Chuyên cung cấp tài liệu


Từ khóa cần tìm:

Giải quyết mâu thuẫn nhằm thực hiện tốt việc kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở nước ta

Thứ tư - 09/07/2008 07:12
Giải quyết mâu thuẫn nhằm thực hiện tốt việc kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở nước ta

Giải quyết mâu thuẫn nhằm thực hiện tốt việc kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở nước ta

Vấn đề kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội là vấn đề vô cùng phức tạp, đòi hỏi không chỉ cần nắm vững mối quan hệ qua lại giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội, mà còn cần phải nhận thức và giải quyết tốt những mâu thuẫn nảy sinh trong quan hệ giữa chúng.

1. Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội
Có thể khẳng đỉnh rằng tăng trưởng kinh tế là điều kiện không thể thiếu được để thực hiện, phát triển và đảm bảo công bằng xã hội. Thực tế cho thấy, kinh tế có tăng trưởng thì mới có thể xóa bỏ được những biểu hiện bất bình đẳng và bất công xã hội đã từng tồn tại hàng ngàn năm trong lịch sử các dân tộc (chẳng hạn vấn đề bóc lột giai cấp, bất bình đăng nam nữ, bất bình đẳng dân tộc, sự chênh lệch về mức sống giữa các vùng dân cư¦) và phát triển công bằng xã hội lên một trình độ mới cao hơn. Tất nhiên, trong điều kiện kinh tế thiếu thốn vẫn có thể và phải thực hiện công bằng xã hội ở một mức độ nhất định, nhưng công bằng trong điều kiện như vậy chỉ nặng về phía bình quân là công bằng ở trình độ thấp, chưa vượt ra khỏi khuôn khổ của trật tự cũ.
Ở nước ta sau hơn 10 năm đổi mới, sự tăng trưởng của nền kinh tế đất nước đã tạo điều kiện cho xã hội có thêm những khoản tích lũy nhất đinh (tỷ lệ tích lũy/GDP tăng từ 27% năm 1995 lên gần 30% năm 1998) để đầu tư cho các chương trình phát triển kinh tế và xã hội ở tất cả các vùng, kể cả vùng sâu vùng xa, như mở mang hệ thống giao thông, thủy lợi, điện, y tế, giáo dục, khuyến khích tài năng tạo thêm công ăn việc làm, làm tốt hơn việc đền ơn đáp nghĩa, trợ giúp những người có hoàn cảnh khó khăn¦ Nhờ có tăng trưởng kinh tế, các thành viên xã hội mới có thêm cơ hội để học tập, rèn luyện, nâng cao khả nàng lao động và quản lý để tham gia vào hoạt động kinh tế và các hoạt động xã hội khác mà trước đó họ chưa có điều kiện.
Để thực hiện tăng trưởng kinh tế một cách bền vững, các nhà xã hội học thường nhấn mạnh vấn đề công bằng xã hội - một trong những yêu tố nội sinh của tăng trưởng kinh tế. Công bằng xã hội là một động lực phát triển kinh tế - xã hội, bởi vì công bằng xã hội là yến tố có tác động trực tiếp đến lợi ích của chủ thể hoạt động, do đó nó kích thích tính năng động sáng tạo của mọi thành viên xã hội, huy động các nguồn nhân lực vật lực, tài lực trong và ngoài nước vào việc phát triển kinh tế. Có công bằng xã hội, người lao động mới phát huy hết nhiệt tình và khả năng lao động, không ngừng nâng cao năng suất lao động để tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm có chất lượng cao. Có công bằng xã hội, các nhà kinh doanh mới chịu bỏ vốn, chấp nhận rủi ro để đầu tư cho sản xuất. Công bằng xã hội là một trong những điều kiện quan trọng đảm bảo tăng trưởng kinh tế một cách ổn đinh lâu dài, theo hướng tiến bộ xã hội.
2. Mâu thuẫn trong quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội và phương pháp giải quyết chúng.
Theo chúng tôi mặc dù giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội không có mâu thuẫn trực tiếp với nhau nhưng trong điều kiện cơ chế thị trường hiện nay, quan hệ giữa chúng bị khúc xạ thông qua một sô mâu thuẫn khách quan nhất định, do đó, nếu không nhận thức và giải quyết tất những mâu thuẫn này thì kết quả của tăng trưởng kinh tế sẽ không dẫn đến sự hoàn thiện, mà dẫn đến sự xấu đi của lĩnh vực công bằng xã hội. Những bất công xã hội- hậu quả của việc giải quyết không tốt những mâu thuẫn này sẽ tác động trở lại và kìm hãm sự tăng trưởng kinh tế.
Trước hết, nói về mâu thuẫn giữa bóc lột và bị bóc lột. Nước ta đang ở trong thời kỳ quá độ lên CHXH, do đó để có được sự tăng trưởng kinh tế, chúng ta không có cách nào khác hơn là phát triển một kinh tế nhiều thành phần, nhiều hình thức sở hữu và kinh doanh, trong đó có cả hình thức kinh doanh có thuê mướn lao động. Như vậy, ở đây xuất hiện một mâu thuẫn: mâu thuẫn giữa lợi ích của nhà kinh doanh và lợi ích của người lao động (có thể nói nói cách khác, mâu thuẫn giữa bóc lột với bị bóc lột). Nếu không giải quyết tốt mâu thuẫn này thì có thể xảy ra hai trường hợp: hoặc là lợi ích của người lao động, hoặc là lợi ích của nhà kinh doanh bi vi phạm. Cả hai trường hợp trên đều là bất công và đều có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế, không những người lao động và nhà kinh doanh không thực hiện được lợi ích của mình mà lợi ích của Nhà nước, của nhân dân cũng đều không thực hiện được.
Việc giải quyết mâu thuẫn giữa bóc lột và bị bóc lột trong điều kiện nước ta hiện này chưa phải là sự xóa bỏ hoàn toàn hiện tượng bóc lột, lại càng không thể là sự ngăn cản, hạn chế hình thức kinh doanh có thuê mướn lao động. Vấn đề là ở chỗ, phải kết hợp hài hòa các lợi ích: lợi ích của người lao động, lợi ích cua nhà kinh doanh, lợi ích của nhà nước, không được coi trọng lợi ích này, xem nhẹ lợi ích kia.
Để tiến tới giải quyết triệt để mâu thuẫn giữa bóc lột và bị bóc lột, phải giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong việc phát triển kinh tế xã hội. Suy cho cùng, định hướng XHCN chẳng những không ngăn cản mà còn tạo điều kiện cho việc kết hợp tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội. Phải tạo điều kiện để kinh tế Nhà nước từng bước củng cố vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Kinh tế Nhà nước phải thực sự mẫu mực cho việc thực hiện công bằng xã hội trong phân phối. Nhà nước bằng hệ thống luật pháp và chính sách của mình, vừa đảm bảo lợi ích của các nhà kinh doanh, vừa chăm lo lợi ích của người lao động, nhất là việc thực hiện BHXH trong thành phần kinh tế tiêu cực của những hình thức kinh doanh này. Trong tương lai lâu dài, phải dần dần tạo điều kiện để người lao động từng bước trở thành người chủ của quá trình sản xuất, từ đó họ mới có thể làm chủ xã hội về mọi mặt.
Mục tiêu phấn đấu của CHXH không chỉ là công bằng xã hội, mà còn là bình đẳng xã hội. Bình đẳng vô sản cao hơn bình đẳng tư sản một bậc. Đúng như F. Engen đã viết: "Bình đẳng tư sản (xóa bỏ các đặc quyền giai cấp) rất khác với bình đẳng vô sản (xóa bỏ bản thân các giai cấp)".
Công bằng xã hội trong giai đoạn hiện nay, bên cạnh khía cạnh bình đẳng (tức cống hiến ngang nhau thì hưởng thụ ngang nhau), còn phải chấp nhận sự bất bình đẳng (tức người nào làm nhiều thì hưởng nhiều, làm ít thì hưởng ít, hay nói chính xác hơn là sự chênh lệch về mức hưởng thụ tương ứng với sự chênh lệch về số lượng và chất lượng đóng góp). Như vậy, trong bản thân công bằng xã hội trong giai đoạn hiện nay đã hàm chứa một mâu thuẫn: mâu thuẫn giữa bình đẳng và bất bình đẳng. Mâu thuẫn này còn là mâu thuẫn giữa bình đẳng xã hội với tính cách là mục tiêu của CHXH và cũng là điều mà các chính sách xã hội của chúng ta đang phấn đấu từng bước, với sự bất bình đẳng trong hưởng thụ do sự không ngang bằng nhau của các cá nhân, nhóm xã hội trong lao động, đóng góp, sự bất bình đẳng này cũng là một yêu cầu của công bằng xã hội trong điều kiện cơ chế thị trường. Mâu thuẫn giữa bình đẳng và bất bình đẳng, nếu không được giải quyết thường xuyên và đúng đắn thì có thể xảy ra hai trường hợp: hoặc là, đã nhận thức không đúng mà Nhà nước can thiệp một cách chủ quan vào tiến trình xã hội, thực hiện bình đẳng xã hội bằng những biện pháp cào bằng, vi phạm những nguyên tắc của công bằng xã hội và vì thế, kìm hãm sự tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội, hoặc là, do sự phát triển tự phát của kinh tế thị trường và Nhà nước không có biện pháp điều chỉnh bằng những chính sách xã hội nhất định nên sự bất bình đẳng tích lũy đần và biến thành sự phân cực xã hội sâu sắc, và vì thế mà xã hội càng ngày càng xa rời mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. Tăng trưởng kinh tế tự nó không sinh ra bình đẳng xã hội. Một thực tế cho thấy, nước Mỹ là một nước có nền kinh tế tăng trưởng cao, nhưng không thể khắc phục được tình trạng bất bình đẳng xã hội ngày càng sâu sắc Số người sống dưới mức nghèo khổ ở Mỹ tăng từ 12% (1969) lên 14,5%(1994), tức tăng khoảng 37 triệu người. Trong khi thu nhập của 20% số người giàu nhất tăng 44% tức từ 73,754USD (1968) lên 105.945 USD (1994), thì mức tăng thu nhập của 20% số người nghèo nhất chỉ tăng không đáng kể (8%), tức từ 7.202 SD (1968) lên 7.762USD (1994). Như vậy chênh lệch thu nhập giữa 2 nhóm ở Mỹ gần 14 lần.
Hai mặt bình đẳng và bất bình đẳng có địa vị không ngang nhau. Bất bình đẳng, dù được xã hội thừa nhận là công bằng cũng chỉ là cái bắt buộc phải duy trì nhằm đảm bảo cho sự phát triển xã hội. Mục đích lâu dài của xã hội là phấn đấu cho sự bình đẳng xã hội. Trong chủ nghĩa xã hội, bình đẳng xã hội là mặt chủ đạo của sự phát triển. Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, chỉ có thể thực hiện sự bình đẳng từng mặt, chứ chưa thể thực hiện được sự bình đẳng hoàn toàn. Trước hết là phấn đấu từng bước thực hiện bình đẳng về cơ hội, tức là tạo điều kiện cho mọi người ai cũng có thể có những điều kiện nhất định về phía cá nhân cũng như về phía xã hội, để mọi người đều có thể tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh và các hoạt động xã hội khác, trên cơ sở đó có được mức hưởng thụ tương xứng với năng lực của mình. Còn về mặt hưởng thụ thì trước mắt chỉ có thể phấn đấu thực hiện bình đẳng ở sự thỏa mãn một số nhu cầu cơ bản nhất rồi dần dần phát triển lên. Để có được sự tăng trưởng kinh tế, bất kỳ một chính sách kinh tế nào cũng đều phải quan tâm đến lợi ích cá nhân. Người ta bỏ vốn ra kinh doanh, hay học tập rèn luyện để có được trình độ chuyên môn và nghề nghiệp cao cũng nhằm trước hết vì lợi ích cá nhân, để thỏa mãn những nhu cầu cá nhân.
Tuy nhiên, trong điều kiện cơ chế thị trường, sự phát triển của nhu cầu và lợi ích cá nhân không thể tránh khỏi mặt trái của nó, tức là ở một số cá nhân nhất định, sự phát triển sẽ diễn ra không theo hướng tích cực, mà theo hướng tiêu cực - theo hướng chủ nghĩa cá nhân. Như vậy, trong điều kiện hiện nay, xã hội chưa có thể loại bỏ được khả năng xuất hiện mâu thuẫn giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội. Mâu thuẫn đó nếu không được giải quyết tốt sẽ xảy ra bất công xã hội. Nếu lợi ích cá nhân bị vi phạm thì xã hội sẽ mất đi một động lực quan trọng của sự phát triển. Ngược lại, nếu chỉ có cá nhân được lợi, còn lợi ích xã hội bị vi phạm thì nạn nhân của sự bất công lại là cộng đồng xã hội.
Để giải quyết mâu thuẫn giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội, về cơ bản, phải kết hợp hài hòa giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội, đồng thời phải đấu tranh chống lại những biểu hiện tiêu cực của chủ nghĩa cá nhân. Trong việc đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, chúng ta cần phân biệt rõ lợi ích cá nhân chính đáng với chủ nghĩa cá nhân. Lợi ích cá nhân chính đáng là cái tích cực, là một động lực phát triển của xã hội, vì nó chẳng những không đi ngược lại lợi ích chung mà còn là tiền đề để thực hiện lợi ích chung. Còn chủ nghĩa cá nhân là cái tiêu cực, bởi nó là khuynh hướng, lối sống của những người đặt lợi ích cá nhân và gia đình mình lên trên hết, bất chấp việc lợi ích của họ phản lại lợi ích tập thể và xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: "Thắng lợi của CHXH không thể tách rời thắng lợi của cuộc đấu tranh trừ bỏ chủ nghĩa cá nhân". Nhưng Hồ Chủ tịch cũng phân biệt việc chống chủ nghĩa cá nhân với việc tôn trọng lợi ích chính đáng của cá nhân. Người nói: "Dấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân không phải là giày xéo lên lợi ích cá nhân" .
Trong xã hội hiện nay, tăng trưởng kinh tế dù được thực hiện bằng cách nào, cũng đều phải thông qua những chính sách kinh tế nhất định. Công bằng xã hội cũng không diễn ra một cách tự động mà cách thức, mức độ, phạm vi thực hiện của nó phụ thuộc vào những chính sách xã hội của Nhà nước.
Trong xã hội do giai cấp bóc lột thống trị, thường xuyên nảy sinh mâu thuẫn giữa một bên là chính sách kinh tế thiên vể lợi ích của giai cấp bóc lột và một bên là chính sách xã hội hướng tới lợi ích chung của cộng đồng, hướng tới sự bình đẳng của mọi thành viên cộng đồng. Hai chính sách đó không thể hòa hợp được với nhau. Lợi ích ích kỷ của giai cấp bóc lột, theo chúng tôi, là nguyên nhàn của sự lựa chọn những mô hình và giải pháp tăng trưởng kinh tế không đúng, dẫn đến sự tổn hại nhiều lĩnh vực xã hội. Điều này đã và đang xảy ra ở nhiều nước trên thế giới. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều tổ chức và nhiều nhà tư tưởng trên thế giới đã tỏ thái độ không đồng tình hoặc lên án gay gắt. Với những dạng tăng trưởng nói trên, GDP của toàn xã hội và GDP/đầu người tuy có tăng lên, nhưng công bằng xã hội lại ngày càng xấu đi và tất nhiên sự tăng trưởng đó không thể bền vững được.
Trong xã hội ta hiện nay, việc thực hiện chính sách kinh tế và việc thực hiện chính sách xã hội, bên cạnh sự thống nhất là cơ bản, trong thực tế đã và vẫn còn có khả năng xuất hiện những mâu thuẫn nhất định trên một số mặt như sau:
Một là, việc thực hiện chính sách kinh tế trong khi phải tuân thủ nghiêm ngặt quy luật của kinh tế thị trường, phải đảm bảo tính hiệu quả kinh tế, phải chấp nhận cạnh tranh, phá sản, thất nghiệp, có thể dẫn đến mâu thuẫn với chính sách xã hội nhằm thực hiện bình đẳng xã hội - một trong những mục tiêu của CHXH.
Hai là, mặc dù trong chính sách kinh tế đã hàm chứa những giải pháp xã hội, nhưng nhiệm vụ chủ yếu của nó là giải quyết những vấn đề kinh tế. Để đảm bảo tăng trưởng kinh tế, bất cứ một giải pháp kinh tế nào trước hết cũng phải chú trọng đến hiệu quả kinh tế, cho nên chính sách kinh tế dù tối ưu đến đâu cũng không thể bao quát và giải quyết được tất cả những khía cạnh phức tạp của lĩnh vực xã hội rộng lớn. Do đó, những giải pháp kinh tế, nếu không đi kèm với những giải pháp xã hội nhất đinh, sẽ làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội nhức nhối. Vì thế, cần phải có những chính sách xã hội nhất định để bổ sung cho chính sách kinh tế và giải quyết những vấn đề xã hội xuất hiện trong quá trình tăng trưởng kinh tế và quá trình phát triển xã hội.
Ngược lại, việc thực hiện chính sách xã hội cũng có thể mâu thuẫn với chính sách kinh tế. Bởi vì việc thực hiện chính sách xã hội đòi hỏi phải dựa vào nguồn lực kinh tế nhất định, và do đó, nếu việc thực hiện chính sách xã hội vượt quá khả năng cho phép của nền kinh tế, hoặc vi phạm những nguyên tắc công bằng trong kinh tế thì sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế.
Để giải quyết mâu thuẫn giữa việc thực hiện chính sách kinh tế và việc thực hiện chính sách xã hội, phải kết hợp hài hòa hai loại chính sách đó cả trong việc hoạch định và trong việc thực hiện chúng. Sự kết hợp giữa chúng là vì mục đích vừa thúc đẩy được sự tăng trưởng kinh tế, vừa đảm bảo thực hiện được các mục tiêu xã hội, trong đó có công bằng và bình đẳng xã hội. Nói cách khác, sự kết hợp đó nhằm đảm bảo việc thực hiện chính sách kinh tế không dẫn đến những hậu quả xã hội tiêu cực, và việc thực hiện chính sách xã hội, đến lượt nó, chẳng những không cản trở mà trở thành động lực của sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Tóm lại, để kết hợp tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội trong điều kiện cơ chế thị trường ở nước ta, cần phải giải quyết một loạt mâu thuẫn: mâu thuẫn giữa bóc lột và bộ bóc lột, mâu thuẫn giữa bình đẳng và bất bình đẳng, mâu thuẫn giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội, mâu thuẫn giữa việc thực hiện chính sách kinh tế và việc thực hiện chính sách xã hội.

Tác giả bài viết: Phạm Quang Tùng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Comment addGửi bình luận của bạn
Mã chống spamThay mới

Theo dòng sự kiện

Xem tiếp...

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
(Chú ý: Website đang trong giai đoạn hoạt động thử nghiệm, đang định xin giấy phép MXH của Bộ TT & TT)
Lên đầu trang
Array
(
    [type] => 8192
    [message] => preg_replace(): The /e modifier is deprecated, use preg_replace_callback instead
    [file] => /home/pwhqfmvb/GiangVien/includes/countries.php
    [line] => 435
)