Chuyên cung cấp tài liệu


Từ khóa cần tìm:
Để tải tài liệu này xin mời bạn mua thẻ điện thoại VietTel mệnh giá 20.000đ và gửi mã thẻ cào cùng với địa chỉ Email của bạn và mã tài liệu QT027 đến số điện thoại sau đây: 0988.44.1615  

Sau khi nhận được thông tin tôi sẽ gửi tài liệu vào mail cho bạn ngay và thông báo cho bạn biết

Một số phương hướng và biện pháp cơ bản nhằm tăng cường công tác quản lý nguyên vật liệu trong doanh nghiệp

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau nhằm tạo thế đứng cho doanh nghiệp mình đang ngày càng trở nên gay gắt, khốc liệt. Để có thể đứng vững trong môi trường đó, doanh nghiệp cần phải tạo ra được những ưu thế riêng có của mình như: Chất lượng sản phẩm, giá cả, mẫu mã, tính hiện đại tiện dụng...


Thông tin chi tiết
Số lượt xem
2354 Lượt xem
Cú pháp nhắn tin
Ngày đưa lên
Đăng ngày 16-12-2012 02:21:46 PM
Mã Tài liệu
QT027
Tổng điểm Đánh giá
0 điểm
Chia sẻ
Cho điểm tài liệu này
1 2 3 4 5
Đặt hàng
 Chương I
Nguyên vật liệu và quản lý nguyên vật liệu.
 
1.1 Khái niệm và vai trò của nguyên vật liệu trong doanh nghiệp.
1.1.1 Khái niệm:
 
   Một doanh nghiệp muốn kinh doanh, sản xuất hiệu quả thì phải chú trọng tới nhiều yếu tố. Nhóm yếu tố quan trọng đầu tiên là nhóm yếu tố đầu vào.
Trong đó nguyên vật liệu là yếu tố đáng chú ý nhất vì nguyên vật liệu là yếu tố trực tiếp cấu tạo nên thực thể sản phẩm. Thiếu nguyên vật liệu thì quá trình sản xuất sẽ bị gián đoạn hoặc không tiến hành được. Nguyên vật liệu là từ tổng hợp dùng để chỉ chung nguyên liệu và vật liệu. Trong đó, nguyên liệu là đối tượng lao động, nhưng không phải mọi đối tượng lao động đều là nguyên liệu. Tiêu chuẩn để phân biệt sự khác nhau giữa nguyên liệu và đối tượng lao động là sự kết tinh lao động của con người trong đối tượng lao động, còn với nguyên liệu thì không. Những nguyên liệu đã qua công nghiệp chế biến thì được gọi là vật liệu.
   Nguyên vật liệu trong quá trình hình thành nên sản phẩm được chia thành nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ. Nguyên vật liệu chính tạo nên thực thể sản phẩm, ví dụ như bông tạo thành sợi để từ sợi tạo nên thực thể vải hay kim loại tạo nên thực thể của máy móc thiết bị... Vật liệu phụ lại bao gồm nhiều loại có loại thêm vào nguyên liệu chính để làm thay đổi tính chất của nguyên liệu chính nhằm tạo nên tính chất mới phù hợp với yêu cầu của sản phẩm. Có loại lại dùng để tạo điều kiện cho sự hoạt động bình thường của tư liệu lao động và hoạt động của con người...
   Việc phân chia như thế này không phải dựa vào đặc tính hoá học hay khối lượng tiêu hao mà căn cứ vào sự tham gia của chúng vào quá trình tạo ra sản phẩm. Vì vậy, mỗi loại nguyên vật liệu lại có vai trò khác nhau đối với đặc tính của sản phẩm.
 
1.1.2 Vai trò của nguyên vật liệu.
   Là một yếu tố trực tiếp cấu thành nên thực thể sản phẩm, do vậy, chất lượng của nguyên vật liệu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Nguyên vật liệu được đảm bảo đầy đủ về số lượng  chất lượng chủng loại... có tác động rất lớn đến chất lượng sản phẩm. Vì vậy, đảm bảo chất lượng nguyên vật liệu cho sản xuất còn là một biện pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm.
   Nguyên vật liệu liên quan trực tiếp tới kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, là đầu vào của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, cung ứng nguyên vật liệu kịp thời với giá cả hợp lý sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trên thị trường. Xét cả về mặt hiện vật lẫn về mặt giá trị, nguyên vật liệu là một trong những yếu tố không thể thiếu trong bất kì quá trình sản xuất nào, là một bộ phận quan trọng của tài sản lưu động. Chính vì vậy, quản lý nguyên vật liệu chính là quản lý vốn sản xuất kinh doanh và tài sản của doanh nghiệp.
 
1.1.3 Phân loại nguyên vật liệu.
   Khi tiến hành sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải sử dụng nhiều loại vật liệu khác nhau. Để có thể quản lý nguyên vật liệu một cách chặt chẽ thì nguyên vật liệu phục vụ cho nhu cầu quản trị doanh nghiệp cần thiết phải phân loại theo những tiêu thức phù hợp. Phân loại nguyên vật liệu là sắp xếp nguyên vật liệu thành từng loại, từng nhóm khác nhau căn cứ vào tiêu chuẩn phân loại nhất định. Căn cứ vào nội dung kinh tế, vai trò của chúng trong quá trình sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp thì nguyên vật liệu được chia thành:
  -  Nguyên vật liệu chính (bao gồm cả nửa thành phẩm mua ngoài). Đối với các doanh nghiệp sản xuất nguyên vật liệu chính là đối tượng lao động chủ yếu cấu thành nên thực thể chính của sản phẩm như sắt, thép chế tạo nên máy cơ khí, xây dựng cơ bản... Đối với nửa thành phẩm mua ngoài với mục đích tiếp tục quá trinh sản xuất sản phẩm ví dụ như sợi mua ngoài trong các doanh nghiệp dệt cũng được gọi là nguyên vật liệu chính.
  -  Nguyên vật liệu phụ: cũng là đối tượng lao động nhưng chỉ có tác dụng phụ trong quá trình sản xuất được sử dụng cùng với nguyên vật liệu chính để làm thay đổi một số tính chất lí hoá của nguyên vật liệu chính (hình dáng, màu sắc, mùi vị...) hoặc phục vụ hoạt động của các tư liệu lao động, phục vụ cho lao động của công nhân viên chức, phục vụ cho công tác quản lý.
  -  Nguyên vật liệu khác: là các loại vật liệu loại ra trong quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm như gỗ, sắt, thép vụn hay phế liệu thu nhặt, thu hồi trong quá trình thanh lý tài sản cố định.
 Tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý mà từng loại nguyên vật liệu lại được chia thành từng nhóm, từng thứ quy cách một cách chi tiết, cụ thể hơn. Việc phân loại cần lập thành sổ danh điểm cho từng thứ vật liệu, trong đó mỗi nhóm được sử dụng một ký hiệu riêng.
 
1.2 Bảo đảm, quản lý nguyên vật liệu trong doanh nghiệp.
1.2.1 Công tác bảo đảm, quản lý nguyên vật liệu.
1.2.1.1 Bảo đảm nguyên vật liệu trong sản xuất.
1.2.1.1.1 Các quan điểm và chỉ tiêu đánh giá nguyên vật liệu trong sản xuất.
   Như chúng ta đã biết nguyên vật liệu là một trong ba yếu tố cấu thành của quá trình sản xuất (sức lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động), nội dung cơ bản của đối tượng lao động là nguyên vật liệu. Nếu xét về mặt vật chất thì nguyên vật liệu là yếu tố cấu thành nên thực thể của sản phẩm, chất lượng sản phẩm. Chất lượng của nguyên vật liệu có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Xét về mặt giá trị thì tỷ trọng các yếu tố nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu giá thành. Còn xét về lĩnh vực vốn thì tiền bỏ ra mua nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong vốn lưu động của các doanh nghiệp. Do đó, việc đảm bảo nguyên vật liệu trong sản xuất là yêu cầu cấp bách đặt ra đối với mọi đơn vị sản xuất kinh doanh. Để đảm bảo nguyên vật liệu trong sản xuất phải thực hiện tốt các yêu cầu sau:
  -   Đảm bảo cung cấp kịp thời nguyên vật liệu cho sản xuất. Tính kịp thời là yêu cầu về mặt lượng của sản xuất. Phải luôn đảm bảo để không xảy ra tình trạng thiếu nguyên vật liệu làm cho sản xuất bị gián đoạn.
  -   Đảm bảo đủ số lượng, chất lượng, chủng loại và quy cách của nguyên vật liệu. Tính kịp thời phải gắn liền với đủ về số lượng và đúng về chất lượng. Đây là một yêu cầu của công tác phục vụ. Nếu cung cấp kịp thời nhưng thừa về số lượng và chất lượng không đảm bảo thì hiệu quả sản xuất sẽ không cao. Về mặt quy cách và chủng loại cũng là yếu tố quan trọng, nếu cung cấp kịp thời, đủ số lượng, đảm bảo chất lượng nhưng sai quy cách và chủng loại sẽ gây nhiều thiệt hại cho sản xuất, thậm chí sản xuất còn bị gián đoạn.
  -   Đảm bảo cung cấp đồng bộ. Tính đồng bộ trong cung cấp cũng có ý nghĩa tương tự như tính cân đối trong sản xuất. Tính đồng bộ hoàn toàn không phải là sự bằng nhau về số lượng mà đó chính là quan hệ tỷ lệ do định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm quyết định. Ví dụ định mức tiêu hao nguyên liệu để sản xuất một máy tiện T616 thì cần 2188 Kg gang, 540 Kg thép và 0,4 Kg kim loại màu. Như vậy, nếu sản xuất 10 máy thì đòi hỏi phải cung cấp 21880 kg gang, 5400 kg thép và 4 kg kim loại màu mới đảm bảo tính đồng bộ. Nếu cung cấp không đồng bộ (tức là không đảm bảo quan hệ tỷ lệ) thì sản xuất sẽ không mang lại hiệu quả cao. Tính đồng bộ trong cung ứng được thể hiện qua nội dung của kế hoạch tiến độ mua sắm nguyên vật liệu.
 
1.2.1.1.2 Vai trò của công tác bảo đảm nguyên vật liệu trong sản xuất.
     Đảm bảo nguyên vật liệu trong sản xuất là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý doanh nghiệp. Thước đo để đánh giá trình độ bảo đảm nguyên vật liệu trong sản xuất chính là mức độ đáp ứng của 3 yêu cầu: cung cấp kịp thời, đảm bảo đủ số lượng, chất lượng, quy cách, chủng loại và cung cấp đồng bộ.
     Việc đảm bảo nguyên vật liệu đầy đủ, đồng bộ, kịp thời là điều kiện tiền đề cho sự liên tục của quá trình sản xuất, cho sự nhịp nhàng đều đặn của quá trình sản xuất. Đó chính là cơ sở để tăng năng suất lao động, tăng sản lượng, đáp ứng ngày càng đầy đủ yêu cầu của thị trường về mặt số lượng. Bất cứ một sự không đầy đủ, kịp thời và đồng bộ nảo của nguyên vật liệu đều có thể gây ra ngừng trệ sản xuất, gây ra sự vi phạm các quan hệ kinh tế đã được thiết lập giữa các doanh nghiệp với nhau, gây ra sự tổn thất trong sản xuất kinh doanh.
    Nguyên vật liệu được đảm bảo sử dụng hợp lý và tiết kiệm góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, nhờ đó mà tăng doanh thu, tăng quỹ lương và đời sống cán bộ công nhân viên không ngừng được cải thiện.
    Đảm bảo nguyên vật liệu trong sản xuất là vấn đề quan trọng để đưa các mặt quản lý đi vào nề nếp và đạt hiệu quả cao như quản lý lao động, định mức, quỹ lương, thiết bị, vốn... Đảm bảo sản xuất kinh doanh có lợi, tăng khả năng sinh lời của vốn, thực hiện tốt các yêu cầu của quy luật tái sản xuất mở rộng bằng con đường tích tụ vốn.
    Như vậy, công tác bảo đảm trong sản xuất có một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình sản xuất. Việc đảm bảo này ảnh hưởng đến năng suất của doanh nghiệp, đến chất lượng sản phẩm, đến việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm đầu tư, đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, đến hiệu quả sản xuất kinh doanh và sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp.
 
1.2.1.1.3 Nội dung của công tác đảm bảo nguyên vật liệu.
·        Lập kế hoạch mua nguyên vật liệu:
 Kế hoạch mua sắm nguyên vật liệu là một bộ phận quan trọng của kế hoạch sản xuất-kĩ thuật-tài chính của doanh nghiệp. Trong mối quan hệ này, kế hoạch mua sắm nguyên vật liệu bảo đảm yếu tố vật chất để thực hiện các kế hoạch khác, còn các kế hoạch khác là căn cứ để xây dựng mua sắm nguyên vật liệu. Kế hoạch mua sắm nguyên vật liệu ảnh hưởng tới hoạt động dự trữ, tiêu thu, kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
 - Trước hết phải xác định lượng vật liệu cần dùng. Lượng vật liệu cần dùng là lượng vật liệu được sử dụng một cách hợp lý và tiết kiệm trong kỳ kế hoạch (thường là 1 năm). Lượng vật liệu cần dùng phải đảm bảo hoàn thành kế hoạch sản xuất sản phẩm cả về mặt hiện vật và giá trị, đồng thời cũng phải tính đến nhu cầu vật liệu cho chế thử sản phẩm mới, tự trang tự chế, sửa chữa máy móc thiết bị...Lượng vật liệu cần dùng được tính toán cụ thể cho từng loại theo quy cách, cỡ loại của nó ở từng bộ phận sử dụng, sau đó tổng hợp lại cho toàn doanh nghiệp. Khi tính toán phải dựa trên cơ sở định mức tiêu dùng nguyên vật liệu cho một sản phẩm, nhiệm vụ sản xuất, chế thử sản phẩm mới và sửa chữa trong kỳ kế hoạch. Tuỳ thuộc vào từng loại nguyên vật liệu, từng loại sản phẩm, đặc điểm kinh tế kĩ thuật của doanh nghiệp mà vận dụng phương pháp tính toán thích hợp.
 Lượng nguyên vật liệu chính cần dùng được tính theo công thức: 
Vcd = Σ [(Si*Dvi)(1+Kpi)(1-Kdi)]
Trong đó:
 Vcd: lượng vật liệu cần dùng.
 Si: số lượng sản phẩm loại i kỳ kế hoạch.
 Dvi: định mức tiêu dùng nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm loại i.
 Kdi: tỷ lệ phế liệu dùng lại loại sản phẩm i kỳ kế hoạch.
 Kpi: tỷ lệ phế phẩm cho phép loại sản phẩm i kỳ kế hoạch.
 - Xác định lượng nguyên vật liệu dự trữ. Để đảm bảo cho quá trình tiến hành được liên tục, hiệu quả đói hỏi phải có một lượng nguyên vật liệu dự trữ hợp lý. Lượng nguyên vật liệu dự trữ (còn gọi là định mức dự trữ nguyên vật liệu) là lượng nguyên vật liệu tồn kho cần thiết được quy định trong kỳ kế hoạch để đảm bảo cho quá trình sản xuất được tiến hành liên tục và bình thường. Căn cứ vào tính chất, công dụng, nguyên vật liệu dự trữ được chia thành ba loại: dự trữ thường xuyên, dự trữ theo mùa và dự trữ bảo hiểm.
 + Lượng nguyên vật liệu dự trữ thường xuyên là lượng nguyên vật liệu cần thiết tối thiểu để đảm bảo cho sản xuất tiến hành bình thường giữa hai lần mua sắm nguyên vật liệu.
 Công thức xác định:

Vdx = Vn*tn

   Trong đó:

 Vdx: lượng nguyên vật liệu dự trữ thường xuyên lớn nhất.
 Vn: lượng nguyên vật liệu cần dùng bình quân một ngày đêm.
 tn: thời gian dự trữ thường xuyên.
 Lượng nguyên vật liệu dùng bình quân tuỳ thuộc vào quy mô của doanh nghiệp còn thời gian dự trữ tuỳ thuộc vào thị trường mua, nguồn vốn lưu động và độ dài của chu kỳ sản xuất.
 + Lượng nguyên vật liệu dự trữ bảo hiểm: là lượng nguyên vật liệu cần thiết tối thiểu để đảm bảo cho sản xuất được tiến hành bình thường.
 Công thức xác định:
Vdb = Vn*N.
 Trong đó:
              Vdb: lượng vật liệu dự trữ bảo hiểm.
              Vn: lượng nguyên vật liệu cần dùng bình quân một ngày đêm.
               N: số ngày dự trữ bảo hiểm.
 Số ngày dự trữ bảo hiểm được tính bình quân, số ngày lỡ hẹn mua trong năm.
 + Lượng nguyên vật liệu dự trữ theo mùa: trong thực tế có những loại nguyên vật liệu chỉ mua được theo mùa như mía cho doanh nghiệp đường, trái cây cho doanh nghiệp thực phẩm đồ hộp... Hoặc có những loại nguyên vật liệu vận chuyển bằng đường thuỷ, mùa mưa bão không vận chuyển được thì cũng phải dự trữ theo mùa.
 Công thức xác định:
Vdm = Vn*tm.
 Trong đó: 
    Vdm : Lượng nguyên vật liệu dự trữ theo mùa .
     Vn : Lượng nguyên vật liệu tiêu hao bình quân .
     Tm : Số ngày dự trữ theo mùa .
     Xác định lượng nguyên vật liệu cần mua để làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch vốn lưu động, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tính toán chính xác lượng nguyên vật liệu cần mua sắm trong năm. Lượng nguyên vật liệu cần mua sắm trong năm phụ thuộc vào ba yếu tố:
          Lượng nguyên vật liệu cần dùng (Vcd).
          Lượng nguyên vật liệu dự trữ đầu kỳ (Vd1).
          Lượng nguyên vật liệu dự trữ cuối kỳ (Vd2).
Để tải tài liệu này xin mời bạn mua thẻ điện thoại  VietTel mệnh giá 20.000đ sau đó gửi mã số thẻ cào cùng địa chỉ email của bạn và mã tài liệu QT027 đến số điện thoại: 0988.44.1615 Sau khi nhận được tin nhắn tôi sẽ gửi tài liệu cho bạn và thông báo cho bạn biết
Tài liệu này không có hình ảnh khác
Số ký tự được gõ là 250

Tài liệu cùng loại

Tên tài liệu
 Mã tài liệu
 Ngày đăng
 Lượt xem
 
(Chú ý: Website đang trong giai đoạn hoạt động thử nghiệm, đang định xin giấy phép MXH của Bộ TT & TT)
Lên đầu trang
Array
(
    [type] => 8192
    [message] => preg_replace(): The /e modifier is deprecated, use preg_replace_callback instead
    [file] => /home/pwhqfmvb/GiangVien/includes/countries.php
    [line] => 435
)