Đồ án: Huy động vốn thông qua trái phiếu chính phủ ở Kho bạc nhà nước Hà Nội
  • Đồ án: Huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ tại Kho bạc Nhà nước Hà Nội – Thực trạng và Giải pháp

     

  • Đăng ngày 16-08-2024 10:55:50 AM - 9 Lượt xem
  • Mã tài liệu: NH030
  • Số trang: Liên hệ
  • Quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đòi hỏi phải huy động nhiều nguồn lực (lao động- khoa học công nghệ- vốn - tài nguyên thiên nhiên), trong đó vốn là một trong những nguồn lực cơ bản để phát triển. Trong điều kiện đất nước còn nhiều khó khăn, nguồn vốn của Nhà nước tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế cho đầu tư phát triển còn hết sức hạn chế, để có nguồn vốn đáp ứng cho nhu cầu phát triển của đất nước,...

Quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đòi hỏi phải huy động nhiều nguồn lực (lao động- khoa học công nghệ- vốn - tài nguyên thiên nhiên), trong đó vốn là một trong những nguồn lực cơ bản để phát triển. Trong điều kiện đất nước còn nhiều khó khăn, nguồn vốn của Nhà nước tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế cho đầu tư phát triển còn hết sức hạn chế, để có nguồn vốn đáp ứng cho nhu cầu phát triển của đất nước, ngoài các nguồn vốn đầu tư trong nước (bao gồm tiết kiệm của Ngân sách Nhà nước (NSNN), của doanh nghiệp, tiết kiệm của dân cư), các nguồn vốn đầu tư nước ngoài (trực tiếp và gián tiếp) thì việc Nhà nước huy động (dưới hình thức đi vay trong nước, nước ngoài) và sử dụng (đầu tư) vốn đúng mục đích có hiệu quả là một yêu cầu hết sức cần thiết và cấp bách.
Những năm vừa qua Nhà nước ta đã có nhiều chính sách huy động vốn để đáp ứng nhu cầu chi tiêu (còn thiếu hụt) của Chính phủ, kiềm chế được lạm phát đồng thời có nguồn vốn đáp ứng cho đầu tư phát triển đất nước. Vì vậy, vấn đề huy động vốn cho Ngân sách Nhà nước là vấn đề hết sức quan trọng và đặc biệt quan tâm của các nhà quản lý tài chính trong giai đoạn hiện nay.
Với tư cách là một sinh viên thực tập, nhận thức thực tế về công tác huy động vốn chưa nhiều, nhưng được sự giúp đỡ tận tình của các thầy giáo, cô giáo trong Học viện Ngân hàng, đồng nghiệp trong hệ thống Kho bạc Nhà nước (KBNN) Hà Nội, cùng với kiến thức đã được học tập trong Học viện và tham khảo tài liệu tạp chí của ngành, tôi chọn đề tài: “Huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ tại Kho bạc Nhà nước Hà Nội – Thực trạng và Giải pháp”  làm Khoá luận tốt nghiệp học viện Ngân hàng, nhằm nâng cao nhận thức lý luận và kinh nghiệm thực tế cho bản thân, góp phần nhất định trong việc hoàn thiện công tác huy động vốn cho NSNN thông qua việc phát hành trái phiếu Chính phủ ở hệ thống Kho bạc Nhà nước nói chung và đối với thành phố Hà Nội nói riêng. Mục đích, nhiệm vụ của Khoá luận là làm rõ một số vấn đề cơ bản về huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ ở Kho bạc Nhà nước Hà Nội , từ đó đề xuất kiến nghị để hoàn thiện công tác huy động vốn dưới hình thức trái phiếu Chính phủ ở Kho bạc Nhà nước Hà Nội.
          Nội dung của chuyên đề: Đi sâu nghiên cứu việc huy động vốn thông qua phát hành tín phiếu, công trái, trái phiếu Chính phủ.
          Kết cấu của khoá luận: Ngoài phần mở đầu và kết luận, khoá luận gồm 3 chương:
Chương 1:   Lý luận chung về huy động vốn dưới hình thức trái phiếu Chính phủ
Chương 2:   Thực trạng huy động vốn dưới hình thức trái phiếu Chính phủ ở Kho bạc nhà nước Hà Nội 
Chương 3:   Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác huy động vốn dưới hình thức trái phiếu Chính phủ ở Kho bạc nhà nước Hà Nội
 
  1. Lý luận chung về huy động vốn dưới hình thức trái phiếu Chính phủ
    1. Kho bạc nhà nước và vấn đề huy động vốn nhằm phát triển kinh tế - xã hội
      1. Khái niệm về Ngân sách nhà nước
NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của nhà nước đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm dể đảm bảo thực hiện các chức năng , nhiệm vụ của Nhà nước.
Thu NSNN bao gồm các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí; các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân; các khoản viện trợ; các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
Chi NSNN bao gồm các khoản chi phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo đảm hoạt động của bộ máy Nhà nước; chi trả nợ của Nhà nước; chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
NSNN được quản lý thống nhất theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, công khai, minh bạch, có phân công, phân cấp quản lý, gắn quyền hạn với trách nhiệm.
Quốc hội quyết định dự toán NSNN, phân bổ Ngân sách Trung ương, phê chuẩn quyết toán NSNN.
NSNN bao gồm: NSTW và NSĐP. NSĐP bao gồm: Ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân.
Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và quan hệ giữa Ngân sách các cấp được thực hiện theo các nguyên tắc sau:
+ Ngân sách Trung ương và Ngân sách mỗi cấp chính quyền địa phương được phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi cụ thể.
+ Ngân sách Trung ương giữ vai trò chủ đạo, bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ chiến lược quan trọng của quốc gia và hỗ trợ những địa phương chưa cân đối được thu, chi Ngân sách.
          + Ngân sách địa phương được phân cấp nguồn thu bảo đảm chủ động trong thực hiện những nhiệm vụ được giao; tăng cường nguồn lực cho Ngân sách xã. Hội đồng nhân dân tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương quyết định việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa Ngân sách các cấp chính quyền địa phương phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, Quốc phòng, an ninh và trình độ quản lý của mỗi cấp trên địa bàn.
          + Nhiệm vụ chi thuộc Ngân sách cấp nào do Ngân sách cấp đó bảo đảm đảm; việc ban hành và thực hiện chính sách, chế độ mới làm tăng chi Ngân sách phải có giải pháp bảo đảm nguồn tài chính phù hợp với khả năng cân đối của Ngân sách từng cấp.
          + Trường hợp cơ quan quản lý Nhà nước cấp trên uỷ quyền cho cơ quan quản lý Nhà nước cấp dưới thực hiện nhiệm vụ chi của mình, thì phải chuyển kinh phí từ Ngân sách cấp trên cho cấp dưới để thực hiện nhiệm vụ đó.
           + Thực hiện phân chia tỷ lệ % đối với các khoản thu phân chia giữa Ngân sách các cấp và bổ sung từ Ngân sách cấp trên cho Ngân sách cấp dưới để đảm bảo công bằng, phát triển cân đối giữa các vùng, các điạ phương. Tỷ lệ % phân chia các khoản thu và bổ sung cân đối từ Ngân sách cấp trên cho Ngân sách cấp dưới ổn định từ 3 - 5 năm. Số bổ sung từ Ngân sách cấp trên là khoản thu của Ngân sách cấp dưới.
          + Trong thời kỳ ổn định Ngân sách, các địa phương được sử dụng nguồn tăng thu hàng năm mà Ngân sách địa phương được hưởng, để phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn; Sau thời kỳ ổn định Ngân sách, phải tăng khả năng tự cân đối phát triển Ngân sách địa phương, thực hiện giảm dần số bổ sung từ Ngân sách cấp trên hoặc tỷ lệ % điều tiết số thu nộp về Ngân sách cấp trên.
Để thực hiện tốt chức năng của mình là quản lý kinh tế - xã hội, thì Nhà nước ngày càng cần một lượng vốn lớn hơn để đầu tư nhiều hơn cho các chương trình dự án, nhằm đạt tới một xã hội ưu việt hơn xã hội đang có, nhưng nguồn lực thì luôn có hạn; vì thế Nhà nước luôn gặp không ít khó khăn về vốn, trong khi đó một lượng vốn lớn còn nằm rải rác trong dân chúng, họ có vốn mà không thể sử dụng chúng như một vòng quay vốn dể sinh lời. Làm thế nào để Nhà nước có thể sử dụng lượng vốn này theo mục đích của mình ? Tín dụng Nhà nước ra đời đã giải quyết được vấn đề khó khăn đó. Tín dụng Nhà nước là quan hệ tín dụng mà nhà nước là chủ thể đi vay, để đảm bảo các khoản chi tiêu của NSNN đồng thời là chủ thể cho vay để thực hiện chức năng, nhiệm vụ kinh tế - chính trị - xã hội của Nhà nước.
          Trong lịch sử hoạt động tài chính của Nhà nước, bội chi ngân sách là hiện tượng khó tránh khỏi, để bù đắp bội chi ngân sách, Nhà nước phải chọn một trong hai giải pháp:
          - Phát hành thêm tiền giấy: Giải pháp này tuy nhanh giải quyết dễ dàng nhất để cân đối ngân sách, xong nó không gắn với lưu thông hàng hoá và là một nguyên nhân dẫn đến lạm phát, làm ảnh hưởng không tốt đến nền kinh tế- xã hội.
          - Vay nợ: Nếu làm tốt công tác này thì đây sẽ là giải pháp hữu hiệu nhất, không những giải quyết được vấn đề tập trung vốn nhằm cân đối ngân sách mà còn hạn chế, khắc phục tình trạng lạm phát và tác động tích cực đến phát triển kinh tế quốc dân.
          ở các nước có nền kinh tế thị trường, người ta chú trọng nhiều đến việc phát triển các hình thức vay nợ để cân đối ngân sách. ở nước ta trong thời kỳ bao cấp để bù đắp bội chi ngân sách, Nhà nước chủ yếu dựa vào phát hành tiền, còn nguồn vốn vay thì chiếm tỷ trọng rất nhỏ.
- Cùng với các kênh huy động vốn của các Ngân hàng Thương mại, trái phiếu chính phủ đã mở ra một kênh huy động vốn mới trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước.
Trái phiếu được đảm bảo thanh toán bằng Ngân sách Quốc gia nó được coi là công cụ đầu tư an toàn, ít rủi ro nhất, ngày càng khẳng định ưu thế vượt trội trên thị trường tài chính, cơ chế phát hành , thanh toán không ngừng được cải tiến và hoàn thiện, có khả năng đáp ứng được các yêu cầu giao dịch, trao đổi trên thị trường chứng khoán.
Hình thức trái phiếu tương đối đa dạng, phương thức phát hành, thanh toán phong phú, không ngừng được cải tiến.
Trước đây chúng ta hiểu rằng chỉ khi nào bội chi NSNN mới tiến hành các biện pháp đi vay để bù đắp phần thiếu hụt. Trong điều kiện mới của nền kinh tế, ngay cả khi ngân sách bội thu nhà nước cũng cần phải vay dân, đó là khi nhà nước cần đầu tư một số lượng vốn khá lớn cho các công trình trọng điểm, các mục tiêu kinh tế ở tầm vĩ mô. Mặt khác Nhà nước cần có chính sách huy động các nguồn tài chính nhàn rỗi của các tổ chức, cá nhân (trong và ngoài nước) dưới nhiều hình thức, thông qua nhiều kênh tín dụng, đồng thời với quá trình phát triển kinh tế, ổn định xã hội, Nhà nước sử dụng nguồn vốn vay để đầu tư cho các tổ chức kinh tế vay, nhằm thực hiện mục tiêu đã định. Thực chất đó là tín dụng nhà nước, là quan hệ tin cậy giữa Nhà nước và các chủ thể khác khi Nhà nước đi vay và cho vay.

  Ý kiến bạn đọc

 

 Từ khóa: dân cư, thiên nhiên


Danh mục sách
Danh mục tài liệu
Sách mới cập nhập
Thống kê
  • Đang truy cập63
  • Thành viên online1
  • Máy chủ tìm kiếm31
  • Khách viếng thăm31
  • Hôm nay5,702
  • Tháng hiện tại269,492
  • Tổng lượt truy cập1,193,033
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây