Chuyên cung cấp tài liệu


Từ khóa cần tìm:
Để tải tài liệu này xin mời bạn mua thẻ điện thoại VietTel mệnh giá 20.000đ và gửi mã thẻ cào cùng với địa chỉ Email của bạn và mã tài liệu DA232 đến số điện thoại sau đây: 0988.44.1615  

Sau khi nhận được thông tin tôi sẽ gửi tài liệu vào mail cho bạn ngay và thông báo cho bạn biết

Hạch toán hao mòn tài sản cố định trong doanh nghiệp

Thông thường đối với những TSCĐ có hình thái vật chất bị cả hai loại hao mòn: hao mòn hữu hình và vô hình. Còn đối với TSCĐ không có hình thái vật chất thì chỉ bị hao mòn vô hình như: Thị quyền bị giảm giá do mất uy tín kinh doanh; đất đai bị giảm giá do môi trường kinh doanh thay đổi, các bản quyền, phát minh bị mất giá do bị lạc hậu.


Thông tin chi tiết
Số lượt xem
1959 Lượt xem
Cú pháp nhắn tin
Ngày đưa lên
Đăng ngày 21-06-2012 02:20:30 PM
Mã Tài liệu
DA232
Tổng điểm Đánh giá
0 điểm
Chia sẻ
Cho điểm tài liệu này
1 2 3 4 5
Đặt hàng
NỘI DUNG
 
I.  KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VẤN ĐỀ KHẤU HAO TSCĐ.
1.Phân biệt hao mòn và khấu haoTSCĐ
     a.  Hao mòn TSCĐ.
    Trong quá trình sử dụng nhìn chung TSCĐ không bị thay đổi hình thái hiện vật, nhưng năng lực sản xuất (giá trị sử dụng) và kèm theo đó là giá trị của chúng bị giảm dần.Sự giảm giá trị của TSCĐ gọi là sự hao mòn TSCĐ
Do hao mòn mà lợi ích kinh tế do TSCĐ mang lại bị giảm dần theo thời gian trong”cuộc đời hữu ích” của TSCĐ
         Có hai loại hao mòn:
        -Hao mòn hữu hình: Là sự hao mòn vật lý trong quá trình sử dụng do bị cọ xát, bị ăn mòn, bị hư hỏng từng bộ phận. Hao mòn hữu hình thể hiện dưới hai dạng:
         Thứ  nhất: Hao mòn hữu hình dưới dạng kỹ thuật xảy ra trong quá trình sử dụng
         Thứ hai: Hao mòn do tác động của thiên nhiên (độ ẩm hơi nước,  không khí...) không phụ thuộc vào việc sử dụng
Do có sự hao mòn hữu hình nên TSCĐ mất dần giá trị và gía trị sử dụng lúc ban đầu, cuối cùng phải thay thế bằng một TSCĐ khác
        -Hao mòn vô hình: Là sự giảm giá trị của TSCĐ do tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Nhờ tiến bộ của khoa học kỹ thuật mà TSCĐ được sản xuất ra ngày càng nhiều tính năng với năng suất cao hơn và chi phí thấp hơn.Trong nền kinh tế thị trường biểu hiện của hao mòn vô hình rất đa dạng, TSCĐ có thể bị mất giá do nhiều nguyên nhân.Những nguyên nhân cơ bản có thể là:
         Thứ nhất:  TSCĐ cũ có thể bị mất giá do TSCĐ mới được sản xuất ra với giá cả như cũ nhưng có năng lực sản xuất cao hơn
         Thứ hai  :  TSCĐ cũ bị mất giá do TSCĐ mới được sản xuất ra có công suất bằng TSCĐ cũ nhưng giá lại rẻ hơn
          Thứ ba:  TSCĐ cũ có thể bị mất giá do sản phẩm của chúng sản xuất ra không còn phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.Hay nói cách khác trong trường hợp này máy móc đã bị mất giá vì chu kỳ sống của máy móc đã không ăn khớp với chu kỳ sống của sản phẩm do nó làm ra.
 Cũng tương tự TSCĐ cũng bị mất giá do nguyên vật liệu sản xuất bị thay đổi, năng lượng, nhiên liệu được thay thế bằng loại khác.
Thông thường đối với những TSCĐ có hình thái vật chất bị cả hai loại hao mòn:  hao mòn hữu hình và vô hình. Còn đối với TSCĐ không có hình thái vật chất thì chỉ bị hao mòn vô hình như: Thị quyền bị giảm giá do mất uy tín kinh doanh; đất đai bị giảm giá do môi trường kinh doanh thay đổi, các bản quyền, phát minh bị mất giá do bị lạc hậu.
   Như vậy hao mònTSCĐ là hiện tượng khách quan làm giảm giá trị và giá trị sử dụng của TSCĐ cho đến khi TSCĐ bị lạc hậu, lỗi thời không thể sử dụng được nữa. Do đó việc xác định mức độ hao mòn chính xác là rất khó và thậm chí là không thể.
Bởi vậy làm thế nào để xác định mức độ hao mòn một cách tương đối ?  Đó là khấu hao.
   b.  Khấu hao tài sản cố định.
   Theo chuẩn mực số 03-  Chuẩn mực kế toán Việt Nam, thì khấu hao tài sản cố định là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của tài sản cố định vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian sử dụng của  tài sản cố định. Số khấu hao từng kỳ được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ trừ khi chúng được tính vào nguyên giá của tài sản khác như: tài sản cố định  hữu hình dùng cho các hoạt động trong giai đoạn triển khai là một bộ phận chi phí cấu thành tài sản cố định vô hình, hoặc chi phí khấu hao tài sản cố định hữu hình dùng cho quá trình tự xây dựng hoặc tự chế các tài sản  khác.
  Ở đây giá trị phải khấu hao là nguyên giá TSCĐ trừ đi(-)giá trị TSCĐ có thể thu hồi được.
   Như vậy khấu hao TSCĐ chính là sự biểu hiện bằng tiền của phần giá trị tài sản cố định đã hao  mòn. Khác với hao mòn là hiện tượng khách quan làm giá trị và giá trị sử dụng của tài sản  bị giảm dần và cuối cùng bị loại bỏ thì khấu hao lại là biện pháp khách chủ quan, trích dần giá trị phải khấu tài sản cố định vào chi phí  kinh doanh nhằm  thu hồi vốn đầu tư hay các chi phí đã  đầu tư  vào tài sản cố định  để tái tạo lại tài sản cố định khi nó bị hỏng bị lạc hậu; kết thúc hao mòn tài sản cố định không còn sử dụng được nữa, hay nó không còn khả năng đem lại lợi ích kinh tế. Còn kết thúc khấu hao, tài sản cố định vẫn có thể còn sử dụng được, và đồng nghĩa với nó là tài sản cố định  vẫn có thể mang lại lợi ích kinh tế.
Vậy việc khấu hao tài sản cố định có ý nghĩa gì.
    2. ý nghĩa của khấu hao tài sản cố  định.
   Như đã phân tích ở trên, khấu hao là việc đưa dần giá  trị tài sản cố định vào chi phí kinh doanh hình thành nên một quỹ gọi là quỹ khấu hao. Nhằm tái  tạo lại tài sản cố định. Nhưng việc khấu hao tài sản cố định có ý nghĩa rất lớn về cả góc độ doanh nghiệp và ở tầm quốc gia.
  a.  Về mặt kinh tế.
   Hao mòn tài sản cố định là hiện tượng khách quan và tại mỗi thời điểm trong cuộc đời hữu dụng của tài sản cố định việc xác định mức độ hao mòn là khó và thậm chí là không thể. Điều này gây khó khăn cho việc  quản lý, theo dõi tài sản cố định, như là việc ghi chép, phản ánh giá trị của của tài sản cố định trên sổ sách kế toán là không thể thực hiện được. Vì vậy gây khó khăn cho việc bán hoặc trao đổi tài sản cố định này với tài sản cố định khác... khi doanh nghiệp có ý định thay đổi.Tuy nhiên, thông qua hình thức trích khấu hao sẽ cho phép doanh nghiệp phản ánh giá trị thực của tài sản cố định.
  Đồng thời do khấu hao tài sản cố định là một khoản chi phí kinh doanh nên khấu hao làm giảm lợi tức ròng của doanh nghiệp, khấu hao tăng đồng nghĩa với lãi ròng giảm.
    b.   Về mặt tài chính.
  Khấu hao là biểu hiện bằng tiền của phần giá trị tài sản cố định đã bị hao  mòn. Tiền khấu hao là một yếu tố của của chi phí sản xuất kinh doanh, do đó nó cũng là một bộ phận của giá thành sản phẩm (giá thành sản xuất và giá thành toàn bộ). Khi sản phẩm được tiêu thụ, tiền khấu hao được để lại hình thành quỹ khấu hao. Quỹ khấu hao gồm hai phần:
              -Khấu hao cơ bản.
              -Khấu hao sửa chữa lớn.
  Khấu hao cơ bản được dùng để tái sản xuất toàn bộ tài sản cố định như là việc đổi mới, mua sắm mới tài sản cố định.
  Khấu hao sửa chữa lớn được dùng sửa chữa thay thế các chi tiết của tài sản cố định nhằm khôi phục duy trì và nâng cấp năng lực sản xuất của chúng.
Như vậy khấu hao là việc hình thành một nguồn vốn tài trợ cho doanh nghiệp để đầu tư mua sắm mới tài sản hoặc mở rộng phát triển doanh nghiệp.
  Trong điều kiện hiện nay, khi mà nền kinh tế thị trường đang phát triển mạnh cạnh tranh trên thị trường diễn ra hết sức khốc liệt như một trận chiến không bom đạn. Doanh nghiệp chỉ có thể bảo vệ mình nếu thực sự  đứng vững trên thi trường thông qua việc cung cấp sản phẩm dịch vụ được khách hàng tin dùng. Một trong những biện pháp là tăng năng xuất lao động, hạ giá thành sản phẩm nhưng vẫn đảm bảo chất lượng mẫu mã sản phẩm. Điều này được thực hiện thông qua việc đổi mới công nghệ trang thiết bị máy móc (qua đó gián tiếp tạo cho doanh nghiệp một nền tài chính vững vàng. Quỹ khấu hao cho phép doanh nghiệp có thể thực hiện. Đồng thời khấu hao là biện pháp vay tiền không trả lãi vì khấu hao là một bộ phận của chi phi hợp lý để trừ thuế thu nhập doanh nghiệp.
  Bên cạnh đó mỗi doanh nghiệp là một tế bào của nền kinh tế đất nước, phát triển doanh nghiệp là phát triển nền kinh tế đất nước, đưa nước ta đi nhanh trên con đường công nghiệp hoá hiện đại hoá tiến lên chủ nghĩa xã hội. Phát triển doanh nghiệp là tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, để đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng (xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội phồn vinh.
3 . Phương pháp tính khấu hao TSCĐ.
3.1. Phương pháp khấu hao đường thẳng:
3.1.1  Nội dung của phương pháp:
Tài sản cố định trong doanh nghiệp được trích khấu hao theo phương pháp khấu hao đường thẳng như sau:
- Căn cứ các quy định trong Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định ban hành kèm theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC, doanh nghiệp xác định thời gian sử dụng của tài sản cố định;
- Xác định mức trích khấu hao trung bình hàng năm cho tài sản cố định theo công thức dưới đây:
Mức trích khấu hao             Nguyên giá của tài sản cố định
trung bình hàng năm          = 
của tài sản cố định                        Thời gian sử dụng
- Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả năm chia cho 12 tháng.
  Trường hợp thời gian sử dụng hay nguyên giá của tài sản cố định thay đổi, doanh nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao trung bình của tài sản cố định bằng cách lấy giá trị còn lại trên sổ kế toán chia (:) cho thời gian sử dụng xác định lại hoặc thời gian sử dụng còn lại (được xác định là chênh lệch giữa thời gian sử dụng đã đăng ký trừ thời gian đã sử dụng) của tài sản cố định.
Mức trích khấu hao cho năm cuối cùng của thời gian sử dụng tài sản cố định được xác định là hiệu số giữa nguyên giá tài sản cố định và số khấu hao luỹ kế đã thực hiện đến năm trước năm cuối cùng của tài sản cố định đó.
Để tải tài liệu này xin mời bạn mua thẻ điện thoại  VietTel mệnh giá 20.000đ sau đó gửi mã số thẻ cào cùng địa chỉ email của bạn và mã tài liệu DA232 đến số điện thoại: 0988.44.1615 Sau khi nhận được tin nhắn tôi sẽ gửi tài liệu cho bạn và thông báo cho bạn biết
Tài liệu này không có hình ảnh khác

Tài liệu cùng loại

Tên tài liệu
 Mã tài liệu
 Ngày đăng
 Lượt xem
 
(Chú ý: Website đang trong giai đoạn hoạt động thử nghiệm, đang định xin giấy phép MXH của Bộ TT & TT)
Lên đầu trang
Array
(
    [type] => 8192
    [message] => preg_replace(): The /e modifier is deprecated, use preg_replace_callback instead
    [file] => /home/pwhqfmvb/GiangVien/includes/countries.php
    [line] => 435
)