Chuyên cung cấp tài liệu


Từ khóa cần tìm:

Đột phá trong kinh doanh: Ý tưởng và giải pháp

Thứ năm - 31/03/2011 14:41
William Davidson là Giáo sư về quản lý tại đại học Nam California và là nhà tư vấn tại MESA Partners. Ông đã bỏ ra sáu năm để nghiên cứu khoảng 70 doanh nghiệp Mỹ có những đột phá trong các mặt lợi tức, tốc độ tăng trưởng, dịch vụ, sự hiệu quả, sự phát triển của sản phẩm.
Đột phá trong kinh doanh: Ý tưởng và giải pháp

Đột phá trong kinh doanh: Ý tưởng và giải pháp

Hiện nay, Davidson đang viết cuốn sách "Những đột phá của các nhà vô địch", giới thiệu những trường hợp điển hình và đưa ra những bài học từ các kinh nghiệm thực tiễn. Ông đã trao đổi với báo Mỹ Fortune về chủ đề này.
 
Mặc dù thị trường và điều kiện kinh doanh ở Mỹ có những điểm khác biệt với Việt Nam hiện nay, những ý tưởng và giải pháp về những đột phá táo bạo trong môi trường kinh doanh lược dịch sau đây vẫn có thể là những tham khảo cần thiết cho các nhà doanh nghiệp trong nước.
 
Theo Davidson, những nhà quản lý vẫn chưa phát huy hết tiềm năng và tiềm lực của chính họ. Chúng ta đang tiến đến một tổng thể cấu trúc thị trường mới, với những cơ hội mới. Do đó, nếu chúng ta có thể cải thiện tình hình gấp mười lần hơn ở các khu vực quen thuộc, chúng ta có thể tăng trưởng thậm chí cả triệu lần ở những lĩnh vực chưa có ai khai phá. Muốn vậy, người quản lý phải có khuynh hướng nhắm đến các mục tiêu tầm cao, thay vì sự cải thiện từ từ. Cần xác định một mục tiêu duy nhất ở trước mắt và tập trung tối đa vào đối tượng khách hàng.
 
Chẳng hạn, sự đột phá của Royal Bank ở Canada ở chỗ họ tạo ra được một cơ sở dữ liệu tương đối đầy đủ về khách hàng, có thể phân phối cho tất cả chi nhánh và văn phòng của họ. Khi bạn yêu cầu một khoản vay, ngân hàng này có thể đáp ứng ngay, nhưng chỉ ở mức độ tối thiểu. Thông tin trong cơ sở dữ liệu của họ cung cấp những cơ hội to lớn để phục vụ khách hàng của họ tốt hơn. Sử dụng những thông tin này, các nhà điều hành ngân hàng đã tái tập trung những nỗ lực tiếp thị của họ một cách hoàn chỉnh, nhắm đến 9 triệu khách hàng hiện có, đến nỗi không cần thu hút thêm nhiều khách hàng mới mà lợi tức của ngân hàng vẫn không ngừng tăng vọt.

Sự đột phá không thể xuất phát từ các ý tưởng mới, mà cần có sự giúp sức của kỹ thuật tiên tiến và một hệ thống phán đoán có thể nhận biết được các cơ hội mới mở ra, không định trước. C.R. England, một công ty xe tải tư nhân ở Utah, là một thí dụ điển hình về việc sử dụng kỹ thuật thông tin trong việc tăng hiệu quả kinh doanh. Họ đo lường mọi thứ, từ nhiệt độ hàng hóa, đến thời gian viết hóa đơn. Mỗi nhân viên đều được yêu cầu có một hệ thống đo lường và báo cáo hàng tuần về việc thực hiện, nộp về một bộ phận xử lý kết quả và tiêu chuẩn hóa. Theo Davidson, đây có thể là một trong những công ty có sự quản lý tốt nhất mà ông đã gặp.

Trong vòng bảy năm, C.R. England đã tăng số lượng đoàn xe tải của họ lên bảy lần, và thu nhập mỗi xa tải tăng lên một phần tư.

Hệ thống các cửa hàng Vons ở bờ Tây nước Mỹ là một ví dụ khác về sự tích cực sử dụng kỹ thuật tiên tiến. Họ là nơi đầu tiên đặt các máy quét tại các quầy với mục tiêu ban đầu là giảm chi phí lao động và quản lý tốt hơn bảng cân đối tài sản. Sau đó, Vons còn trở thành hệ thống cửa hàng đầu tiên cung cấp thẻ ưu tiên viết séc mà khách hàng có thể được xác nhận tự động tại quầy hàng. Những người có thẻ được hưởng các chiết khấu đặc biệt, các khoản nợ tín dụng, cũng như các giải thưởng và quà tặng khuyến mãi. Mặt khác, dựa vào các dữ liệu được xử lý tự động về các đặc điểm của khách hàng và sản phẩm tiêu thụ, Vons sử dụng chúng vào các phương pháp mục tiêu, và mở rộng hoạt động sang lĩnh vực doanh nghiệp về thông tin và dịch vụ tiếp thị.
Một nguyên tắc khác, theo Davidson, là cần phải tập trung thực hiện một hay nhiều sáng kiến, đề nghị có quy mô toàn xí nghiệp, có thể đóng góp vào các kết quả điều hành hiện hành; thay vì các đề xuất cục bộ. Một trong những trường hợp đường Davidson dẫn chứng là bộ phận phát hành của Tập đoàn Times Morror. Mục tiêu của họ là đưa sách vào thị trường nhanh gấp hai lần, với giá chỉ còn một nửa. Davidson cho rằng mục tiêu như vậy hãy còn thận trọng, và đề nghị một cú đột phá : giá còn một nữa, nhưng thời gian phát hành phải giảm đến 90%.

Vấn đề chính là đổi mới kỹ thuật in ấn, tăng khả năng xuất bản và phát hành theo nhu cầu với các phương tiện hiện đại như đĩa CD-ROM... Hiện nay, họ đang tạo ra sự tiến triển vượt bậc, trong khi chuẩn bị cho sự phát triển cao hơn trong tương lai. Chu kỳ thực hiện giảm xuống đáng kể, chi phí hạ, đáp ứng được nhu cầu xuất bản của thị trường đang tăng lên đáng kể. Đó là những tiêu chuẩn mà bất cứ doanh nghiệp có quy mô lớn nào cũng muốn đạt đến.

Sự đột phá trong sản xuất - kinh doanh là những tính toán chiến lược, chứ không phải sự mạo hiểm đơn thuần.

Tác giả bài viết: Phạm Quang Tùng

Nguồn tin: Sưu tầm từ internet

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Comment addGửi bình luận của bạn
Mã chống spamThay mới

Theo dòng sự kiện

Xem tiếp...

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
(Chú ý: Website đang trong giai đoạn hoạt động thử nghiệm, đang định xin giấy phép MXH của Bộ TT & TT)
Lên đầu trang
Array
(
    [type] => 8192
    [message] => preg_replace(): The /e modifier is deprecated, use preg_replace_callback instead
    [file] => /home/pwhqfmvb/GiangVien/includes/countries.php
    [line] => 435
)