Chuyên cung cấp tài liệu


Từ khóa cần tìm:
Để tải tài liệu này xin mời bạn mua thẻ điện thoại VietTel mệnh giá 20.000đ và gửi mã thẻ cào cùng với địa chỉ Email của bạn và mã tài liệu DA071 đến số điện thoại sau đây: 0988.44.1615  

Sau khi nhận được thông tin tôi sẽ gửi tài liệu vào mail cho bạn ngay và thông báo cho bạn biết

Một số giải pháp marketing nhằm thu hút khách hàng tại các siêu thị ở Hà Nội

Ngày nay trong nhịp độ phát triển nhanh chóng, mau lẹ này các nhà sản xuất hầu như không trực tiếp bán hàng cho người tiêu dùng cuối cùng. Thế nhưng việc sản xuất và kết thúc bán hàng đi trong lưu thông để đến được với khách hàng cần sự cống hiến của hàng hóa đó vẫn là vấn đề tất yếu trong quy luật tồn tại, vận động và phát triển của hàng hóa. Mặt khác dân cư ngày một tăng với sự thay đổi mạnh mẽ về cơ chế quản lý kinh tế, thu nhập người dân tăng lên, đời sống văn minh hiện đại lên và sự giao lưu kinh tế đã khiến cho lượng khách nước ngoài vào Việt Nam sinh sống, làm việc và du lịch ngày càng nhiều, kéo theo nhu cầu không ngừng tăng lên và thay đổi liên tục .


Thông tin chi tiết
Số lượt xem
2320 Lượt xem
Cú pháp nhắn tin
Ngày đưa lên
Đăng ngày 19-06-2012 03:13:05 PM
Mã Tài liệu
DA071
Tổng điểm Đánh giá
0 điểm
Chia sẻ
Cho điểm tài liệu này
1 2 3 4 5
Đặt hàng
PHẦN NỘI DUNG
PHẦN I:. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Ở SIÊU THỊ HÀ NỘI
 
I.Đặc trưng cơ bản của hệ thống siêu thị ở Hà Nội.
 Hình thức sở hữu đa dạng như nhà nước, tập thể công ty TNHH công ty cổ phần, liên doanh với nước ngoài . lượng nhân viên phục vụ trong siêu thị tương ứng với một đơn vị diện tích bán hàng là khá nhiều mặc dù đây là loại hình kinh doanh tự phục vụ, phần đa trong số họ là nhân viên bảo vệ, nhân viên trông giữ hàng:
 Quy mô siêu thị ngày càng lớn cả về diện tích, không gian cả về số lượng chủng loại hàng hóa- khách hàng đến đây để có thể xem và lựa chọn khoảng hơn 150000 món hàng bách hóa gia dụng cùng thực phẩm tươi khô, các loại đồ hấp , thức uống đóng chai, đóng hộp…
 Tỷ lệ hàng nội trong tổng số doanh thu của năm 1995  khoảng 10-30 % năm 1998 nâng lên 80-98%. Một số siêu thị ở trung tâm thành phố có nhiều người nước ngoài sinh sống, qua lại, tỷ lệ hàng nhập ngoại cao hơn . Tuy nhiên một số đặc trưng nổi bật mà mọi người có thể nhận ra là trong siêu thị một số mặt hàng thực phẩm mà nhất là đồ tươi sống như thịt, cá , rau…chiếm tỷ lệ rất nhỏ.
 Phương hướng kinh doanh là loại hình bản lẻ với số lượng lớn theo phương thức tự phục vụ, tự chọn. Thông qua tìm hiểu nghiên cứu thị trường nắm bắt được nhu cầu rồi tìm nguồn cung ứng hàng hóa từ nhà sản xuất, nhà cung ứng trong ngoài nước sau đó trưng bày theo cách thuận tiện, bắt mắt nhất với chất lượng đảm bảo hàng hóa có nguồn gốc , giá cả đã được gắn cùng. Nhìn chung kinh doanh siêu thị chủ yếu là quản lý đóng vai trò chủ yếu. Do siêu thị là loại hình kinh doanh mới văn minh , hiện đại là nơi cung cấp những những nguồn hàng tin cậy cho người tiêu dùng, người tiêu dùng đến đây mua có thể tin tưởng vào chất lượng của hàng hóa mà không đắn đo gì. Khi một người muốn mua một sản phẩm tốt, chất lượng họ thường nghĩ ngay đến siêu thị, phải chăng đây là ưu điểm lớn của siêu thị? Trong kênh phân phối người trung gian thương mại là một trong những thành viên cơ bản của kênh nó được chia thành 2 cấp độ trung gian bán buôn , trung gian bán lẻ. Siêu thị cũng là một nhà trung gian trong kênh phân phối để phân phối hàng hóa từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng . Người tiêu dùng cuối cùng gồm người tiêu dùng cá nhân , người sử dụng công nghiệp và các tổ chức nghề nghiệp . Người tiêu dùng cuối  cùng cũng là các thành viên của kênh bởi vì họ liên quan đến chức năng đàm phán và là điểm đến của hàng hóa . Theo quan điểm quản lý , hoàn toàn hợp lý khi chúng ta cho rằng người tiêu dùng cuối cùng là thị trường mục tiêu của tất cả các hệ thống thương mại. Bởi vậy kênh marketing có thể bao gồm những người tiêu dùng cuối cùng . tuy nhiên, họ tham gia vào kênh bằng thực hiện các chức năng khác giúp cho quá trình phân phối dễ dàng và hiệu quả hơn.
 Siêu thị là một trong những trung gian bán lẻ trong kênh phân phối phát hiện nhu cầu của khách hàng , tìm và bán những hàng hóa ở thời gian địa điểm và theo cách thức mà các khách hàng mong muốn. Trong lĩnh vực bán lẻ người bán lẻ ngày càng trở nên lớn, thậm chí khổng lồ trong kinh doanh. Vì quy mô chuyển thành sức mạnh , khi người bán lẻ trở nên lớn hơn , họ càng có khả năng ảnh hưởng lớn hơn đến các hoạt động của các thành viên khác của kênh ( người bán buôn và người sản xuất ).những người bán lẻ khổng lồ với sức mua và thị phần thị trường lớn. Sự quản lý tốt hiện nay đang thể hiện như là các nhà bán lẻ có sức mạnh . Họ lớn hơn các nhà sản xuất cung cấp cho họ và có khả năng giữ vị trí thống trị trong kênh marketing các công việc phân phối được thực hiện bởi người bán lẻ.
 Các công việc  phân phối được thực hiện bởi người bán lẻ .
 Vai trò của người bán lẻ trong các kênh marketing liên quan đến quy mô và loại hình bán lẻ bao gồm : phát hiện ra nhu cầu khách hàng, tìm và bán những hàng hóa ở thời gian , địa điểm và theo cách thức mà các khách hàng này mong muốn. Hơn nữa họ tạo ra các hỗn hợp hàng hóa phù hợp, ở thời gian mà khách hàng sẵn sàng mua.
 Chúng ta có thể thấy các công việc phân phối đặc biệt thích hợp với người bán lẻ bao gồm:
 1. Đưa ra sự hỗ trợ về con người và vật chất để sản xuất và người bán buôn có thể có nhiều điểm tiếp xúc với khách hàng gần với vị trí sinh sống của họ.
 2. Cung cấp việc bán hàng cá nhân , quảng cáo và trưng bày để bán các sản phẩm của người sản xuất .
 3. Phát hiện nhu cầu tiêu dùng và truyền những thông tin này trở lại qua kênh.
 4. Phân chia số lượng hàng hóa thành nhiều lượng nhỏ phù hợp với nhu cầu tiêu dùng, qua đó tiết kiệm cho người cung cấp ( bằng việc chấp nhận khối lượng vận chuyển lớn tường ứng ). Và tạo thuận lợi cho người tiêu dùng .
 5. Thực hiện dự trữ , tồn kho để người cung cấp có thể có dự trữ tồn kho rộng lớn sản phẩm  của họ ở vị trí chi phí thấp và có thể cho phép người tiêu dùng tiếp xúc tiện lợi nhất với sản phẩm  của người sản xuất và người bán buôn .
 6.San sẻ rủi ro cho người sản xuất ( hay bán buôn ) bằng việc đề nghị và chấp nhận phân phối trước mùa tiêu thụ.
 Mức độ người bán lẻ thực hiện các công việc phân phối ở trên là rất khác nhau . có những người bán lẻ lại làm ít nhất các công việc này. một số người bán lẻ chọn chiến lược cung cấp các dịch vụ phân phối ở mức bán lẻ nhiều nhất. Ngược lại một số nhà bán lẻ lại bán giá thấp với mức độ cung cấp dịch vụ bán lẻ thấp nhất. Họ bán các hỗn hợp hàng hóa không dự định trước , không có dịch vụ cá nhân.
Thường xuyên phải xếp hàng dài để trả tiền. ở mức trung bình là các nhà bán lẻ quản lý dự trữ cẩn thận ở các cửa hàng của họ để đảm bảo cho khách hàng luôn luôn tìm thấy những mặt hàng của họ cần, họ luôn có nhiều quầy để trả tiền để khách hàng không phải chờ lâu .
 Quy mô tăng lên của người bán lẻ có ảnh hưởng đến phân chia các công việc phân phối giữa các thành viên của kênh , đặc biệt một số công việc phân phối trước đây do người sản xuất và bán buôn làm nay được chuyển sang cho người bán lẻ có quy mô lớn.
 Ví dụ: phần lớn các cửa hàng chuỗi lớn và cửa hàng bách hóa tổng hợp có hệ thống kho hiện đại của chính họ để dự trữ và đặt hàng hóa có hiệu quả . điều này đã giảm được việc sử dụng bán buôn xuống mức thấp nhất. Như vậy quy mô của người bán lẻ tạo nên tiềm năng cho họ thực hiện các công việc phân phối có hiệu quả . Mặt khác, quy mô lớn của người bán lẻ đã làm tăng sức mạnh và tính độc lập của họ , họ không dễ dàng bị ảnh hưởng bởi người sản xuất nữa. một thực tế đang xuất hiện trong bán lẻ tạo ra thách thức lớn cho người quản lý kênh là sự thay đổi vai trò của người bán lẻ trong kênh. Thực chất người bán lẻ đóng vai trò 2 mặt :
 Một mặt , những người cung cấp ( sản xuất hoặc bán buôn ) hy vọng người bán lẻ hoạt động như đại lý bán của họ. Họ hy vọng người bán lẻ dự trữ hàng và thực hiện các xúc tiến để mở rộng khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng cho hàng hóa của họ hơn cho hàng hóa của những người cung cấp khác , mặt khác người bán lẻ cũng hoạt động như các đại lý mua cho các khách hàng của họ. Trong vai trò này, người bán lẻ hiểu nhu cầu của khách hàng , tìm kiếm và mua chỉ từ những người cung cấp có loại hàng hóa thỏa mãn nhu cầu tốt nhất của khách hàng .
 Thực tế là tất cả những người bán lẻ đều thực hiện đầy đủ cả 2 vai trò trên ,nhưng  mỗi vai trò đang được thay đổi. Cùng với số lượng những người bán lẻ theo định hướng marketing ngày càng tăng, vấn đề dự trữ và bán hàng hóa như thế nào ngày càng không phải do những người cung cấp quyết định mà là từ sự phân tích thị trường mục tiêu của chính bản thân người bán lẻ . nhiều nhà bán lẻ bây giời đủ lớn để gây sức ép đối với người cung cấp , chỉ mua và bán những hàng hóa phù hợp với nhu cầu của khách hàng của họ. Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, các trung gian thương mại trên thị trường đang có sự thay đổi lớn . Phân tích được xu thế này sẽ giúp doanh nghiệp biết cần phải tổ chức và quản lý các kênh marketing theo những phương thức và giải pháp nào cho hiệu quả?
 Cũng tùy từng mặt hàng mà siêu thị là trung gian ở các kênh phân phối dài ngắn khác nhau. Có hàng hóa siêu thị là trung gian trực tiếp trong kênh phân phối , lúc đó các hàng hóa này thường là những mặt hàng công nghiệp, mặt hàng tiêu dùng có giá trị cao, các mặt hàng hải sản tươi sống, rau quả. Siêu thị  là trung gian gián tiếp đối với những  mặt hàng có giá trị nhỏ, đồ gia dụng
Để tải tài liệu này xin mời bạn mua thẻ điện thoại  VietTel mệnh giá 20.000đ sau đó gửi mã số thẻ cào cùng địa chỉ email của bạn và mã tài liệu DA071 đến số điện thoại: 0988.44.1615 Sau khi nhận được tin nhắn tôi sẽ gửi tài liệu cho bạn và thông báo cho bạn biết
Tài liệu này không có hình ảnh khác

Tài liệu cùng loại

Tên tài liệu
 Mã tài liệu
 Ngày đăng
 Lượt xem
 
(Chú ý: Website đang trong giai đoạn hoạt động thử nghiệm, đang định xin giấy phép MXH của Bộ TT & TT)
Lên đầu trang
Array
(
    [type] => 8192
    [message] => preg_replace(): The /e modifier is deprecated, use preg_replace_callback instead
    [file] => /home/pwhqfmvb/GiangVien/includes/countries.php
    [line] => 435
)