Chuyên cung cấp tài liệu


Từ khóa cần tìm:
Để tải tài liệu này xin mời bạn mua thẻ điện thoại VietTel mệnh giá 20.000đ và gửi mã thẻ cào cùng với địa chỉ Email của bạn và mã tài liệu DA250 đến số điện thoại sau đây: 0988.44.1615  

Sau khi nhận được thông tin tôi sẽ gửi tài liệu vào mail cho bạn ngay và thông báo cho bạn biết

Những nhân tố ảnh hưởng đến giá quyền sử dụng đất. Liên hệ với thị trường bất động sản ở Việt Nam

Thị trường bất động sản ở Việt Nam đã được hình thành và đang trong quá trình phát triển bước đầu được mở rộng. Đến nay các tác nhân tham gia thị trường này bắt đầu hoạt động có hiệu quả tạo cơ sở cho tính ưu việt của thị trường này hoạt động. Quyền sử dụng đất là một loại hàng hoá quan trọng của thị trường đó. Vì thế giá quyền sử dụng đất hay nói ngắn gọn là giá đất có một vị trí đặc biệt trong thị trường bất động sản, thu hút được sự quan tâm của rất nhiều đối tượng. Đất đai là một nhu cầu thiết yếu của mỗi tổ chức, cá nhân, hộ gia đình bởi vì đất đai là điểm tựa để sinh hoạt, lao động, sản xuất… Tất cả mọi người đều có nhu cầu có chỗ ở, tất cả mọi xã hội đều cần đất đai để phát triển…Có thể nói không có đất không có sự tồn tại của xã hội loài người. Đặc biệt, đối với cá nhân, hộ gia đình đất đai đóng vai trò hết sức quan trọng vì nhu cầu có chỗ ở là nhu cầu thiết yếu của con người, hay như các cụ ta thường nói “ an cư mới lạc nghiệp”.


Thông tin chi tiết
Số lượt xem
2649 Lượt xem
Cú pháp nhắn tin
Ngày đưa lên
Đăng ngày 21-06-2012 02:50:26 PM
Mã Tài liệu
DA250
Tổng điểm Đánh giá
0 điểm
Chia sẻ
Cho điểm tài liệu này
1 2 3 4 5
Đặt hàng
Chương I.
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁ ĐẤT
                       
I. KHÁI NIỆM VÀ CÁC QUAN ĐIỂM VỀ ĐẤT ĐAI.
 
1.Khái niệm về đất đai
Luật Đất đai 1993 nước CHXHCN Việt Nam khẳng định:” Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng. Trải qua nhiều thế hệ nhân dân ta đã tốn bao công sức, xương máu mới tạo lập, bảo vệ được vốn đất đai như ngày nay”. Như vậy đất đai có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống cũng như trong phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Trong tiến trình lịch sử của loài người, con người và đất đai có mối quan hệ không thể tách rời. Đất đai là nguồn của cải vô tận của con người, dựa vào đất đai con người tạo nên được những sản phẩm để duy trì sự tồn tại của mình. Khi dân số ngày càng đông thì đất đai vẫn có khả năng tạo ra một lượng sản phẩm lớn hơn lượng sản phẩm đủ để duy trì sự sống của người lao động. Ngược lại, con người cùng với những tác động tích cực hay tiêu cực đến đất đai nhằm phục vụ đời sống của mình. Đất đai là thành phần quan trọng của môi trường sống, là một trong những tài nguyên vô cùng quan trọng của con người. Có thể nói không có đất đai không thể có sự tồn tại của xã hội loài người.
Đất đai tham gia vào tất cả các hoạt động của đời sống kinh tế, xã hội. Đất đai là địa điểm, là cơ sở của các thành phố, làng mạc, các công trình công nghiệp, giao thông, vận tải, thuỷ lợi… Đất đai còn cung cấp nguyên liệu cho các ngành xây dựng như: gạch ngói, gốm sứ…cho các ngành công nghiệp chế biến, cao su, cà phê…ngoài ra đất đai con tham gia vào các ngành sản xuất của xã hội như là một tư liệu sản xuất đặc biệt. Tuy nhiên, đối với từng ngành cụ thể trong nền kinh tế quốc dân đất đai cũng giữ vai trò khác nhau. Đặc biệt trong nông nghiệp đất đai là yếu tố hàng đầu của đó là yếu tố đầu vào cần thiết và không thể thiếu được. Đối với nước ta- một nước chủ yếu là sản xuất nông nghiệp thì đất đai càng quan trọng. Đất đai cũng là cơ sở để sản xuất ra tất cả các vật phẩm phục vụ cuộc sống của con người. Bởi vậy Wiliam Petis đã khẳng định: “Lao động là cha, đất là mẹ của của cải”.
Khi xã hội càng phát triển vai trò của đất đai ngày càng trở nên quan trọng. Do những yêu cầu của thực tiễn đất đai trở thành một loại hàng hoá đặc biệt. Dân số nước ta ngày càng tăng lên, quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ, mà tổng cung về đất đai coi như không đổi nên đất đai trở nên khan hiếm. Nhu cầu về đất đai tăng nhanh bởi vậy giá trị của nó được quan tâm nhiều hơn.
Đất đai là nguồn của cải, là thước đo sự giàu có của mỗi quốc gia. Nó cũng là một trong những bộ phận lãnh thổ của đất nước. Tôn trọng chủ quyền của một quốc gia trước hết phải tôn trọng lãnh thổ của quốc gia đó. Như vậy, đất đai không chỉ đóng vai trò quan trọng trong đời sống, sản xuất mà còn có một ý nghĩa cực kỳ to lớn đối với an ninh quốc gia. Với những gì đất đai mang lại cho con người, chúng ta không thể phủ nhận vai trò đặc biệt quan trọng của nó. Trong bất cứ một giai đoạn nào của lịch sử, trong bất cứ hoàn cảnh nào đất đai cũng là nơi cư trú của con người, là nguyên liệu, là cơ sở cho mọi lĩnh vực sản xuất vật chất.
Đất đai theo khía cạnh địa lý được hiểu một cách cụ thể như sau: Đất đai là sản phẩm của tự nhiên qua quá trình phong hoá đá mẹ hình thành nên nhiều loại đất khác nhau. Mặt khác, đất đai là lớp bề mặt của trái đất, có khả năng cho sản phẩm cây trồng để nuôi sống loài người, là môi trường để con người hoạt động gắn bó chặt chẽ với lớp bề mặt đó theo thời gian và không gian nhất định. Trong tiến trình lịch sử của xã hội loài người, con người và đất đai có mối quan hệ ngày càng chặt chẽ. Đất đai trở thành nguồn của cải vô tận của con người, con người dựa vào đó để nuôi sống mình. Đất đai luôn luôn là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, không có đất đai thì không có bất kỳ một hoạt động nào của con người và cũng không thể tồn tại xã hội loài người.
 Về môi trường, đất đai thường gắn liền với khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng và yếu tố không gian và được phân bố rộng rãi trên phạm vi toàn cầu cũng như trên từng vùng, từng miền lãnh thổ. Đất đai là yếu tố hình thành nên môi trường và chịu tác động của môi trường. Do đó đất đai và môi trường có quan hệ chặt chẽ với nhau. Thông qua các tác động tích cực của con người vào đất đai, môi trường sẽ được bảo vệ như là trên đất dốc, đất đồi núi trọc khi trồng cây gây rừng làm giảm độ xói mòn, bảo vệ được mạch nước ngầm, điều hoà không khí…Ngược lại, đất đai nằm ở cạnh các khu công nghiệp không xử lý triệt để nước thải thì môi trường đất cũng sẽ bị ô nhiễm.
2. Các quan điểm về giá đất.
 Giá đất là một phạm trù kinh tế khách quan, nó gắn liền với quá trình trao đổi, chuyển nhượng, thế chấp, bảo lãnh, thừa kế…Trong quá trình sử dụng đất luôn luôn có lao động kết tinh trong đất nên đất đai có giá trị và giá trị sử dụng. Khi hai giá trị này đươck thể hiện qua quan hệ trao đổi tức là có người mua và người bán thì đất đai trở thành hàng hoá. Giá đất được coi là một tiêu chuẩn để đánh giá mức độ, hiệu quả của quá trình sử dụng đất. Đây là một vấn đề rất phức tạp mà hiện nay còn nhiều quan điểm khác nhau thậm chí trái ngược nhau. Trong đó có các quan điểm nổi bật sau:
Có quan điểm cho rằng với mục đích xác định giá đất như hiện nay cần phải giả quyết, điều hoà hai lợi ích luôn đối lập nhau: Xác định giá đất để tính nguồn thu ngân sách Nhà nước như: tính thuế, tính tiền giao đất, tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, lệ phí trước bạ…Xác định giá đất để bồi thường cho người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất, khi thế chấp, khi  đấu giá quyền sử dụng đất, để trả nợ và thi hành án…Đó là hai mặt đối lập nhau về lợi ích. Thực chất quan điểm này là đi giải quyết hài hoà lợi ích của Nhà nước và các bên liên quan trong quan hệ giao dịch dân sự. Để giả quyết lợi ích của người bị Nhà nước thu hồi đất thì Nhà nước phải bồi thường cho người sử dụng đất. Khi Nhà nước thu hồi đất phục vụ cho mục đích công cộng, quốc phòng an ninh sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người bị thu hồi đất. Đất đai, tài sản bị thu hồi mặc dù được bồi thường nhưng các hộ trong diện phải di dời sẽ gặp rất nhiều khó khăn, nếu không có khu tái định cư họ phải tự đi tìm nơi ở mới. Đặc biệt đối với những hộ có vị trí đất tốt đang tiến hành kinh doanh có hiệu quả mà phải di dời đến vị trí khác sẽ ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu của họ. Trong trường hợp đó việc thu hồi đất của Nhà nước đã ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích trước mắt của các cá nhân, hộ gia đình và các tổ chức. Mặt khác, người Việt Nam còn có tâm lý gắn bó với nơi mình sinh sống, không muốn chuyển đi nơi khác với những mối quan hệ khác. Vì thế để giải quyết lợi ích của người bị thu hồi đất đồng thời thuyết phục được tâm lý ấy, Nhà nước phải đặt ra giá bồi thường hợp lý để không làm tổn hại đến lợi ích của họ.
Bên cạnh đó còn có quan điểm cho rằng cần phải giải quyết đầu tiên vấn đề hai giá đối với cùng một thửa đất, với hai nội dung là: Một là, giá đất do Nhà nước xác định khi thu hồi đất cần lấy theo giá đất khi chưa chuyển mục đích sử dụng, chưa có đầu tư, do đó giá thấp ( ví dụ là giá đất nông nghiệp); nhưng sau khi chuyển mục đích sử dụng để giao, để cho người khác thuê, thì giá đất cao ( ví dụ là giá đất ở tại đô thị). Hai là, xem xét giá đất do Nhà nước xác định và giá chuyển nhượng thực tế trên thị trường. Thực tế có hai loại giá đất được áp dụng đó là giá thị trường và giá chuẩn. Giá thị trường của đất là giá hiện thực áp dụng trong mua bán quyền sử dụng đất, giá này tự điều chỉnh lên xuống tuỳ theo nhu cầu sử dụng đất và chính sách của Nhà nước về đất đai. Giá chuẩn là giá do Nhà nước xây dựng dựa trên các yếu tố: giá cả thị trường, mức thu nhập của người tiêu dùng, sức mua của đồng tiền. Thông thường giá chuẩn được xây dựng thành khung giá, là giá tối đa, tối thiểu do Nhà nước quy định để quản lý giá đất và kiểm soát sự biến động của thị trường đất phục vụ cho mục tiêu quản lý Nhà nước về đất đai. Với 4 lần thay đổi  khung giá đất của Chính phủ, với khoảng vài năm một lần thay đổi khung giá của các UBND tỉnh, với sự biến động kinh tế, xã hội rất khác nhau của 64 tỉnh, thành phố làm thay đổi cơ cấu sử dụng đất đã làm cho khoảng cách giữa giá đất của Nhà nước và giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế quá cách biệt, vượt ra khỏi tầm kiểm soát của Nhà nước tạo ra nhiều mâu thuẫn trong xã hội.
Để tải tài liệu này xin mời bạn mua thẻ điện thoại  VietTel mệnh giá 20.000đ sau đó gửi mã số thẻ cào cùng địa chỉ email của bạn và mã tài liệu DA250 đến số điện thoại: 0988.44.1615 Sau khi nhận được tin nhắn tôi sẽ gửi tài liệu cho bạn và thông báo cho bạn biết
Tài liệu này không có hình ảnh khác

Tài liệu cùng loại

 
(Chú ý: Website đang trong giai đoạn hoạt động thử nghiệm, đang định xin giấy phép MXH của Bộ TT & TT)
Lên đầu trang
Array
(
    [type] => 8192
    [message] => preg_replace(): The /e modifier is deprecated, use preg_replace_callback instead
    [file] => /home/pwhqfmvb/GiangVien/includes/countries.php
    [line] => 435
)