Giải pháp hoàn thiện và phát triển mô hình Công ty Tài chính trong Tổng Công ty Nhà nước ở Việt Nam
Đăng ngày 14-07-2012 Lúc 03:56'- 1820 Lượt xem
Giá: ~105 000 000 VND / 1 Tài liệu

CHƯƠNG I

MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ MÔ HÌNH CÔNG TY TÀI CHÍNH TRONG TẬP ĐOÀN KINH TẾ.

 

I. KHÁI QUÁT VỀ TỔ CHỨC TÀI CHÍNH PHI NGÂN HÀNG.

1. Khái niệm về tổ chức tài chính phi ngân hàng.

Dưới sự phát triển mạnh mẽ của thị trường tài chính, bản thân các chủ thể của nó cũng có những bước phát triển không ngừng. Các hoạt động của hệ thống ngân hàng càng được mở rộng về tiền gửi, cho vay, dịch vụ thanh toán, từ các hình thức mang tính chất ngắn hạn đến trung và dài hạn… Đồng thời chúng đã được chuyên môn hóa theo các lĩnh vực khác nhau để đáp ứng nhu cầu thị trường.
Tuy nhiên trước sự phát triển rất mạnh của thị trường tài chính, có những nơi, những lĩnh vực mà bản thân các ngân hàng không thể bao quát hết, vì thế đòi hỏi phải có những tổ chức nhất định đảm nhận công việc này. Đó là các tổ chức tài chính phi ngân hàng. “Những tổ chức này kinh doanh trong lĩnh vực tài chính - tiền tệ, được thực hiện một số hoạt động ngân hàng nhưng không được nhận tiền gửi không kỳ hạn và không cung cấp hệ thống thanh toán”.

2. Đặc điểm và vai trò.

Các tổ chức tài chính phi ngân hàng có đặc điểm khác biệt với các ngân hàng ở chỗ: Chúng không nhận tiền gửi không kỳ hạn, chỉ được nhận tiền gửi có kỳ hạn nhất định, không được làm các dịch vụ thanh toán như các ngân hàng. Do đó chúng không tham gia quá trình tạo tiền gửi và không bị điều hành chặt chẽ của Ngân hàng Trung ương như các Ngân hàng Thương mại. Với đặc thù của mình, chúng đã đưa các khoản tiết kiệm nhỏ lẻ vào phục vụ quá trình sản xuất và đời sống theo các hoạt động thế mạnh của mình như: chứng khoán, cho vay tiêu dùng, thế chấp đồng thời làm các dịch vụ như: môi giới, đại lý.Với những đặc thù của mình, các tổ chức tài chính phi ngân hàng có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội.Chúng góp phần làm đa dạng hóa các dịch vụ, tài chính cho nền kinh tế, đem lại những lợi ích thiết thực: tạo cơ hội sinh lời cho các nguồn tiết kiệm nhỏ lẻ thúc đẩy cạnh tranh và tiến bộ tài chính…
Các hoạt động của các tổ chức tài chính phi ngân hàng đem lại các hợp đồng bảo hiểm, các dịch vụ cung cấp thông tin… cho các khách hàng, giúp họ được bảo vệ tài chính và phân tán rủi ro. Đây là một khía cạnh đặc thù mà các tổ chức này đem lại.

3. Phân loại:

Nhìn chung các tổ chức tài chính phi ngân hàng chủ yếu gồm:
- Các trung gian đầu tư: Đặc trưng của loại này là huy động vốn trung và dài hạn để đầu tư vào một số lĩnh vực. Các quỹ đầu tư bao gồm 2 loại hình cơ bản: Công ty tài chính và các quỹ đầu tư.
- Các tổ chức tiết kiệm theo hợp đồng: Thuộc loại hình này có các Công ty Bảo hiểm và các quỹ trợ cấp. Tại đây, tài sản nợ của tổ chức được hình thành từ các hợp đồng, bằng cách nhận được các khoản nộp theo định kỳ và có trách nhiệm chi trả khi có sự kiện nảy sinh. Sự chênh lệch thời gian thu và chi tạo cơ hội cho các tổ chức này sử dụng vốn nhàn rỗi để đầu tư.

II. CÔNG TY TÀI CHÍNH VÀ MÔ HÌNH CÔNG TY TÀI CHÍNH TRONG TẬP ĐOÀN KINH TẾ.

1. Công ty tài chính.

1.1. Khái niệm:

Công ty tài chính là trung gian tài chính thành nguồn vốn bằng cách huy động tiền gửi có kỳ hạn hoặc phát hành các chứng khoán nợ hay vay của các ngân hàng. Nguồn vốn này được dùng để cho vay sản xuất tiêu dùng, thực hiện nghiệp vụ phục vụ riêng hay thuê mua.Bản thân Công ty tài chính là một trung gian đầu tư, vì thế một trong những nội dung quan trọng của chúng hướng tới là tham gia các hoạt động đầu tư để thu lãi.

1.2. Các loại hình Công ty tài chính.

Căn cứ vào hoạt động kinh doanh, Công ty tài chính được phân loại thành ba loại hình chủ yếu:
* Các Công ty tài chính tiêu dùng: Cung ứng phần lớn vốn cho các gia đình và cá nhân này, phục vụ mục đích mua sắm tiêu dùng. Hầu hết các khoản cho vay đều được trả góp theo định kỳ. Loại cho vay này thường là các món nhỏ với lãi suất cao hơn lãi suất thị trường để giảm rủi ro.
* Các Công ty tài chính bán hàng: Cung cấp tín dụng gián tiếp cho người tiêu dùng để mua sắm các loại hàng do Công ty mẹ hay một nhà sản xuất nào đó bán ra. Các Công ty tài chính này mua lại khoản nợ của người mua hàng, từ người bán hàng và thu nợ từ người mua hàng.
 *  Công ty tài chính - thương mại: Chúng mua những khoản tiền phải thu hoặc chiết khấu các khoản phải thu của doanh nghiệp. Các khoản phải thu này là vốn lưu động phí dịch vụ chưa thu tiền. Ngoài cách này, các Công ty tài chính còn cung cấp các loại hình như: cho thuê tín dụng, thuê thiết bị…
Như vậy, mỗi loại hình Công ty có những khách hàng riêng biệt của mình và đi đôi với nó là một phạm vi cung ứng dịch vụ riêng.Tuy nhiên thời gian gần đây, sự phân biệt trên đã dần mờ nhạt dần.

2. Về mô hình Công ty tài chính trong tập đoàn kinh tế.

2.1. Những điểm chính về Tập đoàn kinh tế.

Tập đoàn kinh tế đã ra đời, tồn tại và phát triển từ lâu trong lịch sử phát triển kinh tế thế giới. Quá trình tích tụ, tập trung sản xuất đã tạo ra một làn sóng chưa từng có để hình thành các tập đoàn lớn hoạt động trong các ngành, các lĩnh vực then chốt có lợi nhuận cao. Tập đoàn là một hình thức sản xuất tiên tiến, đại diện cho trình độ phát triển cao của lực lượng sản xuất, đóng vai trò chi phối mạnh mẽ đến toàn bộ nền kinh tế các nước trong giai đoạn hiện nay. Chúng có một số đặc điểm sau:
Một là: Có quy mô rất lớn về vốn, doanh thu và thị trường.
Hai là: Phạm vi hoạt động rất rộng; đa số các tập đoàn lớn trên thế giới là các Công ty đa quốc gia hoạt động trên toàn cầu.
Ba là: Tập đoàn có thể sản xuất theo đơn ngành hay đa ngành. Xu thế hiện nay là mở rộng ra đa ngành mà lĩnh vực tài chính là đặc biệt quan trọng.
Bốn là: Tập đoàn là một tổ hợp các Công ty, trong đó các Công ty đóng vai trò là Công ty mẹ chi phối các thành viên về các mặt tài chính và chiến lược phát triển.
Để thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của mình đồng thời đảm bảo sự vững chắc cho sự phát triển đó, đòi hỏi trong mỗi tập đoàn phải có Công ty tài chính trong mô hình của mình.

2.2. Sự cần thiết của mô hình công ty tài chính trong tập đoàn kinh tế.

- Thứ nhất: Các Công ty tài chính giúp tập đoàn tìm hiểu và khai thông các nguồn vốn; huy động các nguồn vốn cho Công ty mẹ từ nguồn bên ngoài đáp ứng đủ và kịp thời nhu cầu về vốn.
- Thứ hai: Công ty tài chính giúp quản lý một cách có hiệu quả thông qua sử dụng vốn đúng mục đích, đúng dự án đem lại hiệu quả kinh tế.
- Thứ ba: Các Công ty tài chính giúp tập đoàn mở rộng lĩnh vực, đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh, nhằm giảm thiểu rủi ro vì nâng cao lợi nhuận.
- Thứ tư: Với sự hoạt động của mình, các Công ty tài chính giúp các tập đoàn đạt được sự thống nhất cao, khai thác được tất cả các nguồn lực của tập đoàn thông qua một số cơ chế tài chính chung.
           Nói chung, với một xu thế là tiền tệ hóa các mối quan hệ kinh tế, tiến đến một nền kinh tế tiền tệ, thì các Công ty tài chính ngày càng trở thành bộ phận then chốt của tập đoàn.

2.3. Đặc điểm:

Xuất  phát từ đặc thù của mình Công ty tài chính trong tập đoàn có một số đặc điểm sau đây:
- Về mục đích thành lập:Nó có hai nhiệm vụ cơ bản là: Huy động vốn để phục vụ tập đoàn và kinh doanh tiền tệ.
- Về loại hình sở hữu: Công ty tài chính có thể là 100% vốn thuộc sở hữu của tập doan hoặc là sở hữu hỗn hợp, trong đó tập đoàn giữ đa số cổ phần.
- Về nội dung hoạt động: Công ty tài chính thuộc các tập đoàn kinh tế chú trọng đến chức năng huy động vốn để phục vụ nhu cầu của tập đoan. Tiếp đó, nội dung này có thể được mở rộng hơn nữa khi quy mô của bản thân Công ty phát triển.
- Về phạm vi hoạt động: Thị trường đầu tiên và chủ yếu của nó là các thành viên của tập đoàn, sau đó là mở rộng phạm vi ra bên ngoài gắn liền với phạm vi và thị trường hoạt động của tập đoàn.
- Về mối quan hệ giữa Công ty Tài chính và các thành viên: Gắn bó chặt chẽ với nhau; vừa là khách hàng và bạn hàng của nhau . Chúng cùng quan hệ với nhau thông qua một mức lãi suất nội bộ.
Array
(
    [type] => 8192
    [message] => preg_replace(): The /e modifier is deprecated, use preg_replace_callback instead
    [file] => /home/pwhqfmvb/GiangVien/includes/countries.php
    [line] => 435
)