Chuyên cung cấp tài liệu


Từ khóa cần tìm:

Về cội nguồn nho giáo của những lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh

Thứ năm - 16/10/2008 20:10
Về cội nguồn nho giáo của những lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh

Về cội nguồn nho giáo của những lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh

Vấn đề Hồ Chí Minh với Nho giáo đã được đề cập từ Hội thảo Quốc tế Hồ Chí Minh anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá nhân loại ở Hà Nội năm 1990. Bản thân tôi cũng có một số báo cáo đã được đưa vào kỷ yếu: Hồ Chí Minh với văn hoá Trung Quốc “ sự gặp gỡ giữa các nhân cách văn hoá và cá tính sáng tạo (1). Trong báo cáo này tôi nói đến sự gặp gỡ về nhân cách văn hoá giữa Hồ Chí Minh với Khổng Tử và Tôn Trung Sơn; sự gặp gỡ về sáng tạo văn chương giữa Hồ Chí Minh với thơ Đường và Lỗ Tấn.

HỒ CHÍ MINH ĐƯỢC VÀO LUYỆN TRONG NHO GIÁO VIỆT NAM TRƯỚC KHI TIẾP XÚC VỚI VĂN HOÁ ÂU TÂY VÀ VĂN HOÁ XÔ VIẾT:

 

          Năm 1923, trong lý lịch tự khai khi đến Liên Xô, Nguyễn Aùi Quốc (sau 1941 về nước lãnh đạo Cách mạng giải phóng dân tộc mới đổi tên Hồ Chí Minh) tự giới thiệu: Tôi xuất thân từ một gia đình nhà Nho, nơi mà các thanh niên đều theo học đạo Khổng. Rồi tại Đại hội Quốc tế cộng sản năm 1935, Nguyễn Aùi Quốc lại ghi trong lý lịch: Thành phần gia đình nhà nho.

 

          Qủa vậy, gia đình Hồ Chí Minh là một gia đình Nho học. Thân sinh, cụ Nguyễn Sinh Sắc đỗ phó bảng trong kỳ thi Hội năm 1901. Đương thời, người đỗ đạt có thể làm quan cai trị cả một vùng, nhưng giàu lòng nhân ái, lại năng nợ non sông, cụ từ quan đi làm thuốc chữa bệnh cho dân nghèo và dạy chữ nho. Huyện Nam Đàn quê hương Hồ Chí Minh, nổi tiếng là nghèo mà ham học. Ở đó ai cũng biết câu nói: Có chí làm quan, có gan làm giàu. Như vậy làm giàu là một sự liều lĩnh trái với lương tâm. Làm quan thì phải kiên trì học hành, dùi mài kinh sử, nghèo mà vinh quang. Cả huyện Nam Đàn đâu đâu cũng có những người đỗ đạt, nhưng không làm quan hoặc làm quan mà thanh liêm vì dân. Phan Bội Châu là một ví dụ. Đặng Nguyên Cẩn thân sinh học giả Đặng Thai Mai ở huyện Thanh Chương kề bên cũng là một ví dụ.

 

          Cần nói rõ là cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, khi mà thực dân Pháp ra sức đàn áp mọi sự chống đối để áp đặt nền thống trị của chúng thì ở Việt Nam vẫn có hai hạng nhà nho. Một bên gồm các kẻ sĩ trọng nhân, trọng dân được coi là chân nho như Nguyễn Hữu Huân, Phan Đình Phùng, Trần Quý Cáp¦ bị thực dân chặt đầu, đào mồ. Một bên nữa cũng là nhà nho nhưng là ngụy nho, hay nói như các nhà nghiên cứu Trung Quốc là dương nho, âm Pháp. Họ cũng nói nhân nghĩa nhưng quyền mưu cơ biến, móc ngoặc với bọn thực dân để bán nước hại dân, đục nước béo cò, như Nguyễn Thân đào mồ Phan Đình Phùng, đốt xác bắn ra biển. Hay như Phạm Ngọc Quát chặt đầu Trần Quý Cáp để được thưởng công.

 

          Vùng Nghệ An Hà Tĩnh là vùng nổi tiếng Nho học “ trước khi nổi tiếng là vùng Cách mạng Cộng sản Hồ Chí Minh tự giới thiệu gia đình mình theo đạo Nho, các thanh niên đều học đạo Nho là chỉ  chân nho, chính nho trái ngược với ngụy nho, tà nho.

 

          Nguyễn Sinh Công (tên hồi nhỏ của Hồ Chí Minh) và người anh Nguyễn Sinh Khiêm đã được cha dạy vỡ lòng chữ Hán. Nhập môn là sách Tam thiên tự, sau đó là Tam tự kinh mà các thế hệ Việt Nam đầu lấy làm sách vỡ lòng.

 

          Năm tuổi (1895) Nguyễn Sinh Công theo cha vào sống ở Huế. Người anh được đổi tên là Nguyễn Tấn Đạt và em là Nguyễn Tất Thành để đến trường (tên để đi học gọi là tên chữ “ tự). Sáu năm sau, năm 1901 mẹ mất, Tất Thành về sống ở quê ngoại. Sau đó 3 năm (1904) lại vào Huế lần thứ 2 và học trường tiểu học Đông Ba hai năm, rồi thi đỗ vào trường Quốc học Huế. Hai năm sau vì tham gia cuộc đấu tranh chống thuế mà bị đuổi học. Người đi vào phía Nam vào dạy ở trường Dục Thanh (Phan Thiết) một năm rồi vào Sài Gòn xin học ở trường công nhân hàng hải Ba Son để tìm cách đi sang châu Aâu tìm hiểu thế giới. Tại đây Người gặp ông chủ tàu Latouche Tréville rồi xin làm bồi bàn trên tàu. Ngày 5 tháng 6 năm 1911, Người theo tàu rời bến Nhà Rồng “ Sài Gòn bắt đầu cuộc sống Tây du 30 năm, qua hơn 10 nước, để đến 1941 trở về Cao Bằng phát động cuộc Cách mạng giải phóng dân tộc (4).

 

          Nhắc qua vàinét tiểu sử Hồ Chí Minh để khẳng định một điều: Người xuất thân từ nhà Nho. Sự giáo dục vỡ lòng tuổi thơ là giáo dục nho học. Đó chính là sự dạy dỗ của nhà nho Nguyễn Sinh Sắc, của môi trường Quốc học ở cố đô Huế cũng như trường Hán học Dục Thanh ở Phan Thiết. Sau này, Người tiếp thu văn hoá Aâu Mỹ, văn hoá Nga xô viết và cũng rất thành đạt. Chứng cớ là các truyện ký viết bằng tiếng Pháp của Người được nhà văn Pháp Vaillant Coutourier thừa nhận. Người viết báo bằng tiếng Nga, coi nhân văn vĩ đại Léon Tolstoi là thầy và bắt chước ông viết một số truyện ngắn. Mặc dù vậy, chữ Hán và Nho học là nét vẽ đầu tiên trên tâm hồn trẻ thơ của Người.

 

          Đương nhiên, chữ Hán và Nho học  nói ở đây đã được tiếp biến qua sự sàng lọc của tâm thức văn hoá Việt Nam. Bởi vì, nói như Phạm Văn Đồng: 1000 năm Bắc thuộc, Việt Nam đã tiếp biến văn hoá Trung Hoa mà chủ yếu là chữ Hán và Nho giáo. Từ chữ Hán, Việt Nam đã sáng tạo ra chữ Nôm và từ Nho giáo sáng tạo ra Nho học Việt Nam (5).

 

          Trong báo cáo khoa học : Hồ Chí Minh với văn hoá Trung Quốc đọc tại hội thảo quốc tế Hồ Chí Minh anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới năm 1990, tôi có nhận định: Hồ Chí Minh chỉ tiếp thu Nho giáo nguyên thuỷ (tức Khổng Mạnh) mà ít nói đến Hán Nho, Tống Nho, và trong 4 vế tư tưởng chính trị “ đạo đức của Khổng Mạnh là Tu thân, Tề gia, Trị quốc, Bình thiên hạ, người chỉ nhấn mạnh vế thứ nhất là Tu thân.

 

          Điều này càng được khẳng định vì qua sự nghiên cứu ảnh hưởng của Nho giáo đối với đời sống văn hoá, tôi thấy Nho giáo nguyên thuỷ mang nhiều yếu tố nhân văn và dân chủ nhất. Đồng thời, cũng có thể xem Nho giáo nguyên thuỷ như một thứ lý thuyết về luân lý của phương Đông, răn dạy con người sống đúng đạo, có trách nhiệm. Đó là những tín hiệu rất gần gũi với văn hoá bải địa Việt Nam. Nếu đạo gốc của người Việt cổ là đạo thờ cúng tổ tiên thì chữ Trung chữ Hiếu của Khổng Tử đã đáp ứng yêu cầu tâm linh đó.

 

          Trước công nguyên “ nghĩa là trước khi Nho học vào Việt Nam, tư tưởng của người Việt bản địa là gì? Đó là vấn đề nghiên cứu và trước hết cần nhiều cứ liệu văn vật, văn hiến và cả sự sưu tầm ca dao dân ca cổ mà hiện nay vẫn rất sơ sài.

 

          Mặc dù vậy, có phần chắc là trước khi tiếp biến đạo Nho thì tôn giáo của người Việt là Bàlamôn giáo và Phật giáo nguyên thuỷ. Người Việt sống gần gũi với thiên nhiên, sùng bái thần núi và thần nước. Trong bối cảnh đó, những giào điều có định hướng chính trị rõ rệt của Hán Nho hầu như là một sự ràng buộc. Bởi vậy nó chỉ tồn tại ở tầng lớp trên, ở nhà quan, còn với dân chúng lớp dưới thì tồn tại một dòng nước ngược. Bên cạnh câu hát Con vua thì lại làm vua, Con sãi ở chùa thí quét lá đa, còn có câu hát Bao giờ dân nổi can qua, con vua thất thế lại ra quét chùa. Bên cạnh tam tòng thì có câu ca dao Con ơi, mẹ muốn lấy chồng.

 

          Người Việt chỉ tiếp nhận những giáo lý thích hợp với truyền thống của mình để làm giàu có thêm nền văn hoá của mình. Đó là một nét đặc sắc của lịch sử văn hoá dân tộc. Những giáo lý về phẩm chất người quân tử, trượng phu, hào kiệt, những chuẩn tắc đạo đức trong quan hệ giữa người với người mà các ông đồ nho dạy cho học trò là phù hợp với đạo lý vốn có của người Việt. Sự tiếp biến các giáo lý đó đã tạo nên một nền Nho học Việt Nam, có cội nguồn Nho giáo Trung Quốc nhưng lại mang sắc thái Việt Nam. Tuổi thơ của Nguyễn Tất Thành, những năm tháng ở trường Dục Thanh đã để lại dấu ấn sâu sắc trong tâm hồn người yêu nước Nguyễn Aùi Quốc.

 

III NHỮNG LỜI DẠY CỦA NGƯỜI CÓ CỘI NGUỒN NHO GIÁO VIỆT NAM nên đã khéo léo đưa chân lý cách mạng đến với người dân bình thường bằng cách nói thân thuộc.

 

          Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dùng những từ ngữ, những mệnh đề của Khổng Mạnh vốn rất thân thuộc với truyền thống văn hoá Đại Việt để thức tỉnh dân tộc, truyền cho nhân dân ý thức tự cường để đứng lên làm chủ đất nước.

 

          Trước hết, Người hay nhắc đến thế giới Đại đồng với thuộc tính cơ bản của nó là Tứ hải giai huynh đệ. Chúng ta đầu biết Đại đồng là một nội dung quan trọng trong tư tưởng chính trị, tư tưởng đạo đức và tư tưởng giáo dục.

 

          Tư tưởng chính trị của Khổng Tử trước hết được thể hiện ở lý tưởng về một thế giới Đại đồng. Tư tưởng này được nói rõ trong thiên Lễ vận thuộc Kinh lễ. Đạo đức lớn được thực hành thì thiên hạ là của chung. Kén chọn kẻ có tài đức ra làm việc. Giảng giải điều tín nghĩa, sửa trị điều hoà mục. Cho nên mọi người không riêng thân cha mẹ mình, không riêng yêu con cái mình, khiến người già cả có chỗ sử dụng năng lực, các thiếu niên được nuôi dạy khôn lớn. Thương người goá bụa, thương kẻ mồ côi và những người già không nơi nương tựa. Người tàn tật phải có chỗ nuôi dưỡng, con trai đều có nghề nghiệp, con gái đều có chồng con. Như vậy thì của cải vứt bỏ dưới đất cũng không ai nhặt mà cũng không cần thiết phải cất giữ cho riêng mình. Còn về năng lực thì e không có cách gì để thi thố mà không cần phải giữ làm của riêng. Do đó mọi âm mưu đều bị mai một mà không thể xảy ra, mọi hành vi trộm cắp, gây rối, giặc cướp đều không thể nổi dậy, cửa ngõ không cần đóng. Như thế gọi là Đại đồng.

 

          Trong bài Le Grand Confucius (Đức Khổng Tử vĩ đại) đăng trên tạp chí Communise số ra ngày 15/05/1921 Nguyễn Aùi Quốc (khi đó mới 31 tuổi) đã giới thiệu thuyết Đại đồng như sau:

 

          Đức Khổng Tử vĩ đại (năm 551 trước Công nguyên) khởi xướng nền đại đồng và thuyết giáo quyền bình đẳng về của cải. Người nói tóm lại là: Nền hoà bình trên thế giới chỉ nảy nở từ  nền Đại đồng trong thiên hạ. Người ta không sợ thiếu mà chỉ sợ không công bằng (6).

 

          Có thể thấy Khổng Tử hướng tới một xã hội lý tưởng, thiên hạ như gia đình, mọi người coi nhau như anh em một nhà, cùng hưởng thụ các quyền lợi cùng có trách nhiệm với nhau. Trong những ngôn từ rải rác đó đây, Khổng Tử quan niệm thời xa xưa đã tồn tại một xã hội như vậy, nhưng do lễ nhạc nhà Chu suy vi, nên xã hội ngày một xấu đi. Oâng chủ trương khôi phục lễ nhạc nhà Chu để xây dựng một thế giới Đại đồng. Lý tưởng chính trị đó của ông được một nhà tư tưởng cận đại là Khang Hữu Vi thuyết giải trong sách Đại đồng thư. Người Việt Nam, nhấ là đầu thế kỷ, thường nói đến thế giới Đại đồng chính là qua sách vở Tân thư của Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu.

 

          Tất nhiên, Đại đồng là gì cũng không ai giải thích được rõ ràng, có điều nó gắn với thuộc tính Tứ hải giai huynh đệ là một cách sống rất gần gũi với nhân sinh quan người Việt cổ thể hiện qua câu ca dao có từ thời Hai Bà Trưng:

 

Nhiễu điều phủ lấy giá gương

 

Người trong một nước phải thương nhau cùng

 

          Hồ Chí Minh khi đã trở thành lãnh tụ dân tộc rất thích câu ca dao này. Có thể đi ngược lên trên một thời gian, vào khoảng 1940-1945 chính người đã dịch lời bài ca của Quốc tế cộng sản và dùng từ Đại đồng để dịch từ Internationale.

 

          Điều lý thú là năm 1965 khi đó chủ tịch Cộng hoà nhân dân Trung Hoa hồi đó là Lưu Thiếu Kỳ, Hồ Chủ Tịch đã đọc hai câu thơ:

 

Quan sơn muôn dặm một nhà

 

Bốn phương vô sản đều là anh em.     

Tác giả bài viết: Phạm Quang Tùng

Nguồn tin: LƯƠNG DUY THỨ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Comment addGửi bình luận của bạn
Mã chống spamThay mới

Theo dòng sự kiện

Xem tiếp...

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
(Chú ý: Website đang trong giai đoạn hoạt động thử nghiệm, đang định xin giấy phép MXH của Bộ TT & TT)
Lên đầu trang
Array
(
    [type] => 8192
    [message] => preg_replace(): The /e modifier is deprecated, use preg_replace_callback instead
    [file] => /home/pwhqfmvb/GiangVien/includes/countries.php
    [line] => 435
)