Chuyên cung cấp tài liệu


Từ khóa cần tìm:
Tài liệu hay
Các tài liệu thuộc danh mục Tiểu luận
Mã tài liệu
Ngày đăng
Tác động tràn của FDI đến khu vực kinh tế trong nước  

Tác động tràn của FDI đến khu vực kinh tế trong nước Tài liệu được cập nhật ngày: 21-06-2012
Soạn: REG TAILLIEU DA269 Gửi 8077 (Giá 500đ/ 1SMS) để tải tài liệu này
FDI có thể ảnh hưởng tới nến kinh tế ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá và xã hội. Tuy nhiên, đối với các nước đang phát triển, nhất là các nước nghèo, kỳ vọng lớn nhất của việc thu hút FDI chủ yếu là nhằm mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Kỳ vọng này dường như được thể hiện trong tư tưởng của các nhà kinh tế và các nhà hoạch định chính sách với 3 lý do chính. Một là, FDI góp phần làm tăng thặng dư của tài sản vốn, góp phần cải thiện cán cân thanh toán nói chung và ổn định kinh tế vĩ mô. Hai là, các nước đang phát triển thường có tỷ lệ tích luỹ vốn thấp và vì vậy, FDI được coi là một nguồn vốn quan trọng để bổ sung đầu tư trong nước nhằm mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Ba là, FDI tạo cơ hội cho các nước nghèo tiếp cận công nghệ tiên tiến hơn, dễ dàng chuyển giao công nghệ hơn, thúc đẩy quá trình phổ biến kiến thức, nâng cao tràn của FDI, góp phần làm tăng năng suất của các doanh nghiệp trong nước và cuối cùng là đóng góp vào tăng trưởng kinh tế nói chung.

Những nhân tố ảnh hưởng đến giá quyền sử dụng đất. Liên hệ với thị trường bất động sản ở Việt Nam  

Những nhân tố ảnh hưởng đến giá quyền sử dụng đất. Liên hệ với thị trường bất động sản ở Việt Nam Tài liệu được cập nhật ngày: 21-06-2012
Soạn: REG TAILLIEU DA250 Gửi 8077 (Giá 500đ/ 1SMS) để tải tài liệu này
Thị trường bất động sản ở Việt Nam đã được hình thành và đang trong quá trình phát triển bước đầu được mở rộng. Đến nay các tác nhân tham gia thị trường này bắt đầu hoạt động có hiệu quả tạo cơ sở cho tính ưu việt của thị trường này hoạt động. Quyền sử dụng đất là một loại hàng hoá quan trọng của thị trường đó. Vì thế giá quyền sử dụng đất hay nói ngắn gọn là giá đất có một vị trí đặc biệt trong thị trường bất động sản, thu hút được sự quan tâm của rất nhiều đối tượng. Đất đai là một nhu cầu thiết yếu của mỗi tổ chức, cá nhân, hộ gia đình bởi vì đất đai là điểm tựa để sinh hoạt, lao động, sản xuất… Tất cả mọi người đều có nhu cầu có chỗ ở, tất cả mọi xã hội đều cần đất đai để phát triển…Có thể nói không có đất không có sự tồn tại của xã hội loài người. Đặc biệt, đối với cá nhân, hộ gia đình đất đai đóng vai trò hết sức quan trọng vì nhu cầu có chỗ ở là nhu cầu thiết yếu của con người, hay như các cụ ta thường nói “ an cư mới lạc nghiệp”.

Dự báo cung lao động Việt Nam (số lượng và cơ cấu) giai đoạn đến năm 2010  

Dự báo cung lao động Việt Nam (số lượng và cơ cấu) giai đoạn đến năm 2010 Tài liệu được cập nhật ngày: 21-06-2012
Soạn: REG TAILLIEU DA205 Gửi 8077 (Giá 500đ/ 1SMS) để tải tài liệu này
Lao động, một mặt là bộ phận của nguồn lực phát triển, đó là yếu tố đầu vào không thể thiếu đư¬ợc trong quá trình sản xuất. Mặt khác lao động là một bộ phận của dân số, những ng¬ười đ¬ược hư¬ởng lợi ích của sự phát triển. Sự phát triển kinh tế suy cho cùng đó là tăng trưởng kinh tế để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho con người. Lao động là một trong bốn yếu tố tác động tới tăng trưởng kinh tế và nó là yếu tố quyết định nhất, bởi vì tất cả mọi của cải vật chất và tinh thần của xã hội đều do con người tạo ra, trong đó lao động đóng vai trò trực tiếp sản xuất ra của cải đó. PHẦN I CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI I. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn của nguồn lao động Việt Nam 1. Một số khái niệm cơ bản a. Dân số: Là tổng số người đang tồn tại và phát triển trong phạm vi một lãnh thổ nhất định (một nước, một châu lục hay toàn cầu…) tại một thời điểm xác định. b. Nguồn lao động (hay lực lượng lao động). Là một bộ phận dân số trong độ tuổi qui định thực tế có tham gia lao động (đang có việc làm), và những người không có việc làm nhưng đang tích cực tìm việc làm. Nguồn lao động được biểu hiện trên hai mặt số lượng và chất lượng. Như vậy theo khái niệm nguồn lao động thì có một số người được tính vào nguồn nhân lực nhưng lại không phải là nguồn lao động. Đó là những người lao động không có việc làm, nhưng không tích cực tìm kiếm việc làm; những người đang đi học, những người đang làm nội trợ trong gia đình và những người thuộc tính khác(nghỉ hưu trước tuổi quy định). Cần biết là trong nguồn lao động chỉ có bộ phận những người đang tham gia lao động là trực tiết góp phần tạo ra thu nhhập của xã hội 2. Đặc điểm của nguồn lao động ở Việt Nam hiện nay a. Số lượng lao động tăng nhanh Có sự khác biệt chủ yếu giữa sự thách thức phát triển mà các nước đang phát triển gặp phải so với các nước phát triển là sự gia tăng chưa từng thấy của lực lượng lao động. Ở hầu hết các nước, trung bình mỗi năm số người tìm việc làm tăng từ 2%trở lên. Sự gia tăng nguồn lao động liên quan chặt chẽ với việc gia tăng dân số. Theo số liệu tổng điều tra dân số 1-4-1999 dân số nước ta là 76,32 triệu người, trong đó khoảng 39 triệu người là lực lượng lao động chiếm 51% dân số. Dự báo ở nước ta mỗi năm bình quân tăng thêm hơn một triệu lao động dẫn đến sức ép rất lớn về việc làm. b. Phần lớn lao động làm việc trong khu vực nông nghiệp. Một trong những đặc điểm nổi bật nhất về lao động ở các nước đang phát triển là đa số lao động làm nông nghiệp.Ở Việt Nam lao động nông nghiệp chiếm hơn 70% tông số lao động . Loại hình công việc này mang tính phổ biến ở những nước nghèo. Xu hướng chung là lao động trong nông nghiệp giảm dần trong khi lao động trong công nghiệp và dịch vụ lại tăng. Mức độ chuyển dịch này tuỳ theo mức độ phát triển của nền kinh tế c. Trình độ chuyên môn của người lao động thấp Ở Việt Nam số người không biết chữ hiện nay còn chiếm tỷ lệ đáng kể. Trong lực lượng lao động xã hội, số người lao động phổ thông cơ sở chiếm 25%, phổ thông trung học 13%. Hàng năm chỉ có 7% số thanh niên sau khi học hết phổ thông trung học được đào tiếp trong các trường học nghề, trung học và đại học chuyên nghiệp, chỉ có 9% trong tổng số lao động của xã hội là lao động kỹ thuật. Các chuyên viên kỹ thuật, đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế và công nhân kỹ thuật giỏi còn ít. d. Còn một bộ phận lớn lao động chưa được sử dụng. Như trên đã phân tích, việc đánh giá tình trạng chưa sử dụng hết lao động phải được xem xét qua các hình thức biểu hiện của thất nghiệp-thất nghiệp hữu hình và thất nghiệp trá hình. Do sức ép về dân số và những khó khăn về kinh tế Ở các nước đang phát triến đã tác động lớn tới vấn đề công ăn việc làm ở cả hai khu vực thành thị và nông thôn. Tình trạng lao động thất nghiệp, thiếu việc làm có xu hướng gia tăng đặc biệt ở khu vực thành thị. ở nước ta, năm 1998, chỉ tính riêng khu vực thành thị thì tỷ lệ thất nghiệp là 6,85%tăng hơn 0,84%so với năm 1997. Số lao động thiếu việc làm trong các doanh nghiệp Nhà nước hiện nay trên 8%, thậm chí còn có nơi lên tới 50-60%. Còn ở nông thôn, tỷ lệ thiếu việc làm khoảng 27,65%. Tính chung cho cả nước, tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng cho hoạt động kinh tế năm 1998 là 71,13%. Thực tế đó cho thấy, vấn đề giải quyết việc làmđang là áp lực nặng nề đối với các nươc đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng. Vấn đề giải quyết việc làm ở nước ta được xem là vấn đề kinh tế-xã hội rất tổng hợp và phức tạp. Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2000 của Việt Nam đã khẳng định “Giải quyết việc làm, sử dụng tối đa tiềm năng lao động xã hội là mục tiêu quan trọng hàng đầu của chiến lược, là một tiêu chuẩn để đinh hướng cơ cấu kinh tế và lựa chọn công nghệ’’. Trên phạm vi rộng, giải quyết việclàm bao gồm những vấn đề liên quan đến phát triển nguồn lực và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực; còn theo phạm vi hẹp, giải quyết việc làm chủ yếu hướng vào đối tượng và mục tiêu giảm tỷ lệ thất nghiệp, khắc phục tình trạng thiếu việc làm, nâng cao hiệu quả việc làm và tăng thu nhập. 3. Khái quát về thực trạng nguồn lao động Việt Nam (1996-2003) 3.1. Qui mô lực lượng lao động của Việt Nam thời kỳ 1996-2003 3.2. Cơ cấu lực lượng lao động Việt Nam thời kỳ 1996-2003 a. Cơ cấu theo trình độ văn hóa Tuy tỷ lệ biết chữ của nước ta cao so với một số nước nhưng trình độ văn hoá vẫn thuộc loại thấp, thể hiện qua bảng sau: Bảng 2: Cơ cấu lao động từ 15 tuổi trở lên tham gia hoạt động kinh tế phân theo trình độ văn hoá(%) 1996 1997 1998 Tổng Trong đó nữ Tổng Trong đó nữ Tổng Trong đó nữ Chưa biết chữ 5,8 62,3 5,1 61,6 3,8 62,4 Chưa tốt nghiệp cấp I 20,9 56,4 20,3 55,5 18,5 56,1 Đã tốt nghiệp cấp I 27,8 49,7 28,1 49,2 29,4 45,3 Đã tốt nghiệp cấp II 32,1 48,3 32,4 48,1 32,3 48,3 Đã tốt nghiệp cấpIII 13,5 44,1 14,1 44,0 16,0 44,2 Nguồn: Thực trạng lao động - Việc làm ở Việt Nam, nxb Thống kê 1996-1998 Theo số liệu của bảng trên, tỷ lệ người chưa biết chữ đã giảm, là kết quả của chương trình xoá mù chữ do Chính phủ thực hiện trong những năm qua. Số lao động chưa tốt nghiệp cấp I trong hai năm 1997-1998 đẫ giảm từ 20,3% xuống 18,5% nhưng tỷ lệ này vẫn còn cao và tốc độ chậm, trong khi đó cơ cấu lao động theo trình độ cấp I, II, III chuyển biến còn rất chậm. Thực tế là tỷ lệ lao động tốt nghiệp cấp I năm 1996 là 27,8% nhưng đến năm 1998 cũng mới chỉ là 29,4%; lao động tốt nghiệp cấp III năm 1996 là 13,5% đến năm 1998 là 16%. Trong khi đó, tỷ lệ lao động tốt nghiệp cấp III chiếm một tỷ lệ không cao trong toàn lao động, do đó cơ hội tìm việc làm là rất khó khăn. b. Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn kỹ thuật: Hiện nay ở nước ta đang tồn tại tình trạng thừa lao động phổ thông, thiếu lao động kỹ thuật. Nước ta đang bước vào giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH song tỷ lệ lao động giản đơn còn quá cao(88%), cơ cấu nguồn lao động còn quá lạc hậu so với nhiều nước, nhất là các nước công nghiệp phát triển, thể hiện ở tháp sau: Hình 1: Tháp lao động của Hình 2: Tháp lao động của Việt Nam Các nước công nghiệp Các nhà khoa học Kỹ sư Chuyên viên kỹ thuật Lao động lành nghề Lao động không lành nghề Hình 1 Hình 2 Nhìn vào hai hình trên cho thấy trình độ nguồn lao động nước ta chủ yếu là LLLĐ không lành nghề. Trong khi LLLĐ lành nghề ở các nước công nghiệp chiếm tới 35% trong tổng số LLLĐ xã hội thì nước ta chỉ có 5,5%. LLLĐ có trình độ chuyên viên kỹ thuật, kỹ sư, và các nhà khoa học của họ chiếm tới 30% còn nước ta mới có 6,5%. Chúng ta đang rất thiếu đội ngũ lao động kỹ thuật (tính đến giữa năm1999 số này mới có khoảng 14%). Trong một số ngành kinh tế quan trọng cần nhiều lao động kỹ thuật nhưng hiện có rất ít. Chẳng hạn, ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng1,6%, ngành nông lâm ngư nghiệp 7%(hiện nay LLLĐ của ngành này chiếm tới 3/4 tổng lao động xã hội). Vùng đồng bằng sông Cửu Long - một trong những vùng sản xuất lương thực lớn nhất - nhưng LLLĐ đã qua đào tạo chỉ đạt 3,68%, trong đó công nhân kỹ thuật có bằng 0,6%, trung cấp 1,55% và đại học 0,74%. Một số khu chế xuất, khu công nghiệp cần tuyển lao động có kỹ thuật thì lao động của nước ta chỉ đáp ững được rất ít. Ví dụ: Khu chế xuất Linh Trung cần tuyển 7000 công nhân nữ có trình độ tay nghề bậc 3/7 trở lên nhưng chỉ đáp ứng được 1500 người. Khu chế xuất Tân Thuận cũng ở tình trạng tương tự: cần tuyển 15000 công nhân kỹ thuật, ta chỉ đáp ứng được 3000. Cái thiếu của ta là lao động kỹ thuật trong khi lại dư thừa lao động phổ thông. Bởi vậy, cơ cấu nguồn lao động không đáp ứng được yêu cầu thị trường trong nước, chưa nói đến yêu cầu tham gia cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Ngoài ra, cơ cấu lao động của ta hiện đang rơi vào tình trạng thừa thầy thiếu thợ ở mức khá nghiêm trọng. Tức là ngay trong LLLĐ, số lao động có trình độ chuyên mộ kỹ thuật đã ít lại còn có cơ cấu bất hợp lý. Năm 1997 là 1/1,5/ 1,7 và đến năm 1999 tỷ lệ này càng chệch hướng thêm nữa (1/1,2/0,92), nó gần như “lộn ngược” với các nước khác.. Vì thế, chúng ta đang còn ở trong tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ” rất nghiêm trọng. Theo báo cáo của bộ giáo dục và đào tạo, trong 10 năm (1986-1996), số học sinh học nghề giảm 35%, số giáo viên dạy nghề giảm 31%, số trường dạy nghề giảm 41%, trong khi đó có 70-80% số sinh viên tốt nghiệp đại học cao đẳng ra trường không có việc làm, riêng nghành y hiện nay có trên 3000 bác sỹ không có việc làm.

Vai trò của đầu tư đối với sự hình thành và phát triển doanh nghiệp và sự tăng trưởng của nền kinh tế. Có thể vận dụng lý thuyết nào để tăng cường hoạt động đầu tư trong nền kinh tế Việt Nam  

Vai trò của đầu tư đối với sự hình thành và phát triển doanh nghiệp và sự tăng trưởng của nền kinh tế. Có thể vận dụng lý thuyết nào để tăng cường hoạt động đầu tư trong nền kinh tế Việt Nam Tài liệu được cập nhật ngày: 21-06-2012
Soạn: REG TAILLIEU DA193 Gửi 8077 (Giá 500đ/ 1SMS) để tải tài liệu này
Tăng trưởng kinh tế là mục tiêu quan trọng của mọi quốc gia. Để thực hiện và duy trì được mục tiêu đó, mỗi nước sẽ có những chính sách và những bước đi phù hợp với hoàn cảnh cụ thể. Tuy nhiên dù là quốc gia nào cũng phải trả lời câu hỏi nguồn lực cho đầu tư phát triển kinh tế ở đâu và cách thức để huy động những nguồn lực ấy như thế nào?. Thật vậy, trong xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế hiện nay, muốn tồn tại và phát triển được mỗi nền kinh tế đều phải phát huy nội lực trong nước kết hợp với các nguồn lực bên ngoài. Thực tiễn 15 năm đổi mới kinh tế ở Việt Nam cho thấy hoạt động đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài luôn phải song hành và hoạt động vì mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế.

các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí kinh doanh Khách sạn – Du lịch và các biện pháp tiết kiệm chi phí trong các doanh nghiệp Khách sạn – Du lịch ở nước ta hiện nay  

các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí kinh doanh Khách sạn – Du lịch và các biện pháp tiết kiệm chi phí trong các doanh nghiệp Khách sạn – Du lịch ở nước ta hiện nay Tài liệu được cập nhật ngày: 20-06-2012
Soạn: REG TAILLIEU DA129 Gửi 8077 (Giá 500đ/ 1SMS) để tải tài liệu này
Các khoản tiền tiết kiệm không bao giờ là vô tận và nó sẽ hết vào một ngày nào đó. Giá trị của chúng là sẽ đem lại cho gia đình chúng ta sự thoải mái và đảm bảo về mặt tài chính. Chúng ta sẽ không bao giờ cảm thấy tự do về tài chính nếu không từ bỏ thói quen sa sỉ và thành lập cho mình thói quen tiết kiệm. Với một doanh nghiệp thì việc tiết kiệm các khoản chi tiêu càng khó khăn hơn nữa và càng cần thiết hơn nữa vì mỗi quyết định đều liên quan đến cả một tổ chức lớn gồm rất nhiều những con người lao động gắn cuộc sống của mình với doanh nghiệp. Kể từ năm 1986, khi Việt Nam chính thức mở cửa thị trường và có sự thông thoáng về các chính sách thu hút đầu tư nước ngoài, đặc biệt từ sau 1990 đến nay ngành Du lịch Việt Nam đã và đang khởi sắc.

Chính sách xoá đói giảm nghèo đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, thực trạng và giải pháp.  

Chính sách xoá đói giảm nghèo đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, thực trạng và giải pháp. Tài liệu được cập nhật ngày: 20-06-2012
Soạn: REG TAILLIEU DA125 Gửi 8077 (Giá 500đ/ 1SMS) để tải tài liệu này
Trong lịch sử của xã hội loài người, đặc biệt từ khi có giai cấp đến nay, vấn đề phân biệt giầu nghèo đã xuất hiện và đang tồn tại như một thách thức lớn đối với phát triển bền vững của từng quốc gia, từng khu vực và toàn bộ nền văn minh hiện đại. Đói nghèo và tấn công chống đói nghèo luôn luôn là mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia trên thế giới, bởi vì giầu mạnh gắn liền với sự hưng thịnh của một quốc gia. Đói nghèo thường gây ra xung đột chính trị, xung đột giai cấp, dẫn đến bất ổn định về xã hội, bất ổn về chính trị. Mọi dân tộc tuy có thể khác nhau về khuynh hướng chính trị, nhưng đều có một mục tiêu là làm thế nào để quốc gia mình, dân tộc mình giầu có. Trong thực tế ở một số nước cho thấy khi kinh tế càng phát triển nhanh bao nhiêu, năng suất lao động càng cao bao nhiêu thì tình trạng đói nghèo của một bộ phận dân cư lại càng bức xúc và có nguy cơ dẫn đến xung đột.

  Trang trước  1 2 3 4 5 6 7 8  Trang sau
 
(Chú ý: Website đang trong giai đoạn hoạt động thử nghiệm, đang định xin giấy phép MXH của Bộ TT & TT)
Lên đầu trang
Array
(
    [type] => 8192
    [message] => preg_replace(): The /e modifier is deprecated, use preg_replace_callback instead
    [file] => /home/pwhqfmvb/GiangVien/includes/countries.php
    [line] => 435
)