Chuyên cung cấp tài liệu


Từ khóa cần tìm:
Để tải tài liệu này xin mời bạn mua thẻ điện thoại VietTel mệnh giá 20.000đ và gửi mã thẻ cào cùng với địa chỉ Email của bạn và mã tài liệu TM004 đến số điện thoại sau đây: 0988.44.1615  

Sau khi nhận được thông tin tôi sẽ gửi tài liệu vào mail cho bạn ngay và thông báo cho bạn biết

Giá và phương pháp tính giá bán sản phẩm của công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông

Từ khi kinh tế Việt Nam chuyển mình sang nền kinh tế thị trường đã có rất nhiều sự thay đổi trong cách nghĩ, cách làm của mỗi doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung. Giờ đây, doanh nghiệp phải tự mình vật lộn để tồn tại, phát triển trong một môi trường cạnh tranh đầy gay go không kém phần quyết liệt. Để tồn tại và phát triển một cách bền vững, không còn cách nào khác là doanh nghiệp phải tự hoàn thiện mình, hoàn thiện cách thức và phương pháp sản xuất kinh doanh sao cho đạt hiệu quả nhất. Muốn đạt được như vậy, doanh nghiệp phải không ngừng lập và thay đổi các chiến lược sản xuất kinh doanh sao cho phù hợp với từng thời kỳ khác nhau của nền kinh tế. Tuy nhiên có một chiến lược mà bất biến, xuyên suốt quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đó chính là chiến lược về giá. Định giá bán sao cho hợp lý, tối ưu là một điều vô cùng quan trọng, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Chính vì tầm quan trọng đó, sau một thời gian thực tập tại công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông, tôi đã chọn đề tài: “Giá và phương pháp tính giá bán sản phẩm của công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông” làm đề tài cho chuyên đề thực tập của mình.


Thông tin chi tiết
Số lượt xem
3523 Lượt xem
Cú pháp nhắn tin
Ngày đưa lên
Đăng ngày 09-04-2013 02:16:48 PM
Mã Tài liệu
TM004
Tổng điểm Đánh giá
0 điểm
Chia sẻ
Cho điểm tài liệu này
1 2 3 4 5
Đặt hàng
CHƯƠNG I
LÍ LUẬN CHUNG VỀ GIÁ VÀ PHƯƠNG PHÁP
TÍNH GIÁ BÁN SẢN PHẨM
I. Lí luận chung về giá
1. Tầm quan trọng của giá trong nền kinh tế nói chung và đối với mỗi một doanh nghiệp nói riêng
Hiện nay nền kinh tế nước ta đang trong giai đoạn hình thành và phát triển cơ chế thị trường có sự quản lí và điều tiết của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Một trong những vấn đề quan tâm của cơ chế thị trường là giá cả. Giá cả chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác nhau như giá trị, quan hệ cung- cầu, sức mua của tiền…Nhưng giá cả cũng tác động tới sản lượng, cung- cầu cũng như tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.
Trong mỗi một doanh nghiệp, giá cả của hàng hoá bán ra là yếu tố quyết định tới sự sống còn của doanh nghiệp đó. Nếu giá cả của doanh nghiệp đưa ra mà được thị trường chấp nhận điều đó có nghĩâ là thị trường chấp nhận hàng hoá của doanh nghiệp, hàng hoá của doanh nghiệp sẽ bán được, doanh nghiệp sẽ thu được lợi nhuận hay sẽ thực hiện được mục tiêu kinh doanh của mình, có thể cạnh tranh được trên thị trường đó. Ngược lại, nếu giá cả bán hàng hoá của doanh nghiệp không được thị trường chấp nhận, điều đó có nghĩa là doanh nghiệp đang tiến gần hơn một bước tới sự phá sản.
2. Lí luận chung về giá bán sản phẩm
Giá cả là một phạm trù kinh tế khách quan phát sinh, phát triển cùng với sự ra đời và phát triển của sản xuất hàng hoá. Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá, đồng thời cũng biểu hiện tổng hợp các quan hệ kinh tế như cung- cầu hàng hoá, tích luỹ và tiêu dùng, cạnh tranh…
Giá trị hàng hoá là giá trị thị trường, giá trị được thừa nhận của người mua. Giá trị luôn quyết định giá cả thị trường, là nội dung, là bản chất của giá cả. Ngược lại, giá cả là hình thức, là hiện tượng của giá trị. Giá cả là quan hệ về lợi ích kinh tế, là tiêu chuẩn để các doanh nghiệp lựa chọn mặt hàng kinh doanh.
Hiện nay trên thị trường, ngoài cạnh tranh bằng giá cả, có các loại cạnh tranh khác tiên tiến hơn như cạnh tranh bằng chất lượng, bằng dịch vụ nhưng giá cả vẫn có một vai trò quan trọng. Hàng hoá sẽ không tiêu thụ được nếu như không được người tiêu dùng chấp nhận. Người tiêu dùng luôn quan tâm đến giá cả hàng hoá và coi đó là một tiêu chuẩn chỉ dẫn về chất lượng và các chỉ tiêu khác của hàng hoá, do vậy xác định một chính sách giá đúng có vai trò sống còn đối với bất kì một doanh nghiệp nào.
Trong thực tế, cạnh tranh bằng chiến lược sử dụng giá cả là biện pháp cạnh tranh nghèo nàn nhất, vì khi gặp phải đối thủ có tiềm lực lớn, cạnh tranh bằng giá cả sẽ không phát huy tác dụng. Trong nhiều trường hợp, sự cạnh tranh này chỉ dẫn tới việc giảm bớt lợi nhuận của những người bánvà đem lại lợi ích cho phía người mua.Tuy nhiên cạnh tranh bằng giá cả có thể áp dụng thành công và có ưu thế trong xâm nhập vào thị trường mới. Đối với thị trường Việt Nam, thu nhập của dân cư chưa cao, yêu cầu về chất lượng và chủng loại lại thấp nên cạnh tranh bằng chiến lược giá cả vẫn được coi là vũ khí lợi hại.
3. Các nhân tố có ảnh hưởng tới giá bán sản phẩm
3.1. Nguyên vật liệu đầu vào
          Nguyên vật liệu đầu vào bao gồm nguyên liệu chính, nguyên liệu phụ, nhiên liệu cho hoạt động của máy móc, có thể là điện nước. Giả sử cá yếu tố khác ván giữ nguyên nhưng giá nguyên vật liệu đàu vào tăng thì giá bán sản phẩm sẽ tăng, như  vậy quan hệ biến đổi giữa giá của nguyên vật liệu đầu vào và giá bán sản phẩm là quan hệ tỷ lệ thuận.
3.2. Chi phí sản xuất
          Sự hiểu biết chính xác về chi phí bỏ ra để sản xuất ra hàng hooặc dịch vụ là rất quan trọng đối với công ty vì ba lí do sau:
          Giá thành là yếu tố quyết định giới hạn thấp nhất của giá bán. Các công ty đều mong muốn tính một nức giá để đủ trang trảI mọi chi phí bỏ ra trong sản xuất, phân phối, có lợi nhuận chính đáng cho những nỗ lực kd và gánh chịu rủi ro. Vì vậy, khi ấn định mức giá bán, giá thành được coi là cơ sở quan trọng.
          Khi xác định được chính xác và quản lí được chi phí, các nhà quản lí có thể tìm ra các giảI pháp thay đổi, hạ thấp chúng để gia tăng lợi nhuận, điều chỉnh giá một cách chủ động, tránh mạo hiểm.
3.3. Các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp
          Mỗi một doanh nghiệp trong từng giai đoạn kinh doanh khác của mình thì có giá bán sản phẩm khác nhau. Nếu như mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp là dẫn đầu thị phần thì giá bán sản phẩm của doanh nghiệp sẽ hạ hơn so với giá bán của đối thủ cạnh tranh, nếu như mục tiêu dẫn đầu về chất lượng ( hoặc đôi khi là tối đa hoá lợi nhuận) thì giá bán sản phẩm của doanh nghiệp thường cao…..
3.4. Các yếu tố khác
          Ngoài các yếu tố trên, giá bán sản phẩm của doanh nghiệp thường chụi ảnh hưởng một số yếu tố khác bên trong doanh nghiệp, đó có thể là
-         Chu kì sống của sản phẩm
-         Tính phân biệt của sản phẩm
-         Tính dễ hư hỏng hay tính theo mùa của sản phẩm 
Để tải tài liệu này xin mời bạn mua thẻ điện thoại  VietTel mệnh giá 20.000đ sau đó gửi mã số thẻ cào cùng địa chỉ email của bạn và mã tài liệu TM004 đến số điện thoại: 0988.44.1615 Sau khi nhận được tin nhắn tôi sẽ gửi tài liệu cho bạn và thông báo cho bạn biết
Tài liệu này không có hình ảnh khác
Số ký tự được gõ là 250

Tài liệu cùng loại

Tên tài liệu
 Mã tài liệu
 Ngày đăng
 Lượt xem
 
(Chú ý: Website đang trong giai đoạn hoạt động thử nghiệm, đang định xin giấy phép MXH của Bộ TT & TT)
Lên đầu trang
Array
(
    [type] => 8192
    [message] => preg_replace(): The /e modifier is deprecated, use preg_replace_callback instead
    [file] => /home/pwhqfmvb/GiangVien/includes/countries.php
    [line] => 435
)