Hạn hán khốc liệt nhất trong nhiều năm ở Tây Nguyên

 Hạn hán khốc liệt nhất trong nhiều năm ở Tây Nguyên
(Dân trí) - Mùa khô năm nay, Tây Nguyên nói chung, Đắk Lắk nói riêng đang đối mặt với cơn đại hạn khốc liệt nhất trong nhiều năm qua. Ao hồ trơ đáy, ruộng đồng nứt nẻ, hàng nghìn ha cây trồng đứng trước nguy cơ chết khát.

Hạn hán khốc liệt nhất trong nhiều năm ở Tây Nguyên
Hồ Ea H’Rar 1 (xã Ea Tul, huyện Cư M’Gar, Đắk Lắk) cạn trơ đáy chưa từng thấy khiến người dân lao đao không biết lấy nước ở đâu để tưới cà phê.

Hạn hán khốc liệt nhất trong nhiều năm ở Tây Nguyên
Theo báo cáo của Sở NN PTNT tỉnh Đắk Lắk, tính đến giữa tháng 3, trên địa bàn tỉnh này đã có gần 150 hồ chứa nước cạn kiệt; 23 đập dâng trên suối nhỏ không hoạt động được do suối không còn dòng chảy; 46 trạm bơm hoạt động hạn chế do mực nước sông, suối xuống quá thấp, lưu lượng dòng chảy nhỏ.

Hạn hán khốc liệt nhất trong nhiều năm ở Tây Nguyên
Ao hồ chứa nước tại tỉnh Đắk Lắk nói riêng, các tỉnh Tây Nguyên nói chung nứt nẻ kinh hoàng như thế này là hình ảnh khủng khiếp nhất nhiều năm qua. Bức ảnh chụp cảnh hồ Hồ Ea H’Rar 1 (xã Ea Tul, huyện Cư M’Gar, Đắk Lắk) nứt nẻ trên toàn mặt hồ.

Hạn hán khốc liệt nhất trong nhiều năm ở Tây Nguyên
Ông Ama En ở xã Ea Tul, huyện Cư M"gar khóc ròng vì hạn hán quá khắc nghiệt. Ama En cho biết, trong đời ông chưa bao giờ thấy hạn hán nghiêm trọng như năm nay. Cả hecta cà phê của gia đình ông thiếu nước tưới, có nguy cơ chết héo.
Hạn hán khốc liệt nhất trong nhiều năm ở Tây Nguyên
Thiếu nước tưới cho cây trồng, người dân ở nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã hì hục chọn một nơi có mặt đất thấp nhất rồi cùng nhau dùng cuốc, xẻng, xà beng, búa... hợp lực đào những giếng sâu hàng chục mét nhưng vẫn chưa tìm thấy nước. Những xô đất đỏ ba-zan cứng ngắc được từ từ đưa lên khỏi mặt đất, cứ như vậy người dân nơi đây cứ kiên trì theo kiểu "chiến đấu" với trời giữa cái nắng đứng bóng đổ lửa.

Quy trình đào giếng lấy nước tưới giải cứu cây trồng đại hạn của người dân tỉnh Đắk Lắk.
Quy trình đào giếng lấy nước tưới giải cứu cây trồng đại hạn của người dân tỉnh Đắk Lắk.
Quy trình đào giếng lấy nước tưới "giải cứu" cây trồng đại hạn của người dân tỉnh Đắk Lắk.
Quy trình đào giếng lấy nước tưới giải cứu cây trồng đại hạn của người dân tỉnh Đắk Lắk.
Không kể già hay trẻ, họ cần mẫn đứng từ sáng đến chập tối bên miệng giếng để kéo những xô đất mà những người đào ở bên dưới lên.
Những xô đất được đổ ra ngoài chất thành đống cao đồ sộ nhưng... nước thì vẫn chưa tìm thấy.
Những xô đất được đổ ra ngoài chất thành đống cao đồ sộ nhưng... nước thì vẫn chưa tìm thấy.
Những xô đất được đổ ra ngoài chất thành đống cao đồ sộ nhưng... nước thì vẫn chưa tìm thấy.
Hai người đàn ông này đang chuẩn bị khoan mũi khoan sâu đến 80-100 mét để lấy nước tưới cho đám cà phê héo hắt ở bên cạnh. Chi phí dùng khoan máy để lấy nước, theo người dân cho biết, vô cùng tốn kém.

Nguồn tin: Dantri.com.vn

Array
(
    [type] => 8192
    [message] => preg_replace(): The /e modifier is deprecated, use preg_replace_callback instead
    [file] => /home/pwhqfmvb/GiangVien/includes/countries.php
    [line] => 435
)