Chuyên cung cấp tài liệu


Từ khóa cần tìm:
Để tải tài liệu này xin mời bạn mua thẻ điện thoại VietTel mệnh giá 20.000đ và gửi mã thẻ cào cùng với địa chỉ Email của bạn và mã tài liệu KC157 đến số điện thoại sau đây: 0988.44.1615  

Sau khi nhận được thông tin tôi sẽ gửi tài liệu vào mail cho bạn ngay và thông báo cho bạn biết

Sự phù hợp của lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất trong các phương thức sản xuất trước tư bản chủ nghĩa

I. Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển và tính chất của lực lượng sản xuất 1. Lực lượng sản xuất Định nghĩa: lực lượng sản xuất và một kết cấu vật chất, bao gồm người lao động với kỹ năng lao động của họ và tư liệu sản xuất, trước hết là công cụ lao động, thể hiện trình độ chinh phục tự nhiên của con người. Trình độ phát triển của tư liệu lao động mà chủ yếu là công cụ lao động là thước do trình độ chinh phục tự nhiên của loài người, là cơ sở xác định trình độ phát triển của sản xuất, là tiêu chuẩn để phân biệt sự khác nhau giữa các thời đại kinh tế. Năng suất lao động xã hội là thước đo trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Xét đến cùng nó là nhân tố quan trọng nhất cho sự thắng lợi của một trật tự xã hội. 2. Quan hệ sản xuất Quan hẹ sản xuất là mối quan hê giữa người với người trong quá trình sản xuất bao gồm quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất; quan hệ về tổ chức quản lý; quan hệ về phân phối sản phẩm lao động. Ba mặt nói trên của Quan hệ sản xuất có quan hệ hữu cơ với nhau, trong đó quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất có ý nghĩa quyết định. Bản chất của bất kỳ Quan hẹ sản xuất nào cũng đều phụ thuộc vào việc những tư liệu sản xuất chủ yếu trong xã hội thuộc về ai. Có hai hình thức sở hữu cơ bản về tư liệu sản xuất, sở hữu tư nhân và sở hữu xã hội. 3) Quy luật về sự phù hợp của Quan hệ sản xuất với trình độ phát triển và tính chất của lực lượng sản xuất Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt của phương thức sản xuất, chúng tồn tại tách rời nhau mà tác động biện chứng lẫn nhau, hình thành quy luật xã hội phổ biến của toàn bộ xã hội loài người: quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển và tính chất của lực lượng sản xuất. Quy luật này vạch rõ sự phụ thuộc khách quan của Quan hệ sản xuất vào sự phát triển của Lực lượng sản xuất, đồng thời Quan hệ sản xuất cũng tác động trở lại lực lượng sản xuất. Sự hình thành, biến đổi, phát triển của quan hệ sản xuất được quyết định bởi trình độ của lực lượng sản xuất. Trình độ của lực lượng sản xuất thể hiện ở trình độ phát triển của công cụ lao động, kỹ thuật, kinh nghiệm, kỹ năng của người lao động, quy mô sản xuất, trình độ phân công lao động xã hội. Trình độ lực lượng sản xuất càng cao thì phân công lao động càng tỉ mỉ. Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất cũng hình thành và biến đổi cho phù hợp với trình độ phát triển và tính chất của lực lượng sản xuất. Sự phù hợp đó là động lực cho lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ. Nhưng lực lượng sản xuất phát triển nhanh, còn quan hệ sản xuất có xu hướng tương đối ổn định. Khi lực lượng sản xuất phát triển len một trình độ mới, quan hệ sản xuất cũ không còn phù hợp nữa, trở thành chướng ngại đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất, sẽ nảy sinh mâu thuẫn gay gắt giữa hai mặt bằng của phươg thức sản xuất. Sự phát triển khách quan đó tất yếu sẽ dẫn đến việc xóa bỏ Quan hệ sản xuất cũ, thay thế quan hệ sản xuất mới phù hợp với trình độ phát triển lực lượng sản xuất. Quan hệ sản xuất cũng có tính độc lập tương đối và tác động trở lại sự phát triển của lực lượng sản xuất. Quan hệ sản xuất quy định mục đích của sản xuất, tác động đến thái độ con người trong lao động sản xuất, đến phát triển và ứng dụng công nghệ… do đó tác động đến phát triển lực lượng sản xuất


Thông tin chi tiết
Số lượt xem
1949 Lượt xem
Cú pháp nhắn tin
Ngày đưa lên
Đăng ngày 06-05-2012 06:23:47 PM
Mã Tài liệu
KC157
Tổng điểm Đánh giá
0 điểm
Chia sẻ
Cho điểm tài liệu này
1 2 3 4 5
Đặt hàng
II. Ba phương thức sản xuất trước chủ nghĩa tư bản (CNTB)
1. Phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ
Lúc này, loài người đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm sản xuất, biết luyện sắt và chế tạo công cụ bằng sắt, biết dùng súc vật kéo nên năng suất lao động cao hơn, tạo ra nhiều sản phẩm hơn, không những đủ ăn mà còn có nhiều sản phẩm dư thừa. Các yếu tố đó cho thấy trình độ phát triển của lực lượng sản xuất đã bước lên một tầng cao mới. Quan hệ sản xuất cũ đã trở thành chiếc áo chật chội đối với lực lượng sản xuất. Tất yếu, lực lượng sản xuất cần một quan hệ sản xuất mới giúp nó phát triển nhanh hơn nữa. Đó là phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ.
Trong phương thức chiếm hữu nô lệ, công cụ được cải tiến thúc đẩy nghề nông và nghề chăn nuôi phát triển dẫn đến sự phân công lao động lần đầu tiên: nghề chăn nuôi tách ra khỏi nghề nông nghiệp nhờ phát minh ra công cụ bằng kim khí, các nghề thủ công cũng phát triển rất mạnh như nghề dệt, rèn, đồ gốm… đến lượt nghề thủ công tách ra khỏi nghề nông. Đó là phân công lao động lần thứ hai. Phân công lao động lần thứ hai làm cho sản xuất hàng hoá, tức là nền sản xuất nhằm mục đích trao đổi, ra đời. Phân công lao động xã hội làm cho năng suất lao động nâng cao, do đó, người ta sản xuất ra không những đủ ăn mà còn thừa ra ít nhiều. Các tù trưởng đứng ra trao đổi sản phẩm của bộ lạc mình với các bộ lạc khác, rồi sau đó họ sử dụng sản phẩm ấy như là tài sản của riêng. Sự giao lưu kinh tế giữa các bộ lạc đã thúc đẩy nền sản xuất hàng hoá phát triển, hàng hoá trao đổi ngày càng nhiều, khu vực càng mở rộng. Đẻ ra sự cần thiết phải có môi giới giữa người mua và người bán: giai cấp thương nhân xuất hiện. Đó là sự phân công lao động xã hội lớn lần thứ ba. Đồng thời nó cũng kéo theo những cuộc xâm chiếm giữa các bộ lạc. Trước đây, sản phẩm làm ra chỉ đủ ăn, nên tù binh bị giết đi vì chẳng làm gì. Nay đã khác, công việc sản xuất lúc bấy giờ đang mở rộng và đòi hỏi thêm nhiều nhân lực, vì vậy tù binh đã được sử dụng vào trong sản xuất  và họ trở thành nô lệ. Và chiến tranh trong lịch sử, xã hội loài người chia thành hai giai cấp: giai cấp bóc lột và giai cấp bị bóc lột. 
Để tải tài liệu này xin mời bạn mua thẻ điện thoại  VietTel mệnh giá 20.000đ sau đó gửi mã số thẻ cào cùng địa chỉ email của bạn và mã tài liệu KC157 đến số điện thoại: 0988.44.1615 Sau khi nhận được tin nhắn tôi sẽ gửi tài liệu cho bạn và thông báo cho bạn biết
Tài liệu này không có hình ảnh khác

Tài liệu cùng loại

 
(Chú ý: Website đang trong giai đoạn hoạt động thử nghiệm, đang định xin giấy phép MXH của Bộ TT & TT)
Lên đầu trang
Array
(
    [type] => 8192
    [message] => preg_replace(): The /e modifier is deprecated, use preg_replace_callback instead
    [file] => /home/pwhqfmvb/GiangVien/includes/countries.php
    [line] => 435
)