Đồ án: Nâng cao hiệu quả tín dụng đối với người nghèo tại NH Chính sách XH
  • Đồ án: Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với người nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội

     

  • Đăng ngày 16-08-2024 10:55:50 AM - 11 Lượt xem
  • Mã tài liệu: NH017
  • Số trang: Liên hệ
  • Đói nghèo là một vấn đề xã hội mang tính toàn cầu. Những năm gần đây, nhờ có chính sách đổi mới, nền kinh tế nước ta tăng trưởng nhanh ; đại bộ phận đời sống nhân dân đã được tăng lên một cách rõ rệt. Song, một bộ phận không nhỏ dân cư, đặc biệt dân cư ở vùng cao, vùng xâu vùng xa…đang chịu cảnh nghèo đói, chưa đảm bảo được những điều kiện tối thiểu của cuộc sống. Sự phân hóa giầu nghèo đang diễn ra mạnh, là vấn đề xã hội cần được quan tâm. Chính vì lẽ đó chương trình xóa đói giảm nghèo là một...

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Đói nghèo là một vấn đề xã hội mang tính toàn cầu. Những năm gần đây, nhờ có chính sách đổi mới, nền kinh tế nước ta tăng trưởng nhanh ; đại bộ phận đời sống nhân dân đã được tăng lên một cách rõ rệt. Song, một bộ phận không nhỏ dân cư, đặc biệt dân cư ở vùng cao, vùng xâu vùng xa…đang chịu cảnh nghèo đói, chưa đảm bảo được những điều kiện tối thiểu của cuộc sống. Sự phân hóa giầu nghèo đang diễn ra mạnh, là vấn đề xã hội cần được quan tâm. Chính vì lẽ đó chương trình xóa đói giảm nghèo là một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu của chiến lược phát triển kinh tế xã hội nước ta.
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới đói nghèo, trong đó có một nguyên nhân quan trọng đó là : Thiếu vốn sản xuất kinh doanh, chính vì vậy Đảng và Nhà nước ta đã xác định tín dụng Ngân hàng là một mắt xích không thể thiếu trong hệ thống các chính sách phát triển kinh tế xã hội xoá đói giảm nghèo của Việt Nam.
Xuất phát từ những yêu cầu đòi hỏi trên đây, ngày 4 tháng 10 năm 2002 ; Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 131/TTg thành lập Ngân hàng  Chính sách xã hội, trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo trước đây để thực hiện nhiệm vụ cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Trong qúa trình cho vay hộ nghèo thời gian qua cho thấy nổi lên vấn đề là hiệu quả vốn tín dụng còn thấp làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng phục vụ người nghèo. Vì vậy, làm thế nào để người nghèo nhận được và sử dụng có hiệu quả vốn vay ; chất lượng tín dụng được nâng cao nhằm bảo đảm cho sự phát triển bền vững của nguồn vốn tín dụng, đồng thời người nghèo thoát khỏi cảnh nghèo đói là một vấn đề được cả xã hội quan tâm. Chuyên đề với đề tài 
"Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với người nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội". Nhằm nghiên cứu đề xuất một số giải pháp giải quyết vấn đề trong hoạt động cho vay người nghèo.
2. Mục đích yêu cầu
.Mục đích nghiên cứu của chuyên đề nhằm đóng góp những luận cứ khoa học, đề xuất các quan điểm và các giải pháp để năng cao hơn nữa hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại NHCSXH. Thực tiễn cho thấy chính sách tín dụng ưu đãi hộ nghèo có hiệu quả thiết thực, góp phần ổn định và phất triển  kinh tế xã hội, khẳng định chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước về chương trình quốc gia xoá đói giảm nghèo.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Ngân hàng Chính sách Xã hội được thành lập theo quyết định số 131/2002/QĐ-TTg ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo để thực hiện chính sách tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác như: Cho vay hộ nghèo; cho vay vốn để giải quyết việc làm; cho vay đối với học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn; các tổ chức kinh tế và hộ sản xuất kinh doanh thuộc Hải đảo; thuộc khu vực II, III miền núi và  thuộc Chương trình Phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa;  các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài; và các đối tượng khác khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Đây là một vấn đề nghiên cứu rất mới, rộng nên đề tài chỉ tập trung phân tích đánh giá hiệu quả tín dụng của NHCSXH cho đối tượng vay vốn là hộ nghèo trong thời gian từ 1996 đến năm 2002, đây là đối tượng phục vụ của Ngân hàng phục vụ người nghèo trước đây và hiện nay là NHCSXH.
 4. Phương pháp nghiên cứu
Chuyên đề vận dụng tổng hợp phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm cơ sở lý luận và phương pháp luận.
Sử dụng tổng hợp các phương pháp lý luận, kết hợp với thực tiễn, phân tích tổng hợp, logic, lịch sử và hệ thống, dùng phương pháp khảo cứu, điều tra, thống kê, phân tích hoạt động kinh tế và xử lý hệ thống.
 5. Nội dung khoá luận.
 Ngoài phần mở đầu và kết luận bản chuyên đề được kết cấu thành 3 chương.
Chương 1: Vai trò của tín dụng đối với người nghèo và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả tín dụng trong hoạt động cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội.
Chương 2: Thực trạng hiệu quả tín dụng trong hoạt động cho vay hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách Xã hội.
 Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách Xã hội.






 
 
CHƯƠNG 1
VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHÈO VÀ SỰ CẦN  THIẾT PHẢI  NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN  DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY  CỦA NGÂN  HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

1.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI HỖ TRỢ VỐN CHO NGƯỜI NGHÈO

1.1.1. Khái quát về tình trạng nghèo đói ở Việt Nam

Thành tựu 15 năm đổi mới đã ảnh hưởng ngày càng sâu rộng tới mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, đưa nước ta thoát khỏi khủng hoảng và bước vào một giai đoạn phát triển mới, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế tiến tới phát triển công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
Tuy vậy, Việt Nam vẫn được xếp vào nhóm  các nước nghèo của thế giới. Tỷ lệ hộ đói nghèo của Việt Nam còn khá cao. Theo kết quả điều tra mức sống dân cư (theo chuẩn nghèo chung của quốc tế), tỷ lệ đói nghèo năm 1998 là trên 37% và ước tính năm 2000 tỷ lệ này vào khoảng 32% (giảm khoảng 1/2 tỷ lệ hộ nghèo năm 1990). Nếu tính theo chuẩn đói nghèo về lương thực, thực phẩm năm 1998 là 15% và ước tính năm 2000 là 13%. Theo chuẩn nghèo của Chương trình xoá đói giảm nghèo quốc gia mới đầu năm 2000 có khoảng 2,8 triệu hộ nghèo, chiếm 17,2% tổng số hộ trong cả nước.
Nghèo đói phổ biến trong những hộ có thu nhập bấp bênh
Mặc dù Việt Nam đã đạt được những thành công rất lớn trong việc giảm tỷ lệ hộ nghèo, tuy nhiên cũng cần thấy rằng, những thành tựu này vẫn còn rất mong manh.
Thu nhập của một bộ phận lớn dân cư  vẫn nằm giáp danh mức nghèo, do vậy chỉ cần những điều chỉnh nhỏ về chuẩn nghèo, cũng khiến họ rơi xuống ngưỡng nghèo và làm tăng tỷ lệ hộ nghèo.
Phần lớn thu nhập của người nghèo từ  nông nghiệp. Với điều kiện nguồn lực rất hạn chế (đất đai, lao động, vốn), thu nhập của những người nghèo rất bấp bênh và dễ bị tổn thương trước những đột biến của mỗi gia đình và cộng đồng. Nhiều gia đình tuy mức thu nhập ở trên ngưỡng nghèo nhưng vẫn giáp danh với ngưỡng nghèo đói vì vậy khi có dao động về thu nhập cũng có thể khiến họ trượt xuống ngưỡng nghèo. Tính vụ mùa trong sản xuất nông nghiệp cũng tạo nên khó khăn cho người nghèo.
Nghèo đói tập trung ở các vùng có điều kiện sống khó khăn
Đa số người nghèo sống trong các vùng tài nguyên thiên nhiên rất nghèo nàn, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt như vùng núi, vùng sâu, vùng xa hoặc ở các vùng Đồng bằng sông Cửu Long, miền Trung, do sự biến động của thời tiết(bão, lụt, hạn hán) khiến cho các điều kiện sinh sống. Đặc biệt, sự kếm phát triển về cơ sở hạ tầng của các vùng nghèo đã làm cho các vùng này càng bị tách biệt với các vùng khác.
Bên cạnh đó, do điều kiện thiên nhiên không thuận lơi, số người cứu trợ đột xuất hàng năm khá cao khoảng 1- 1,5 triệu người. Hàng năm số hộ tái nghèo trong tổng số hộ vừa thoát khỏi nghèo vẫn còn rất lớn.
Đói nghèo tập trung trong khu vực nông thôn 
Đói nghèo là một hiện tượng phổ biến ở nông thôn với 90% số người nghèo sinh sống ở nông thôn. Năm 1999, tỷ lệ nghèo đói về lương thực, thực phẩm của thành thị là 4,6%, trong khi đó của nông thôn là 15,9%.Trên 80% số người nghèo là nông dân, trình độ tay nghề thấp, ít khả năng tiếp cận với nguồn lực trong sản xuất.
Nghèo đói trong khu vực thành thị
Trong khu vực thành thị, tuy tỷ lệ nghèo đói thấp hơn và mức sống trung bình cao hơn mức chung cả nước, nhưng mức độ cải thiện đời sống không đều. Đa số người nghèo thành thị đều làm việc trong khu vực kinh tế phi chính thức, công việc không ổn định, thu nhập bấp bênh.
Tỷ lệ hộ nghèo còn khá cao trong các vùng sâu, vùng xa, vùng núi cao
Các vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người sinh sống, có tỷ lệ nghèo đói khá cao. Có tới 64% số người nghèo tập chung tại các vùng núi phía Bắc, Bắc Trung bộ, Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung. Đây là những vùng có điều kiện sống khó khăn, địa lý cách biệt, khả năng tiếp cận với với các điều kiện sản xuất và dịch vụ còn nhiều hạn chế, hạ tầng cơ sở kém phát triển, điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt và thiên tai xảy ra thường xuyên.
Tỷ lệ hộ nghèo đặc biệt cao ở nhóm dân tộc ít người
Trong thời gian vừa qua, Chính phủ đã đầu tư và hỗ trợ tích cực, nhưng đời sống của cộng đồng dân tộc ít người vẫn gặp nhiều khó khăn và bất cập. Mặc dù dân tộc ít người chỉ chiếm 14% tổng dân cư xong lại chiếm khoảng 29% trong tổng số người nghèo.
Ở Việt Nam đã đưa ra nhiều tiêu chuẩn để đánh giá giàu nghèo như mức thu nhập, nhà ở, tiện nghi sinh hoạt, chi tiêu gia đình, hưởng thụ, văn hoá, y tế...Trong đó mức thu nhập là chỉ tiêu quan trọng nhất. Bộ Lao động thương binh và Xã hội là cơ quan thuộc Chính phủ được Nhà nước giao trách nhiệm nghiên cứu và công bố chuẩn nghèo của cả nước từng thời kỳ. Theo chuẩn mực phân loại hộ nghèo do Bộ Lao động thương binh và xã hội quy định thì tại văn bản số 1143 ngày 01/11/2000 thì hộ nghèo là hộ có thu nhập bình quân đầu người hàng tháng như sau:
  • Dưới 150 ngàn đồng ở khu vực thành thị.
  • Dưới 100 ngàn đồng ở vùng nông thôn đồng bằng, trung du.
  • Dưới  80 ngàn đồng ở vùng nông thôn miền núi hải đảo.
Theo cách đánh giá này thì đến đầu năm 2001, tỷ lệ hộ nghèo ở nước ta vào khoảng 17,3 %.
Còn nếu theo tiêu chuẩn đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), yêu cầu về Calo theo đầu người là 2.100 Calo mỗi ngày. Trên cơ sở một gói lương thực có tính đại diện và có tính đến sự biến động về giá cả theo vùng đối với từng mặt hàng, WB tính ra mức nghèo bình quân có thu nhập 1,1 triệu VND/người/năm. Dựa theo tiêu chí trên, WB đã khảo sát mức sống ở Việt Nam và kết luận tính đến đầu năm 2001 ở Việt Nam có 37% dân số được xếp vào loại nghèo, trong đó 90% tập trung ở vùng nông thôn.
Dù theo cách đánh giá nào đi chăng nữa thì bộ phận dân chúng nghèo khổ hiện nay ở Việt Nam vẫn còn quá lớn. Sự thật đó bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Có xem xét nguyên nhân nghèo đói của các hộ gia đình thì mới có thể có biện pháp giúp đỡ hữu hiệu.

  Ý kiến bạn đọc

 



Danh mục sách
Danh mục tài liệu
Sách mới cập nhập
Thống kê
  • Đang truy cập73
  • Máy chủ tìm kiếm44
  • Khách viếng thăm29
  • Hôm nay6,629
  • Tháng hiện tại270,419
  • Tổng lượt truy cập1,193,960
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây