Chuyên cung cấp tài liệu


Từ khóa cần tìm:
Để tải tài liệu này xin mời bạn mua thẻ điện thoại VietTel mệnh giá 20.000đ và gửi mã thẻ cào cùng với địa chỉ Email của bạn và mã tài liệu DA094 đến số điện thoại sau đây: 0988.44.1615  

Sau khi nhận được thông tin tôi sẽ gửi tài liệu vào mail cho bạn ngay và thông báo cho bạn biết

Thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam trong điều kiện thực hiện lộ trình AFTA-CEPT

Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN từ năm 1995 và bắt đầu thực hiện chương trình hội nhập AFTA từ năm 1996. Với trình độ phát triển ở mức thấp hơn, lại đang trong quá trình chuyển đổi, nền kinh tế Việt Nam không thể tránh khỏi những thách thức lớn trong quá trình thực hiện cam kết của mình với AFTA.Đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu nước ta cần phải tận dụng tối đa những lợi thế mà quá trình hội nhập vào AFTA mà quan trọng nhất là trong quá trình thực hiện việc giảm thuế quan xuất khẩu CEPT và hạn chế đến mức thấp nhất có thể những bất lợi do CEPT mang lại. Vì vậy, việc nghiên cứu quá trình tự do hoá thương mại của các nước thành viên ASEAN theo chương trình xây dựng khu vực mậu dịch tự do ASEAN để rút ra những bài học kinh nghiệm, đề ra những biện pháp phù hợp để Việt Nam hội nhập AFTA thành công và tăng cường hơn nữa quá trình xuất khẩu và các nước ASEAN là một vấn đề cấp thiết hiện nay.


Thông tin chi tiết
Số lượt xem
1962 Lượt xem
Cú pháp nhắn tin
Ngày đưa lên
Đăng ngày 20-06-2012 09:43:20 AM
Mã Tài liệu
DA094
Tổng điểm Đánh giá
0 điểm
Chia sẻ
Cho điểm tài liệu này
1 2 3 4 5
Đặt hàng

                                                                                                                                                                         CHƯƠNG I 

                                                                                                                                NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ

                                                                                             KHU VỰC MẬU DỊCH TỰ DO ASEAN (AFTA)

 

1.  Tính tất yếu khách quan của hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và AFTA nói riêng.

1.1.         Cơ sở của hội nhập kinh tế .

Ngày nay, các quốc gia trên hành tinh chúng ta trong quá trình phát triển đã từng bước tạo lập nên các mối quan hệ song phương và đa phương nhằm từng bước tham gia vào các liên kết kinh tế quốc tế với những mức độ khác nhau, nhằm đưa lại lợi ích thiết thực cho mỗi bên. Chính các liên kết kinh tế quốc tế là sự biểu hiện rõ nét của hai xu hướng khu vực hoá và toàn cầu hoá đang diễn ra hết sức sôi động và đặc biệt quan trọng trong những năm gần đây.
·      Khu vực hoá kinh tế và các hình thức chủ yếu của nó.
  Quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế thế giới đang diễn ra ở những cấp độ khác nhau với xu hướng toàn cầu hoá đi đôi với xu hướng khu vực hoá.
   Toàn cầu hoá kinh tế là hình thành một thị trường thế giới thống nhất, một hệ thống tài chính tín dụng toàn cầu, là việc phát triển và mở rộng phân công lao động quốc tế theo chiều sâu, là sự mở rộng giao lưu kinh tế và khoa học – công nghệ giữa các nước trên quy mô toàn cầu, là việc giải quyết các vấn đề kinh tế – xã hội có tính chất toàn cầu như vấn đề dân số, tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái… Trong khi đó, khu vực hoá kinh tế chỉ diễn ra trong một không gian địa lý nhất định dưới nhiều hình thức như khu vực mậu dịch tự do, đồng minh( liên minh ) thuế quan, đồng minh tiền tệ, thị trường chung, đồng minh kinh tế …nhằm mục đích hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển, từng bước xoá bỏ những cản trở trong việc di chuyển tư bản, lực lượng lao động, hàng hoá dịch vụ… tiến tới tự do hoá hoàn toàn những di chuyển nói trên giữa các nước thành viên trong khu vực.
Ở  các quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển ( hay còn gọi là các quốc gia công nghiệp phát triển ) thì xu hướng tham gia vào hội nhập vào nền kinh tế các nước trong khu vực và bảo hộ mậu dịch ngày càng gia tăng. Việc tham gia mạnh mẽ và rộng rãi vào các khối liên kết kinh tế trong khu vực, từng bước tiến tới sự nhất thể hoá cao thông qua các văn bản, hiệp định đã kỹ kết đã đưa lạicho các quốc gia trong liên minh sự ổn định, hợp tác cùng phát triển, các thành viên được hưởng ưu đãi về kinh tế, chính trị… Tình hình này trong quá khứ, hiện tại và tương lai đang đặt ra cho các quốc gia đang phát triển trên thế giới nói chung và các quốc gia Đông nam á nói  riêng những cơ hội và những thách thức mới. Cho đến nay đã hình thành hàng chục khối liên kết kinh tế quốc tế giữa các nước đang phát triển ở châu Mỹ Latinh, châu Phi, châu á.
  Sự liên kết giữa các quốc gia đang phát triển, ngoài mục đích hợp tác hỗ trợ nhau phát triển còn nhằm mục tiêu chống lại các chính sách bảo hộ mậu dịch của các nước công nghiệp phát triển. Việc hình thành các khu vực liên kết và sự hội nhập của từng quốc gia vào nền kinh tế các nước trong khu vực với những mức độ khác nhau tuỳ thuộc vào từng khu vực liên kết và hình thức liên kết. Cụ thể là các liên kết sau :
+ Khu vực mậu dịch tự do hay khu buôn bán tự do.
+ Liên minh thuế quan.
+ Thị trường chung.
+ Liên minh tiền tệ
+ Liên minh kinh tế.

1.2.         Tác động của hội nhập kinh tế quốc tê đối với Việt Nam.

Hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế tất yếu khách quan trong thế giới ngày nay. Đối với các nước đang và kém phát triển (trong đó có Việt Nam) thì hội nhập kinh tế quốc tế là con đường tốt nhất để rút ngắn khoảng cách tụt hậu so với các nước khác và có điều kiện phát huy hơn nữa những lợi thế so sánh của mình trong phân công lao động và hợp tác quốc tế. Như vậy vấn đề đặt ra đối với Việt Nam không còn là “hội nhập” hay “không hội nhập” mà phải là hội nhập như thế nào để tận dụng tốt cơ hội, giảm thách thức trong quá trình phát triển của mình trong điều kiện thế giới có nhiều biến động khó có thể dự đoán trước được.
Trước đây, tính chất xã hội hoá của quá trình sản xuất chủ yếu chỉ lan toả trong phạm vi biên giới của từng quốc gia, nó gắn các quá trình sản xuất , kinh doanh riêng rẽ lại với nhau, hình thành các tập đoàn kinh tế quốc gia và làm xuất hiện phổ biến các loại hình công ty cổ phần trong nền kinh tế quốc gia. Qua đó quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất đã có những thay đổi đáng kể, hình thành nên sở hữu hỗn hợp. Từ đó, việc đáp ứng yêu cầu về quy mô lớn cho sản xuất kinh doanh ngày càng thuận lợi hơn. tình hình này đòi hỏi sự tham gia ngày càng lớn của chính phủ các quốc giacó nền kinh tế phát triển. Bởi lẽ, những nước này là những nước có thế mạnh về vốn, công nghệ, trình độ quản lý…
Ngày nay, một mặt do sự phát triển cao của lực lượng sản xuất  làm cho tính chất xã hội hoá của nó vượt ra khỏi phạm vi biên giới quốc gia, lan toả sang các nước trong khu vực và thế giới. Mặt khác tự do thương mại cũng đang trở thành xu hướng tất yếu và được xem là một nhân tố quan trọng thúc đẩy buôn bán giao lưu giữa các quốc gia, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống của mọi quốc gia. Vì vậy hầu hết các quốc gia trên thế giới đều điều chỉnh các chính sách theo hướng mở cửa , giảm và tiến tới dỡ bỏ các rào cản thương mại, tạo điều kiện cho việc lưu chuyển các nguồn lực và hàng hoá tiêu dùng giữa các quốc gia.
Có thể nói sự hội nhập của nền kinh tế các nước trong khu vực đang đưa lại những lợi ích kinh tế khác nhau cho cả người  sản xuất và người tiêu dùng trong các nước thành viên. Đặc biệt là Việt Nam thì mở cửa và hội nhập với các nước trong khu vực và trên toàn thế giới đang là xu thế tất yếu. Chính sự hội nhập này đã đem lại cho Việt Nam nhiều lợi ích đáng kể. Cụ thể:
 
  Một là, tạo lập quan hệ mậu dịch mới giữa các nước thành viên, mở rộng hơn nữa khả năng xuất, nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam với các nước, các khu vực khác trên thế giới. Cũng trong điều kiện này mà tiềm năng kinh tế của Việt Nam được khai thác một cách có hiệu quả. Chính việc tạo lập mậu dịch tự do hội nhập khu vực đã làm tăng thêm phúc lợi thông qua thay thế các ngành, trước hết là công nghiệp của Việt Nam có chi phí cao bằng những ngành có chi phí thấp hơn của những quốc gia nhận được sự ưu đãi. Cũng trong điều kiện này, lợi ích của người tiêu dùng cũng được tăng lên nhờ hàng hoá của các nước thành viên đưa vào Việt Nam luôn nhận được sự ưu đãi. Do đó, hàng hoá hạ xuống làm cho người dân ở nước chủ nhà có thể mua được khối lượng hàng hoá  lớn hơn với chi phí thấp hơn
 
  Hai là, hội nhập khu vực còn góp phần chuyển hướng mậu dịch, sự chuyển hướng này diễn ra phổ biến khi hình thành liên minh thuế quan vì khi đó các điều kiện cơ bản giữa các nước thành viên trong liên minh sẽ trở nên thuận lợi hơn, hấp dẫn hơn trước ngay cả trong trường hợp một nước nào đó trong liên minh tiến hành  nhập khẩu hàng hoá của các quốc gia ngoài liên minh với giá thấp hơn, nhưng nay được thay thế bằng việc nhập khẩu những sản phẩm cùng loại của các nước trong liên minh mà giá cả lại cao hơn( do được hưởng chính sánh ưu đãi thuế quan…) chính những ưu đãi này giữa các nước thành viên trong liên minh đã đưa tới sự chuyển hướng mậu dịch nói trên ( tức là thay thế những người cung cấp những sản phẩm cùng loại có chi phí thấp hơn nhưng không được hưởng các chính sách ưu đãi bằng những người cung cấp những sản phẩm với chi phí cao hơn ( kém hiệu quả ) nhưng được hưởng sự ưu đãi của khối.
  Ba là, hội nhập vào khu vực, thực hiện tự do hoá Thương Mại tạo điều kiện cho Việt Nam có điều kiện thuận lợi trong việc tiếp thu vốn, công nghệ, trình độ quản lý…từ các quốc gia khác trong liên minh. Về lâu dài tự do hoá Thương Mại góp phần tăng năng suất lao động, tăng trưởng kinh tế,  tự do hoá Thương Mại giúp tăng trưởng kinh tế bằng hai cách: tăng xuất khẩu và tăng năng suất cận biên của 2 yếu tố sản xuất là vốn và lao động.
  Bên cạnh những lợi ích kinh tế chủ yếu trên đây, cũng cần phải thấy rằng việc hội nhập vào nền kinh tế các nước trong khu vực với các hình thức liên kết đa dạng từ thấp đến cao đang đặt ra cho nước ta những thử thách mới cần phải ứng xử cho phù hợp với quá trình tự do hoá Thương Mại. Những thử thách đó là :
-        Phải nhanh chóng điều chỉnh lại các cân đối trong nền kinh tế trên cơ sở xoá bỏ những hạn chế về Thương Mại như thuế quan, hàng rào phi thuế quan, trong đó phải kể đến sự điều chỉnh cơ cấu ngành, cơ cấu vùng, cơ cấu giá và tỷ giá hối đoái.
-        Vấn đề việc làm và giải quyết thất nghiệp.
-        Cải cách hệ thống tài khoá, đặc biệt là những trường hợp thuế quan mậu dịch có tỷ trọng đáng kể trong nguồn thu ngân sách và do đó làm nảy sinh những kho khăn trong qua trình cân đối ngân sách của chính phủ.
-        Cần phải thiết lập khuôn khổ pháp lý chung ( luật chơi chung) đối với các nước thành viên. Trước hết, cần phải giải quyết một số vấn đề có liên quan tới các quy định thuế quan, hải quan, chuẩn mực lao động, môi trường sinh thái, chất lượng sản phẩm…
-        Vấn đề giải quyết công bằng, bình đẳng trong xã hội và giữa các nước trong nội bộ khu vực.
Như vậy, việc hội nhập vào nền kinh tế các nước trong khu vực, hình thành các dạng liên kết kinh tế quốc tế luôn đưa lại cho Việt Nam những thuận lợi và những khó khăn, những lợi ích kinh tế khác nhau. Vì vậy, chúng ta cần tính toán cân nhắc, lựa chọn để đưa ra những quyết định thích hợp trong quá trình hội nhập nhằm đạt được hiệu quả kinh tế cao.

2.  Quá trình hình thành và phát triển của Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA ).

2.1.         Quá trình hình thành và phát triển.

Ngày 28/7/1995 Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 7 của hiệp hội các nước Đông nam á ASEAN. Sự kiện trọng đại này đánh dấu một thành công to lớn của chính sách đối ngoại của Đảng cộng sản Việt Nam, đánh đấu một bước phát triển mới trong quá trình hội nhập của Việt Nam vào cộng đồng quốc tế và liên kết kinh tế quốc tế.
Với 7 thành viên và với số dân 430 triệu người, diện tích 3,5 triệu km2, thu nhập bình quân đầu người là 1680 USD. ASEAN là cửu ngõ của Đông Nam á, là nơi hội tụ các giao lưu kinh tế quốc tế và đang trở thành khu vực phát triển năng động nhất của châu á cũng như trên toàn thế giới.
Kể từ ngày 1/1/1993 các nước ASEAN  cùng nhau thoả thuận cùng nhau xây dựng khối mậu dịch tự do ASEAN- AFTA một thị trường chung rộng lớn trong long Đông nam á. Đặc biệt là chương trình ưu đãi thuế quan hữu hiệu chung( CEPT ), thực hiện giảm thuế quan và các hàng rào phi thuế quan trong khoảng thời gian lúc đầu dự định là 15 năm sau đó rút  xuống 109 năm bắt đầu từ 1/1/1993 có ý nghĩa quan trọng và tác động sâu sắc đến nền kinh tế mỗi quốc gia. Mục tiêu của chương trình này là đến năm 2003 giảm thuế quan đối với các hàng hoá sản xuất trong nội bộ khối xuống tới mức 0-5%. Hội nghị cấp cao của ASEAN lần thứ 5  vừa qua đã đề ra yêu cầu cố gắng hoàn thành mục tiêu vào năm 2000. Thực hiện được điều đó AFTA sẽ góp phần tích cực vào việc tăng cường khả năng canh tranh của ASEAN trong việc thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài và ngược lại, củng cố và thúc đẩy tiến trình nhất thể hoá trong khu vực và đưa tới sự phát triển năng động hơn nữa của mỗi thành viên, điều này hoàn toàn phù hợp với quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế thế giới cả trên cấp độ toàn cầu và trên cấp độ khu vực.
ATFA ra đời có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với các nước. Tuy thế, sự ra đời của AFTA cũng là kết quả phức hợp giữa sự tác động của các nhân tố bên trong và bên ngoài sau :
         - Về nhân tố bên trong : Do Sự  phát triển của quá trình công nghiệp hoá trong hai thập kỷ qua đã làm tăng nhanh chóng quy mô buôn bán lẫn nhau giữa các nền kinh tế ASEAN. Vào đầu những năm 90, phần xuất khẩu nội địa của những nhóm nước này đã tăng khoảng 20%, chẳng hạn vào năm 1980 hàng chế tạo của Singapo chỉ chiếm 15,3% trong tổng số hàng xuất khẩu nội bộ của ASEAN thì đến năm 1990 đã tăng lên 60,2%, cùng lúc đó Inđônêsia cũng tăng từ 13,3% lên đến 46,6%, Thái Lan từ 29,1% tăng lên 48,3%... có thể nói nền kinh tế của các nước ASEAN có tính hướng ngoại và đang rất cần tìm kiếm thị trường xuất khẩu . Điều này càng được thúc đẩy nhanh hơn nhờ sự tác động tích cực của tăng trưởng kinh tế khu vực đối với các chiến lược phi điều chỉnh và biện pháp tự do hoá thương mại. Chính phủ các nước ASEAN cũng nhận thấy rõ sự trở ngại của chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch trong chiến lược phát triển và đi đến đề xuất một khu vực mậu dịch tự do hoá thương mại giữa các nước thành viên một cách có hiệu quả.
Để tải tài liệu này xin mời bạn mua thẻ điện thoại  VietTel mệnh giá 20.000đ sau đó gửi mã số thẻ cào cùng địa chỉ email của bạn và mã tài liệu DA094 đến số điện thoại: 0988.44.1615 Sau khi nhận được tin nhắn tôi sẽ gửi tài liệu cho bạn và thông báo cho bạn biết
Tài liệu này không có hình ảnh khác

Tài liệu cùng loại

Tên tài liệu
 Mã tài liệu
 Ngày đăng
 Lượt xem
 
(Chú ý: Website đang trong giai đoạn hoạt động thử nghiệm, đang định xin giấy phép MXH của Bộ TT & TT)
Lên đầu trang
Array
(
    [type] => 8192
    [message] => preg_replace(): The /e modifier is deprecated, use preg_replace_callback instead
    [file] => /home/pwhqfmvb/GiangVien/includes/countries.php
    [line] => 435
)