Chuyên cung cấp tài liệu


Từ khóa cần tìm:

Chỉ một nửa số doanh nghiệp ra đời có thể sống sót

Thứ năm - 31/03/2011 15:01
Báo cáo thường niên về doanh nghiệp do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện cho thấy số doanh nghiệp đăng ký năm 2010 tăng lên hơn 544.000. Tuy nhiên, số thực sự hoạt động lại ít hơn nhiều.
Nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn về vốn trong năm 2010. Ảnh: Hoàng Hà

Nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn về vốn trong năm 2010. Ảnh: Hoàng Hà

Được công bố trong ngày 28/3, báo cáo của VCCI khẳng định mặc dù liên tiếp phải trải qua những thử thách do điều kiện kinh tế khó khăn nhưng tình hình doanh nghiệp Việt Nam trong năm 2010 cơ bản ổn định và có chiều hướng phát triển tốt.

Điểm sáng dễ thấy nhất là hoạt động phát triển doanh nghiệp khi Việt Nam tiến 14 bậc về sự thuận tiện của thủ tục thành lập doanh nghiệp trong Báo cáo về môi trường kinh doanh của Ngân hàng Thế giới. Theo VCCI, do là năm đầu tiên triển khai cơ chế đăng ký hợp nhất cho doanh nghiệp (đăng ký thành lập và đăng ký thuế cùng lúc), nên thời gian giải quyết thủ tục gia nhập thị trường đã được rút ngắn đáng kể.

Kết quả là lượng thành lập mới riêng trong năm 2010 đã đạt gần 90.000 doanh nghiệp, tăng 5,5% so với 2009 (tổng vốn đăng ký là 545.000 tỷ đồng, bình quân mỗi doanh nghiệp có vốn 6 tỷ). Tính chung đến hết năm 2010, cả nước có 544.394 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, vượt mục tiêu đề được Chính phủ đề ra là 500.000 doanh nghiệp vào thời điểm này.

Tuy nhiên, theo nhóm thực hiện báo cáo, mặc dù lượng đăng ký tăng mạnh nhưng lượng hoạt động thực tế lại thấp hơn nhiều. Tuy chưa có số liệu của năm 2010 nhưng theo kết quả khảo sát của 5 năm trước đó, lượng doanh nghiệp hoạt động tại thời điểm 31/12 hàng năm thường chỉ bằng phân nửa số đăng ký trong năm đó. Thống kê này thậm chí còn có xu hướng giảm từ mức 56,5% của 2005 xuống còn khoảng 54% vào năm 2009.

Giải thích về hiện tượng này, Tiến sĩ Phạm Thị Thu Hằng, trưởng nhóm nghiên cứu của VCCI cho rằng tuy thống kê nêu trên là khá “giật mình” nhưng cũng cần thấy một thực tế là các doanh nghiệp Việt Nam đang phải chịu nhiều sức ép từ điều kiện kinh tế khó khăn nên hoạt động sản xuất, trong một số trường hợp, có thể bị đình đốn. “Ngoài ra, quá trình đổi mới, sắp xếp lại doanh nghiệp cũng diễn ra mạnh mẽ nên một doanh nghiệp dừng hoạt động không có nghĩa là doanh nghiệp đó bị phá sản”, Tiến sĩ Hằng giải thích.

Một thống kê khác cũng cho thấy quá trình đổi mới, sắp xếp lại doanh nghiệp đang diễn ra mạnh mẽ là lượng công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần thành lập mới trong năm 2010 chiếm đa số (91%), trong khi lượng doanh nghiệp tư nhân giảm xuống còn 9% (so với 12% của 2009). Theo nhóm nghiên cứu, điều này cho thấy các doanh nghiệp đang dần tiền tới một mô hình quản trị hiện đại, minh bạch hơn, đồng thời cũng giúp huy động doanh nghiệp dễ dàng huy động vốn hơn qua các kênh khác nhau trong điều kiện tín dụng khó khăn hiện nay.

Cũng theo thống kê của VCCI, 85% doanh nghiệp được khảo sát cho biết đang phải vay vốn ngân hàng với lãi suất 12-13% trở lên. Chỉ có 19% doanh nghiệp cho biết mức lãi suất này là hợp lý trong khi có tới 33% cho biết không thể chịu được mức lãi suất này trong dài hạn.

Tác giả bài viết: Phạm Quang Tùng

Nguồn tin: Sưu tầm từ internet

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Comment addGửi bình luận của bạn
Mã chống spamThay mới

Theo dòng sự kiện

Xem tiếp...

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
(Chú ý: Website đang trong giai đoạn hoạt động thử nghiệm, đang định xin giấy phép MXH của Bộ TT & TT)
Lên đầu trang
Array
(
    [type] => 8192
    [message] => preg_replace(): The /e modifier is deprecated, use preg_replace_callback instead
    [file] => /home/pwhqfmvb/GiangVien/includes/countries.php
    [line] => 435
)