Bí quyết chia sẻ những điều khó nói với sếp

Trong cuộc sống có nhiều vấn đề nhạy cảm khiến bạn khó mở lời chia sẻ với sếp để nhận được sự đồng cảm và ủng hộ. Dưới đây là 6 vấn đề như vậy và một số lời khuyên dành cho bạn:
Bí quyết chia sẻ những điều khó nói với sếp

1. Bạn đang làm việc quá tải

Bạn thường có thái độ e ngại khi chia sẻ với sếp về phần công việc quá tải của mình vì lo sợ sếp sẽ đánh giá bạn lười biếng, ngại nhận thêm việc, thêm trách nhiệm. Một giải pháp giúp bạn trong tình huống này là hãy đảm bảo bàn làm việc của bạn đầy những giấy tờ, tài liệu của dự án và luôn tất bật thực hiện nhiệm vụ của mình. Nếu sếp đến và giao cho bạn thêm một nhiệm vụ nữa, đừng chần chừ đề nghị sếp liệu bạn có thể trì hoãn một số nhiệm vụ bạn đang làm để ưu tiên xử lý việc sếp giao trước. Thêm nữa, sẽ rất tốt hơn nếu bạn có một tấm bảng trắng trong văn phòng và ghi lại những việc bạn cần làm trong ngày. Nhìn thấy list công việc dài như vậy, sếp cũng sẽ ngại đưa thêm việc cho bạn.

2. Bạn cảm thấy buồn chán

Bạn buồn chán trong công việc vì bạn đã làm tốt nó, hoàn thành công việc đúng thời hạn và yêu cầu. Điều này lặp đi lặp lại hàng ngày sẽ khiến bạn nhanh chóng cảm thấy chán. Một lý do khác nữa là bạn đã phát triển rất nhanh so với vị trí hiện tại và đang tìm kiếm những thử thách mới. Nếu bạn buồn chán vì những lý do trên, việc quan trọng cần làm là đi gặp sếp. Bạn nên chia sẻ với anh/ chị ấy rằng không phải bạn buồn chán vì công việc, chỉ đơn giản bạn muốn đóng góp hơn nữa cho tổ chức bằng cách  nhận thêm những nhiệm vụ mới.

Bạn nên hỏi sếp xem có lĩnh vực nào mới nào mà anh/ chị ấy nghĩ rằng bạn có thể tham gia và đóng góp cho sự phát triển của tổ chức. Hãy nhấn mạnh bạn sẽ học hỏi thêm nhiều kiến thức, kĩ năng mới và tính cạnh tranh khi được thử sức mình trong lĩnh vực mới. Ngoài ra, nếu bạn tự quan sát và cảm thấy mình có thể tham gia, hãy mạnh dạn đề nghị với sếp.

3. Bạn có bầu

Đây có thể nói là một sự kiện vô cùng hạnh phúc và bạn chia sẻ điều này với tất cả mọi người. Nhưng đối với sếp, bạn nên nói thế nào đây? Lời khuyên tốt nhất dành cho bạn là dù hơi khó, bạn cũng nên thông báo càng sớm càng tốt để anh/ chị ấy có kế hoạch trong thời gian bạn nghỉ sinh.

4. Bạn mắc bệnh nan y

Bạn không nhất thiết phải chia sẻ điều này với bất kì ai, kể cả sếp. Đây là một điều tế nhị, riêng tư và sếp hay tổ chức không cần phải biết đến.

5. Bạn sắp nghỉ việc

Bạn vừa nhận được một lời đề nghị công việc từ một tổ chức khác và bây giờ là thời điểm bạn cần phải nói với sếp về mong muốn nghỉ việc. Nhiều người khá căng thẳng khi đối mặt với tình huống này. Điều đầu tiên là đặt cuộc hẹn với sếp. Bạn cần đảm bảo thời gian này sếp không có cuộc hẹn quan trọng nào và tinh thần đang thoải mái. Tiếp theo đó, bạn cần bình tĩnh và cả sự dũng cảm khi nói với sếp bạn vừa được nhận vào làm ở một vị trí mới và bạn sẽ nghỉ việc tại tổ chức.

Bạn cần chia sẻ với sếp đây là cơ hội nghề nghiệp rất tốt đối với bạn. Ngoài ra, đừng quên nhấn mạnh tới những kinh nghiệm, kiến thức quý báu bạn đã thu nhận được từ công ty cũng như trong quá trình làm việc với sếp và các đồng nghiệp khác.

6. Bạn nghĩ mình xứng đáng được tăng lương

Tất cả chúng ta đều cảm thấy mình xứng đáng được tăng lương. Tuy nhiên, bạn cần có một khoảng thời gian, một bản đánh giá chi tiết để đạt được điều mong muốn. Sau đó, bạn cần thu thập thông tin để chứng minh cho bản tự đánh giá. Bạn nên sử dụng bản mô tả công việc, đánh dấu và bổ sung thêm những nhiệm vụ, trách nhiệm bạn đã hoàn thành trong thời gian qua.

Một lời khuyên dành cho bạn: không nên ghi thêm những nhiệm vụ như pha trà cho mọi người hay góp sức tổ chức sinh nhật cho nhân viên trong tháng… Bạn nên ghi rõ những nhiệm vụ mang tính lâu dài, mang lại lợi ích cho tổ chức. Ngoài ra, không nên so sánh bản thân với một người nào đó cùng vị trí trong công ty.

Tác giả bài viết: Phạm Quang Tùng

Nguồn tin: Sưu tầm từ internet

Array
(
    [type] => 8192
    [message] => preg_replace(): The /e modifier is deprecated, use preg_replace_callback instead
    [file] => /home/pwhqfmvb/GiangVien/includes/countries.php
    [line] => 435
)