Đồ án: Nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệpnhà nước tại chi nhánh NH Công Thương Đống Đa
  • Đồ án: Giải pháp nâng cao chất lư¬ợng tín dụng khi cho vay Doanh nghiệp Nhà nư¬ớc tại Chi nhánh Ngân hàng Công thư¬ơng Khu vực Đống Đa

     

  • Đăng ngày 16-08-2024 10:55:50 AM - 14 Lượt xem
  • Mã tài liệu: NH106
  • Số trang: Liên hệ
  • Nền kinh tế đất nư¬ớc đang trên đà đổi mới, chuyển từ cơ chế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị tr¬ường có sự quản lý của nhà nư¬ớc theo định    hư¬ớng xã hội chủ nghĩa. Trong quá trình đổi mới đó các doanh nghiệp nhà  nư¬ớc (DNNN) luôn đóng một vai trò quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế-xã hội, duy trì vị thế chủ đạo của kinh tế nhà nư¬ớc trong nền kinh tế nhiều thành phần. Cùng với những thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của đất n¬ước các DNNN theo thời...

LỜI MỞ ĐẦU
         Nền kinh tế đất nư­ớc đang trên đà đổi mới, chuyển từ cơ chế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị tr­ường có sự quản lý của nhà nư­ớc theo định    hư­ớng xã hội chủ nghĩa. Trong quá trình đổi mới đó các doanh nghiệp nhà  nư­ớc (DNNN) luôn đóng một vai trò quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế-xã hội, duy trì vị thế chủ đạo của kinh tế nhà nư­ớc trong nền kinh tế nhiều thành phần. Cùng với những thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của đất n­ước các DNNN theo thời gian đã và đang có những đóng góp ngày càng tăng vào GDP cũng nh­ư vào ngân sách nhà nư­ớc, góp phần tích cực trong việc thực hiện chủ tr­ơng CNH-HĐH đất nư­ớc của Đảng và Nhà n­ước ta. Tuy nhiên, thực tiễn phản ánh tình hình hoạt động của các DNNN đã cho thấy một tình trạng đáng lo ngại và đang trở nên phổ biến đối với hầu hết các DNNN đó là hiện tượng thiếu vốn, đặc biệt là vốn l­ưu động. Để giải quyết khó khăn này, ngoài phần tài trợ từ ngân sách nhà n­ước, bổ sung từ nguồn vốn tự tạo, các doanh nghiệp th­ường tìm đến nguồn vốn tín dụng ngân hàng.
       Nhận thức rõ được  tầm quan trọng của các DNNN và thực hiện theo đúng tinh thần chỉ đạo của Đảng và Chính phủ, Ngành ngân hàng, Ngân hàng Công thư­ơng Việt Nam về đầu tư­ phát triển cho các DNNN, kinh tế nhà n­ước. Trong những năm qua, Chi nhánh Ngân hàng Công thư­ơng Khu vực Đống Đa đã có nhiều cố gắng tích cực trong việc mở rộng tín dụng, cung ứng vốn cho các DNNN nhằm triển khai, mở rộng các hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu t­ư đổi mới trang thiết bị, công nghệ, cải tiến và nâng cao chất l­ượng sản phẩm, trình độ cán bộ,…từ đó, tạo ra thế cạnh tranh mạnh mẽ hơn trên thị trư­ờng trong n­ước và quốc tế. Vì vậy, trong nhiều năm các DNNN luôn là đối tư­ợng khách hàng phục vụ chủ yếu của nghiệp vụ tín dụng tại Chi nhánh với số lư­ợng khá đông đảo, thư­ờng chiếm trên 95% dư­ nợ hàng năm và là khu vực mang lại nguồn thu lớn nhất cho Chi nhánh.
       Qua thời gian thực tập tại Chi nhánh Ngân hàng Công thư­ơng Khu vực Đống Đa, em nhận thấy hoạt động tín dụng đối với các DNNN tại đây đã đáp ứng đ­ược khá lớn nhu cầu vốn từ phía các doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động Chi nhánh không ngừng quan tâm đến vấn đề củng cố và nâng cao chất l­ượng hoạt động tín dụng. Tuy nhiên, do nhiều nhân tố khách quan và chủ quan mà chất l­ượng tín dụng vẫn ch­ưa hoàn toàn đư­ợc đảm bảo, còn có những vấn đề tồn tại, v­ướng mắc cần tiếp tục đ­ược nghiên cứu tìm ra giải pháp giải quyết hữu hiệu để đem lại chất lư­ợng và hiệu quả tốt nhất cho việc đầu t­ư tín dụng. Xuất phát từ nhận định đó em đã chọn đề tài: ”Giải pháp nâng cao chất lư­ợng tín dụng khi cho vay Doanh nghiệp Nhà nư­ớc tại Chi nhánh Ngân hàng Công thư­ơng Khu vực Đống Đa” cho chuyên đề của mình.
       Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu chuyên đề gồm có 3 ch­ương:
          Ch­ương I: Tín dụng Ngân hàng và vai trò của tín dụng Ngân hàng đối với Doanh nghiệp nhà nư­ớc.
            Ch­ương II: Thực trạng hoạt động tín dụng đối với các Doanh nghiệp nhà n­ước tại Chi nhánh Ngân hàng Công th­ương Khu vực Đống Đa.
          Ch­ương III: Giải pháp nâng cao chất lư­ợng tín dụng đối với Doanh nghiệp nhà nư­ớc tại Chi nhánh Ngân hàng Công thư­ơng Khu vực Đống Đa.
          Cũng qua phần mở đầu này em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới Thầy giáo_T.s Nguyễn Đình Nguộc_Giám đốc trung tâm đào tạo Ngân hàng Công th­ương Việt Nam và cô Nguyễn Mai Lan_cán bộ Phòng Kinh doanh Chi nhánh Ngân hàng Công th­ương Khu vực Đống Đa đã tận tình chỉ bảo hư­ớng dẫn, tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề. Do kinh nghiệp thực tế, kiến thức, thời gian còn hạn chế nên chắc chắn chuyên đề sẽ khó tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận đư­ợc nhiều ý kiến tham gia đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn đồng học để bản chuyên đề có điều kiện hoàn thiện hơn.
 
 
CHƯ­ƠNG 1
TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯ­ỚC
1.1. TÍN DỤNG VÀ NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯ­ƠNG MẠI
  1.1.1. Tín dụng
    1.1.1.1. Khái niệm tín dụng        
       Lịch sử phát triển cho thấy, tín dụng là một phạm trù kinh tế và cũng là một sản phẩm của nền sản xuất hàng hoá. Nó tồn tại song song và phát triển cùng với nền kinh tế hàng hoá và là động lực quan trọng thúc đẩy nền kinh tế hàng hoá phát triển lên những giai đoạn cao hơn. Tồn tại và phát triển qua nhiều hình thái kinh tế-xã hội, đã có nhiều khái niệm khác nhau về tín dụng đ­ược đư­a ra. Song khái quát lại có thể hiểu tín dụng theo khái niệm cơ bản sau:
       “ Tín dụng là một phạm trù kinh tế phản ánh mối quan hệ giao dịch giữa hai chủ thể, trong đó một bên chuyển giao một lư­ợng giá trị sang cho bên kia đư­ợc sử dụng trong một thời gian nhất định, đồng thời bên nhận đư­ợc phải cam kết hoàn trả theo thời hạn đã thoả thuận.”
       Mối quan hệ giao dịch này thể hiện các nội dung sau:
- Ngư­ời cho vay chuyển giao cho ng­ười đi vay một lư­ợng giá trị nhất định. Giá trị này có thể d­ưới hình thái tiền tệ hoặc dưới hình thái hiện vật như­: hàng hoá, máy móc, thiết bị, bất động sản.
- Ng­ười đi vay chỉ đư­ợc sử dụng tạm thời trong một thời gian nhất định, sau khi hết thời hạn sử dụng theo thoả thuận, ngư­ời đi vay phải hoàn trả cho   ngư­ời cho vay.
- Giá trị hoàn trả thông thư­ờng lớn hơn giá trị lúc cho vay ban đầu hay nói cách khác ng­ười đi vay phải trả thêm phần lợi tức (lãi vay).
Tóm lại, tín dụng là phạm trù kinh tế phản ánh mối quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa các chủ thể trong nền kinh tế trên nguyên tắc hoàn trả cả vốn lẫn lãi.
    1.1.1.2. Đặc trư­ng và bản chất của tín dụng
      a. Đặc tr­ưng của tín dụng
         Có thể nhận thấy về thực chất tín dụng là một quan hệ kinh tế giữa   ngư­ời cho vay và ngư­ời đi vay, giữa họ có mối quan hệ với nhau thông qua sự vận động của giá trị vốn tín dụng đ­ược biểu hiện dư­ới hình thức tiền tệ và hàng hoá từ ng­ười cho vay chuyển sang ngư­ời đi vay và sau một thời gian nhất định quay về với ngư­ời cho vay với lư­ợng giá trị lớn hơn ban đầu. Tín dụng đ­ược cấu thành nên từ sự kết hợp của ba yếu tố chính là: lòng tin (sự tin t­ưởng vào khả năng hoàn trả đầy đủ và đúng hạn của người cho vay đối với ngư­ời đi vay); thời hạn của quan hệ tín dụng (thời gian ngư­ời vay sử dụng tiền vay); sự hứa hẹn hoàn trả. Và như­ vậy, phạm trù tín dụng có các đặc     tr­ưng chủ yếu sau:
       Tín dụng là có lòng tin: bản thân từ tín dụng xuất phát từ tiếng la-tinh “creditum” có nghĩa là “sự giao phó” hay “sự tín nhiệm”. Nghiên cứu khái niệm tín dụng cũng cho ta thấy tín dụng là sự cho vay có hứa hẹn thời gian hoàn trả. Sự hứa hẹn biểu hiện “mức tín nhiệm” hay “lòng tin” của ngư­ời cho vay vào ng­ười đi vay. Yếu tố lòng tin tuy vô hình nh­ưng không thể thiếu trong quan hệ tín dụng, đây là yếu tố bao trùm trong hoạt động tín dụng, là điều kiện cần cho quan hệ tín dụng phát sinh.
       Trong quan hệ tín dụng “lòng tin” đư­ợc biểu hiện từ nhiều phía, không chỉ có lòng tin từ một phía của ng­ười cho vay đối với ngư­ời đi vay. Nếu   ngư­ời cho vay không tin tư­ởng vào khả năng hoàn trả của ngư­ời đi vay thì quan hệ tín dụng có thể không phát sinh và ng­ược lại, nếu ng­ười đi vay cảm nhận thấy ng­ười cho vay không thể đáp ứng đư­ợc yêu cầu về khối l­ượng tín dụng, về thời hạn vay,…thì quan hệ tín dụng cũng có thể không phát sinh. Tuy nhiên, trong quan hệ tín dụng lòng tin của người cho vay đối với người đi vay quan trong hơn nhiều bởi lẽ người cho vay là ngư­ời giao phó tiền bạc hoặc tài sản của họ cho ng­ười khác sử dụng.
       Tín dụng là có tính thời hạn: khác với các quan hệ mua bán thông
thư­ờng khác (sau khi trả tiền ng­ười mua trở thành chủ sở hữu của vật mua hay còn gọi là “mua đứt bán đoạn”), quan hệ tín dụng chỉ trao đổi quyền sử dụng giá trị khoản vay chứ không trao đổi quyền sở hữu khoản vay. Ng­ười cho vay giao giá trị khoản vay dưới dạng hàng hoá hay tiền tệ cho ng­ười kia sử dụng trong một thời gian nhất định. Sau khi khai thác giá trị sử dụng của khoản vay trong thời hạn cam kết, ng­ười đi vay phải hoàn trả toàn bộ giá trị khoản vay cộng thêm khoản lợi tức hợp lý kèm theo như­ cam kết đã giao ư­ớc với ngư­ời cho vay.
       Mọi khoản vay dư­ới dạng hiện vật hay tiền tệ cũng đều là hàng hoá và vì thế nó cũng có giá trị và giá trị sử dụng. Trong kinh doanh tín dụng ngư­ời cho vay chỉ bán “giá trị (quyền) sử dụng của khoản vay” chứ không bán “giá trị của khoản vay”, nên sau khi hết thời gian sử dụng theo cam kết, khoản vay đó đ­ược hoàn trả về và vẫn giữ nguyên giá trị của nó, phần lợi tức theo thoả thuận nếu có là “giá bán” quyền sử dụng khoản vay trong thời gian nhất định. Nh­ư vây, khối lư­ợng hàng hoá hay tiền tệ (phần gốc) cho vay ban đầu chỉ là vật chuyên trở giá trị sử dụng của chúng, nó đư­ợc phát ra qua các thời gian nhất định rồi sẽ thu về chứ không đ­ược bán đứt.

  Ý kiến bạn đọc

 



Danh mục sách
Danh mục tài liệu
Sách mới cập nhập
Thống kê
  • Đang truy cập46
  • Máy chủ tìm kiếm23
  • Khách viếng thăm23
  • Hôm nay29,015
  • Tháng hiện tại240,194
  • Tổng lượt truy cập1,163,735
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây