Chuyên cung cấp tài liệu


Từ khóa cần tìm:
Để tải tài liệu này xin mời bạn mua thẻ điện thoại VietTel mệnh giá 20.000đ và gửi mã thẻ cào cùng với địa chỉ Email của bạn và mã tài liệu DA199 đến số điện thoại sau đây: 0988.44.1615  

Sau khi nhận được thông tin tôi sẽ gửi tài liệu vào mail cho bạn ngay và thông báo cho bạn biết

Xuất khẩu lao động ở Việt Nam, thực trạng và giải pháp

Theo kết kết quả điều tra Lao động- Việc làm , tại thời điểm 1/7/2003 lực lượng lao động cả nước(gồm những người đủ 15 tuổi trở lên tham gia hoạt động kinh tế) có hơn 42.128 ngàn người,trong đó khu vực thành thị chiếm 24,18%,khu vực nông thôn chiếm 75,82%.So với thời điểm 1/7/85%.Bên cạnh đó,nhiều cuộc điều tra khác cũng cho thấy nguồn nhân lực ở Việt Nam có quy mô lớn đã , đang và sẽ tạo ra cung về nhân lực với số lượng nhiều.


Thông tin chi tiết
Số lượt xem
4736 Lượt xem
Cú pháp nhắn tin
Ngày đưa lên
Đăng ngày 21-06-2012 05:37:54 AM
Mã Tài liệu
DA199
Tổng điểm Đánh giá
0 điểm
Chia sẻ
Cho điểm tài liệu này
1 2 3 4 5
Đặt hàng
                                            PHẦN 2 : NỘI DUNG
                                         Chương 1: Cơ sở lí luận
I. Xuất khẩu lao động
 1.Khái niệm:
    Xuất khẩu lao động được hiểu là việc đưa lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài (gọi tắt là XKLĐ) .Đây là một hoạt động kinh tế – xã hội của Nhà nước nhằm góp phần phát triển nguồn nhân lực,giải quyết việc làm,tăng thu nhập và nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động,tăng nguồn thu nhập ngoại tệ cho đất nước,đồng thời tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa nước ta với các nước trên thế giới.
   Nhà nước ta cũng thể hiện sự quan tâm đối với hoạt động này thông qua việc khuyến khích các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân tìm kiếm và mở rộng thị trường lao động nhằm tạo việc làm ở nước ngoài cho người lao động Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luật nước sở tại và điều ước quốc tế mà Việt Nam kí kết hoặc gia nhập.
   Đồng thời  Đảng và Nhà nước còn thể hiện sự quan tâm cụ thể trong việc chỉ đạo, thu  hút được sự quan tâm của các ngành, các cấp và các đoàn thể cũng như gia đình và bản thân người lao động trong hoạt động XKLĐ.
 2.Các hình thức XKLĐ:
   Điều 134a – Bộ luật lao động đã có quy định, XKLĐ có thể được thực hiện thông qua 4 hình thức :
         Một là, thông qua cung ứng lao động theo các hợp đồng kí kết với bên nước ngoài.
         Hai  là, thông qua việc đưa lao động đi làm việc theo hợp đồng nhận thầu, khoán công trình ở nước ngoài.
         Ba  là, thông qua việc đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo các dự  án đầu tư ở nước ngoài.
         Bốn  là, các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
   Bộ luật lao động cũng có quy định đối với những doanh nghiệp được phép đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, bao gồm:
         Doanh nghiệp có giấy phép hoạt động XKLĐ.
         Doanh nghiệp Việt Nam nhận thầu, nhận khoán công trình ở nước ngoài có sử dụng lao động Việt Nam.
         Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ở nước ngoài có sử dụng lao động Việt Nam.
   Tất cả các doanh nghiệp trên muốn XKLĐ thì phải được Cục quản lý lao động Nhà nước cấp giấy phép. Hiện nay trong cả nước ta có 154 doanh nghiệp có giấy phép hoạt động XKLĐ trong đó 16 doanh nghiệp chuyên doanh XKLĐ, 134 doanh nghiệp (chiếm 87%) doanh nghiệp được bổ sung chức năng XKLĐ,còn lại là doanh nghiệp tư nhân tham gia XKLĐ,trong số 154 doanh nghiệp này thì  hơn 25% doanh nghiệp  có giấy phép lao động được XKLĐ và tu nghiệp sinh tại Nhật và  gần 20% doanh nghiệp có giấy phép tuyển lao động sang Hàn Quốc
II. Lợi ích và hạn chế của việc XKLĐ:
  a.Lợi ích của việc XKLĐ :
    XKLĐ thời gian qua cũng mang lại hiệu quả kinh tế đáng khích lệ, góp phần quan trọng trong việc cải thiện đời sống cho người lao động và tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước
 
 
 
 
 
 
 
     Bảng 1 : Kết quả hoạt động XKLĐ giai đoạn 1991-1999
 
Năm Số lao động XK          (người) Số ngoại tệ thu về(1.000 USD)
1991 1.020 2.500
1992 810 6.800
1993 3.960 15.800
1994 9.230 43.100
1995 10.050 77.900
1996 12.660 100.800
1997 18.470 129.200
1998 12.240 148.300
1999 20.700 150.800
2002 46.122 1.200.000
Tổng cộng 136.622 1.875.200
                      
                         ( Chỉ tính số thu ngoại tệ qua các tổ chức lao động đưa đi)
    Riêng hai năm 1996-1997, Việt Nam có khoảng 50.000 lao động đang làm việc ở nước ngoài đã gửi về nước 350 triệu USD. Nếu tính cả số lao động của nước ta đi theo các hình thức khác nhau đang làm việc ở nước ngoài thì con số lao động vào khoảng 250.000, thu nhập hàng năm lên tới khoảng 1 tỷ USD - đây là con số mà chỉ ít ngành sản xuất đạt được. Doanh thu từ XKLĐ chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của những đơn vị hoạt động ở lĩnh vực này. Theo báo cáo của một số doanh nghiệp thì tỷ suất lợi nhuận bình quân trên doanh thu của hoạt động XKLĐ đạt khoảng 15 – 20%. Đối với Nhà nước, mức đầu tư chi phí quản lý nhà nước bình quân cho một lao động mỗi năm khoảng 30 USD và thu về cho ngân sách khoảng 36,7 USD - đây là một khoản lợi lớn mà chưa có suất đầu tư nào có được. Tính chung người lao động đi làm ở nước ngoài bình quân thu nhập bằng 10 – 15 lần so với thu nhập của lao động trong nước. Do vậy, XKLĐ không những làm tăng thu nhập quốc dân mà còn là cơ hội tốt để người lao động tích lũy vốn, cải thiện đời sống và điều kiện làm việc của bản thân và gia đình họ.
   Bên cạnh đó, XKLĐ thời gian qua cũng đã tạo việc làm cho một bộ phận người lao động, góp phần tích cực vào việc giải quyết việc làm cho xã hội. Bình quân trong 10 năm 1980 – 1990 theo hiệp định Chính phủ, hàng năm Việt Nam đưa đi được khoảng 26.000 lao động, chiếm khoảng gần 3% lực lượng lao động tăng hàng năm. Từ năm 2001 đến nay đã đưa đi được trên 157.000 người, nghĩa là đã giải quyết việc làm tạm thời cho họ cùng với hàng ngàn người khác qua các tổ chức kinh tế  làm dịch vụ XKLĐ.
   Mặt khác, đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài giúp Nhà nước giảm được khoản chi phí đầu tư đào tạo nghề và tạo chỗ làm việc mới cho người lao động. Ngoài ra, thông qua lao động ở nước ngoài, người lao động đã nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật,ngoại ngữ, tiếp thu được những công nghệ và tác phong sản xuất công nghiệp tiên tiến, do đó từng bước đáp ứng các yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước khi họ trở về.
   Như vậy, hoạt động XKLĐ nước ta đã đem lại lợi ích kinh tế, xã hội không nhỏ, góp phần trực tiếp và gián tiếp vào việc tăng tích lũy vốn cho công nghiệp hóa. 
  b.Hạn chế trong công tác XKLĐ :
    Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt, người sử dụng lao động ngày càng có điều kiện để đưa ra nhiều đòi hỏi khắt khe hơn. Công nhân không những phải có sức khỏe tốt, có ý thức phục tùng kỷ luật cao, mà còn phải sử dụng được ngôn ngữ của nước tiếp nhận. Đây là điểm yếu của người lao động Việt Nam. Lao động Việt Nam nhiều khi chưa đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu mà thị trường đặt ra như ngoại ngữ, tay nghề, sức khỏe và đặc biệt là ý thức kỷ luật, tỷ lệ bỏ trốn hiện tại ở Hàn Quốc là 59,25%, Nhật Bản là 27,09%, Đài Loan 7%. Tại thị trường Malaysia, nhiều lao động Việt Nam đã vi phạm kỷ luật như: uống rượu, đánh nhau và đình công.
Để tải tài liệu này xin mời bạn mua thẻ điện thoại  VietTel mệnh giá 20.000đ sau đó gửi mã số thẻ cào cùng địa chỉ email của bạn và mã tài liệu DA199 đến số điện thoại: 0988.44.1615 Sau khi nhận được tin nhắn tôi sẽ gửi tài liệu cho bạn và thông báo cho bạn biết
Tài liệu này không có hình ảnh khác

Tài liệu cùng loại

Tên tài liệu
 Mã tài liệu
 Ngày đăng
 Lượt xem
 
(Chú ý: Website đang trong giai đoạn hoạt động thử nghiệm, đang định xin giấy phép MXH của Bộ TT & TT)
Lên đầu trang
Array
(
    [type] => 8192
    [message] => preg_replace(): The /e modifier is deprecated, use preg_replace_callback instead
    [file] => /home/pwhqfmvb/GiangVien/includes/countries.php
    [line] => 435
)