Chuyên cung cấp tài liệu


Từ khóa cần tìm:

Một số kỹ năng nhằm nâng cao kỹ năng đọc sách của sinh viên trường Đại học Nha Trang

Thứ năm - 10/02/2011 22:11
“Sách là cây đèn thần soi sáng cho con người trên những nẻo đường xa xôi nhất và tối tăm nhất của cuộc đời”
Sinh viên trường Đại học Nha Trang cùng nhau đọc sách

Sinh viên trường Đại học Nha Trang cùng nhau đọc sách

Đọc sách là nhu cầu của tất cả mọi người, bởi lẽ sách là phương tiện học tập thuận lợi, giúp con người nâng cao nhận thức, hiểu biết. Sách là kho tàng tri thức mà nhân loại tạo ra, lưu lại, truyền cho thế hệ sau. Đó là nguồn tri thức rất quan trọng và vô tận đối với tất cả mọi người, những cuốn sách có nội dung tốt sẽ đưa đến cho chúng ta không chỉ những hiểu biết mới mà còn cả những sự suy nghĩ tìm tòi và sự biến đổi về tâm hồn. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách đọc sách sao cho có hiệu quả. Người có học thức không phải là người đọc nhiều mà là người đọc có hệ thống, không phải là người nắm ý từng đoạn, từng câu mà là người nắm được một hệ thống tri thức quan hệ chặt chẽ với nhau.
Là sinh viên bậc đại học, đôi khi bạn cảm thấy có quá nhiều tài liệu và sách giáo khoa phải đọc trong khi quỹ thời gian eo hẹp. Sự tiến bộ trong học tập của bạn phụ thuộc rất nhiều vào khả năng “tiêu thụ” hết số tài liệu này. Sau đây là một số gợi ý hữu ích mà tôi đã sưu tầm được trên mạng nhằm giúp cho các bạn sinh viên Trường Đại học Nha Trang có thể nâng cao kỹ năng đọc sách của mình, nhanh và hiệu quả.
Bước 1: Tạo sự tập trung cho chính mình bằng cách xem lướt qua bài đọc trước khi bạn thật sự ngồi đọc từng chữ:
Đọc nhanh (đọc lướt): mục đích của việc đọc lướt nhằm tìm hiểu một cách khái quát nội dung chung của cuốn sách. Tại bước này, người đọc cần tìm hiểu những thông tin: tên tác giả, nơi và năm xuất bản, tiếp đó cần xem mục lục với các chương mục cụ thể, sau đó xem lời giới thiệu (lời tựa hoặc lời nói đầu…). Việc đọc lướt này chỉ mất khoảng từ 15 – 30 phút, nhưng sẽ giúp cho người đọc hiểu được tổng thể nội dung khái quát của cuốn sách. Tiến hành các bước trong quá trình đọc lướt có nhiều ý nghĩa, tạo dấu ấn, tăng thêm độ tin tưởng ban đầu, gây sự hưng phấn cho việc tìm hiểu sâu hơn, trong quy trình đọc sau này.
Xem tựa đề bài đọc, các tiêu đề lớn nhỏ, những chỗ đánh dấu, in nghiêng hoặc in đậm. Xem qua những hình vẽ hay minh họa, đồ thị hay biểu đồ. Xem qua toàn bộ bài đọc bằng cách đọc đoạn đầu và đoạn cuối, lướt nhanh qua những câu đầu của từng đoạn trong bài (trường hợp sách giáo khoa về kinh tế thường có phần tóm tắt ở cuối mỗi chương cùng những thuật ngữ quan trọng).
Gấp sách lại và tự hỏi: ý chính của bài là gì, văn phong ra sao và mục đích của tác giả là gì?
Trả lời được những câu hỏi này sẽ phần nào giúp các bạn có được một ý tưởng khái quát về nội dung bài đọc, từ đó dễ tập trung hơn và bài đọc sẽ trở nên dễ nhớ hơn.
Bước 2: Không đọc thành tiếng vì kiểu đọc này sẽ khiến bạn đọc chậm. Cố gắng xem việc đọc sách như thể đang ngắm một cảnh đẹp, hình dung một ý tưởng bao quát trong tâm trí thay vì chú ý đến từng viên đá dưới chân.
Bước 3: Đọc theo ý. Các nghiên cứu cho thấy khi đọc, mắt chúng ta luôn dừng sau những câu chữ trong một dòng. Số lần dừng của người đọc chậm nhiều hơn so với người đọc nhanh. Dừng nhiều lần không chỉ làm cho ta đọc chậm mà còn cản trở khả năng nắm bắt vấn đề, do ý nghĩa thường đi theo cả câu hay cụm từ thay vì từng chữ một. Hãy cố đọc theo những nhóm từ, đặc biệt đọc hết những câu hoàn chỉnh và những câu có tính bổ nghĩa.
Bước 4: Không nên đọc một câu nhiều lần. Đây là thói quen của người đọc kém. Thói quen “nhai lại” này thường làm tăng gấp đôi hoặc gấp ba thời gian đọc và cũng không cải thiện mức độ thông đạt. Tốt nhất là cố tập trung ngay từ lần đầu tiên, đó là lý do tại sao chúng ta có gợi ý thứ nhất.
Bước 5: Thay đổi tốc độ đọc nhằm thích ứng với độ khó và cách viết trong bài đọc. Người đọc kém luôn có tốc độ đọc chậm. Người đọc hiệu quả thường đọc nhanh phần dễ và chậm lại ở phần khó. Trong một bài đọc có đôi chỗ chúng ta phải đọc cẩn thận hơn những chỗ khác. Có những điều được viết ra không phải để đọc thoáng. Với những tài liệu pháp lý hay các bài viết khó thì cần phải đọc chậm. Những tài liệu dễ hơn như kinh tế hay báo chí thì ta có thể đọc nhanh.
Mọi thành công của con người đều nhờ sự kết hợp của kinh nghiệm bản thân với tri thức lĩnh hội được từ việc học từ trong cuộc sống và từ trong sách vở. Nếu đọc sách thường xuyên và có phương pháp khoa học thì kiến thức của mỗi người sẽ không ngừng mở rộng, nâng cao tiếp cận được sự phát triển của khoa học, bồi dưỡng nâng cao năng lực tư duy lôgic, phương pháp làm việc khoa học, lòng yêu nghề nghiệp và có thái độ đúng đắn đối với thế giới xung quanh cũng như đối với bản thân mình, nhất là bồi dưỡng sự hứng thú, năng lực và thói quen tự học suốt đời. Hy vọng rằng với những kỹ năng trên sẽ giúp cho các bạn sinh viên Trường Đại học Nha Trang sẽ tìm ra cho mình cách đọc sách sao cho thật hiệu quả. “Các bạn hãyyêu mến sách vì sách là nguồn tri thức. Chỉ có tri thức mới là cứu cánh, chỉ có sách mới có thể làm các bạn trở thành những người có tinh thần mạnh mẽ, chính trực khôn ngoan, biết yêu tha thiết con người, tôn trọng lao động của con người và chân thành chiêm ngưỡng những thành quả tuyệt vời của sức lao động vĩ đại và không mệt mỏi của con người.[iii]

[i] Bài viết có tham khảo 1 số bài viết trên mạng internet
[ii] Nadezhda Konstantinovna Krupskaja (1869 - 1939) - Nhà giáo dục học người Nga
[iii] Maxim Gorky (18681936) - Nhà văn người Nga 

Tác giả bài viết: Phạm Quang Tùng

Nguồn tin: www.ntu.edu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Theo dòng sự kiện

Xem tiếp...

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
(Chú ý: Website đang trong giai đoạn hoạt động thử nghiệm, đang định xin giấy phép MXH của Bộ TT & TT)
Lên đầu trang
Array
(
    [type] => 8192
    [message] => preg_replace(): The /e modifier is deprecated, use preg_replace_callback instead
    [file] => /home/pwhqfmvb/GiangVien/includes/countries.php
    [line] => 435
)