Chuyên cung cấp tài liệu


Từ khóa cần tìm:
Để tải tài liệu này xin mời bạn mua thẻ điện thoại VietTel mệnh giá 20.000đ và gửi mã thẻ cào cùng với địa chỉ Email của bạn và mã tài liệu DA400 đến số điện thoại sau đây: 0988.44.1615  

Sau khi nhận được thông tin tôi sẽ gửi tài liệu vào mail cho bạn ngay và thông báo cho bạn biết

Thực trạng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở Việt Nam trong thời gian qua và một số giải pháp trong thời gian tới nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Trong những năm qua, cơ sở hạ tầng kỹ thuật của Việt Nam đã có những bước phát triển, đáp ứng phần nào yêu cầu phát triển kinh tế xã hội nói chung và khẳng định được vai trò của lĩnh vực này đối với quá trình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng. Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển đó, cơ sở hạ tầng kỹ thuật của chúng ta đã và đang bộc lộ hạn chế về nhiều mặt, chẳng hạn sự xuống cấp của hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, phí bưu điện khá cao... Dẫn đến vai trò của lĩnh vực cơ sở hạ tầng kỹ thuật bị suy giảm, xuất hiện nguy cơ về sự giảm sút của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.


Thông tin chi tiết
Số lượt xem
8909 Lượt xem
Cú pháp nhắn tin
Ngày đưa lên
Đăng ngày 17-07-2012 02:47:53 PM
Mã Tài liệu
DA400
Tổng điểm Đánh giá
10 điểm
Chia sẻ
Cho điểm tài liệu này
1 2 3 4 5
Đặt hàng

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG

I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN.
1. Khái niệm về đầu tư và đầu tư phát triển
Trong thời đại ngày nay, đầu tư đã trở thành một nhân tố quan trọng đối với sự phát triển của một quốc gia. Thuật ngữ "đầu tư " được hiểu theo nhiều khía cạnh khác nhau, song tựu chung lại có thể coi "đầu tư là việc bỏ vốn (chi tiêu vốn) cùng các nguồn lực khác trong hiện tại để thực hiện một hoạt động nào đó để tạo ra, khai thác sử dụng tài sản nhằm thu về các kết quả có lợi trong tương lai".
Đầu tư phát triển là một bộ phận cơ bản của đầu tư, là quá trình  chuyển hoá vốn bằng tiền thành vốn hiện vật nhằm tạo ra những yếu tố cơ bản của sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đời sống, tạo ra những tài sản mới cũng như duy trì được những tiềm lực sẵn có của nền kinh tế.
Đây là hoạt động không những chỉ tạo ra tài sản mà còn duy trì hoạt động của những tài sản đã có. Những tài sản đó bao gồm cả tài sản vật chất và phi vật chất. Do vậy, kết quả của hoạt động đầu tư khi được xem xét từ góc độ nền kinh tế thì nó còn phải làm tăng thêm tài sản mới cho nền kinh tế.
2. Khái niệm và đặc điểm của cơ sở hạ tầng kỹ thuật
2.1. Khái niệm.
* Khái niệm: Cơ sở hạ tầng là tổ hợp các công trình vật chất kỹ thuật có chức năng phục vụ trực tiếp dịch vụ sản xuất đã sống của dân cư, được bố trí trên một phạm vi lãnh thổ nhất định.
Khi lực lượng sản xuất  chưa phát triển quá trình tiến hành các hoạt động chỉ là sự kết hợp giản đơn giữa 3 yếu tố đó là lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động chưa có sự tham gia của cơ sở hạ tầng. Nhưng khi lực lượng sản xuất đã phát triển đến trình độ cao thì để sản xuất có hiệu quả cần  có sự tham gia của cơ sở hạ tầng. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật được phát triển mạnh mẽ gắn liền với cuộc cách mạng công nghiệp từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19. Bên cạnh đó, chính vì sự phát triển mạnh mẽ của cơ sở hạ tầng kỹ thuật mà nó thúc đẩy sự phát triển của cơ sở hạ tầng xã hội từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20. Hiện nay, chúng ta đang tiến hành phát triển cơ sở hạ tầng ở giai đoạn 3. Giai đoạn vừa phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật vừa phát triển cơ sở hạ tầng xã hội. Như vậy, khi khoa học kỹ thuật ngày càng được nâng cao thì cơ sở hạ tầng càng phát triển.
* Phân loại
Căn cứ vào chức năng, tính chất và đặc điểm người ta chia các công trình cơ sở hạ tầng thành 3 loại
- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật.
- Cơ sở hạ tầng xã hội.
- Cơ sở hạ tầng môi trường
 Cơ sở hạ tầng kỹ thuật là các công trình phục vụ cho sản xuất và đời sống bao gồm: các công trình thiết bị chuyển tải và cung cấp năng lượng, mạng lưới giao thông, cấp thoát nước, thông tin liên lạc.
 Cơ sở hạ tầng xã hội bao gồm các cồn trình phục vụ cho các địa điểm dân cư như nhà văn hoá, bệnh viện, trường học, nhà ở và các hoạt động dịch vụ công cộng khác. Các công trình này thường gắn với các địa điểm dân cư làm cơ sở góp phần ổn định, nâng cao đời sống dân cư trên vùng lãnh thổ.
 Cơ sở hạ tầng môi trường là toàn bộ hệ thống vật chất kỹ thuật phục vụ cho việc bảo về, giữ gìn và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước và môi trường sống của con người. Hệ thống này bao gồm các công trình phòng chống thiên tai, các công trình bảo vệ đất đai, vùng biển và các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
2.2.Đặc điểm
Hệ thống cơ sở hạ tầng có nhiều đặc điểm riêng biệt khác với hệ thống kinh tế xã hội khác. Đứng dưới góc độ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cần xem xét các đặc điểm sau:
- Bản thân hệ thống cơ sở hạ tầng là một tập hợp các cồn trình xây dựng có vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn dài thường là thông qua các hoạt động kinh tế khác để thu hồi vốn.
Trong cơ chế thị trường hiện nay, đồng vốn luôn vận động một cách năng động và chịu sự chi phối của lợi nhuận, nơi nào có lợi nhuận cao, thời gian thu hồi vốn nhanh thì sẽ được đầu tư nhiều và ngược lại. Vì thế, lĩnh vực kinh doanh cơ sở hạ tầng kỹ thuật thường được các nhà đầu tư ít quan tâm hơn là dịch vụ kinh doanh buôn bán khác.
- Các công trình cơ sở hạ tầng mang tính xã hội hoá cao, có nhiều đặc tính của hàng hoá công cộng. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng thì không chỉ có sự tham gia của chính phủ mà còn có sự đóng góp của khu vực tư nhân, còn hàng hoá công cộng về cơ bản do chính phủ cấp, chính phủ là người đứng ra bỏ vốn đầu tư xây dựng mà chủ yếu là vốn từ ngân sách, tư nhân thì rất ít, đầu tư thì các công trình này thường có vốn đầu tư hơn, thời gian thu hồi vốn chậm, thậm trí rất khó thu hồi vốn.
- Hệ thống các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật mang tính kỹ thuật cao, quy mô lớn nó không chỉ đáp ứng nhu cầu cuộc sống, sản xuất, dịch vụ, đời sống con người... trong hiện tại và cả trong tương lai nữa. Mặt khác thời gian tồn tại của các công trình cơ sở hạ tầng trên lãnh thổ là rất lâu dài. Vì thế những sai lầm trong bố trí địa điểm, áp dụng công nghê sẽ đều phải trả giá rất đắt. Do đó, yêu cầu khi xây dựng cơ sở hạ tầng bên cạnh việc áp dụng những thành tựu tiến bộ của khoa học kỹ thuật, phải căn cứ vào quy hoạch phát triển vùng và dự kiến được những biến động trong tương lai.
- Các công trình cơ sở hạ tầng trên phạm vị lãnh thổ có chức năng phục vụ sản xuất và đời sống. Tuy vậy, nếu xét về bản chất kết quả hoạt động của các cơ sở hạ tầng  lại là từ dịch vụ chứ không phải là sản xuất vật chất cụ thể chẳng hạn dịch vụ bưu chính viễn thông, giáo dục đào tạo đây chính là điểm điểm phân biệt giữa cơ cở hạ tầng với các ngành sản xuất vật chất khác.
3. Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài.
3.1. khái niệm.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI ) là một hoạt động kinh doanh quốc tế dựa trên cơ sở của quá trình  dịch chuyển tư bản giữa các quốc gia, chủ yếu do các pháp nhân hoặc thể nhân thực hiện theo những hình thức nhất định trong đó chủ đầu tư tham gia trực tiếp vào quá trình  điều hành, quản lý và sử dụng vốn đầu tư.
Xuất hiện vào cuối thế kỷ 19, FDI nhanh chóng khẳng định được vị trí của mình trong hệ thống các quan hệ kinh tế quốc tế. Đến nay khi FDI đã trở thành xu hướng của thời đại thì cũng là một nhân tố quan trọng góp phần đẩy mạnh lợi thế so sánh của các nước và mang lại quyền lợi cho cả đôi bên.
3.2. Vai trò.
Việc tiếp nhận FDI là lợi thế hiển nhiên mà thời đại tạo ra cho các nước đi sau. Đứng dưới góc độ nước nhận đầu tư, FDI có một vai trò sau:
* FDI là một trong những nguồn quan trọng để bù đắp sự thiếu hụt về vốn, ngoại tệ của các nước nhận đầu tư, đặc biệt là những nước kem phát triển.
Hầu hết các nước kém phát triển đều rơi vào cái vòng luẩn quẩn, đó là: thu nhập thấp, dẫn đến tiết kiệm thấp, vì vậy đầu tư thấp và hậu quả lại là thu nhập thấp. Tình trạng luẩn quẩn này chính là điểm nút khó khăn nhất mà các nước này phải vượt qua để hội nhập vào quỹ đạo tăng trưởng kinh tế hiện đại. Nhiều nước lâm vào tình trạng trì trệ của sự nghèo đói bởi lẽ không lựa chọn và tạo ra được điểm đột phá chính xác một mắt xích của vòng luẩn quẩn này. Trở ngại lớn nhất đối với các nước này là vốn đầu tư, tuy nhiên để tạo vốn cho nền kinh tế nếu chỉ trông  chờ vào tích luỹ nội bộ thì hậu quả khó tránh khỏi là sự tụt hậu trong sự phát triển chung của thế giới. Do đó FDI là cú huých đột phá cái vòng luẩn quẩn đó.
Mặt khác theo lý thuyết hai lỗ hổng của Cherery và Strout, có hai cản trở chính cho sự tăng trưởng của một quốc gia đó là: (1) Tiết kiệm không đáp ứng đủ cho nhu cầu đầu tư gọi là lỗ hổng tiết kiệm; (2) Thu nhập của hoạt động xuất khẩu không đáp ứng đủ nhu cầu ngoại tệ cho hoạt động nhập khẩu gọi là lỗ hổng thương mại. Hầu hết ở các nước đang phát triển, hai lỗ hổng trên là rất lớn. Vì vậy FDI là nguồn quan trọng không chỉ bổ xung sự thiếu hụt về vốn nói chung mà cả sự thiếu hụt ngoại tệ nói riêng.
Để tải tài liệu này xin mời bạn mua thẻ điện thoại  VietTel mệnh giá 20.000đ sau đó gửi mã số thẻ cào cùng địa chỉ email của bạn và mã tài liệu DA400 đến số điện thoại: 0988.44.1615 Sau khi nhận được tin nhắn tôi sẽ gửi tài liệu cho bạn và thông báo cho bạn biết
Tài liệu này không có hình ảnh khác

Tài liệu cùng loại

 
(Chú ý: Website đang trong giai đoạn hoạt động thử nghiệm, đang định xin giấy phép MXH của Bộ TT & TT)
Lên đầu trang
Array
(
    [type] => 8192
    [message] => preg_replace(): The /e modifier is deprecated, use preg_replace_callback instead
    [file] => /home/pwhqfmvb/GiangVien/includes/countries.php
    [line] => 435
)