Chuyên cung cấp tài liệu


Từ khóa cần tìm:
Để tải tài liệu này xin mời bạn mua thẻ điện thoại VietTel mệnh giá 20.000đ và gửi mã thẻ cào cùng với địa chỉ Email của bạn và mã tài liệu DA158 đến số điện thoại sau đây: 0988.44.1615  

Sau khi nhận được thông tin tôi sẽ gửi tài liệu vào mail cho bạn ngay và thông báo cho bạn biết

Giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam trên thị trường quốc tế

Từ hơn một thập kỷ nay, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hoá trở thành một xu thế khách quan và diễn ra nhanh chóng, vừa tạo cơ hội cho các nền kinh tế vừa tăng sức ép cạnh tranh. Cạnh tranh là một trong những quy luật kinh tế cơ bản của kinh tế thị trường, là công cụ để thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo dựng nên những doanh nghiệp thành đạt đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.


Thông tin chi tiết
Số lượt xem
1584 Lượt xem
Cú pháp nhắn tin
Ngày đưa lên
Đăng ngày 20-06-2012 03:01:41 PM
Mã Tài liệu
DA158
Tổng điểm Đánh giá
0 điểm
Chia sẻ
Cho điểm tài liệu này
1 2 3 4 5
Đặt hàng
CHƯƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH
 
I -  Khái niệm
1.     Cạnh tranh là gì?         
Ngày nay, hầu hết tất cả các quốc gia trên thế giới đều phải thừa nhận trong mọi hoạt động kinh tế đều phải có cạnh tranh và coi cạnh tranh không những là môi trường, động lực của sự phát triển nói chung, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển và tăng năng suất lao động, hiệu quả của các doanh nghiệp nói riêng mà còn là yếu tố quan trọng làm lành mạnh hoá các quan hệ xã hội.
Một trong những khó khăn là không có một sự đồng nhất trong quan niệm về cạnh tranh. Lý do là thuật ngữ này được sử dụng để đánh giá cho tất cả các doanh nghiệp,  các ngành,  các quốc gia và cả khu vực liên quốc gia.
          Khi xác định tính cạnh tranh của một doanh nghiệp hay của một ngành công nghiệp chỉ cần xét đến tiềm năng sản xuất một hàng hoá hay dịch vụ ở một mức giá ngang bằng hay thấp hơn mức giá phổ biến mà không phải có trợ cấp.
          Uỷ ban cạnh tranh công nghiệp của Tổng thống Mỹ sử dụng định                                        nghĩa cạnh tranh đối với một quốc gia như sau:
“Cạnh tranh đối với một quốc gia là mức độ mà ở đó dưới các điều kiện thị trường tự do và công bằng , có thể sản xuất các hàng hoá và dịch vụ đáp ứng được các đòi hỏi của các thị trường quốc tế , đồng thời duy trì và mở rộng  được thu nhập thực tế của nhân dân nước đó”.
     Báo cáo về cạnh tranh toàn cầu định nghĩa cạnh tranh đối với một quốc gia là:
“Khả năng của nước đó đạt được những thành quả nhanh và bền vững về mức sống nghĩa là đạt được các tỉ lệ tăng trưởng kinh tế kinh tế cao được xác định bằng sự thay đổi của tổng sản phẩm quốc nội(GDP) trên đầu người theo thời gian”.

           Diễn đàn cấp cao về cạnh tranh công nghiệp của tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đã chọn định nghĩa về cạnh tranh, cố gắng kết hợp các doanh nghiệp , ngành và quốc gia như sau :
“ Khả năng của các doanh nghiệp, ngành,  quốc gia và vùng trong việc tạo ra việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế”.
Định nghĩa trên phù hợp vì nó phản ánh khả năng cạnh tranh quốc gia nằm trong mối liên hệ trực tiếp với hoạt động cạnh tranh của các doanh nghiệp và lợi thế cạnh tranh trở thành một nhân tố quan trọng trong hoạt động kinh tế .
2.  Khả năng cạnh tranh là gì ?
       Thuật ngữ “khả năng cạnh tranh” được sử dụng rộng rãi trong các phương tiện thông tin đại chúng, trong sách báo chuyên môn, trong giao tiếp hàng ngày của các chuyên gia kinh tế, các nhà kinh doanh… Nhưng cho đến nay vẫn chưa có một sự nhất trí cao trong các học giả và giới chuyên môn về khái niệm khả năng cạnh tranh ở cả cấp quốc gia lẫn cấp ngành, công ty, xí nghiệp. Lý do cơ bản là ở chỗ có nhiều cách hiểu khác nhau về khả năng cạnh tranh.
           Đối với một số người, khả năng cạnh tranh chỉ có ý nghĩa rất hẹp, được thể hiện qua các chỉ số về tỷ giá thực và trong mối quan hệ thương mại.Trong khi đó, đối với những người khác, khái niệm khả năng cạnh tranh  lại bao gồm khả năng sản xuất hàng hoá và dịch vụ đủ sức đáp ứng đòi hỏi của cạnh tranh quốc tế và yêu cầu bảo đảm mức sống cao cho các công dân trong nước .
     Trong cuốn sách nổi tiếng “Lợi thế cạnh tranh của các quốc gia”của M.Porter đã cho  rằng chỉ có năng suất là chỉ số có ý nghĩa khi nói về khả năng cạnh tranh quốc gia.
      Còn Krugman(1994) thì lại cho rằng : Khái niệm về khả năng cạnh tranh chỉ phù  hợp với cấp độ công ty, đơn giản là vì nếu một công ty nào đó không đủ khả năng bù đắp chi phí của mình, thì chắc chắn phải từ bỏ kinh doanh hoặc phá sản.
II  .Phân loại khả năng cạnh tranh
     Khả năng cạnh tranh của nền kinh tế gồm khái niệm cạnh tranh quốc gia, khái niệm cạnh tranh doanh nghiệp và khái niệm cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ.Trong đó, khả năng cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ là nhiệm vụ trọng tâm và cơ bản để phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta.
1 . Khả năng cạnh tranh quốc gia
           Đây là một khái niệm phức hợp, bao gồm các yếu tố ở tầm vĩ mô, đồng thời cũng bao gồm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong cả nước. Khả năng cạnh tranh được định nghĩa là khả năng của một nền kinh tế đạt được tăng trưởng bền vững, thu hút được đầu tư bảo đảm ổn định kinh tế xã hội, nâng cao đời sống của người dân .
2 . Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
           Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp được đo bằng khả năng duy trì và mở rộng thị phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh trong nước và quốc tế.
           Một doanh nghiệp có thể kinh doanh một hay nhiều sản phẩm và dịch vụ. Vì vậy mà có phân biệt khả năng cạnh tranh  của doanh nghiệp với khả năng cạnh tranh  của sản phẩm, dịch vụ.
3 . Khả năng cạnh tranh của sản phẩm
          Khả năng cạnh tranh của sản phẩm được đo bằng thị phần của sản phẩm đó trên thị trường .
          Giữa ba cấp độ khả năng cạnh tranh  có mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau, tạo điều kiện cho nhau, chế định và phụ thuộc lẫn nhau. Một nền kinh tế có khả năng cạnh tranh  cao phải có nhiều doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh. Ngựơc lại để tạo điều kiện cho doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh, môi trường kinh doanh của nền kinh tế phải thuận lợi, các chính sách kinh tế vĩ mô phải rõ ràng, có thể dự báo được, nền kinh tế phải ổn định, bộ máy nhà nước phải trong sạch, hoạt động có hiệu quả, có tính chuyên nghiệp.
    Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp được thể hiện qua hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp được đo thông qua lợi nhuận, thị phần của doanh nghiệp, thể hiện qua chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Là tế bào của nền kinh tế , khả năng cạnh tranh  của doanh nghiệp tạo cơ sở cho khả năng cạnh tranh  quốc gia.
           Đồng thời khả năng cạnh tranh  của doanh nghiệp cũng thể hiện qua khả năng cạnh tranh của các sản phẩm mà doanh nghiệp đó kinh doanh. Doanh nghiệp có thể kinh doanh một hay một số sản phẩm có khả năng cạnh tranh. Khả năng cạnh tranh của sản phẩm phụ thuộc vào chính sách quốc gia, vào năng lực và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
III - Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của dệt may                                                    Việt Nam
1.  Nhóm  nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam
1.1. Các đối thủ cạnh tranh hiện tại và tiềm ẩn
          Một trong các yếu tố ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của ngành dệt may là cuộc cạnh tranh giữa các đối thủ cạnh tranh hiện tại và đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn. M.Porter- Giáo sư trường kinh doanh Havard nói: cuộc cạnh tranh giữa các đối thủ nói chung cũng có hình thức như một cuộc đua ngựa để giật giải, sử dụng các chiến thuật như cạnh tranh về giá, các cuộc chiến về quảng cáo, giới thiệu sản phẩm và tăng cường phục vụ khách hàng…”
           Có thể nói khi xâm nhập vào thị trường dệt may thế giới đặc biệt là thị trường EU, Nhật Bản, Mỹ bằng con đường xuất khẩu thì đối thủ cạnh tranh khổng lồ và đáng gờm nhất đối với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam là Trung Quốc. Trung Quốc giữ vị trí hàng đầu trong ngành dệt may thế giới về sản lượng sợi bông, vải bông và sản phẩm may mặc và đứng thứ hai về sợi hoá học.
            Kể từ đầu những năm 90, Trung Quốc luôn là một trong những nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu hàng dệt và may mặc. Kim ngạch xuất khẩu chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng kim ngạch buôn bán hàng dệt may toàn cầu. Trung bình kim ngạch xuất khẩu hàng may chiếm 20% kim ngạch xuất khẩu toàn cầu trong đó các thị trường truyền thống là: Nhật Bản, Hồng Kông, Mỹ, EU. Bốn thị trường chính này chiếm trên 80% tổng giá trị xuất khẩu hàng dệt may của Trung Quốc năm 2002. Sau khi gia nhập WTO, đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng may của Trung Quốc sẽ chiếm đến 47% thị trường may mặc của thế giới( theo dự đoán của các chuyên gia nghiên cứu thế giới). Ngành dệt may của Trung Quốc là một ngành có sức cạnh tranh mạnh nhất trên thị trường thế giới vì ngành này có nhiều lợi thế rất lớn từ nguyên liệu bông, xơ, hóa chất, thuốc nhuộm đến máy móc thiết bị sợi, dệt hoàn tất đều do các ngành sản xuất trong nước cung cấp cộng với giá nhân công thấp và các chính sách hỗ trợ xuất khẩu của chính phủ Trung Quốc đã làm cho ngành này phát triển nhanh chóng.
Để tải tài liệu này xin mời bạn mua thẻ điện thoại  VietTel mệnh giá 20.000đ sau đó gửi mã số thẻ cào cùng địa chỉ email của bạn và mã tài liệu DA158 đến số điện thoại: 0988.44.1615 Sau khi nhận được tin nhắn tôi sẽ gửi tài liệu cho bạn và thông báo cho bạn biết
Tài liệu này không có hình ảnh khác

Tài liệu cùng loại

Tên tài liệu
 Mã tài liệu
 Ngày đăng
 Lượt xem
 
(Chú ý: Website đang trong giai đoạn hoạt động thử nghiệm, đang định xin giấy phép MXH của Bộ TT & TT)
Lên đầu trang
Array
(
    [type] => 8192
    [message] => preg_replace(): The /e modifier is deprecated, use preg_replace_callback instead
    [file] => /home/pwhqfmvb/GiangVien/includes/countries.php
    [line] => 435
)