Chuyên cung cấp tài liệu


Từ khóa cần tìm:
Để tải tài liệu này xin mời bạn mua thẻ điện thoại VietTel mệnh giá 20.000đ và gửi mã thẻ cào cùng với địa chỉ Email của bạn và mã tài liệu DA268 đến số điện thoại sau đây: 0988.44.1615  

Sau khi nhận được thông tin tôi sẽ gửi tài liệu vào mail cho bạn ngay và thông báo cho bạn biết

Những đổi mới trong công tác kế hoạch hóa ở Việt Nam và những phương hướng tiếp tục đổi mới công tác kế hoạch hóa ở Việt Nam.

Tại Đại hội IX, Đảng ta cũng đã khẳng định “ cần tiếp tục tạo lập đồng bộ các yếu tố thị trường, đổi mới và nâng cao hiệu lực quản lý kinh tế của nhà nước”, đồng thời “ Tiếp tục đổi mới các công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với nền kinh tế. Đổi mới hơn nữa công tác kế hoạch hoá, nâng cao chất lượng xây dựng các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội”.


Thông tin chi tiết
Số lượt xem
3543 Lượt xem
Cú pháp nhắn tin
Ngày đưa lên
Đăng ngày 21-06-2012 03:45:00 PM
Mã Tài liệu
DA268
Tổng điểm Đánh giá
0 điểm
Chia sẻ
Cho điểm tài liệu này
1 2 3 4 5
Đặt hàng
CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ CỦA VẤN ĐỀ ĐỔI MỚI CÔNG TÁC KẾ HOẠCH HOÁ Ở VIỆT NAM.
 
 1.1. Kế hoạch hoá ở các nước trên thế giới
Kinh nghiệm của các nướcphát triển:
KHH ở Pháp : Nước Pháp là một nước có nền kinh tế thị trường phát triển, đồng thời nước từ lâu đã có một nhà nước mạnh, giữ vai trò rất quan trọng tong đời sống kinh tế, xã hội. Và công tác KHH ở đây cũng tiến hành theo một phươg thức riêng với hai đặc điểm nổi bật là: thứ nhất, KHH chủ yếu mang tính hướng dẫn chứ không bắt buộc. Thứ hai, KHH liên tục biến đổi và phát triển.
Tuy có nhiều điểm tiến bộ nhưng theo nhận xét của nhiều học giả phương Tây, KHH của Pháp vẫn còn thuộc loại nặng nề, có phần cổ hủ, tiến triển không kịp với thời đại.
Từ năm 1975, do sự phát triển không ngừng của nền kinh tế thế giới với nhiều biến đổi to lớn, hơn thế ở Pháp lại diễn ra cuộc khủng hoảng KHH trầm trọng, nên quá tình cải cách KHH ngày càng được thúc đẩy một cách khẩn trương. Và từ thập kỷ 80, nhất là đầu thập kỷ 90, sự thay đổi trong công tác KHH ở Pháp diễn ra theo các nội dung sau:
Về nhiệm vụ và nội dung của kế hoạch tập trung chủ yếu vào công tác dự báo và cung cấp những biện pháp điều tiết uyển chuyển nhằm vận hành tốt hơn cơ chế thị trường, đồng thời thiết lập một khuôn khổ nhất quán các mục tiêu và chính sách công trung hạn, cố gắn với một tầm nhìn dài hạn.
          Về phương pháp lập kế hoạch: tăng cường sự tham gia đóng góp của các viện, các tung tâm, các nhà khoa học; Nâng cao chất lượng dự báo; Vẫn đảm bảo nguyên tắc thương thảo với mọi tác nhân kinh tế; Nâng cao trình độ và nhận thức về việc đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch và các chính sách kinh tế.
KHH kinh tế vĩ mô ở Nhật Bản: Nhật Bản đã sớm xây dựng nền kinh tế thị trường ngay từ những cuộc cải cách dưới thời kỳ Minh Trị duy tân từ năm 1868, nhưng điều đó không có nghĩa là Chính phủ Nhật đã không sử dụng công cụ KHH trong quản lý kinh tế. Mà ngược lại, hệ thống KHH ở Nhật có những nét độc đáo và KHH đã đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực.
Điểm nổi bật trong công tác KHH ở Nhật, đó là mô hình KHH “cuốn chiếu”: mỗi kỳ kế hoạch thường được kết thúc sớm hơn dự kiến và thay thế bằng kỳ kế hoạch mới; các kế hoạch thường gối đầu lên nhau. Mô hình KHH này thể hiện tính năng động, nhạy bén và đáp ứng được sự thay đổi nhanh chóng của nền kinh tế thị trường.
KHH kinh tế của Nhật Bản chú trọng vạch ra các biện pháp chính sách mà Chính phủ định sử dụng để quản lý nền kinh tế xét từ góc độ phát triển dài hạn. Còn các kế hoạch phát triển chủ yếu là kế hoạch định hướng, tạo những tiền đề cho sự phát triển của các loại hình kinh tế.
Với mô hình KHH kiểu “ cuốn chiếu”, Nhật Bản đã đạt được nhiều thành công trong quá trình phát triển kinh tế, và đây cũng là bài học kinh nghiệm quý báu cho Việt Nam trong việc đổi mới công tác KHH thời gian tới.
          KHH ở các nước đang phát triển: trong những thập niên đầu tiên của quá trình phát triển, hầu hết các nước đang phát triển đã coi kế hoạch hoá quốc gia trực tiếp là cơ chế tổ chức duy nhất giúp họ vượt qua những trở ngại to lớn đối với sự phát triển và duy trì tăng trưởng cao.
          Nhưng đến thập niên 60, thì các nước đang phát triển lâm vào thời kỳ khủng hoảng KHH. Sự khủng hoảng này đã dẫn đến sự thay đổi lớn, căn bản trong công tác KHH kể từ thập niên 70: Nội dung của kế hoạch ngày càng đầy đủ hơn, bao hàm không chỉ về kinh tế mà còn cả xã hội, môi trường; Bảo đảm tính chất thực tế hơn của hệ thống KHH; Quy trình lập kế hoạch cũng được thay đổi theo hướng tăng cường chất lượng của hệ thống số liệu, thông tin, tăng cường mối quan hệ giữa các nhà kế hoạch với các nhà quản lý và các nhà chính trị. Với sự thay đổi trên thì hệ thống KHH ngày càng giữ vai trò quan trọng trong quá trình phát triển nền kinh tế của các nước này.
1.2.Cơ sở thực tiễn của vấn đề đổi mới công tác KHH ở Việt Nam.
 Nghiên cứu lịch sử các học thuyết kinh tế, chúng ta thấy rằng: Vấn đề Nhà nước và thị trường là mối quan tâm hàng đầu của nhiều nhà kinh tế trong nhiều thập kỷ qua, không những ở nước ta mà còn ở nhiều nước trên thế giới, vì muốn tìm ra mô hình quản lý kinh tế vĩ mô thích hợp và có hiệu quả hơn.
Ở Việt Nam, trong suốt một thời gian đã duy trì cơ chế tập trung với công cụ KHH là chủ yếu, thị trường hầu như không có vai trò gì, bởi vì toàn bộ kế hoạch sản xuất đều phụ thuộc vào các chỉ tiêu mà Nhà nước giao cho. Một nền kinh tế hoàn toàn không có sự cạnh tranh.
Với cơ chế này, chúng ta đã thực hiện thành công các mục tiêu khôi phục, cải tạo và phát triển kinh tế sau hoà bình 1954, góp phần vào sự thành công của công cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược.
Tuy vậy, sau năm 1975, tình kinh tế trong nước và thế giới có nhiều sự biến đổi to lớn. Chính từ yêu cầu của vấn đề sản xuất và hiệu quả kinh tế đã nảy sinh vấn đề cần phải đổi mới công tác KHH cho phù hợp với sự phát triển của thực tế.
Đại hội lần thứ VIII của Đảng cộng sản Việt Nam đã xác định “Cơ chế kinh tế áp dụng ở Việt Nam là cơ chế thị trường có sự điều tiết của Chính phủ theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Khác với nhiều nước có nền kinh tế chuyển đổi, đổi mới kinh tế ở Việt Nam không có nghĩa là từ bỏ hoặc coi nhẹ KHH kinh tế vĩ mô, mà yêu cầu đặt ra là phải có những những thay đổi cần thiết, đáp ứng được những đòi hỏi và điều kiện mới của nền kinh tế. Muốn đáp ứng được các yêu cầu đó, đòi hỏi phải đổi mới mạnh hơn nữa các công cụ quản lý kinh tế vĩ mô, trong đó đặc biệt là phải đổi mới công tác KHH. Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương khoá VIII đã khẳng định chủ trương đổi mới quản lý nhà nước về kinh tế – xã hội là “ Chuyển mạnh sang quản lý kinh tế – xã hội bằng tổ chức, luật pháp, chính sách, chế độ, quy hoạch, giáo dục, thuyết phục, thanh tra, kiểm tra và rất quan trọng là bằng các công cụ quản lý vĩ mô và sức mạnh kinh tế của Nhà nước(…), đẩy mạnh công tác hoạch định và hướng dẫn thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phảt triển…”.
Như vậy, đối với Việt Nam, KHH là một công cụ quản lý kinh tế vĩ mô hết sức quan trọng. Vì vậy, cần phải tiến hành đổi mới công tác KHH trên tất cả các phương diện, từ tư duy, quan điểm định hướng, nội dung, phương pháp cho đến cơ cấu tổ chức và cách thức chỉ đạo kế hoạch nhằm đáp ứng được đầy đủ hơn các nhu cầu của sự phát triển kinh tế.        
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Để tải tài liệu này xin mời bạn mua thẻ điện thoại  VietTel mệnh giá 20.000đ sau đó gửi mã số thẻ cào cùng địa chỉ email của bạn và mã tài liệu DA268 đến số điện thoại: 0988.44.1615 Sau khi nhận được tin nhắn tôi sẽ gửi tài liệu cho bạn và thông báo cho bạn biết
Tài liệu này không có hình ảnh khác

Tài liệu cùng loại

Tên tài liệu
 Mã tài liệu
 Ngày đăng
 Lượt xem
 
(Chú ý: Website đang trong giai đoạn hoạt động thử nghiệm, đang định xin giấy phép MXH của Bộ TT & TT)
Lên đầu trang
Array
(
    [type] => 8192
    [message] => preg_replace(): The /e modifier is deprecated, use preg_replace_callback instead
    [file] => /home/pwhqfmvb/GiangVien/includes/countries.php
    [line] => 435
)