Chuyên cung cấp tài liệu


Từ khóa cần tìm:
Để tải tài liệu này xin mời bạn mua thẻ điện thoại VietTel mệnh giá 20.000đ và gửi mã thẻ cào cùng với địa chỉ Email của bạn và mã tài liệu DA061 đến số điện thoại sau đây: 0988.44.1615  

Sau khi nhận được thông tin tôi sẽ gửi tài liệu vào mail cho bạn ngay và thông báo cho bạn biết

Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo ở Việt Nam

Mười bốn năm qua xuất khẩu gạo cuả Việt Nam đã thu được những thành tựu nhất định nhưng bên cạnh đó còn nhiều bất cập cần giải quyết như vấn đề thị trường, giá cả, chất lượng gạo, vấn đề đầu ra… Nếu những vấn đề trên được giải quyết một cách hợp lý thì xuất khẩu gạo Việt Nam sẽ có bước phát triển cao hơn trong thời gian tới.


Thông tin chi tiết
Số lượt xem
3199 Lượt xem
Cú pháp nhắn tin
Ngày đưa lên
Đăng ngày 19-06-2012 11:11:25 AM
Mã Tài liệu
DA061
Tổng điểm Đánh giá
0 điểm
Chia sẻ
Cho điểm tài liệu này
1 2 3 4 5
Đặt hàng

                                             Chương 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU GẠO

 

I.THỰC CHẤT VÀ VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU GẠO

 
1.     Thực chất xuất khẩu
Xuất khẩu là hoạt động trao đổi hàng hoá, dịch  vụ với nước ngoài và với các khu chế xuất làm giảm nguồn vật chất trong nước. Bao gồm xuất khẩu mậu dịch và phi mậu dịch
Cơ sở của xuât khẩu là hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá. Mục đích của hoạt động xuất khẩu là khai thác lợi thế của từng vùng, từng quốc gia trong phân phối lao động quốc tế.
Hoạt động khẩu diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi nền kinh tế từ xuất khẩu hàng hoá tiêu dùng cho đến tư liệu sản xuất máy móc thiết bị công nghệ cao. Tất cả hoạt động trao đổi đó đều nhằm mục tiêu đem lại lợi ích cho các quốc gia tham gia vào hoạt động xuất khẩu.
Các loại hìng xuất khẩu chính:
-Xuất khẩu trực tiếp: Các nhà sản xuất giao hàng trực tiếp cho người tiêu dùng nước ngoài. Phần lớn hàng hoá ở thị trường thế giới qua xuất khẩu trực tiếp (trên 2/3 kim nghạch)
-Xuất khẩu gián tiếp là xuất khẩu qua khâu trung gian.
-Tạm xuất, tái nhập như hàng đưa đi triển lãm, đưa đi sửa chữa( máy bay, tàu thuỷ ) rồi lại mang về.
-Tạm nhập, tái xuất như hàng đưa đi triển lãm, hội chợ, quảng cáo sau đưa về.
Hình thức kinh doanh “tạm nhập, tái xuất” được hiểu là việc mua hàng của một nước để bán cho một nước khác trên cơ sở hợp đồng mua bán hàng hoá ngoại thương có làm thủ tục nhập khẩu hàng hoá vào Việt Nam rồi lại làm thủ tục xuất khẩu mà không qua gia công chế biến.
- Chuyển khẩu: Mua hàng của nước này bán cho nước khác, không làm thủ tục xuất nhập khẩu
- Dịch vụ xuất khẩu
 
2. Vai trò của xuất nhập khẩu gạo
Xuất khẩu được thừa nhận là hoạt động rất cơ bản của hoạt động kinh tế đối ngoại là phương tiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển.Việc mở rộng xuất khẩu để tăng thu nhập ngoại tệ cho tài chính và cho nhu cầu nhập khẩu cũng như tạo cơ sở cho phát triển hạ tầng là một mục tiêu quan trọng nhất của chính sách thương mại.Nhà nước đã và đang thực hiện các biện pháp thúc đẩy các ngành kinh tế theo hướng xuất khẩu , khuyến khích khu vực tư nhân mở rộng xuất khẩu để giải quyết công ăn việc làm tăng thu nhập, ngoại tệ cho đất nước.
 
2.1. Tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hoá đất nước.
Quá trình công nghiệp hoá cần một lượng vốn lớn để nhập khẩu máy móc, thiết bị kĩ thuật công nghệ cao để có thể theo kịp nền công nghiệp hiện đại của các nước đã phát triển.Nguồn vốn cho nhập khẩu được hình thành từ rất nhiều nguồn vốn khác nhau:
- Đầu tư nước ngoài
- Vay nợ, viện trợ
- Thu từ hoạt động du lịch
- Xuất khẩu…
Các nguồn  vốn khác quan trọng nhưng rồi cũng phải trả bằng cách này hay cách khác ở thời kỳ sau. Nguồn vốn quan trọng nhất vẫn là xuất khẩu , xuất khẩu quyết định quy mô và tốc độ tăng của nhập khẩu.
Hiện nay các nước xuất khẩu gạo với khối lượng lớn chủ yếu là các nước đang phát triển: Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc, Pakistan…Chính vì thế nguồn ngoại tệ thu về từ xuất khẩu gạo đối các nước này là rất quan trọng.
 
2.2. Xuất khẩu đóng vai trò chuyển dịch cơ cấu kinh tế thúc đẩy sản xuất phát triển.
Ngày nay với xu thế hội nhập, cơ hội và thách thức rất nhiều, các nước đều phải phát triển kinh tế theo hướng xuất khẩu những sản phẩm mà mình có lợi thế và nhập khẩu những sản phẩm không có lợi thế hoặc lợi thế so với các sản phẩm khác nhỏ hơn. Khi gạo đã trở thành một lợi thế trong xuất khẩu của một nước thì các nước đó sẽ tập chung vào sản xuất lúa gạo với quy mô lớn, trình độ thâm canh cao, khoa học kỹ thuật tiến bộ nhằm tăng năng xuất, sản lượng và chất lượng gạo. Từ sự  tập chung sản xuất đó sẽ kéo theo sự phát triển của các ngành có liên quan và dẫn tới sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế.
- Xuất khẩu tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành khác có cơ hội phát triển.
- Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp yếu tố đầu vào cho sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước.
- Tạo tiền đề kinh tế, kỹ thuật nhằm nâng cao năng lực sản xuất trong nước.
          - Thông qua xuất khẩu nước ta có thể tham gia vào công cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả, chất lượng từ đó hình thành cơ cấu sản xuất luôn thích ghi với thị trường.
- Đòi hỏi các doanh nghiệp luôn phải đổi mới hoàn thiện công việc sản xuất kinh doanh.
2.3. Xuất khẩu có tác động tích cực tới giải quyết công ăn việc làm, cải thiện đời sống nhân dân
Xuất khẩu gạo trước hết làm tăng thu nhập của người nông dân đặc biệt ở các vùng chuyên canh lúa nước, đời sống  người dân phụ thuộc chủ yếu vào cây lúa. Sau nữa, xuất khẩu giúp giải quyết một lượng lớn lao động dư thừa trong nước. Khi thực hiện tăng cường xuất khẩu thì kéo theo nó là vấn đề xay xát, chế biến phát triển, vấn đề vận chuyển hàng hoá …những công tác trên thu hút khá nhiều lao động từ không có trình độ kỹ thuật, quản lý đến  có trình độ cao. Việc tạo việc làm ổn định cũng chính là một biện pháp hữu hiệu để tăng thu nhập, ổn định xã hội.
Đối với các nước đang phát triển, đặc biệt là Việt Nam thì xuất khẩu gạo là một lợi thế lớn. Bởi sản xuất và xuất khẩu gạo có những lợi thế căn bản như: đất đai, khí hậu, nguồn  nước, nguồn nhân lực … Và đặc biệt yêu cầu về vốn kỹ thuật trung bình, với các lợi thế như vậy tăng cường xuất khẩu gạo là hướng đi đúng đắn nhất.
Xuất khẩu gạo hay xuất khẩu hàng hoá nông sản nói chung có tác động to lớn đến nền kinh tế nước ta, giúp khai thác được tất cả các lợi thế tương đối cũng như tuyệt đối của Việt Nam trong quá trình hội  nhập. Trong quá trình sản xuất lúa gạo, Việt Nam đã thu đước những kết quả to lớn từ một nước nhập khẩu trở thành một nước xuất khẩu thứ hai thế giới. Tuy nhiên xuất khẩu  gạo Việt Nam còn chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có. Cần có giải pháp cụ thể cho vấn đề này.
 
II. ĐẶC ĐIỂM XUẤT KHẨU GẠO
 
1.     Đặc điểm về sản xuất
Về mặt sinh thái, sức đề kháng sâu bệnh và khả năng chịu đựng của lúa kém do vậy sản xuất lúa phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. Điều này có ảnh hưởng nhất định đến xu hướng phát triển chung cũng như mùa màng thu hoạch trong từng thời điểm cụ thể.
          Do sản xuất lúa gạo phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên do đó lúa chỉ được trồng phổ biến ở các nước có đồng bằng châu thổ, khí hậu nhiệt đới ẩm, nắng lắm, mưa nhiều, những nước này chủ yếu là các nước đang phát triển như : Thái Lan, Việt Nam, Ấn  Độ , Pakistan…Hiện nay do trình độ đô thị hoá, việc tăng dân số quá nhanh cũng như việc xây dựng các khu công nghiệp ồ ạt nên diện tích nông nghiệp hay diện tích trồng lúa ngày càng bị hu hẹp. Do đó việc tăng sản lượng lúa phụ thuộc vào khả năng tăng năng suất, vì thế  mà yêu cầu cần có trình độ thâm canh cao, khoa học tiến bộ trong sản xuất lúa.
Việt Nam nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới ẩm với hai đồng bằng châu thổ rộng lớn, với lượng dân số tập trung ở nông thôn khá cao (80% dân số) do đó rất thuận lợi cho phát triển lúa nước. Nhưng đồng thời với những thuận lợi là các khó khăn như: bão , lũ lụt, hạn hán, hay các biến động bất thường của thời tiết luôn đe doạ tới hoạt động sản xuất.
Hiện nay lúa gạo đã trở thành mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam do đó sản xuất lúa gạo rất được chú trọng cả về tăng năng suất và diện tích bằng các biện pháp như thâm canh, xen canh, gối vụ hay áp dụng các biện pháp khoa học trong khâu gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch và tạo giống chất lượng tốt…
2.     Đặc điểm xuất khẩu lúa gạo
- Tính thời vụ trong trao đổi:
Sản xuất lúa gạo mang đặc điểm cố hữu của sản xuất nông nghiệp tính thời vụ  do vậy mà hình thành tính thời vụ trong trao đổi sản phẩm trên thị trường. Tức là số lượng lúa gạo cung cấp trên thị trường là không đều vào mỗi thời điểm trong năm , điều này phụ thuộc vào thời gian gieo trồng. Để khắc phục đặc điểm này yêu cầu các nước xuất khẩu phải luôn có kế hoạch bảo quản, dự trữ hợp lý tránh tình trạng lúc thừa lúc thiếu sẽ dẫn tới bị ép giá.
- Phần lớn gạo được tiêu thụ tại chỗ:
Tình hình đó là do một mặt, năng lực sản xuất của các nước này bị hạn chế mặt khác do quy mô dân số và tốc độ tăng dân số nhanh. Vì vậy phần lớn lúa gạo còn lại đem trao đổi trên thị trường gạo thế giới chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Các nước đang phát triển sản xuất 53-55% sản lượng gạo thế giới, các nước Châu Á, Châu Phi sản xuất nhiều nhất chiếm 85% sản lượng gạo tiêu thụ trên thế giới. Trong khi đó các nước này chỉ cung cấp 4-5% lượng gạo được trao đổi trên thế giới, Châu Á là khu vực sản xuất nhiều nhất và cũng tiêu thụ lượng gạo lớn nhất. Năm 1995 trừ số lượng đã xuất khẩu đi các lục địa khác, mức tiêu thụ gạo còn lại của Châu Á vẫn gấp 21,4 lần Châu Mỹ, 23,2 lần Châu Phi và 80,5 lần Châu Âu.
- Buôn bán giữa các chính phủ là phương thức chủ yếu vì thế xuất khẩu sản phẩm lúa gạo ổn định hơn so với hàng công nghiệp.
     Nguyên nhân , thứ nhất, là do yếu tố chính trị quốc gia. Mỗi nước đều phải đảm bảo an ninh lương thực, nếu lương thực không được đảm bảo sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới chính trị quốc gia đó. Vì thế buốn bán chủ yếu được ký kết giữa các chính phủvới nhau thông qua các hiệp định, các hợp đồng có tính nguyên tắc, dài hạn và định lượng cụ thể hàng năm vào đầu các niên vụ. Thứ hai, một số nước dùng xuất khẩu gạo để thực hiện các ý đồ chính trị thông qua viện trợ, cho không, bán chịu dài hạn…điều này được thực hiện  giữa các chính phủ là chủ yếu.
     - Các nước lớn đóng vai trò chi phối thị trường gạo thế giới:
Trên thế giới chỉ một vài nước là xuất khẩu với một lượng gạo lớn và có uy tín: Thái Lan, Mỹ, Ttung Quốc, Việt Nam…. Nếu lượng gạo xuất khẩu của các nước này có sự biến động có thể ảnh hưởng đến giá cả của gạo dẫn tới những biến động trong cung – cầu gạo, hay có thể ảnh hưởng đến tình hình sản xuất đến các loại hàng hoá khác.
- Trong mậu dịch gạo thế giới, có rất nhiều loại gạo khác nhau của các nước xuất khẩu gạo trên thị trường thế giới. Tương ứng với mỗi loại gạo , tuỳ thuộc chất lượng, phẩm cấp khác nhau lại hình thành một mức giá cụ thể phù thuộc vào các tiêu chuẩn cụ thể về chọn giá quốc tế mà trong nhiều thập kỷ qua, người ta vẫn lấy giá gạo xuất khẩu của Thái Lan làm giá gạo quốc tế. Vì gạo có rất nhiều loại nên khi nói giá gạo xuất khẩu thường nói rõ cấp loại nào (5% tấm, 10% tấm…) vào điều kiện giao hàng nào (FOB. CIF,C&F…)
Tuy có giá gạo quốc tế nhưng giá gạo của một cấp gạo cụ thể, giữa các nước xuất khẩu là không đồng nhất: như giá gạo của việt nam  thường thấp hơn của Thái Lan hoặc của một số nước khác mặc dù cùng cấp. Điều này là do chất lượng của từng loại, do uy tín sản phẩm , do điều kiện tự nhiên, nguồn giống tạo nên loại gạo đó.
 
III. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU GẠO.
 
1. Nhân tố thị trường.
          Nhân tố thị trường có ảnh hưởng rất lớn chi phối toàn bộ hoạt động xuất khẩu gạo của mỗi quốc gia tham gia xuất khẩu. Trong đó co thể xét trên các yếu tố cơ bản sau:
          - Nhu cầu của thị trường về sản phẩm gạo: Gạo là hàng hoá thiết yếu, cũng giống như các loại hàng hoá khác nó cũng phụ thuộc vào thu nhập, cơ cấu dân cư, thị hiếu… Khi thu nhập cao thì cầu về số lượng gạo giảm nhưng trong đó cầu về gạo chất lượng cao có xu hươngs tăng lên (ở các nước phát triển: Nhật, Châu âu, ..) ngược lại cầu đối với gạo chất lượng thấp giảm đi chính vì thế tỷ trọng tiêu dùng cho gạo trong tổng thu nhập vẫn tăng.
- Cung gạo trên thị trường là một nhân tố quan trọng trong xuất khẩu. Các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cần phải tìm hiểu kỹ về khả năng xuất khẩu từng loại  gạo của mình cũng như khả năng của các đối thủ cạnh tranh. Trên thị trường thế giới sản phẩm gạo rất đa dạng, phong phú, nhu cầu về gạo  co giãn ít so với mức giá do đó nếu lượng cung tăng quá nhiều có thể dẫn tới dư cung điều đó là bất lợi cho các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu.
- Giá cả là một yếu tố quan trọng là thước đo sự cân bằng cung – cầu trong nền kinh tế thị trường. Tuy cầu về gạo là ít biến động nhưng với những sản phẩm đặc sản thì gái có quyết định khá lớn.
 
Để tải tài liệu này xin mời bạn mua thẻ điện thoại  VietTel mệnh giá 20.000đ sau đó gửi mã số thẻ cào cùng địa chỉ email của bạn và mã tài liệu DA061 đến số điện thoại: 0988.44.1615 Sau khi nhận được tin nhắn tôi sẽ gửi tài liệu cho bạn và thông báo cho bạn biết
Tài liệu này không có hình ảnh khác

Tài liệu cùng loại

Tên tài liệu
 Mã tài liệu
 Ngày đăng
 Lượt xem
 
(Chú ý: Website đang trong giai đoạn hoạt động thử nghiệm, đang định xin giấy phép MXH của Bộ TT & TT)
Lên đầu trang
Array
(
    [type] => 8192
    [message] => preg_replace(): The /e modifier is deprecated, use preg_replace_callback instead
    [file] => /home/pwhqfmvb/GiangVien/includes/countries.php
    [line] => 435
)