Chuyên cung cấp tài liệu


Từ khóa cần tìm:
Để tải tài liệu này xin mời bạn mua thẻ điện thoại VietTel mệnh giá 20.000đ và gửi mã thẻ cào cùng với địa chỉ Email của bạn và mã tài liệu BH26 đến số điện thoại sau đây: 0988.44.1615  

Sau khi nhận được thông tin tôi sẽ gửi tài liệu vào mail cho bạn ngay và thông báo cho bạn biết

An sinh giáo dục: Thực trạng và một số biện pháp phát triển nghiệp vụ này ở công ty Bảo hiểm nhân thọ

Nền kinh tế nước ta dần dần khởi sắc và phát triển một cách vững chắc, về cơ bản chúng ta đã thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng kéo dài, sự mất cân đối về cơ cấu kinh tế đang được điều chỉnh, đIều kiện sống của nhân dân không ngừng được cảI thiện và nâng cao. Trong xu thế phát triển toàn diện đó, ngành bảo hiểm cũng có những điều kiện thuận lợi để phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Ngày càng có nhiều nghiệp vụ mới ra đời, bảo hiểm nhân thọ là một ví dụ điển hình.


Thông tin chi tiết
Số lượt xem
2154 Lượt xem
Cú pháp nhắn tin
Ngày đưa lên
Đăng ngày 18-06-2012 02:58:34 PM
Mã Tài liệu
BH26
Tổng điểm Đánh giá
0 điểm
Chia sẻ
Cho điểm tài liệu này
1 2 3 4 5
Đặt hàng
Phần I
lý luận chung về bảo hiểm nhân thọ.
 
I. Sự cần thiết của bảo hiểm nhân thọ.
1. Lịch sử ra đời và phát triển của bảo hiểm nhân thọ.
a. Trên thế giới:
      Bảo hiểm nhân thọ ra đời và phát triển từ rất lâu trên thế giới. Hình thức bảo hiểm nhân thọ đầu tiên ra đời năm 1583 ở Luân đôn, người được bảo hiểm là William Gybbon. Như vậy, bảo hiểm nhân thọ có phôi thai từ rất sớm, nhưng lại không có điều kiện phát triển ở một số nước do thiếu cơ sở kỹ thuật ngẫu nhiên, nó giống như một trò chơi nên bị nhà thờ giáo hội lên án với lý do lạm dụng cuộc sống con người, nên bảo hiểm nhân thọ phải tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên sau đó do sự phát triển kinh tế mạnh mẽ, cuộc sống của con người được cải thiện rõ rệt, thêm vào đó là sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật nên bảo hiểm nhân thọ đã có điều kiện phát triển trên phạm vi rộng lớn. Với sự xuất hiện các phép tính xác suất Pascal và Fermat thì sự phát triển của bảo hiểm nhân thọ là một tất yếu khách quan.
      Năm 1759, công ty bảo hiểm nhân thọ đầu tiên ra đời ở châu Mỹ nhưng chỉ bán các hợp đồng bảo hiểm cho các con chiên trong nhà thờ của họ.
      Năm 1762, ở Anh thành lập công ty bảo hiểm nhân thọ Equitable. Đây là công ty đầu tiên bán các hợp đồng bảo hiểm rộng rãi cho nhân dân và áp dụng nguyên tắc phí bảo hiểm không đổi trong suốt thời gian bảo hiểm.
      Năm 1812, một công ty bảo hiểm nhân thọ nữa được thành lập ở Bắc Mỹ.
      Năm 1860 bắt đầu xuất hiện hệ thống mạng lưới đại lý bán bảo hiểm nhân thọ.
      Cho đến nay bảo hiểm nhân thọ đã phát triển rất mạnh mẽ và đa dạng. Từ những loại hình nhân thọ cơ bản là Bảo hiểm sinh mạng có thời hạn (Bảo hiểm tử kỳ), Bảo hiểm trọn đời, Bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp, Bảo hiểm trợ cấp hưu trí, mỗi công ty bảo hiểm đều thiết kế những sản phẩm mang những đặc thù riêng để đáp ứng nhu cầu tài chính của từng khu vực dân cư và phù hợp với chính sách kinh tế, xã hội của từng quốc gia.
      Người ta cũng thường có những điều khoản bổ sung trong đó phạm vi bảo hiểm là tai nạn hoặc bệnh tật, ốm đau, các bệnh hiểm nghèo xảy ra trong thời hạn bảo hiểm của hợp đồng chính (là một trong bốn dạng trên).
      Trên thế giới, hiện nay doanh số của bảo hiểm nhân thọ chiếm trên 50% doanh số của ngành bảo hiểm.
 
 
      Dưới đây là số liệu thể hiện tỷ trọng doanh số bảo hiểm nhân thọ ở các khu vực trên thế giới trong hai năm 1990, 1996.
Bảng 1: Doanh số của bảo hiểm nhân thọ so với doanh số ngành bảo hiểm ở các khu vực
Đơn vị tính: %
Năm
Khu vực
1990 1996
Châu á 33,8 75
Châu Âu 31,4 50
Châu Mỹ 34,8 43
Nguồn tài liệu: Tạp chí Tái bảo hiểm - 1996.
      Trong đó, cho đến năm 1993, ở Đông Nam á tổng doanh thu phí bảo hiểm là 61,1 tỷ USD, doanh số của bảo hiểm nhân thọ là 45,1 tỷ USD chiếm 73,8% , doanh số của bảo hiểm phi nhân thọ là 16 tỷ USD chiếm 26,2%.
      Có thể đưa ra đây một số ví dụ về sự phát triển bảo hiểm nhân thọ ở một số nước như sau:
Bảng 2: Phí bảo hiểm nhân thọ ở một số nước trên thế giới năm 1993.
Tên nước Tổng phí bảo hiểm (tr.USD) Nhân thọ (%) Phi nhân thọ (%) Phí BHNT trên đầu người(US/
1000người)
Tỷ lệ BHNT trên GDP (%) Bảo hiểm phi nhân thọ trên GDP (%)
Hàn Quốc
Nhật Bản
Đài Loan
Singapor
Philipin
Thái Lan
Malaixia
Inđonêxia
Mỹ
Đức

Pháp

Anh
36.050
320.143
9.886
1.666
1.238
2.127
1.989
1.233
522.468
107.403
84.303
102.360
79,66
73,86
68,77
62,42
59,43
53,64
46,45
30,25
41,44
39,38
56,55
64,57
20,34
26,14
31,23
37,28
40,57
43,36
53,55
69,75
58,56
60,62
43,65
35,43
651.201
1.909.870
325.311
358.620
11.294
19.470
48.125
1.974
838.223
524.138
826.320
1.141.450
8,68
5,61
3,14
1,89
1,38
0,92
1,43
0,26
3,41
2,25
3,80
7,00
2,21
1,98
1,43
1,14
0,82
0,80
1,65
0,60
4,82
3,46
2,82
3,85
 Nguồn: Tạp chí Kinh tế phát triển - Đại học kinh tế quốc dân.
 
b.Tại Việt Nam:
      Với nhận thức sâu sắc về vai trò và tầm quan trọng của bảo hiểm nhân thọ, trong những năm qua Chính phủ và Bộ Tài chính rất quan tâm phát triển nghiệp vụ này. Với sự ra đời của công ty bảo hiểm nhân thọ, chính thức đầu tiên ở Việt Nam năm 1996 đã khẳng định rõ sự quan tâm của các cơ quan Nhà nước tầm vĩ mô. Mặc dù chúng ta mới tiến hành nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ gần ba năm, nhưng trong thực tế bảo hiểm nhân thọ đã xuất hiện ở Việt Nam từ rất sớm dưới nhiều hình thức khác nhau.
      Trước năm 1954, ở miền Bắc, những người làm việc cho Pháp đã được bảo hiểm và một số gia đình đã được hưởng quyền lợi bảo hiểm của các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ này. Các hợp đồng bảo hiểm này đều do các công ty bảo hiểm của Pháp trực tiếp thực hiện.
      Trong những năm 1970 - 1971 ở miền Nam công ty Hưng Việt bảo hiểm đã triển khai một số loại hình bảo hiểm như “An sinh giáo dục”, “Bảo hiểm trường sinh” (Bảo hiểm nhân thọ trọn đời), “Bảo hiểm tử kỳ thời hạn 5 - 10 - 20 năm”, nhưng công ty này chỉ hoạt động từ một đến hai năm nên các nghiệp vụ bảo hiểm không được biết đến rộng rãi.
      Năm 1987, Bảo Việt đã có đề án  “Bảo hiểm nhân thọ và việc vận dụng vào Việt Nam”, nhưng vào lúc đó điều kiện đất nước còn gặp nhiều khó khăn như:
      - Tỷ lệ lạm phát rất cao và không ổn định.
      - Thu nhập của nhân dân chỉ đủ để chi tiêu cho những nhu cầu tối thiểu thường ngày, phần tiết kiệm rất ít.
      - Chưa có điều kiện để công ty bảo hiểm hoạt động trong lĩnh vực đầu tư. Công ty bảo hiểm lúc đó chưa được phép sử dụng quỹ bảo hiểm đi đầu tư, môi trường đầu tư chưa phát triển.
      - Chưa có những qui định mang tính chất pháp lý để điều chỉnh mối quan hệ giá công ty bảo hiểm và người  tham gia bảo hiểm, bảo vệ quyền lợi cho người được bảo hiểm và khả năng thanh toán của công ty bảo hiểm.
      Với những khó khăn trên đã không cho phép công ty Bảo Việt phát triển nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ. Thay cho bảo hiểm nhân thọ, năm 1990, Bộ Tài chính cho phép công ty Bảo Việt triển khai “Bảo hiểm sinh mạng con người thời hạn 1 năm”.Thực tế triển khai nghiệp vụ này cho thấy:
      - Việc lo xa cho gia đình khi không may người chủ gia đình bị mất mà chỉ tính đến trong vòng 1 năm là không hấp dẫn. Tâm lý người tham gia loại hình bảo hiểm này cũng không thoải mái. Và do đó loại hình bảo hiểm này chỉ đáp ứng được nhu cầu cho những người già.
      - Mọi người tham gia bảo hiểm đều thắc mắc, nếu không gặp rủi ro có được nhận lại gì không?
      Với thực tế trên, cùng với việc đánh giá các điều kiện kinh tế xã hội Việt Nam trong những năm đầu thập kỷ 90, Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam đã bắt đầu tiến hành nghiên cứu triển khai nghiệp bảo hiểm nhân thọ với hai loại hình mang tính chất tiết kiệm từ cuối năm 1993. Đến tháng 1 năm 1994, Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam mới chính thức trình Bộ Tài chính dự án thành lập công ty Bảo hiểm nhân thọ.
      Với những yêu cầu về quản lý quỹ bảo hiểm nhân thọ, Bộ Tài chính đã ký quyết định số 568/QĐ/TCCB ngày 22/6/1996 thành lập công ty bảo hiểm nhân thọ trực thuộc Bảo Việt. Sự kiện này đánh dấu một bước ngoặt mới trong sự phát triển của ngành bảo hiểm Việt Nam.
2. Sự cần thiết của bảo hiểm nhân thọ
Bảo hiểm là sự chia sẻ rủi ro giữa một số đông với một vài người trong số họ phải gánh chịu. Có thể nói nguyên tắc này lần đầu tiên được ghi vào lịch sử là năm 1583, ở thị trường Luân đôn một nhóm người đã thoả thuận góp tiền và số tiền này sẽ được trả cho người nào trong số họ bị chết trong 1 năm. Đây cũng là mầm mống của nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ.
Sự ra đời và phát triển của bảo hiểm nhân thọ đã đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển cuả nền kinh tế trên thế giới. Ngày nay tham gia bảo hiểm nhân thọ trở thành một nhu cầu tất yếu của người dân các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển.ở châu á, những năm gần đây bảo hiểm nhân thọ phát triển hết sức mạnh mẽ, thực hiện chức năng huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân, tạo nguồn đầu tư dài hạn cho sự phát triển kinh tế- xã hội, giảm bớt tình trạng vay vốn nước ngoài với lãi suất cao.Theo Tài liệu của công ty Bảo Việt nhân thọ, năm 1996, ở châu á, tổng doanh thu phí bảo hiểm là 61,1 tỷ USD trong đó phí bảo hiểm nhân thọ là 45,1 tỷ USD chiếm 73,8%. Ơ các nước phát triển có môi trường đầu tư tốt, bảo hiểm nhân thọ phát triển rất mạnh mẽ.
Bảo hiểm nhân thọ giúp tăng tích luỹ cho ngân sách nhà nước, góp phần giải quyết một số vấn đề xã hội như vấn đề thất nghiệp, vấn đề giáo dục...Hiện nay  hầu hết các công ty lớn trên thế giới đều tham gia bảo hiểm nhân thọ nhằm duy trì hoạt động của công ty, bù đắp phần thiệt hại do rủi ro trong trường hợp người chủ công ty phải ngừng làm việc do tử vong hoặc thương tật toàn bộ vĩnh viễn.
Trong điều kiện kinh tế Việt nam, trải qua hơn 10 năm thực hiện đường lối đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta đã đạt được những thành tựu đáng phấn khởi và có ý nghĩa rất quan trọng. Đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế kéo dải, tạo ra được những cơ sở vật chất thuận lợi cho sự nghiệp phát triển đất nước, cho phép chúng ta chuyển sang thời kỳ mới: "Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá vì mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội văn minh".
Muốn thực hiện được thắng lợi mục tiêu chiến lược kinh tế xã hội đã đề ra thì nhân tố vốn đầu tư là rất quan trọng. Vốn đầu tư chủ yếu được lấy từ quĩ tích luỹ của nền kinh tế quốc dân và nguồn vốn vay nước ngoài. Theo kinh nghiệm của một số nước phát triển và tình hình kinh tế xã hội thực tế của Việt Nam thì nhất thiết phải tạo nhanh nguồn vốn tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế và phải coi đây là biện pháp chính. Có tích luỹ từ trong nước thì mới tiếp nhận được nguồn vốn từ bên ngoài. Mà quĩ tích luỹ này được hình thành chủ yếu từ tiết kiệm, để phát huy nguồn vốn này cần phải đẩy mạnh tiết kiệm, tạo khoản vốn cần thiết để phát triển kinh tế.
Một trong những mặt yếu kém của nền kinh tế nước ta thời gian qua là nguồn vốn đầu tư phát triển bằng nguồn vốn trong nước tăng không đáng kể, mặc dù theo điều tra, vốn trong dân không phải là nhỏ. Báo Đầu tư số ra gần đây cho biết: Nguồn vốn trong dân ước tính trong các năm :
- Năm 1992: 9419 tỷ đồng chiếm 9,8% GDP.
- Năm  1994: 21.753 tỷ đồng chiếm 12,8% GDP.
- Năm 1995: 34.382 tỷ đồng chiếm 13,2% GDP.
Dự đoán từ nay đến năm 2000 tỷ lệ này đạt 15% GDP.
Cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm từ 8 đến 9% và tốc độ tiêu dùng thấp hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế thì tiết kiệm trong dân sẽ không ngừng tăng cả về số tuyệt đối và tỷ trọng so với GDP. Đa số với người dân, ngoài khả năng gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng thì thường rất ít khả năng để đầu tư những khoản tiền nhàn rỗi.
Như vậy cùng với việc tăng nhanh số lượng và tỷ lệ  tiết kiệm trong dân, nhà nước cần phải có giải pháp, chính sách và công cụ để huy động mạnh nguồn vốn trong dân cho đầu tư phát triển.
Bảo hiểm nhân thọ từ khi ra đời và triển khai các nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp mang tính chất vừa bảo  hiểm vừa tiết kiệm đã và đang huy động được một lượng vốn không nhỏ trong dân. Tuy bước đầu, lượng người tham gia bảo hiểm chưa lớn, số hợp đồng tham gia ở mức trách nhiệm cao cũng chưa nhiều, nhưng lượng vốn mà công ty bảo hiểm nhân thọ Việt Nam huy động được cũng là hết sức cần thiết trong điều kiện kinh tế nước ta hiện nay. Nếu như đối với nghiệp vụ bảo hiểm khác thời gian bảo hiểm thường ngắn, mức phí đóng thường là thấp thì ở nghiệp vụ " An Sinh Giáo Dục " thời gian bảo hiểm dài, mức phí định kỳ cao. Điều này cho thấy huy động vốn bằng cách tăng cường triển khai nghiệp vụ "An Sinh Giáo Dục " là hết sức cần thiết đối với công ty bảo hiểm nhân thọ.
Để tải tài liệu này xin mời bạn mua thẻ điện thoại  VietTel mệnh giá 20.000đ sau đó gửi mã số thẻ cào cùng địa chỉ email của bạn và mã tài liệu BH26 đến số điện thoại: 0988.44.1615 Sau khi nhận được tin nhắn tôi sẽ gửi tài liệu cho bạn và thông báo cho bạn biết
Tài liệu này không có hình ảnh khác

Tài liệu cùng loại

 
(Chú ý: Website đang trong giai đoạn hoạt động thử nghiệm, đang định xin giấy phép MXH của Bộ TT & TT)
Lên đầu trang
Array
(
    [type] => 8192
    [message] => preg_replace(): The /e modifier is deprecated, use preg_replace_callback instead
    [file] => /home/pwhqfmvb/GiangVien/includes/countries.php
    [line] => 435
)