Chuyên cung cấp tài liệu


Từ khóa cần tìm:

Triết học trong khung cảnh toàn cầu hóa hiện nay

Thứ tư - 09/07/2008 14:09
Triết học trong khung cảnh toàn cầu hóa hiện nay

Triết học trong khung cảnh toàn cầu hóa hiện nay

Suy ngẫm về vai trò của triết học trong kỷ nguyên toàn cầu là một chủ đề vô cùng cấp bắch và cần thiết đối với những người nghiên cứu triết học ngày nay.

Nhưng theo chúng tôi, sự hiện diện của các quý vị - những người nghiên cứu triết học của các nước, của các châu lục khác nhau ở đây - một ngã ba văn hóa của nhân loại, đã ngụ ý nói lên rằng thế giới này không thể bị chia cắt bởi chủng tộc, văn hóa, địa lý và kinh tế, rằng nhân loại tồn tại trong sự thống nhất cùng với đa dạng và khác biệt, rằng loài người chúng ta là một ngọn lửa kỳ diệu, độc đáo trong vũ trụ mênh mông và chúng ta cần phải giữ lấy ngọn lửa ấy, làm cho nó sáng tỏa hơn nữa. Làm những việc đó chính là thể hiện sự thông thái, mà xưa nay chúng ta đều biết triết học là yêu quý sự thông thái.
Suy ngẫm về vai trò của triết học trong kỷ nguyên toàn cầu hóa ngày nay quả là một việc không dễ dàng. Sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ đang đưa nhân loại đi từ những ngạc nhiên này tới những ngạc nhiên khác, đang giúp nhân loại giải quyết biết bao những khó khăn của đời sống thường ngày. Nhưng cùng với việc cơm no áo ấm, loài người chúng ta vẫn luôn tự vấn mình ý nghĩa của cuộc sống ở đâu, chúng ta cần tổ chức cuộc sống như thế nào và cần phải hành động ra sao. Như là một thế giới quan lý luận, triết học đã, đang và sẽ là một thứ không thể thiếu trong cuộc hành trình bất tận của nhân loại.
Suy ngẫm về vai trò của triết học trong thời đại ngày nay buộc chúng ta phải quay trở lại tìm hiểu về tính đặc thù của đối tượng của nó. Bởi việc xác định chức năng của một bộ phận, một cho tiết tất đòi hỏi phải xem xét bộ phận ấy sinh ra để giải quyết vấn đề gì trong toàn hệ thống và hơn nữa bộ phận ấy đã giải quyết như thế nào, bằng cách nào? Tuy nhiên đây cũng là vấn đề muôn thuở của chính triết học và để không tránh khỏi sự quá sa đà, những suy nghĩ và trình bày của chúng tôi cũng chỉ là sự lướt qua để hướng tới vấn đề triết học cần đưa ra tư tưởng gì trong khung cảnh toàn cầu hóa hôm nay.
Từ philosophia trong tiếng Hy Lạp cổ đại thường được giải thích là yêu cầu sự thông thái. Yêu sự thông thái đã hấp thụ trong mình những cái gì tinh tuý, giá trị nhất của văn hóa và hơn nữa dần dà nó trở thành một bộ phận, một lĩnh vực độc lập trong hệ thống văn hóa, đã trở thành tinh hoa của văn hóa tinh thần như C.Mác có lần đã nói. Có thể nói sự ra đời của khoa học và triết học đã cùng góp phần tạo nên bước ngoặt tinh thần lớn lao trong lịch sử loài người. Sự kết hợp giữa triết học và khoa học thời cổ đại đã cho thấy từ philosophie cũng đồng nghĩa với sự nảy sinh của tư tưởng lý luận. Tư duy triết học mang trong mình sự khát khao trí tuệ, không đơn giản chỉ là sự sao chụp, mô tả thế giới mà còn là sự thấu hiểu thế giới như một chỉnh thể và thống nhất trong cơ sở của mình. Sự kết hợp giữa triết học và khoa học thời cổ đại đã cho thấy từ philosophie cũng đồng nghĩa với sự nảy sinh của tư tuởng lý luận. Tư duy triết học mang trong mình sự khát khao trí tuệ, không đơn giản chỉ là sự sao chụp, mô tả thế giới mà còn là sự thấu hiểu thế giới một chỉnh thể và thống nhất trong cơ sở của mình. Sự thông thái nhất thiết phải đòi hỏi một loại tri thức đặc biệt “ tri thức về sự thống nhất trong toàn bộ, tri thức về sự phổ quát khác hẳn với tri thức của các bộ phận, của các vật riêng biệt. Chính vì nhìn thấy vai trò đặc biệt của các loại tri thức này, các nhà triết học cổ đại đã khẳng định rằng muốn điều khiển toàn thể phải nhờ sự trợ giúp của chính toàn thể (Hêraclit).
Nhưng ngoài sự thấu hiểu thế giới ra, yêu cầu thông thái còn hướng tới suy ngẫm về bản chất, số phận và ý nghĩa cuộc sống của con người. Chính nhờ thế mà sự thông thái đã mách bảo con người những giải pháp tuyệt vời, đã chỉ ra những con đường đúng đắn, đã tạo ra lối sống và hành động thực sự người. Sự thông thái đã làm cho con người và thế giới hòa hợp với nhau, đã làm cho tri thức và hành động của con người trở nên thống nhất. Vậy thì sự ra đời của triết học gắn liền với việc tìm kiếm sự hài hòa giữa tri thức và thế giới kinh nghiệm sống, với niềm tin, lý tưởng và hy vọng của con người. Vậy thì ngay từ thời cổ đại, yêu sự thông thái đã nhắc nhở chúng ta rằng nhận thức, hiểu biết chỉ mỗi mình nó thì chưa đầy đủ, chưa trọn vẹn. Nhận thức chỉ là một trong những chức năng của văn hóa mà thôi. Nhận thức chỉ có ý nghĩa tróng sự kết hợp với các giá trị khác của đời sống con người. Hơn nữa, sự thông thái đó không chỉ là những cái gì đã có sẵn để chúng ta có thể truyền giảng, học tập và nhất nhất khuôn theo trong hoạt động. Thông thái còn là khát vọng, sự tìm kiếm đòi hỏi sự làm việc căng thẳng của trí tuệ, của toàn bộ các sức mạnh bản chất của con người. Thông thái là sáng tạo. Đó là con đường mà tất cả chúng ta cần phải trải qua nhất là trong khung cảnh toàn cầu hoá ngày nay.
Như vậy yêu sự thông thái tất phải quan tâm đến tự nhiên, xã hội và con người. Nhưng quan tâm đến tự nhiên xã hội và con người lại phải hướng đến cái phổ quát, cái chung nhất “ cái đã liên kết những thành tố khác nhau ấy thành một thế giới thống nhất, thành một chỉnh thể. Lịch sử triết học đã chỉ ra rằng ngay từ lúc mới ra đời triết học đã luôn hướng đến việc xem xét thế giới như một chỉnh thể thống nhất, đã luôn hướng đến việc tìm kiếm cái gì khỏi nguyên ban đầu của tồn tại. Cái khởi nguyên ban đầu này được nhận thức không chỉ như cội nguồn là mà từ đó bằng con đường tự nhiên toàn bộ sự đa dạng của các vật đã được nảy sinh mà còn được hiểu như thực thể (subtance), bản thể phổ quát nằm ở trong cơ sở, nền tảng của tất cả các vật để bảo toàn và gìn giữ trong toàn bộ sự chuyển hóa của nó.
Các nhà triết học của trường pháo Milet thời Hy Lạp cổ đại là những người đầu tiên đi tìm kiếm bản thể phổ quát. Dừng lại ở mức độ nhận thức cảm tính, trực quan nên các ông đã đồng nhất bản thể phổ quát với các hiện tượng hay sự vật cụ thể. Phalét cho rằng đó là nước, Anaximen khẳng định đó là không khí còn Hêraclít lại nhìn thấy ở lửa. Tiếp nối các nhà triết học thuộc trường phái Milet, công cuộc tìm kiếm được diễn ra theo hai đường hướng chính: hoặc nghiêng về số lượng, hoặc nghiêng về sự trừu tượng hóa. Xu hướng đầu trước tiên được thể hiện trong học thuyết của Empeđôcle về bốn yếu tố: đất, nước, không khí và lửa, trong học thuyết về nguyên tử của Lơxíp và Đêmôcrít. Xu hướng thứ hai được phát triển bởi Pitagor qua học thuyết về các con số, khái niệm tồn tại của Pacmênít, học thuyết về ý niệm của Platôn. Arixtốt đã đồng nhất bản thể phổ quát với nguyên nhân đầu tiên và xác định nó như cơ sở luôn gắn liên với các sự vật. Việc Arixtốt lý giải hình thức như nguyên nhân đầu tiên quy định tính xác định của sự vật đã nhen nhóm lên cuộc tranh luận lâu dài về cái phổ quát trong triết học Trung cố châu Âu giữa chủ nghĩa duy danh và chủ nghĩa duy thực.
Trong triết học của thời cận đại chúng ta lại thấy nổi lên hai đường hướng phân tích bản thể phổ quát. Đường hướng đầu gắn liền với cách hiểu bản thể luận về bản thể phổ quát, xem nó như cơ sở, nền tảng tột cùng của tồn tại được bắt đầu trong chủ nghĩa kinh nghiệm của Ph.Bêcơn. Ông đã đồng nhất bản thể với hình thức của các sự vật cụ thể, riêng biệt. Đối lập với quan điểm của Ph.Bêcơn, Đềcác đã đưa ra học thuyết về hai bản thể: bản thể vật chất và bản thể tinh thần. Những mâu thuẫn xuất hiện trong việc giải thích mối quan hệ tương hỗ giữa các bản thể của Đề các đã được Xpinôda vượt qua trên cơ sở của chủ nghĩa nhất nguyên phiếm thần luận. Với Xpinôda tư duy và quảng tỉnh không phải là hai bản thể mà chỉ là hai thuộc tính, hai atribut của một bản thể phổ quát duy nhất.
Đường hướng thứ hai phân tích bản thể phổ quát trong triết học cận đại là sự suy ngẫm nhận thức luận về khái niệm bản thể, khả năng cùng tính tất yếu của nó đối với tri thức khoa học. Nó được bắt đầu bởi Lôccơ trong việc phân tích bản thể như một tư tưởng phức tạp và trong việc phê phán sự lập luận tính kinh nghiệm và quy nạp đối với tư tưởng bản thể. Beccơly nói chung đã phủ nhận khái niệm bản thể vật chất và cho rằng chỉ tồn tại bản thể tinh thần. Hium đã gạt bỏ sự tồn tại của cả bản thể và chất lẫn bản thể tinh thần và nhìn thấy trong tư tưởng bản thể chỉ là những mối liên hệ giả thiết của sự tri giác như một chỉnh thể nào đó vốn có ở tri thức thường ngày, thông thường chứ không phải ở tri thức khoa học, Phát triển việc phân tích khái niệm bản thể theo hướng nhận thức luận I.Kant đã chỉ ra tính tất yếu của khái niệm này cho việc giải thích lý luận khoa học của các hiện tượng. Theo I.Kant phạm trù bản thể lঠđiều kiện có khả năng của bất kỳ một sự thống nhất tri giác nào, nghĩa là kinh nghiệm. Khác hẳn với việc hiểu bản thể như một vật thể không biến đổi, I.Kant đã xem xét bản thể như một cái gì đó năng động và biến đổi. Tiếp tục phát triển cách tiếp cận này, Hêgel đã làm sáng tỏ tính mâu thuẫn bên trong của bản thể, sự tự phát triển của nó. Tuy nhiên sự lý giải biện chứng về bản thể phổ quát như chủ thể đang khai triển nội dung của mình không được Hêgel thực hiện đến cùng bởi lẽ đối với ông, bản thể chỉ là một nấc thang phát triển của ý niệm chứ không phải của tồn tại.
Kế thừa và phê phán cách hiểu bản thể phổ quát của Hêgel, triết học Macxít đã khẳng định sự thống nhất phổ quát ở trong tính tính vật chất của nó. Nhưng trong khái niệm bản thể phổ quát, vật chất không phải được phản ánh ở phương diện đối lập trừu tượng của nó với ý thức, với tư duy mà từ phía thống nhất bên trong tất cả các dạng thức chuyển động của nó, tất cả các mặt đối lập và khác biệt vốn có của nó, bao hàm trong mình cả vật chất biết suy nghĩ và vật chất không biết tư duy. Trong khái niệm vật chất như bản thể sự đối lập nhận thức luận được định hình chỉ như một trong những mặt đối lập đa dạng vô cùng tận, một trong những giai đoạn tự phát triển, tự phân biệt của hiện thực khách quan. Việc hiểu vật chất như bản thể phổ quát gắn liên với đòi hỏi phải hiểu ý thức trong toàn bộ các hình thức của nó từ vật chất. Trong khái niệm bản thể phổ quát, ý thức, tư duy chỉ như một trong các thuộc tính, các atribut gắn bó một cách hữu cơ, sinh thành với những thuộc tính khác, với những atribut khác. Vật chất như bản thể phổ quát được xem xét như vật chất tự suy ngẫm thông qua chính bản thân con người. Chính vì thế mà C.Mác đã định nghĩa ý thức như tồn tại biết ý thức, nghĩa là định nghĩa tồn tại như một chủ thể hiện thực của ý thức còn ý thức như một thuộc tính, một phương thức thể hiện của tồn tại. Chính tồn tại biết ý thức dưới khuôn mặt của con người (liệu có phải sau này Heidegger đã tiếp nhận và phát triển thành khái niệm dasein không?) đã thống nhất tất cả các dạng thức khác nhau của tồn tại: tự nhiên, xã hội, con người, ý thức, tinh thần¦ thành một chỉnh thể, Chỉnh thể đó chính là văn hóa. Vì thế có thể nói triết học là sự phản tư văn hóa. Theo bản chất của mình, những phạm trù và khái niệm của triết học là những hình thức phổ quát của văn hóa mà thôi. Triết học luôn hướng đến các hình thức phổ quát, các nguyên lý phổ quát bởi đến lượt mình chính chúng lại trở thành phương pháp luận cho nhận thức và hoạt động của con người. Vậy thế nào là cái phổ quát, cái chung nhất?
Từ xa xưa trong lịch sử triết học đã có cuộc tranh luận lâu dài giữa phái duy danh và phái duy thực về mối quan hệ giữa cái riêng, cái đặc thù và cái phổ quát. Những người theo phái duy danh thì cho rằng trong hiện thực chỉ có những vật thể đơn nhất, riêng biệt, còn cái phổ quát, cái chung được hình thành do sự trừu tượng hóa các vật thể riêng biệt nên không tồn tại trong hiện thực. Vì thế cái phổ quát chỉ nằm trong lời nói, trong khái niệm, trong tư duy. Trái lại những người theo phái duy thực lại khẳng định cái chung, cái phổ quát tồn tại thực sự trong hiện thực, thậm chí họ còn cho rằng chúng có trước cả cái đơn nhất, cái cá biệt. Cho đến gần đây trong triết học vẫn tồn tại hai đường hướng khác nhau về vấn đề này: lý luận về sự giống nhau và lý luận về mối liên hệ.
Theo lý luận về sự giống nhau, bất kỳ một sự vật nào cũng có những nét riêng vốn có của mình. Cái đơn nhất làm cho những sự vật riêng biệt này khác hẳn với những sự vật riêng biệt khác, thậm chí cả với những sự vật, hiện tượng tương tự với nó nhờ vào những thuộc tính không - thời gian và những thuộc tính khác. Khi ấy cái chung, cái phổ quát thể hiện các thuộc tính giống nhau của các sự vật, hiện tượng thuộc về nhóm này hay nhóm khác, lớp này hay lớp khác. Bên cạnh phạm trù cái phổ biến và cái đơn nhất, người ta đưa ra phạm trù cái đặc thù tựa như một khâu nối liền cái đơn nhất với cái phổ quát. Rõ ràng ở đây việc phân biệt giữa cái đơn nhất, đặc thù và phổ quát dựa vào mức độ giống nhau ít hay nhiều của các thuộc tính của các sự vật và hiện tượng.
Lý luận về sự giống nhau đã dấy lên sự phản ánh của các nhà triết học theo lý luận về mối quan hệ. Theo họ nhiệm vụ của tư duy lý luận đã bị những người theo lý luận về sự giống nhau quy về việc tìm kiếm cái chung hình thức, cái như nhau, cái lập lại tất cả các cá thể của một lớp nhất định, của một tập hợp nhất định. Các nhà triết học theo lý luận về mối quan hệ đã khẳng định rằng vấn đề sẽ trở lên hoàn toàn khác nếu như chúng ta thực sự nhìn nhận các sự vật, hiện tượng trong mối liên hệ phổ biến, trong sự vận động và phát triển không ngừng. Những mối liên hệ phổ biến đã gắn bó, đã liên kết các sự vật hiện tượng khác nhau thành một cái chung, thành cái một nào đó. Sự thống nhất như thế không phải được dựng xây nên nhờ vào chính sự thiếu vắng một thuộc tính ở sự vật này mà thuộc tính ấy lại đang có ở sự vật kia làm cho chúng xích lại gần nhau, bổ xung cho nhau, liên kết chặt chẽ với nhau hơn. Cũng giống như trong nền kinh tế thị trường, dưới sự tác động của quy luật giá trị những người sản xuất hàng hóa đã liên kết chặt chẽ với nhau. Họ liên kết chặt chẽ với nhau không phải vì cùng sản xuất ra một mặt hàng, một sản phẩm như nhau mà chính bởi vì họ sản xuất ra những sản phẩm, những mặt hàng hoàn toàn khác nhau. Nếu những người sản xuất đều làm ra cùng một mặt hàng, cùng một loại sản phẩm thì sẽ không có sự trao đổi hàng hóa, thì sẽ không có sự lưu thông và cũng sẽ không có nền kinh tế thị trường. Như vậy cái chung và cái phổ quát hoàn toàn không chỉ là sự giống nhau được lặp đi lặp lại nhiều lần ở cá thể riêng biệt, mà hơn nữa là mối liên hệ phổ biến, mối liên hệ hợp quy luật để gắn bó và dính kết các cá thể khác nhau, chuyển chúng thành những bộ phận, những nhân tố của một hệ thống hữu cơ nào đó. Cái chung như thế, cái phổ quát như thế đã tạo nên không chỉ một tập hợp, không chỉ là sự đa dạng mà là sự thống nhất của cái đa dạng, tức cái chỉnh thể thống nhất trong tất cả các biểu hiện riêng biệt và đặc thù của nó. Đến lượt mình, cái riêng đã hiện thực hóa sự đa dạng trong sự thống nhất và là một hình thức phát triển tất yếu của hiện thực. Hơn nữa trong một hiện thực luôn vận động và phát triển như thế thường xuyên diễn ra sự chuyển hóa, sự biến đổi cái riêng thành cái đặc thù, thành cái chung, cái phổ quát và ngược lại.
Như trên đã nói, con người với những hoạt động và quan hệ của mình đã trở thành bản thể phổ quát để thống nhất các dạng thức khác nhau của tồn tại: tự nhiên, xã hội, tư duy, tinh thần và chính cả bản thân con người thành một chỉnh thể: văn hóa, xã hội, tư duy, tinh thần và chính cả bản thân con người thành một chỉnh thể: văn hóa. Do những hạn chế của địa lý, tri thức, kinh tế và chính trị trong một thời gian dài dù có những mối giao lưu nhất định nhưng các nền văn hóa của nhân loại vẫn nằm trong sự cách biệt, thậm chí là cô lập. Với phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, nền sản xuất đại công nghiệp và kinh tế thị trường đã tạo nên khuôn mặt mới của lịch sử nhân loại: toàn cầu hóa. Thì đấy, trong Tuyên ngôn của Đảng cộng sản C.Mác và Ph. Ănghen đã dự báo và phác thảo một lược đồ về sự toàn cầu hóa. Theo các ông, dưới sự chi phối mạnh mẽ của quy luật giá trị và giá trị thặng dư, vì luôn luôn bị thúc đẩy bởi nhu cầu về những nơi tiêu thụ mới, giai cấp tư sản xâm lấn khắp hoàn cầu. Nó phải thâm nhập vào khắp nơi, khai thác khắp nơi và thiết lập những mối quan hệ ở khắp nơi. Nhờ thế giai cấp tư sản đã làm cho sản xuất và tiêu dùng của tất cả các nước mang tính chất thế giới¦ Thay cho những nhu cầu cũ được thỏa mãn bằng những sản phẩm trong nước, thì nảy sinh những nhu cầu mới, đòi hỏi được thỏa mãn bằng những sản phẩm đưa từ những miền và xứ xa xôi nhất về. Thay cho tình trạng cô lập trước kia của các địa phương và dân tộc vẫn tự cung cấp, ta thấy phát triển những quan hệ phổ biến, sự phụ thuộc phổ biến giữa các dân tộc (C. Mác; Ph. Ănghen. Tuyển tập gồm sáu tập. Tập 1, NXB Sự thật Hà Nội, 1980, tr.545). Hơn nữa bằng cái nhìn nhất nguyên duy vật biện chứng và lịch sử, các ông không chỉ thấy tính toàn cầu hóa trong sản xuất vật chất mà còn cả trong sản xuất tinh thần. Một cấu hình toàn cầu hóa đã dựng lên: Mà sản xuất vật chất đã như thế thì sản xuất tinh thần cũng không kém như thế. Những thành quả hoạt động tinh thần của một dân tộc trở thành tài sản chung của tất cả các dân tộc. Tính chất hẹp hòi và phiến diện dân tộc ngày càng không thể tồn tại được nữa; và từ những nền văn học dân tộc và địa phương muôn hình muôn vẻ đang nảy nở ra một nền văn học toàn thế giới. (C.Mác; Ph. Ănghen. S. đ.d, tra.546). Đối với các ông - những người đã kế thừa phép biện chứng của Hêgel, thì sự toàn cầu hóa này, sự thống nhất này là sự thống nhất biện chứng, là sự thống nhất đa dạng, thống nhất trong những sự khác biệt, thống nhát trong những tính quy định mâu thuẫn đối lập nhau. Chính trong những mối quan hệ phổ biến, sự phụ thuộc phổ biến mỗi dân tộc, mỗi tộc người lại càng làm cho mình khác đi. Chíng trong sự giao lưu, tiếp xúc và thậm chí va chạm giữa các nền văn hóa, văn minh, mỗi dân tộc, mỗi tộc người là càng nhìn thấy rõ bản sắc của mình và chú trọng phát triển nó nhiều hơn trước. Nhưng sự quá chú tâm vào phát triển cái đặc thù, bản sắc văn hóa không ở trong trạng thái cân bằng cũng có thể dẫn tới những hiểm hoạ khó lường. Trong công trình Chiếc Lexus và cây Ôliu. Tìm hiểu kỷ nguyên toàn cầu hóa Thomas L Friedman đã cảnh báo chúng ta: dẫu cây Ôliu thiết yếu đối với bản ngã của chúng ta, chúng ta cứ khư khư bám lấy nó thì có thể khiến chúng ta xây dựng bản sắc, các mối quan hệ và cộng đồng trên việc tận diệt các cộng đồng khác. Hơn nữa một khi sự lạm dụng đó trở nên không kiểm soát được, tựa như phải Quốc xã ở Đức, hay như giáo phái giết người Aum Shinrikyo ở Nhật Bản hay người Serbia ở Nam Tư, thì diệt chủng xảy ra (Thomas L Friedman Chiếc Lexus và câu Ôliu. Toàn cầu hóa là gì? NXB khoa học xã hội , Hà Nội, 2005, tr.81).
Những suy nghĩ về tính đặc thù của tri thức triết học đã cho chúng ta thấy triết học gắn bó với vấn đề toàn cầu hóa biết bao. Trong bản chất sâu xa của mình triết học luôn khát khao thấu hiểu thế giới như một chỉnh thể, thế giới như một sự thống nhất trong đa dạng. Chính vì thế mà tri thức triết học là tri thức đặc biệt, tri thức về sự thống nhất trong toàn bộ, tri thức về cái phổ quát. Chính vì thế mà vấn đề toàn cầu hóa nghiễm nhiên phải nằm trong trường quan tâm của triết học. Như ở đầu bài viết này đã nói, yêu sự thông thái là phải biết gắn hiểu biết, tri thức với hành động. Trong khung cảnh toàn cầu hóa ngày nay, triết học phải làm gì? Vốn luôn tìm kiếm nguyên lý phổ quát, nguyên lý chung để làm cơ sở phương pháp luận cho suy nghĩ và hành động của con người, triết học phải đưa ra nguyên lý nào đây. Trong Nghịch lý của nền kinh tế thế giới Jonhn Naisbitt đã tuyên bố rằng ngày nay người ta đang chuyển từ nguyên lý suy nghĩ bộ tộc. Không, nguyên lý triết học trong thời đại toàn cầu hóa ngày nay phải là suy nghĩ toàn cầu, hành động toàn cầu. Phải suy nghĩ toàn cầu, hành động toàn cầu bởi lẽ Hêraclít đã từng nhắc nhở: muốn điều khiển toàn thể dựa vào sự trợ giúp của chính toàn thể. Trong kinh Hoa Nghiêm - một văn bản cổ của phương Đông từ xa xưa người ta chẳng đã khẳng định rằng cái được gọi là một bộ phận của toàn thể cũng chính là toàn thể đấy sao.
TRIẾT HỌC TRONG KHUNG CẢNH TOÀN CẦU HÓA NGÀY NAY
Việc nhận thức lại vai trò của triết học khung cảnh toàn cầu hóa ngày nay buộc chúng ta phải suy ngẫm về tính đặc thù của tri thức triết học. Tri thức triết học là một loại tri thức đặc biệt “ tri thức về sự thống nhất trong toàn bộ, tri thức về cái phổ quát. Vậy thì vấn đề toàn cầu hóa nằm trong trường qian tâm của triết học là điều hiển nhiên. Nhưng yêu sự thống thái còn là việc gắn tri thức với hành đôung, là việc đưa ra nguyên lý phổ quát để làm cơ sở phuơng pháp luận cho suy nghĩ và hành động của con người,. Suy nghĩ toàn cầu, hành động toàn cầu là nguyên lý phổ quát của chúng ta trong khung cảnh toàn cầu hóa ngày nay, bởi lẽ Hêraclít đã từng nhắc nhở: muốn điều khiển toàn thể phải dựa vào sự trợ giúp của chính toàn thể./.

Tác giả bài viết: Phạm Quang Tùng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Comment addGửi bình luận của bạn
Mã chống spamThay mới

Theo dòng sự kiện

Xem tiếp...

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
(Chú ý: Website đang trong giai đoạn hoạt động thử nghiệm, đang định xin giấy phép MXH của Bộ TT & TT)
Lên đầu trang
Array
(
    [type] => 8192
    [message] => preg_replace(): The /e modifier is deprecated, use preg_replace_callback instead
    [file] => /home/pwhqfmvb/GiangVien/includes/countries.php
    [line] => 435
)