Chuyên cung cấp tài liệu


Từ khóa cần tìm:

Sinh viên đóng góp gì cho xây dựng Hiến Pháp mới?

Thứ bảy - 02/03/2013 08:25
 Sinh viên đóng góp gì cho xây dựng Hiến Pháp mới?

Sinh viên đóng góp gì cho xây dựng Hiến Pháp mới?

Từ nay đến 31/3, cả nước đang tập trung vào việc đóng góp ý kiến cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Vậy các bạn sinh viên có thể đóng góp gì cho việc xây dựng bản Hiến pháp này?

ảnhTS Đinh Xuân Thảo (ảnh), Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp (Ủy ban Thường vụ Quốc hội) cho biết: Hiến pháp là đạo luật gốc, đạo luật cơ bản có giá trị pháp lý cao nhất của mỗi quốc gia, do đó, mỗi người đều có quyền và trách nhiệm để tham gia đóng góp. Về nội dung đóng góp, mỗi người có quyền đóng góp ý kiến vào tất cả các nội dung của Hiến pháp, tức là từ "Lời nói đầu" cho đến các chương (có 11 chương, từ "Chương 1" cho đến "Chương 11" và từ "Điều 1" cho đến "Điều 124").

Theo ông, đâu là những nội dung chính mà các bạn sinh viên có thể tham gia đóng góp ý kiến cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp?
Theo tôi, đối với các bạn thanh niên, sinh viên, học sinh thì nên tập trung vào 3 nội dung: Thứ nhất là về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Đây là nội dung được quy định tại "Chương 2" của Dự thảo, là một chương rất mới. Hiến pháp hiện hành quy định là "quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân", trong Dự thảo thì có "quyền con người", sau đó mới nói đến "quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân". Quy định rộng mở hơn, số lượng điều, số lượng quyền cơ bản ở trong dự thảo lần này cũng nhiều hơn. Đặc biệt, ở trong đó các quyền về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội... nên rõ ràng, tất cả mọi công dân ai cũng quan tâm nhưng riêng với lớp trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước thì có lẽ họ rất muốn xem quyền của mình gồm những gì. Nếu ngay từ bây giờ, các bạn trẻ nhận thức được điều đó để thực hiện, rồi sau này, khi đã trở thành người chủ của gia đình, người chủ của cơ quan, người chủ của các tổ chức… họ sẽ càng phát huy hết các vai trò của mình. Vì thế, đây là một nội dung mà theo tôi, lớp trẻ nên tham gia đóng góp.
Thứ hai, liên quan đến "Chương 3", quy định về kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học - công nghệ, môi trường… Chính chương này quy định các vấn đề về giáo dục đào tạo, để giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ là quốc sách hàng đầu. Các bạn sinh viên là những người đang ở trong môi trường đó nên sẽ có những đóng góp rất hữu ích.
Thứ ba, với phần liên quan đến tổ chức bộ máy Nhà nước, thì những nghiên cứu sinh hoặc sinh viên ở các trường khối Khoa học xã hội - nhân văn có thể tham gia đóng góp ý kiến.
Người trẻ thực sự được khuyến khích mạnh dạn góp ý?
Đúng! Chẳng hạn như việc trưng cầu ý dân. Trưng cầu ý dân thể hiện quyền lực thuộc về người dân. Đây cũng là một vấn đề các bạn sinh viên có thể bàn và góp ý. Quyền lực của nhân dân chứ không phải của Nhà nước, quyền lực Nhà nước có được là do nhân dân trao cho, cho nên cơ quan Nhà nước phải có trách nhiệm để thực hiện quyền của nhân dân. Do vậy, cần xem các quy định trong Hiến pháp về dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp, xem nó rõ chưa, đầy đủ chưa. Dân chủ đại diện là trao quyền cho những người do mình bầu ra; còn dân chủ trực tiếp cần phát huy ra sao, người dân cần có quyền biểu quyết các vấn đề quan trọng của quốc gia, thông qua trưng cầu ý dân. Phải quy định rõ hơn cái gì Nhà nước được làm chứ không phải Nhà nước cho phép người dân được làm. Vì chủ thể của quyền lực là nhân dân cho nên phải quy định rõ, trong trường hợp nào thì Nhà nước tổ chức cho người dân được quyết định trực tiếp, chứ không phải Nhà nước cho phép người dân được quyết định trực tiếp.
Theo ông, điều nào trong Hiến pháp sẽ có tác động rất lớn đến người trẻ?
Vấn đề thực hiện nghĩa vụ quân sự (từ 1 - 2 năm). Trường hợp vì điều kiện sức khỏe, có thể không thực hiện nghĩa vụ quân sự nhưng phải thực hiện nghĩa vụ thay thế như: Đóng tiền, lấy tiền đó trích ra, phục vụ quốc phòng; hoặc sau này, khi ra trường thì phải chấp hành công tác ở miền núi, hải đảo một thời gian… Hoặc về môn Giáo dục quốc phòng trong trường học, trước đây, từng có lúc chúng ta nhận thức là không cần thiết nhưng bây giờ, xem lại quy định trong Hiến pháp, nội dung này là hiến định, nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc là thiêng liêng…
Vậy người trẻ có thể đóng góp ý kiến của mình bằng cách nào, thưa ông?
Việc đóng góp ý kiến có thể thực hiện qua 2 cách: Một cách là trực tiếp cá nhân có thể tham gia ý kiến, thảo đơn góp ý của mình và gửi lên Ủy ban Sửa đổi Hiến pháp. Cách thứ hai là thông qua tổ chức của mình, ví dụ đối với học sinh, sinh viên thì thông qua đoàn thể, hội nhóm của mình như thông qua lớp học, Đoàn, Hội...
Xin cảm ơn ông!
Theo Lê Ngọc Sơn
SVVN

Nguồn tin: Dantri.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
(Chú ý: Website đang trong giai đoạn hoạt động thử nghiệm, đang định xin giấy phép MXH của Bộ TT & TT)
Lên đầu trang
Array
(
    [type] => 8192
    [message] => preg_replace(): The /e modifier is deprecated, use preg_replace_callback instead
    [file] => /home/pwhqfmvb/GiangVien/includes/countries.php
    [line] => 435
)