Chuyên cung cấp tài liệu


Từ khóa cần tìm:
Để tải tài liệu này xin mời bạn mua thẻ điện thoại VietTel mệnh giá 20.000đ và gửi mã thẻ cào cùng với địa chỉ Email của bạn và mã tài liệu KT070 đến số điện thoại sau đây: 0988.44.1615  

Sau khi nhận được thông tin tôi sẽ gửi tài liệu vào mail cho bạn ngay và thông báo cho bạn biết

Quản trị tài chính trong Công ty dệt vải Công nghiệp Hà Nội

Trong cơ chế kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, mọi doanh nghiệp phải hoàn toàn tự chủ trong sản xuất kinh doanh, tự quyết định và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì không còn cách nào khác phải biết đổi mới cho phù hợp từ việc nghiên cứu xem sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào đến việc tổ chức điều hành sản xuất ra sao để với chi phí thấp nhất sản xuất ra những sản phẩm đạt chất lượng đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.


Thông tin chi tiết
Số lượt xem
2118 Lượt xem
Cú pháp nhắn tin
Ngày đưa lên
Đăng ngày 21-07-2012 03:15:01 PM
Mã Tài liệu
KT070
Tổng điểm Đánh giá
0 điểm
Chia sẻ
Cho điểm tài liệu này
1 2 3 4 5
Đặt hàng
PHẦN I:
KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY DỆT VẢI CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
 
I. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty dệt vải công nghiệp Hà Nội.
Năm 1967 trong giai đoạn Miền Bắc đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, một nhà máy dệt chăn thuộc Liên hiệp dệt Nam Định  đã sơ tán lên Hà Nội và tạo cơ sở xản xuất chăn chiên tại xã Vĩnh Tuy  huyện Thanh Trì - Hà Nội.
Bước khởi đầu này nhà máy gặp không ít khó khăn như quy trình công nghệ thủ công lạc hậu, máy móc thiết bị cũ kỹ ngèo nàn, hơn nữa trước kia nhà máy tận dụng nguồn nguyên liệu từ phế liệu bông sợi rối của Liên hiệp dệt Nam Định thì bây giờ để có nguyên liệu đảm bảo tiếp tục sản xuất nhà máy phải thu mua nguyên liệu từ nhiều nguồn khác nhau như Dệt 8-3, Dệt Kim đông xuân…nhưng nguồn nguyên liệu này cũng được cung cấp thất thường không đều đặn. Chính vì vậy mà trong thời gian này nhà máy liên tục làm ăn thua lỗ và phải trông chờ vào sự bảo hộ của Nhà nước.
Cho đến năm 1970 trong công cuộc miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội, dưới sự giúp đỡ to lớn của nước bạn Trung Quốc một dây chuyền sản xuất vải mành từ sợi bông để làm lốp xe đã được lắp đặt tại nhà máy, đến năm 1972 dây chuyền này chính thức đi vào hoạt động và sản xuất ổn định đã mở ra một trang sử mới, một hướng đi mới đầy triển vọng  cho nhà máy.
Sản phẩm của nhà máy cung cấp cho nhà máy cao su Sao Vàng để làm lốp xe đạp và cung cấp cho một số công ty thương mại khác ở miền Bắc. Sản phẩm này đã  mang lại lợi nhuận cho nhà máy và góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước.
Để mở rộng sản xuất kinh doanh năm 1973 nhà máy lắp thêm dây chuyền sản xuất vải bạt để làm bạt, giầy vải… Trong cùng thời gian này nhà máy đã chuyển giao lại dây chuyền sản xuất chăn chiên  cho Liên hiệp Dệt Nam Định sau đó đổi tên lại thành nhà máy Dệt vải công nghiệp Hà Nội.
Với công nghệ mới và hướng đi đúng đắn đã giúp nhà máy từ chỗ làm ăn thua lỗ, quy mô nhỏ với tổng vốn đầu tư ban đầu chỉ 475.406VNĐ (thời giá năm 1968), số cán bộ công nhân viên chỉ 174 người trong đó có 144 công nhân trực tiếp sản xuất, đến năm 1988 -sau hơn 10 năm hoạt động tổng vốn đầu tư đă lên tới trên 5 tỷ VNĐ (thời giá năm 1968), tổng sản lượng đạt trên 10 tỷ VNĐ và số cán bộ công nhân viên lên tới 1.079 người trong đó có 986 công nhân trực tiếp sản xuất. Điều này chứng tỏ mặc dù trong cơ chế bao cấp sản xuất kinh doanh dưới sự chỉ đạo của Nhà nước nhưng nhà máy đã không lệ thuộc mà luôn nỗ lực phấn đấu để ngày càng phát triển.
Năm 1988 nhà máy đạt đỉnh cao về tiêu thụ sản phẩm, gồm có: 3,308 triệu m2 vải mành và 2,8 triệu m2 vải bạt các loại. Song song với việc sản xuất nhà máy tiến hành xây dựng cơ sở hạ tầng như: văn phòng, nhà xưởng, kho bãi, khuôn viên trong nhà máy cùng với việc không ngừng đầu tư thêm máy móc thiết bị tạo điều kiện và môi trường làm việc tốt hơn cho công nhân. Đây có thể coi là thời kỳ tăng trưởng của nhà máy.
Trước thực trạng đất nước vào giữa thập kỷ 1980 đầy những khó khăn gay gắt và phức tạp đã đặt ra một yêu cầu khách quan, bức xúc có ý nghĩa sống còn với nền kinh tế nước nhà. Đại hội lần thứ VI của Đảng đã có sự đổi mới về tư duy kinh tế, cụ thể là trong chỉ thị số 10 của Bộ Chính Trị đã nêu rõ: xoá bỏ cơ chế hành chính bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, tự do kinh doanh, tự do cạnh tranh dưới sự quản lý của Nhà nước.
Vào những năm cuối thập kỷ 80 và đầu thập kỷ 90 tình hình trên thế giới cũng hết sức phức tạp, sự khủng hoảng chính trị ở Đông Âu và nhất là sau khi Liên Bang Xô Viết tan rã đã ảnh hưởng trực tiếp đến nền chính trị và kinh tế Việt Nam, các yếu tố đầu vào bị hạn chế như vốn, nguyên liệu…, các sản phẩm đầu ra bị thu hẹp thị trường tiêu thụ truyền thống.
Trước những thực tế như vậy đã mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam không ít những cơ hội phát triển nhưng cũng đầy những khó khăn và thử thách, nó đòi hỏi phải có sự thay đổi để thích ứng với một  thời cuộc mới.
Trong bối cảnh như vậy, để bóc tách khỏi sự bao cấp của Nhà nước, tự chủ trong việc sản xuất và kinh doanh nhà máy đã đề ra hàng loạt các giải pháp như: tinh giản bộ máy, tổ chức sắp xếp lại cơ cấu lao động, thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí, tìm tòi áp dụng khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ, đầu tư trang thiết bị máy móc, nghiên cứu thị trường, đa dạng hoá sản phẩm, tập chung vào những cái thị trường cần để đáp ứng được mọi nhu cầu đa dạng của thị trường…. Bằng tất cả những nỗ lực đó nhà máy đã hạn chế được những khó khăn và tận dụng được những cơ hội mới để phát triển. Với cơ chế kinh tế mới nhà máy đã dần dần khẳng định vị trí và vai trò của mình trong sự nghiệp công nghiệp hoá đất nước.
Ngày28 tháng 8 năm 1994 để phù hợp với việc sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường, Bộ công nghiệp đã quyết định đổi tên Nhà máy Dệt vải công nghiệp Hà Nội thành Công ty Dệt vải Công nghiệp Hà Nội. Tên giao dịch  của công ty là: HAICATEX viết tắt của: Ha noi Intrustrial Cavas Textile Company.
Hiện nay Công ty Dệt vải Công nghiệp Hà Nội là một thành viên của Tổng Công ty Dệt-May Việt Nam, vẫn thuộc loại hình Công ty Nhà nước, hoạt động trong khuôn khổ Luật Doanh nghiệp Nhà nước (trước đây là Luật Công ty) và dưới sự  chỉ đạo trực tiếp của Tổng công ty. Tổng công ty tạo điều kiện cho công ty mở rộng thị trường ra nước ngoài về xuất khẩu sản phẩm và nhập khẩu nguyên vật liệu vì phần lớn nguyên liệu của Công ty phải nhập từ nước ngoài.
Tuy vậy, Công ty vẫn hoạt động theo cơ chế hạch toán độc lập và chủ động trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của mình không ngừng cải tiến về bộ máy quản lý cũng như công nghệ để nâng cao năng xuất sản xuất và chất lượng sản phẩm để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Cuối những năm 1990 mặt hàng vải bạt của Công ty đã bước vào giai đoạn suy thoái và vải mành phải cạnh tranh khốc liệt với các sản phẩm ngoại nhập cả về chất lượng và giá cả. Đứng trước thực trạng đó vào đầu những năm 2000, Công ty đã nghiên cứu và mạnh dạn đầu tư, thay thế hàng loạt các máy móc thiết bị mới. Cụ thể năm 2002 đã có ba dự án đi vào hoạt động:
 -Tháng 1/2002 đầu cuộn vải của dây chuyền nhúng keo được thay thế với tổng mức đầu tư trên 2 tỷ đồng và kết quả là chấm dứt được lỗi ngoại quan của vải mành nhúng keo như lồi, lõm bề mặt nhũn xốp, mặt bên không phẳng, giảm 99% lỗi loại B&C….
 - Tháng 9/2002 Công ty đầu tư thêm hai máy xe ALLMASAURER của Cộng hoà liên bang Đức và một máy dệt mành PICANOL của Bỉ vào sản xuất với tổng vốn đầu tư 21.970.494.400 VNĐ. Dây chuyền này có năng suất tăng gấp từ 5 đến 7 lần so với dây chuyền cũ.
 - Và đặc biệt phải kể đến là dây chuyền sản xuất vải không dệt lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam, dây chuyền này được khởi công lắp đặt vào tháng 11/2001 và đến tháng 10/2002 được đưa vào sản xuất để kỷ niệm ngày Giải phóng Thủ đô. Tổng vốn đầu tư cho dây chuyền này lên tới 63.622.939.000VNĐ. Đây là dây chuyền khá hiện đại có mặt lần đầu tiên tại Việt Nam với quy trình sản xuất hoàn toàn tự động. Vải không dệt được sử dụng cho các ngành công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, đồ gia dụng (như làm thảm)….
Mặc dù mới đi vào sản xuất được hơn một năm nhưng sản phẩm Vải không dệt đã trở thành ngành hàng chủ lực của Công ty. Quý IV/2002- 412.342 m2 thành phẩm đã được tiêu thụ và đem lại doanh thu là 2.908 triệu đồng, năm 2003 tiêu thụ được 4.960.000 m2 tương ứng với 26.181 triệu đồng. Tuy nhiên đây là sản phẩm lần đầu tiên được sản xuất trong nước, nguyên liệu hoàn toàn nhập ngoại nên cũng còn rất nhiều khó khăn trước mắt đòi hỏi Công ty phải có một  chiến lược phù hợp để tìm được chỗ đứng trên thị trường…
Năm 2004 dự tính Công ty sẽ đầu tư thêm 4 máy dệt mành của Trung Quốc và thay thế bộ chỉnh tâm, miệng hút keo của máy nhúng keo…
Sau gần 40 năm hình thành và phát triển Công ty Dệt vải Công nghiệp đă từng bước khẳng định vị trí của mình trên thị trường cũng như trong công cuộc Công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Công ty đã không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm hạ giá thành để thay thế hàng ngoại nhập và ngày càng vươn xa hơn nữa ra thị trường khu vực và thế giới. Bên cạnh đó công tác tổ chức luôn được đặc biệt quan tâm nhằm tạo lập tác phong công nghiệp cho người lao động hoàn thiện bộ máy quản lý gọn nhẹ cơ cấu sản xuất kinh doanh năng động, hiệu quả thích ứng cao hơn trong cơ chế thị trường. Năm 2002 Công ty đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000.
Vượt qua hàng ngàn những khó khăn và thử thách từ một nhà máy sản xuất lạc hậu với quy mô nhỏ tới nay sau gần 40 năm trưởng thành Công ty đã có 9 chi nhánh giới thiệu sản phẩm trải rộng khắp ba miền đất nước. Công ty cũng đã hai lần nhận được huân chương lao động hạng II và hạng III của Nhà nước trao tặng cùng nhiều danh hiệu cao quý tại các hội chợ, triển lãm trong nước. Hàng năm công ty đã tạo công ăn việc làm cho rất nhiều lao động dư thừa góp phần vào việc ổn định trật tự xã hội ....
Hiện nay Công ty gồm 4 xí nghiệp:
·        Xí nghiệp sản xuất vải bạt.
·        Xí nghiệp sản xuất vải mành.
·        Xí nghiệp sản xuất vải không dệt.
·        Xí nghiệp may.
                (Như đã nói ở trên sản phẩm vải bạt đã bước vào giai đoạn suy thoái
                nên sớm muộn nó sẽ được thay thế bằng một mặt hàng khác)
 Tổng số cán bộ công nhân viên trong Công ty là 782 người (tính đến hết 31/12/2003) trong đó có 672 công nhân sản xuất. Lao động của công ty đa phần là lao động nữ chiếm khoảng 75%. Trình độ của người lao động được Công ty rất chú trọng: Trình độ ĐH và trên ĐH chiếm 6,5%; THCN& CĐ chiếm:6.79%; thợ bậc 6+7là:11,69%; thợ bậc 5 là:20,69%; thợ bậc 3+4là :17,29%. Tuy nhiên tỷ lệ này chưa cao, Công ty cần phải chú trọng hơn nữa trong thời gian tới. Đời sống vật chất cũng như tinh thần của người lao động ngày càng được quan tâm …
Để tải tài liệu này xin mời bạn mua thẻ điện thoại  VietTel mệnh giá 20.000đ sau đó gửi mã số thẻ cào cùng địa chỉ email của bạn và mã tài liệu KT070 đến số điện thoại: 0988.44.1615 Sau khi nhận được tin nhắn tôi sẽ gửi tài liệu cho bạn và thông báo cho bạn biết
Tài liệu này không có hình ảnh khác

Tài liệu cùng loại

Tên tài liệu
 Mã tài liệu
 Ngày đăng
 Lượt xem
 
(Chú ý: Website đang trong giai đoạn hoạt động thử nghiệm, đang định xin giấy phép MXH của Bộ TT & TT)
Lên đầu trang
Array
(
    [type] => 8192
    [message] => preg_replace(): The /e modifier is deprecated, use preg_replace_callback instead
    [file] => /home/pwhqfmvb/GiangVien/includes/countries.php
    [line] => 435
)