Chuyên cung cấp tài liệu


Từ khóa cần tìm:
Để tải tài liệu này xin mời bạn mua thẻ điện thoại VietTel mệnh giá 20.000đ và gửi mã thẻ cào cùng với địa chỉ Email của bạn và mã tài liệu DA305 đến số điện thoại sau đây: 0988.44.1615  

Sau khi nhận được thông tin tôi sẽ gửi tài liệu vào mail cho bạn ngay và thông báo cho bạn biết

Nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành thép nước ta trong qúa trình hội nhập khu vực và quốc tế

Sau gần 17 năm đổi mới, sức mạnh tổng thể nói chung và năng lực cạnh tranh nói riêng của Việt Nam đã được cải thiện đáng kể. Trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ, sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội nước ta đang đứng trước cơ hội và thách thức mới, đòi hỏi phải đẩy nhanh hơn nữa tốc độ tăng trưởng, đi đôi với chất lượng phát triển kinh tế, xã hội, đương đầu với nhiều áp lực cạnh tranh gay gắt trong tiến trình hội nhập.


Thông tin chi tiết
Số lượt xem
2748 Lượt xem
Cú pháp nhắn tin
Ngày đưa lên
Đăng ngày 23-06-2012 04:06:15 PM
Mã Tài liệu
DA305
Tổng điểm Đánh giá
0 điểm
Chia sẻ
Cho điểm tài liệu này
1 2 3 4 5
Đặt hàng
Phần 1. Lý luận chung về ngành thép và sức cạnh tranh của ngành thép Việt Nam.
1.1. Vai trò, vị trí của ngành Thép trong nền kinh tế quốc dân.
Ngành thép là ngành Công nghiệp nặng cơ sở của mỗi quốc gia. Nền Công nghiệp gang thép mạnh là sự đảm bảo ổn định và đi lên của nền kinh tế một cách chủ động, vững chắc. Sản phẩm thép là vật tư, nguyên liệu chủ yếu, là “lương thực” của nhiều ngành kinh tế quan trọng như ngành cơ khí, ngành xây dựng; nó có vai trò quyết định tới sự nghiệp Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Đa số các nước thành công về phát triển kinh tế đều xác định ngành thép là ngành kinh tế mũi nhọn, hàng đầu và tập trung đầu tư cho nó phát triển.
Trước những năm 90, chỉ có các doanh nghiệp Nhà nước tham gia sản xuất thép như Công ty Gàng thép Thái Nguyên, Công ty Gang thép Miền Nam… nhưng sau đó, khi chính sách đổi mới của Đảng trong phát triển kinh tế ra đời, ngành thép đã không ngừng phát triển, dẫn chứng đó là sự ra đời 5 liên doanh cán thép, 2 công ty cán thép 100% vốn nước ngoài và sau năm 2000, đã có thêm hàng loạt các công ty sản xuất thép của tư nhân, các công ty thép cổ phần và các công ty thép thuộc các đơn vị khác ngoài bộ Công nghiệp, đưa số lượng của các đơn vị lên gần 50 đơn vị.
Trong những năm gần đây, tốc độ phát triển xây dựng ở Việt Nam ngày một gia tăng, thị trường thép từ đó cũng được mở rộng. Tính bình quân, tốc độ tăng trưởng ngành thép trong thời kì 1991-2001 là 25% và về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu thép xây dựng đất nước (đã 5 năm nay, gần như không phải nhập khẩu thép thanh và thép cuốn cho xây dựng). Theo thống kê của Hiệp hội thép Việt Nam, tính tới năm 2002, công suất thiết kế của tất cả doanh nghiệp sản xuất thép ở Việt Nam đã đạt trên 4 triệu tấn/năm, nhưng do nhu cầu thị trường và một số nhà máy mới đi vào sản xuất chưa đạt công suất thiết kế…nên sản lượng thép cán của năm 2002 chỉ đạt 2,4 triệu tấn.
Mặc dù có những sự phát triển đáng kể nhưng nhìn tổng quát, ngành thép Việt Nam đang ở điểm xuất phát thấp, chậm hơn so với các nước trong khu vực khoảng 10 năm. Hiện tại Việt Nam chỉ có 3 dàn cán liên tục nhập từ Nhật Bản và Tây Âu có trình độ tương đối cao của 2 liên doanh Vinakyoe và Vina-Pasco (VPS). Ngoài ra, còn có hơn 10 máng cán thuộc loại bán liên tục, thiết bị phần lớn được sản xuất tại Đài Loan, Trung Quốc, Việt Nam. Như vậy, trừ 2 liên doanh, thiết bị cán thép của Việt Nam đều thuộc thế hệ cũ, công nghệ thấp, tuổi thọ ngắn, quy mô nhỏ.
Có thể nói thép là một ngành công nghiệp còn non trẻ của đất nước ta nhưng lại đóng một vai trò quan trọng trong công cuộc CNH-HĐH, xây dựng CNXH hiện nay của đất nước. Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế mở cửa và yêu cầu của quá trình hội nhập khu vực và thế giới thì việc nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành thép là hết sức cấp bách và cần thiết.
1.2. Tầm quan trọng của việc nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành thép Việt Nam.
Trong quá trình hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới Việt Nam đã tham gia ASEAN (1995), APEC (1998) và đang trong quá trình đàm phán để gia nhập WTO. Hiện nay, ngành thép vẫn đang được nhà nước bảo hộ sản xuất bằng hàng rào thuế quan với mức thuế khá cao. Mức thuế nhập khẩu đối với thép xây dựng là 40%, của các loại sắt thép khác từ 0-20%. Bên cạnh đó, còn có sự bảo hộ bằng hàng rào phi thuế quan như: hạn ngạch, cấm nhập, …trong khi đó thuế suất, thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm là đầu vào của ngành sản xuất thép như: phôi thép, than mỡ, … tương đối thấp (0-5%), do đó hệ số bảo hộ thực tế của thép xây dựng tương đối cao (90%) của các loại thép khác là 26%. Như vậy có thể nói, các doanh nghiệp thép Việt Nam đang tồn tại nhờ rất nhiều vào sự bảo hộ của Nhà nước.
Quá trình hội nhập, một mặt mở ra cơ hội để ngành thép phát triển đi lên, mặt khác nếu ngành thép không đủ tiềm lực cạnh tranh sẽ dẫn đến bờ vực phá sản. Ngành thép đang đứng trước sự cạnh tranh gay gắt khi vào AFTA, khi thuế nhập khẩu các sản phẩm thép sẽ giảm từ 40% xuống còn 20% và đến năm 2006 chỉ còn là 0-5%. Thời điểm Việt Nam phải thực hiện các cam kết của khu vực mậu dịch tự do ASEAN đã đến. Các doanh nghiệp thép Việt Nam phải đói mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ của hàng hoá các nước khác trong khu vực vào thị trường nước ta khi thuế suất hàng hoá nhập khẩu chỉ còn từ 0-5%, bên cạnh đó các hàng hoá phi thuế quan cũng được dỡ bỏ hoàn toàn, điều này buộc ngành thép phải thật sự bước vào một cuộc cạnh tranh khắc nghiệt trên thị trường khu vực và quốc tế, chính thánh thức lớn này đặt ra yêu cầu cho ngành thép Việt Nam, mà nòng cốt là Tổng công ty thép Việt Nam phải nâng cao sức cạnh tranh để chủ động hội nhập.
Phần 2. Thực trạng cạnh tranh của ngành thép Việt Nam trong quá trình hội nhập khu vực và thế giới.
2.1. Thực trạng ngành thép Việt Nam.
Hiện nay, nước ta có 19 doanh nghiệp sản xuất thép có quy mô lớn với tổng công suất thiết kế khoảng 4,1 triệu tấn/năm. Ngoài ra, ngành thép còn có  khoảng 50 cơ sở tư nhân với công suất thép cán khoảng từ 200.000 đến 400.00 tấn/năm. Trong năm 2002, Việt Nam đã sản xuất 2,4 triệu tấn thép cán, tuy nhiên ngành thép nước ta còn gặp rất nhiều khó khăn, khó khăn lớn nhất hiện nay của ngành thép là phụ thuộc quá lớn vào phôi thép nhập khẩu. Năm 2002, sản xuất phôi thép trong nước mới chỉ đáp ứng khoảng 25% nhu cầu, còn lại 75% là nhập khẩu.
2.1.1. Phụ thuộc vào phôi thép nhập khẩu.
Theo Tổng cục Thống kê, năm nay, cả nước đã nhập khẩu trên 4 triệu tấn sắt thép trị giá 1.055 triệu USD tăng 34% giá trị so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, lượng phôi thép nhập khẩu khoảng 1.81 triệu tấn, trị giá hơn 400 nghìn USD, tăng 18% so với năm 2001 và gấp 4 lần so với lượng phôi thép sản xuất trong nước (450 nghìn tấn).
Năm 2002, sản lượng thép cán toàn ngành đạt 2,38 triệu tán, tăng 25,4%. Trong đó, Tổng công ty thép Việt Nam đạt 782 nghìn tấn, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 450 nghìn tấn, các thành phần khác 501 nghìn tấn. Riêng phôi thép sản xuất trong nước đạt 450 nghìn tấn, tăng 18% so với năm 2001, trong đó Tổng công ty Thép Việt Nam 390 nghìn tấn.
Điều bất hợp lý là sản xuất phôi thép trong nước mới chỉ đáp ứng được trên 10% tổng công suất thiết kế của toàn ngành thép (3 triệu tấn/năm). Hiện trong nước chỉ có Tổng công ty Thép Việt Nam đầu tư các cơ sở luyện tháp quy mô công nghiệp với công suất 450.000-500.000 tấn phôi thép/năm, đáp ứng 50-55% nhu cầu cho các cơ sở cán thép của Tổng công ty. Nhiều doanh nghiệp chỉ muốn đầu tư vào lĩnh vực cán thép vì dễ làm, thu hồi nhanh chứ không mấy ai đầu tư sản xuất phôi thép.
2.1.2. Giá trần thép xây dựng được nới lỏng
Giá thép thành phẩm sản xuất trong nước chủ yếu dựa vào giá nhập phôi thép (phôi thép chiếm 90% giá thành). Cuối năm 2002 và đầu năm 2003, giá phôi thép nhập khẩu tăng mạnh. Trong khi đó, Bộ Tài chính đã có quyết định tăng thuế nhập khẩu phôi thép từ 7% lên 10% từ 1/1/2003 để hổ trợ sản xuất trong nước, nên giá thành sản xuất thép trong nước được đội lên rất cao. Mặc dù ở trong điều kiện như vậy, nhưng cũng không có chuyện các doanh nghiệp giảm nhập khẩu, giảm sản xuất, dẫn đến mất cân đối cung cầu thị trường. Trong 2 tháng đầu năm 2003, các doanh nghiệp liên doanh đã đưa ra thị trường 115.000 tấn thép, tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái (96.000 tấn). Các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty thép Việt Nam đưa ra tiêu thụ 112.000 tấn, tăng 45% so với cùng kỳ năm ngoái (77.000 tấn). Tính chung của cả hai khối lượng thép đưa ra thị trường tiêu thụ là tăng 30% so với cùng kỳ.
Trong thời gian qua, Chính phủ đã bỏ quy định giá trần đối với ngành thép, đây là một sự can thiệp cần thiết để đảm bảo cho khả năng tồn tại của các doanh nghiệp. Điều này dẫn đến việc các doanh nghiệp thép đồng loạt nâng giá bán sản phẩm để bù đắp cho chi phí đầu vào, đảm bảo cho quá trình tái sản xuất.
Khi Việt Nam thực hiện cắt giảm thuế các sản phẩm sắt thép gia nhập AFTA, giá nguyên liệu nhập vào thị trường Việt Nam do lợi thế giá cả sẽ giảm nhưng sản phẩm thép của các nước ASEAN sẽ thâm nhập vào thị trường Việt Nam do lợi thế giá rẻ. Ngoài ra, ngành thép cũng đang phải đối mặt với nạn thép giả, đội lốt thương hiệu của một số doanh nghiệp tư nhân; phần lớn công nghệ trong ngành thép còn quá lạc hậu, chiếm tới 63% năng lực sản xuất.
Để tải tài liệu này xin mời bạn mua thẻ điện thoại  VietTel mệnh giá 20.000đ sau đó gửi mã số thẻ cào cùng địa chỉ email của bạn và mã tài liệu DA305 đến số điện thoại: 0988.44.1615 Sau khi nhận được tin nhắn tôi sẽ gửi tài liệu cho bạn và thông báo cho bạn biết
Tài liệu này không có hình ảnh khác

Tài liệu cùng loại

 
(Chú ý: Website đang trong giai đoạn hoạt động thử nghiệm, đang định xin giấy phép MXH của Bộ TT & TT)
Lên đầu trang
Array
(
    [type] => 8192
    [message] => preg_replace(): The /e modifier is deprecated, use preg_replace_callback instead
    [file] => /home/pwhqfmvb/GiangVien/includes/countries.php
    [line] => 435
)