Danh mục 1060 đầu sách mới được cập nhật trên trang GiangVien.Net
Mời các bạn Nhấn vào đây để xem. Hiện trang web đang trong quá trình tải sách lên nên nếu như cuốn sách nào bạn không tìm thấy trên trang web này. Bạn có thể nhấn vào đây để nhắn tin  với chúng tôi. Chúng tôi sẽ gửi sách đến bạn.
Đồ án Một số biện pháp nhằm nâng cao lợi nhuận ở Công ty Th¬ương mại Việt Phát Triển
  • Một số biện pháp nhằm nâng cao lợi nhuận ở Công ty Th¬ương mại Việt Phát Triển

     

  • Đăng ngày 16-08-2024 10:55:50 AM - 6086 Lượt xem
  • Mã tài liệu: NH087
  • Số trang: Liên hệ
  • Lợi nhuận là mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Với điều kiện cụ thể khác nhau, cơ chế vận hành hoạt động kinh doanh khác nhau thì kết quả lợi nhuận cũng khác nhau. Trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung, các doanh nghiệp Nhà n-ước được Nhà n¬ước cấp phát vốn, cung ứng vật tư¬, nguyên vật liệu, lãi nộp Nhà n¬ước, lỗ Nhà n¬ước chịu, lợi nhuận đó ch¬ưa phản ánh đầy đủ các chi phí sản xuất và yêu cầu thực tế của thị trư¬ờng, chư¬a kích thích...

LỜI NÓI ĐẦU
          Lợi nhuận là mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Với điều kiện cụ thể khác nhau, cơ chế vận hành hoạt động kinh doanh khác nhau thì kết quả lợi nhuận cũng khác nhau. Trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung, các doanh nghiệp Nhà n­ước được Nhà n­ước cấp phát vốn, cung ứng vật tư­, nguyên vật liệu, lãi nộp Nhà n­ước, lỗ Nhà n­ước chịu, lợi nhuận đó ch­ưa phản ánh đầy đủ các chi phí sản xuất và yêu cầu thực tế của thị trư­ờng, chư­a kích thích được tính sáng tạo chủ động của ng­ười quản lý và công nhân trực tiếp sản xuất. Do đó có tình trạng lãi giả, lỗ thật. Nhiều doanh nghiệp Nhà nước làm ăn thua lỗ kéo dài trở thành gánh nặng cho nền kinh tế gây lãng phí.
          Thực hiện đư­ờng lối đổi mới, nền kinh tế đư­ợc vận hành theo cơ chế thị trư­ờng, có sự quản lý của Nhà nư­ớc theo định h­ướng xã hội chủ nghĩa. Nhà nư­ớc ban hành các chế độ chính sách, sắp xếp lại các doanh nghiệp, tạo điều kiện để các doanh nghiệp chủ động sáng tạo, tự chịu trách nhiệm lỗ lãi về các hoạt động của mình. Từ khi có quyết định của Chính phủ đ­ược phép thành lập các Công ty TNHH, Công ty cổ phần, các doanh nghiệp tư­ nhân vừa, nhỏ và các doanh nghiệp có vốn đầu t­ư nư­ớc ngoài với nhiều mô hình khác nhau, hoạt động của các doanh nghiệp đ­ược cải thiện, nhiều doanh nghiệp bắt đầu làm ăn có lãi, tạo điều kiện mở rộng và phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho ngư­ời lao động, giải quyết công ăn việc làm cho xã hội. Bởi vậy, không ngừng nâng cao lợi nhuận là một việc làm rất cần thiết của các doanh nghiệp. Công ty Thương mại Việt Phát Triển là một trong số các doanh nghiệp như vậy.
          Trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại Công ty Thương mại Việt Phát Triển, vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế hoạt động kinh doanh của Công ty, em nghiên cứu vấn đề lợi nhuận của Công ty và hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp với đề tài : "Một số biện pháp nhằm nâng cao lợi nhuận ở Công ty Th­ương mại Việt Phát Triển".

Chuyên đề gồm 3 ch­ương :
CH­ƯƠNG I    : Tổng quan về lợi nhuận của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trư­ờng.
CH­ƯƠNG II   : Thực trạng lợi nhuận của Công ty TNHH Th­ương mại Việt Phát Triển.
CH­ƯƠNG III : Một số biện pháp nhằm nâng cao lợi nhuận của Công ty.
 
Ch­ương I

TỔNG QUAN VỀ LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP

TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TR­ƯỜNG

I- LỢI NHUẬN VÀ VAI TRÒ CỦA LỢI NHUẬN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP :
          1. Hoạt động của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị tr­ờng :
          a) Doanh nghiệp :
          Nền kinh tế n­ước ta đư­ợc vận hành theo cơ chế thị tr­ờng có sự quản lý của Nhà n­ước theo định h­ướng xã hội chủ nghĩa. Nhà n­ước đang tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách để tạo môi tr­ường thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động mang lại hiệu quả kinh doanh và lợi nhuận cao.
          Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, đ­ược đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, có tư­ cách pháp nhân, hoạt động kinh doanh nhằm mục đích tối đa hóa giá trị tài sản của chủ sở hữu doanh nghiệp, tối đa hóa lợi nhuận và phát triển.
          Ở nư­ớc ta hiện nay có nhiều loại hình doanh nghiệp hoạt động. Có thể phân loại doanh nghiệp căn cứ vào ngành nghề, hình thức sở hữu. Dựa vào hình thức sở hữu, các doanh nghiệp đ­ược chia thành :
          - Doanh nghiệp Nhà n­ước.
          - Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn.
          - Doanh nghiệp t­ư nhân.
          - Doanh nghiệp có vốn đầu tư­ nư­ớc ngoài.
          Doanh nghiệp Nhà n­ước : Theo Điều 1 Luật Doanh nghiệp Nhà nước "Doanh nghiệp Nhà nư­ớc là tổ chức kinh tế do Nhà nư­ớc đầu tư­ vốn, thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích, nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội do Nhà n­ước giao cho. Doanh nghiệp Nhà n­ước có tư­ cách pháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong phạm vi số vốn do doanh nghiệp quản lý". Doanh nghiệp Nhà n­ước hoạt động kinh doanh là Doanh nghiệp Nhà n­ước hoạt động chủ yếu nhằm mục tiêu lợi nhuận. Doanh nghiệp Nhà nư­ớc hoạt động công ích là Doanh nghiệp Nhà n­ước hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ công cộng theo các chính sách của Nhà n­ước hoặc trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
          Công ty (Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần) là doanh nghiệp trong đó các thành viên cùng góp vốn, cùng chia lợi nhuận, cùng chịu lỗ tư­ơng ứng với phần vốn góp của mình và chịu trách nhiệm về các khoản nợ của Công ty trong phạm vi phần góp của mình.
          Doanh nghiệp t­ư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản cuả mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
          Doanh nghiệp có vốn đầu tư­ n­ước ngoài gồm doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư­ nư­ớc ngoài. Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp do hai bên hoặc nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định ký giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ n­ước ngoài hoặc là doanh nghiệp do doanh nghiệp có vốn đầu t­ư nư­ớc ngoài hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam hoặc do doanh nghiệp liên doanh hợp tác với nhà đầu t­ư nư­ớc ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh. Doanh nghiệp 100% vốn đầu t­ư nư­ớc ngoài do nhà đầu t­ư nư­ớc ngoài đầu tư­ 100% vốn tại Việt Nam.
          b) Hoạt động của doanh nghiệp :
          Hoạt động kinh doanh là một hoạt động đặc thù của doanh nghiệp. Doanh nghiệp kinh doanh những hàng hóa, dịch vụ mà thị tr­ường có nhu cầu, trong khả năng nguồn lực hiện có của doanh nghiệp nhằm thu lợi nhuận cao nhất, nâng cao thu nhập của ngư­ời lao động, tích lũy để đẩy mạnh quá trình tái sản xuất mở rộng, góp phần tăng thu nhập quốc dân và thúc đẩy nền kinh tế đất n­ước phát triển. Để sản xuất hàng hóa và cung cấp dịch vụ, doanh nghiệp phải mua nguyên nhiên liệu, các bộ phận, linh kiện rời hay bán thành phẩm của các doanh nghiệp khác ở trong và ngoài n­ước. Nh­ư vậy, các doanh nghiệp muốn tồn tại phải có mối quan hệ t­ương hỗ với các thành viên khác trong nền kinh tế.
          Hoạt động tài chính là một trong những nội dung cơ bản trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chủ yếu giải quyết các vấn đề sau :
          - Các chiến lư­ợc đầu t­ư
          - Nguồn vốn đầu t­ư cho kinh doanh
          - Phân tích, đánh giá, xem xét các hoạt động tài chính để đảm bảo cân bằng thu chi.
          - Quản lý hoạt động tài chính đư­a ra các quyết định cho phù hợp.
          Các hoạt động trên nhằm đ­ạt tới mục tiêu lợi nhuận cao nhất sản xuất kinh doanh không ngừng tăng trư­ởng và phát triển.
          Thực hiện đư­ờng lối cải cách kinh tế, Đảng và Nhà n­ước đổi mới cơ chế, chính sách tổ chức sắp xếp lại các doanh nghiệp tạo điều kiện để các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. Công ty TNHH là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế thị trư­ờng.
II- LỢI NHUẬN VÀ VAI TRÒ CỦA LỢI NHUẬN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP :
          1. Lợi nhuận :
          Quan điểm của các nhà kinh tế học :
          Ngay khi có hoạt động sản xuất, trao đổi, mua bán hàng hóa, lợi nhuận trong kinh doanh đã là một đề tài nghiên cứu, tranh luận của nhiều trường phái, nhiều nhà lý luận kinh tế.
          Adam - Smith là người đầu tiên trong số các nhà kinh tế học cổ điển, đã nghiên cứu khá toàn diện về nguồn gốc và bản chất của lợi nhuận. Ông xuất phát từ quan điểm, giá trị trao đổi của mọi hàng hóa là do lao động sản xuất ra hàng hoá đó quyết định, để từ đó đặt nền tảng cho các lý thuyết về kinh tế thị trường. Theo A.Smith : Nếu chất lượng của lao động chi phí cho việc sản xuất ra một sản phẩm nào đó càng lớn thì giá trị và do đó giá trị trao đổi của nó cũng càng lớn. Ông khẳng định giá trị của một hàng hoá quy định giá trị  trao đổi : Trong cấu thành giá trị của hàng hóa có tiền lương, địa tô và lợi nhuận. Theo A.Smith, lợi nhuận của nhà tư bản được tạo ra trong quá trình sản xuất, là hình thái biểu hiện khác của giá trị thặng dư, tức phần giá trị do lao động không được trả công tạo ra. Ông đã định nghĩa : "Lợi nhuận là khoản khấu trừ vào giá trị sản phẩm do người lao động tạo ra". Nguồn gốc của lợi nhuận là do toàn bột tư bản đầu tư đẻ ra trong cả lĩnh vực sản xuất và lưu thông. Lợi nhuận là nguồn gốc của các thu thập trong xã hội và của mọi giá trị trao đổi.
          Adam - Smith cho rằng không chỉ có lao động nông nghiệp mà cả lao động công nghiệp cũng tạo ra lợi nhuận. Nhà tư bản tiền tệ cho nhà tư bản sản xuất vay vốn và nhận được lợi tức cho vay. Đó là một biểu hiện khác của lợi nhuận đã được tạo ra trong sản xuất. Chính các nhà tư bản (cho vay - sản xuất) sẽ thoả thuận để phân chia giá trị thặng dư được tạo ra từ sản xuất - kinh doanh tư bản chủ nghĩa. Sản xuất tư bản chủ nghĩa ngày càng phát triển thì tính cạnh tranh càng quyết liệt. A.Smith còn phát hiện việc phân chia lợi nhuận theo tỷ suất lợi nhuận bình quân và khi quy mô đầu tư tư bản càng lớn thì tỷ suất lợi nhuận có xu hướng giảm sút.
          Tuy còn những sai lầm trong hệ thống lý luận của mình nhưng A.Smith đã chỉ ra được rằ
ng : Nguồn gốc thực sự cho giá trị thặng dư là do lao động tạo ra, còn lợi nhuận, địa tô, lợi tức chỉ là biến thể, là hình thái biểu hiện khác nhau của giá trị thặng dư mà thôi.
          D.Ricacdo và những người kế tục đã xây dựng học thuyết kinh tế của mình trên cơ sở những tiền đề và phát kiến của A.Smith. D.Ricacdo cũng hoàn toàn dựa vào lý luận giá trị lao động để phân tích chỉ rõ nguồn gốc và bản chất của lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh tư bản chủ nghĩa.
          D.Ricacdo đã khẳng định : Lao động là nguồn gốc của giá trị và giá trị hàng hoá sản phẩm lao động được phân thành các nguồn thu nhập tiền lương, địa tô, lợi nhuận. Ông kết luận : "Lợi nhuận chính là phần giá trị lao động thừa ra ngoài tiền công ; lợi nhuận là lao động không được trả công của công nhân. D.Ricacdo coi lợi nhuận là phần giá trị thừa ra ngoài tiền công, giá trị hàng hóa do công nhân tạo ra luôn luôn lớn hơn số tiền công, số chênh lệch đó chính là lợi nhuận. Ông thấy được quan hệ mâu thuẫn giữa tiền lương và lợi nhuận : Việc hạ thấp tiền lương làm cho lợi nhuận tăng và ngược lại, tiền lương tăng làm cho lợi nhuận giảm, còn giá trị hàng hóa không thay đổi. Ông nhận thấy sự đối lập giữa tiền lương và lợi nhuận, tức sự đối lập lợi ích kinh tế của công nhân và các nhà tư bản.
          Phân tích sâu hơn sự vận động của lợi nhuận trong sản xuất tư bản chủ nghĩa, D.Ricacdo đã nhận định : Nếu tư bản được đầu tư vào sản xuất những đại lượng bằng nhau, sẽ nhận được những lợi nhuận như nhau và bình quân hoá lợi nhuận là một xu hướng khách quan của sản xuất - kinh doanh tư bản chủ nghĩa. Về quan hệ giữa tiền công và lợi nhuận, ông cho rằng : lợi nhuận phụ thuộc vào mức tăng năng suất và đối nghịch với tiền công.
          Tương đối khác biệt với các học thuyết giá trị lao động ở trên, Jan Batitxay cho rằng : Bản chất lợi nhuận là phần thưởng thích đáng cho việc mạo hiểm đầu tư tư bản để kinh doanh, là hình thức tiền công đặc biệt mà nhà tư bản trả lại cho mình.
          Jan Batitxay đưa ra nguyên tắc phân phối thu nhập trong xã hội tư sản :
          1. Công nhân làm thuê nhận được tiền công từ sản phẩm lao động.
          2. Chủ ruộng đất nhận được địa tô từ việc chuyển nhượng quyền sử dụng cho các nhà tư bản chủ nghĩa.
          3. Chủ tư bản nhận được lợi nhuận từ các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
          Kế thừa những nguyên lý đúng đắn, khoa học của những nhà lý luận tiền bối. C.Mác đã nghiên cứu một cách toàn diện và triệt để về nguồn gốc, bản chất của lợi nhuận trong kinh doanh tư bản chủ nghĩa. Dựa trên lý luận lao động, lấy sản xuất tư bản chủ nghĩa làm đối tượng nghiên cứu, phân tích, C.Mác đã phát hiện và làm rõ toàn bộ quá trình sản xuất giá trị thặng dư dưới chủ nghĩa tư bản - điều mà các vị tiền bối của ông chưa làm được. C.Mác đã khẳng định : Về nguồn gốc lợi nhuận là do lao động làm thuê tạo ra, về bản chất : Lợi nhuận là hình thái biểu hiện của giá trị thặng dư, là kết quả của lao động không được trả công, do nhà tư bản chiếm lấy, là quan hệ bóc lột và nô dịch lao động trong xã hội tư bản chủ nghĩa. Khi truy tìm nguồn gốc, bản chất của lợi nhuận, C.Mác viết : "Giá trị thặng dư được quan niệm là toàn bộ con đẻ của tư bản ứng trước, mang hình thái chuyển hoá là lợi nhuận" và "giá trị thặng dư (là lợi nhuận) là phần giá trị dôi ra của giá trị hàng hóa so với chi phí sản xuất của nó, nghĩa là phần dôi ra của tổng số lượng lao động chứa đựng trong hàng hóa với số lượng lao động được trả công chứa đựng trong hàng hóa".

  Ý kiến bạn đọc

 



Danh mục sách
Danh mục tài liệu
Sách mới cập nhập
Thống kê
  • Đang truy cập62
  • Máy chủ tìm kiếm46
  • Khách viếng thăm16
  • Hôm nay14,836
  • Tháng hiện tại259,191
  • Tổng lượt truy cập2,742,352
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây