Danh mục 1060 đầu sách mới được cập nhật trên trang GiangVien.Net
Mời các bạn Nhấn vào đây để xem. Hiện trang web đang trong quá trình tải sách lên nên nếu như cuốn sách nào bạn không tìm thấy trên trang web này. Bạn có thể nhấn vào đây để nhắn tin  với chúng tôi. Chúng tôi sẽ gửi sách đến bạn.
Đồ án Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội
  • Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội

     

  • Đăng ngày 16-08-2024 10:55:50 AM - 3893 Lượt xem
  • Mã tài liệu: NH178
  • Số trang: Liên hệ
  • Trong điều kiện hiện nay, khi khu vực hoá, toàn cầu hoá đang trở thành xu hướng phổ biến thì bên cạnh quá trình hợp tác theo nguyên tắc hai bên cùng có lợi, giữa các quốc gia luôn kèm theo quá trình cạnh tranh gay gắt, khốc liệt. Để có thể vực dậy và phát triển một nền kinh tế với một cơ sở hạ tầng yếu kém về mọi mặt, để có thể thắng được trong cạnh tranh, chúng ta cần có rất nhiều vốn. Kênh dẫn vốn trong nước quan trọng nhất cho nền kinh tế là hệ thống ngân hàng. Để có thể thu hút được nhiều...


MỤC LỤC
CHƯƠNG I: CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI................................................................................................................... 3
1.1. Hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại............................. 3
1.1.1. Khái niệm hoạt động tín dụng ......................................................... 3
1.1.2. Các hình thức tín dụng của Ngân hàng............................................. 4
1.1.3. Vai trò của hoạt động tín dụng Ngân hàng đối với sự phát triển kinh tế 8
1.2. Chất lượng tín dụng của Ngân hàng Thương mại........................... 10
1.2.1. Khái niệm chất lượng tín dụng ........................................................ 10
1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng ........................................ 11
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ............................ 16
1.3.1. Các nhân tố từ phía Ngân hàng........................................................ 16
1.3.2. Các nhân tố từ phía khách hàng ....................................................... 20
1.3.3. Các nhân tố khác............................................................................. 22
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI ............................................................................................................................................. 24
2.1. Khái quát về Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội ............................... 24
2.1.1. Lịch sử hình thành và chức năng nhiệm vụ của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội     24
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội ...................... 25
2.2. Các kết quả kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng Ngoại Thương
Hà Nội .................................................................................................... 28
2.2.1. Về huy động vốn ............................................................................ 29
2.2.2. Về sử dụng vốn............................................................................... 32
2.2.3. các công tác khác ............................................................................ 36
2.3. Các nhân tố kinh tế xã hội tác động tới hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội .......................................................................................................... 38
2.3.1. Môi trường kinh tế .......................................................................... 39
2.3.2. Những nhân tố thuộc về vĩ mô của Nhà nước ................................... 42
2.3.3. Môi trường xã hội ........................................................................... 42
2.3.4. Môi trường tự nhiên ........................................................................ 43
2.4. Thực trạng về chất lượng tín dụng tại Ngân hàng ngoại thương
 Hà Nội ................................................................................................... 43
2.4.1. Các văn bản nghiệp vụ tín dụng mà Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội đang áp dụng 45
2.4.2.Đánh giá chất lượng tín dụng tại ngân hàng ngoại thương Hà Nội theo các chỉ tiêu định tính .......................................................................................................... 45
2.4.3. Đánh giá chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội theo các chỉ tiêu định lượng ....................................................................................................... 46
2.5. Các biện pháp mà Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội đã đề ra nhằm nâng cao chất lượng tín dụng ........................................................................................ 53
2.6. Đánh giá chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội 54
2.6.1. Những kết quả đạt được .................................................................. 54
2.6.2. Những hạn chế và nguyên nhân....................................................... 55
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI 60
3.1. Định hướng hoạt động tín dụng của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội .... 60
3.1.1. Dự báo các yếu tố tác động tới hoạt động tín dụng trong thời gian tới 60
3.1.2. Phương hướng và nhiệm vụ của tín dụng năm 2003.......................... 63
3.2. Sự cần thiết nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội   63
3.3. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng Ngoại thương Hà Nội       65
3.3.1. Chính sách tín dụng ........................................................................ 65
3.3.2. Về quy trình tín dụng ...................................................................... 69
3.3.3. Chứng khoán hoá các khoản nợ ....................................................... 76
3.3.4. Nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên,có định hướng phát triển nguồn nhân lực 76
3.4. Kiến nghị.......................................................................................... 77
3.4.1. Kiến nghị đối với Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam ..................... 77
3.4.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước ........................................... 78
3.4.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước ........................................... 81


LỜI NÓI ĐẦU
          Trong điều kiện hiện nay, khi khu vực hoá, toàn cầu hoá đang trở thành xu hướng phổ biến thì bên cạnh quá trình hợp tác theo nguyên tắc hai bên cùng có lợi, giữa các quốc gia luôn kèm theo quá trình cạnh tranh gay gắt, khốc liệt. Để có thể vực dậy và phát triển một nền kinh tế với một cơ sở hạ tầng yếu kém về mọi mặt, để có thể thắng được trong cạnh tranh, chúng ta cần có rất nhiều vốn. Kênh dẫn vốn trong nước quan trọng nhất cho nền kinh tế là hệ thống ngân hàng. Để có thể thu hút được nhiều vốn thì một trong những điều cần phải làm là làm tốt công tác tạo đầu ra, tức là cấp tín dụng cho nền kinh tế.
          Tín dụng Ngân hàng được coi là đòn bẩy quan trọng cho nền kinh tế. Nghiệp vụ này không chỉ có ý nghĩa với nền kinh tế mà nó còn là nghiệp vụ hàng đầu, có ý nghĩa quan trọng, quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của từng ngân hàng. Chính vì vậy, làm thế nào để củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng là điều mà trước đây, bây giờ và sau này đều được các nhà quản lý Ngân hàng, các nhà chính sách và các nhà nghiên cứu quan tâm.
          Với Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội, hoạt động tín dụng trong những năm gần đây là khá tốt, dư nợ qua các năm tăng cao, tỷ lệ nợ quá hạn giảm. Tuy nhiên, kết quả hoạt động tín dụng vẫn chưa cao như mong muốn. Chúng ta sẽ thấy rõ điều đó trong phần thực trạng chất lượng tín dụng của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội được đề cập ở chương 2 của chuyên đề này. Trước xu thế hội nhập và cạnh tranh Ngân hàng cần nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng.
          Xuất phát từ thực tiễn đó, em đã chọn đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội” nhằm mục đích đưa ra những giải pháp có căn cứ khoa học và thực tiễn, góp phần giải quyết những vấn đề còn hạn chế để nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội.
      Theo luật các tổ chức tín dụng của Việt Nam, hoạt động tín dụng bao gồm nhiều hoạt động như chiết khấu, bảo lãnh, cho vay, cho thuê... Song trong bản đề án này em chỉ đề cập tới chất lượng tín dụng ở góc độ cho vay.
  
 

BẢN CHUYÊN ĐỀ ĐƯỢC CHIA LÀM 3 CHƯƠNG

    Chương I: Các vấn đề cơ bản về chất lượng tín dụng của Ngân hàng thương mại.
   Chương II: Thực trạng chất lượng tín dụng tại Ngân Hàng Ngoại Thương Hà Nội.
   Chương III: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân Hàng Ngoại Thương Hà Nội.


CHƯƠNG I
CÁC VẤN ĐỀ CƠ  BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1.  HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.1.  Khái niệm hoạt động tín dụng
Ngân hàng là nơi biểu hiện tập trung nhất mọi hoạt động kinh tế của đất nước. Những thông tin có liên quan đến hoạt động ngân hàng luôn là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp, chính phủ và các tầng lớp dân cư.
          Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh tế, hoạt động trên lĩnh vực tiền tệ. Trong đó, hoạt động tài trợ cho khách hàng trên cơ sở tín nhiệm (tín dụng) là hoạt động chủ yếu đem lại lợi nhuận cho Ngân hàng thương mại. Qui mô, chất lượng tín dụng ảnh hưởng quyết định đến sự tồn tại và phát triển của ngân hàng.
          Tín dụng ngân hàng là một khái niệm dùng để chỉ mối quan hệ kinh tế giữa bên cho vay (ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay. Trong đó bên cho vay chuyển giao cho bên đi vay sử dụng một lượng giá trị (thường dưới hình thái tiền) trong một thời gian nhất dịnh theo những điều kiện mà hai bên đã thoả thuận (thời gian, phương thức thanh toán lãi- gốc, thế chấp...)
Qua đó ta thấy:
Tín dụng là sự cung cấp một lượng giá trị dựa trên cơ sở lòng tin- người cho vay tin tưởng người đi vay sử dụng vốn vay có hiệu quả sau một thời gian nhất định và do đó có khả năng trả được nợ. Với ngân hàng, để có thể tin được vào khách hàng, ngân hàng luôn thẩm định định giá khách hàng trước khi cho vay. Nếu khâu này thực hiện một cách khách quan, chính xác thì việc cho vay của ngân hàng gặp ít rủi ro và ngược lại.
Tín dụng là sự chuyển nhượng một lượng giá trị có thời hạn. Đặc trưng này của tín dụng xuất phát từ tính chuyển nhượng tạm thời. Để đảm bảo thu hồi  nợ đúng hạn, ngân hàng xác định thời hạn cho vay dựa vào quá trình luân chuyển vốn của khách hàng và tính chất vốn của ngân hàng. Nếu ngân hàng định kỳ hạn nợ một cách phù hợp với khách hàng thì khả năng trả nợ đúng hạn cao và ngược lại.
          Tín dụng dựa trên nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi. Sở dĩ như vậy là vì vốn hoạt động của ngân hàng chủ yếu là huy động từ bên ngoài, vốn chủ sở hữu ít khi được sử dụng để sản xuất kinh doanh mà được sử dụng chủ yếu để đầu tư vào tài sản cố định. Chính vì vậy, sau một thời gian nhất định ngân hàng phải trả lại cho người gửi ngân hàng.  Mặt khác ngân hàng cần phải có nguồn để bù đắp chi phí như trả lương, khấu hao… Do đó, người vay ngoài việc trả gốc còn phải trả cho ngân hàng một khoản lãi. Đó là nguồn thu nhập chính của ngân hàng, là cơ sở để ngân hàng tồn tại và phát triển.
          Khi cho vay, cái mà ngân hàng thu được là lợi nhuận sau khi đã trừ đi tất cả các khoản phí. Đồng thời đi kèm với lợi nhuận dự kiến có rủi ro. Rủi ro tín dụng sẽ xảy ra khi khách hàng không thực hiện đầy đủ những cam kết trong hợp đồng tín dụng (Không trả đúng hạn hoặc không trả). Ngân hàng luôn phải xem xét mối quan hệ giữa lợi nhuận và rủi ro để định ra một mức lãi suất phù hợp. Rõ ràng, với một dự án có độ rủi ro cao hơn thì chi phí nợ của doanh nghiệp đó phải cao hơn và ngược lại.
1.1.2. Các hình thức tín dụng của Ngân hàng
          Phân loại tín dụng là việc sắp xếp các khoản vay theo nhóm dựa trên một số tiêu thức nhất định. Phân loại tín dụng một cách khoa học sẽ giúp cho nhà quản trị lập một quy trình tín dụng thích hợp, giảm thiểu rủi ro tín dụng. Trong quá trình phân loại có thể dùng nhiều tiêu thức để phân loại, song thực tế các nhà kinh tế học thường phân loại tín dụng theo các tiêu thức sau đây:

  Ý kiến bạn đọc

 



Danh mục sách
Danh mục tài liệu
Sách mới cập nhập
Thống kê
  • Đang truy cập86
  • Máy chủ tìm kiếm37
  • Khách viếng thăm49
  • Hôm nay16,215
  • Tháng hiện tại167,047
  • Tổng lượt truy cập2,114,194
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây