Chuyên cung cấp tài liệu


Từ khóa cần tìm:
Để tải tài liệu này xin mời bạn mua thẻ điện thoại VietTel mệnh giá 20.000đ và gửi mã thẻ cào cùng với địa chỉ Email của bạn và mã tài liệu T043 đến số điện thoại sau đây: 0988.44.1615  

Sau khi nhận được thông tin tôi sẽ gửi tài liệu vào mail cho bạn ngay và thông báo cho bạn biết

thức và vai trò của tri thức trong đời sống xã hội

Ý thức là một trong hai phạm trù thuộc vấn đề cơ bản của triết học. Nó là hình thức cao của sự phản ánh của thực tại khách quan, hình thức mà riêng con người mới có. ý thức của con người là cơ năng của cái “ khối vật chất đặc biệt phức tạm mà người ta gọi là bộ óc con người” (theo LêNin). Tác động của ý thức xã hội đối với con người là vô cùng to lớn. Nó không những là kim chỉ nam cho hoạt động thực tiễn mà con là động lực thực tiễn. Sự thành công hay thất bại của thực tiễn, tác động tích cự hay tiêu cực của ý thức đối với sự phát triển của tự nhiên, xã hội chủ yếu phụ thuộc vào vai trò chỉ đạo của ý thức mà biểu hiện ra là vai trò của khoa học văn hoá và tư tưỏng. Nền kinh tế của nước ta từ một điểm xuất phát thấp, tiềm lực kinh tế- kỹ thuật yếu, trong điều kiện sự biến đổi khoa học- công nghệ trên thế giới lại diễn ra rất nhanh, liệu nước ta có thể đạt đựoc những thành công mong muốn trong việc tạo ra nền khoa học- công nghệ đạt tiêu chuẩn quốc tế trong một thời gian ngắn hay không? Chung ta phải làm gì để tránh được nguy cơ tụt hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới? Câu hỏi này đặt ra cho chúng ta một vấn đề đó là sự lựa chọn bước đi và trật tự ưu tiên phát triển khoa học- công nghệ trong quan hệ với phát triển kinh tế trong các giai đoạn tới. Như vậy có nghĩa là ta cần phải có tri thức vì tri thức là khoa học. Chúng ta phải không ngừng nâng cao khả năng nhận thức cho mỗi người. Tuy nhiên nếu tri thức không biến thành niềm tin và ý chí thì tự nó cũng không có vai trò gì đối với đời sống hiện thực cả.Chỉ chú trọng đến tri thức mà bỏ qua công tác văn hoá- tư tưởng thì sẽ không phát huy được thế mạnh truyền thống của dân tộc. Chức năng của các giá trị văn hoá đã đem lại chủ nghĩa nhân đạo, tính đạo đức. Không có tính đạo đức thì tất cả các dạng giá trị ( giá trị vật chất và tinh thần) sẽ mất đi mọi ý nghĩa.Còn cách mạng tư tưởng góp phần làm biến đổi đời sống tinh thần- xã hội, xây dựng mối quan hệ tư tưởng, tình cảm của con người với tư cách là chủ thể xây dựng đời sống tinh thần và tạo ra được những điều kiện đảm bảo sự phát triển tự do của con người.Mà có tự do thì con người mới có thể tham gia xây dựng đất nước.


Thông tin chi tiết
Số lượt xem
7374 Lượt xem
Cú pháp nhắn tin
Ngày đưa lên
Đăng ngày 08-05-2012 10:15:55 AM
Mã Tài liệu
T043
Tổng điểm Đánh giá
15 điểm
Chia sẻ
Cho điểm tài liệu này
1 2 3 4 5
Đặt hàng

CHƯƠNG I

LÝ LUẬN CHUNG CỦA TRIẾT HỌC
 VỀ Ý THỨC VÀ TRI THỨC
 
1.1- Quan niệm của triết học Mác- Lênin về ý thức.
1.1.1. Khái niệm về ý thức
          Để đưa ra được định nghĩa về ý thức,con người đã trải qua một thời kỳ lịch sử lâu dài,nó trải qua những tư tưởng  từ thô sơ,sai lệch cho tới những định nghĩa có tính khoa học.
        Ngay từ thời cổ xưa,từ khi con người còn rất mơ hồ về cấu tạo của bản thân vì chưa lý giải được các sự vật hiện tượng xung quanh mình. Do chưa giải thích được giấc mơ là gì họ đã cho rằng: có một linh hồn nào đó cư trú trong cơ thể và có thể rời bỏ cơ thể, linh hồn này không những điều khiển được suy nghĩ tình cảm của con người mà còn điều khiển toàn bộ hoạt động của con người. Nếu linh hồn rời bỏ cơ thể thì cơ thể sẽ trở thành cơ thể chết.
          Tôn giáo và chủ nghĩa duy tâm đã phát triển quan niệm linh hồn của  con người nguyên thủy thành quan niệm về vai trò sáng tạo của linh hồn đối với thế giới, quan niệm về hồi tưởng của linh hồn bất tử và quan niệm về một linh hồn phổ biến không chỉ ở trong con người mà cả trong các sự vật, hiện tượng, trong thế giới cõi người và cõi thần, quan niệm về ý thức tuyệt đối, về lý tính thế giới.
          Chủ nghĩa duy tâm chủ quan thì đồng nhất ý thức với cảm gíac và cho rằng cảm giác của con người  chi phối thế giới...Như vậy, cả tôn giáo lẫn chủ nghĩa duy tâm đều cho rằng ý thức tồn tại độc lập với thế giới bên ngoài và là tính thứ nhất, sáng tạo ra thế giới vật chất ..
          Chủ nghĩa duy vật  cổ đại thì cho rằng linh hồn không thể tách rời cơ thể và cũng chết theo cơ thể, linh hồn do những hạt vật chất nhỏ tạo thành.
          Khi khoa học tự nhiên phát triển, con người đã chứng minh được sự phụ thuộc của các hiện tượng tinh thần, ý thức vào bộ óc con người thì một bộ phận nhà duy vật theo chủ nghĩa duy vật  máy móc cho rằng óc trực tiếp tiết ra ý thức như gan tiết ra mật.
          Chủ nghĩa duy vật thế kỷ XVII-XVIII  quan niệm  ý thức bao gồm cả tâm lý, tình cảm tri thức trí tuệ, tự ý thức và định nghĩa ý thức là sự phản ánh của thế giới khách quan. Định nghĩa này chưa chỉ rõ được vai trò của  xã hội, của ý thức.
    Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định ý thức  là đặc tính và sản phẩm của vật chất, ý thức là sự phản ánh khách quan vào bộ óc con người thông qua lao động và ngôn ngữ. Theo triết học Mac-Lênin "ý thức là sự phản ánh sáng tạo của thế giới khách quan vào bộ não của người thông qua lao động ngôn ngữ''
Nói vấn đề này Mác nhấn mạnh: tinh thần, ý thức chẳng qua nó chỉ là cái vật chất di chuyển vào bộ óc con người và được cải biến đi trong đó.
          ý thức là một hiện tượng tâm lý xã hội có kết cấu phức tạp bao gồm tự ý thức, tri thức, tình cảm, ý chí  trong đó tri tức là quan trọng nhất, là phương thức tồn tại của ý thức.
          Tự ý thức là một yếu tố quan trọng của ý thức. Chủ nghĩa duy vật coi tự ý thức là một thực thể độc lập, tự nó có sẵn trong các cá nhân, biểu hiện hướng về bản thân mình, tự khẳng định "cái tôi" riêng biệt tách rời những quan hệ xã hội. Trái lại chủ nghĩa duy vật biện chứng tự ý thức là ý thức hướng về bản thân mình thông qua quan hệ với thế giới bên ngoài. Khi phản ánh thế giới khách quan, con người tự phân biệt được mình, đối lập mình với thế giới đó và tự nhận thức mình như là một thực thể hoạt động có cảm giác, có tư duy, có các hành vi đạo đức và có vị trí trong xã hội, đặc biệt trong giao tiếp xã hội và hoạt động thực tiễn đòi hỏi con người phải nhận thức rõ bản thân mình, tự điều chỉnh mình tuân theo các tiêu chuẩn, quy tắc mà xã hội đặt ra. Con người có thể đặt ra và trả lời các câu hỏi: Mình là ai? Mình phải làm gì? Mình được làm gì?   Làm như thế nào? Ngoài ra văn hóa cũng đóng vai trò là "gương soi" giúp con người tự ý thức được bản thân.
          Tiềm thức là những tri thức mà chủ thể có từ trước nhưng gần như đã trở thành bản năng, kỹ năng nằm sâu trong ý thức của chủ thể. .
Tình cảm là những xúc động của con người trước thế giới xung quanh đối với bản thân mình. Cảm gíac yêu ghét một cái gì đó, một người nào đó hay một sự vật, hiện tượng xung quanh.
Tri thức là hiểu biết, kiến thức của con người về thế giới. Nói đến tri thức là nói đến học vấn, tri thức là phương thức tồn tại của ý thức. Sự hình thành và phát triển của ý thức có liên quan mật thiết với qúa trình con người nhận biết và cải tạo thế giới tự nhiên. Con người tích lũy được càng nhiều tri thức thì ý thức thật cao, càng đi sâu  vào bản chất sự vật và cải tạo thế giới có hiệu quả hơn. Tính năng động của ý thức nhờ đó mà tăng lên. Nhấn mạnh tri thức là yếu tố cơ bản, quan trọng nhất của ý thức có nghĩa là chống lại quan điểm giản đơn coi ý thức chỉ là tình cảm, niềm tin và ý chí. Quan điểm đó là biểu hiện chủ quan, duy ý chí của sự tưởng tượng chủ quan. Tuy nhiên cũng không thể coi nhẹ nhân tố tình cảm, ý chí. Ngược lại nếu tri thức biến thành tình cảm, niềm tin, ý chí của con người hoạt đọng thì tự nó không có vai trò gì đối với đời sống hiện thực.
Tóm lại, ý thức bao gồm những yếu tố tri thức và những yếu tố tình cảm, ý chí trong sự liên hệ tác đọng qua lại nhưng về căn bản ý thức có nội dung tri thức và luôn hướng tới tri thức.
Để tải tài liệu này xin mời bạn mua thẻ điện thoại  VietTel mệnh giá 20.000đ sau đó gửi mã số thẻ cào cùng địa chỉ email của bạn và mã tài liệu T043 đến số điện thoại: 0988.44.1615 Sau khi nhận được tin nhắn tôi sẽ gửi tài liệu cho bạn và thông báo cho bạn biết
Tài liệu này không có hình ảnh khác

Tài liệu cùng loại

 
(Chú ý: Website đang trong giai đoạn hoạt động thử nghiệm, đang định xin giấy phép MXH của Bộ TT & TT)
Lên đầu trang
Array
(
    [type] => 8192
    [message] => preg_replace(): The /e modifier is deprecated, use preg_replace_callback instead
    [file] => /home/pwhqfmvb/GiangVien/includes/countries.php
    [line] => 435
)