàng hoá. Sự khác biệt về gíá cả tuyệt đối của hàng hoá là nguồn lợi của hoạt động xuất khẩu.
Nói một cách khác, một quốc gia dù ở trong tình huống bất lợi vẫn có thể tìm ra điểm có lợi để khai thác. Bằng việc khai thác các lợi thế này các quốc gia tập trung vào việc sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng có lợi thế tương đối và nhập khẩu những mặt hàng không có lợi thế tương đối. Sự chuyên môn hoá trong sản xuất này làm cho mỗi quốc gia khai thác được lợi thế của mình một cách tốt nhất, giúp tiết kiệm được những nguồn lực như vốn, lao động, tài nguyên thiên nhiên…trong quá trình sản xuất hàng hoá. Chính vì vậy trên quy mô toàn thế giới thì tổng sản phẩm cũng sẽ tăng.
2.2. Đối với nền kinh tế mỗi quốc gia
Xuất khẩu là một trong những tố tạo đà, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.
Theo như hầu hết các lý thuyết về tăng trưởng và phát triển kinh tế đều khẳng định và chỉ rõ để tăng trưởng và phát triển kinh tế mỗi quốc gia cần có bốn điều kiện là nguồn nhân lực, tài nguyên, vốn, kỹ thuật công nghệ. Nhưng hầu hết các quốc gia đang phát triển (như Việt Nam ) đều thiếu vốn, kỹ thuật công nghệ. Do vậy câu hỏi đặt ra làm thế nào để có vốn và công nghệ
Chúng tôi trên mạng xã hội