Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Cămpuchia - thực trạng và một số giải pháp
Đăng ngày 14-07-2012 Lúc 03:39'- 1858 Lượt xem
Giá: 5 000 VND / 1 Tài liệu
PHẦN II. NỘI DUNG
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ FDI
 
I.  QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ NGUYÊN NHÂN DẪN TỚI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI.
1. Quá trình hình thành và nguyên nhân thực hiện FDI
Đầu tư nước ngoài có thể nói là xuất hiện từ thời tiền tư bản. khi đó các công ty của Anh, Pháp, Hà Lan… đầu tư vào châu Á để khai thác tài nguyên thiên nhiên cho các công ty của chính quốc. đến thể kỳ 19 qúa trình tích tụ tập trung tư bản phát triển nhanh chóng, đó là tiền đề cho xuất khẩu tư bản của các nước lớn. Năm 1913 đầu tư gia nước ngoài của Anh là 3,5 tỷ, Mỹ 13 tỷ chủ yếu để khai thác tài nguyên thiên nhiên. có thể nói tư bản thừa chính là tiền đề cho đầu tư ra nước ngoài, xong thực chất đó là hiện tượng kinh tế mang tính tất yếu, là kết quả mà quá trình tích tụ tập trung tư bản mang lại
Khi nền công nghiệp phát triển việc đầu tư trong nước không còn mang lại nhiều lợi nhuận vì lợi thế so sánh không có nữa. để tăng lợi nhuận các nước tư bản đầu tư vào các nước lạc hậu hơn vì yếu tố sản xuất rẻ nên lợi nhuận cao.
Mặt khác các công ty tư bản lớn cần nguyên liệu và tài nguyên thiên nhiên khác để đảm bảo nguồn cung cấp ổn định và đáng tin cậy cho sản xuất. Điều đó giúp cho họ vừa có lợi nhuận cao vừa giữ được vị trí độc quyền. Đồng thời các nước tiếp nhận đầu tư cho rằng mượn tư bản để phát triển còn hơn tự thần vận động hay đi vay để mua lại công nghệ của các nước phát triển và các nước phát triển muốn thu hút đầu tư vào nước mình thi họ phải tuần thu pháp luật, sự quản lí của mình và những thông lệ quốc tế. Tuỳ nhiên các nước tư bản phát triển thường chọn những nước có điều kiện tương đối phát triển hơn để đầu tư. Bởi muốn đầu tư  vào nước nào đó phải có điều kiện như cơ sở hạ tầng đủ để đảm bảo cho các hoạt động sản xuất và một số ngành phụ trợ để phục vụ cho sản xuất đời sống. Còn những nước lạc hậu thì khi đầu tư vào đó họ phải dành một phần cho xây dựng cơ sở hạ tầng và các ngành dịch vụ để phục vụ yêu cầu sản xuất và đời sống. Vì vậy mà vào đầu thế kỷ 19 đầu tư vào các nước phát triển tăng nhanh.
Khi nên kinh tế tư bản phát triển, nền kinh tế của nó phát triển có tình chu kỳ, sau mỗi chu kỳ kinh tế nền kinh tế các nước công nghiệp lại dưới vào khung hoảng vượt qua vào giai đoạn này và tiếp tục phát triển thì họ phải đổi mới tư bản cố định. đầu tư ra nước ngoài là giải pháp tốt nhất về các nước công nghiệp phát triển có thể chuyển may móc và thiết bị cần thay thế sang các nước kém phát triển và thu hối chi phí không nhỏ bù đăp cho mua sắm may móc mới. Ngày này khi khoa học phát triển mạnh, chu kỳ kinh tế ngày càng ngắn thì yếu cầu đổi mới là cấp bạch vì thế các nước phát triển phải luôn tìm cho mình một thị trường để tiêu thụ công nghệ loại hai đó. Do đó đầu tư ra nước ngoài là biện pháp tốt nhất.
Ngày này các thuyết kinh tế đều chỉ ra rằng đầu tư ra nước ngoài thì cả hai nước đều có lợi. Mặt khác chính sách của các nước đều có nhữn thay đổi, các nước công nghiệp có xu hướng tăng thuế VAT, thuế thu nhập…., các nước đang phát triển dùng các hàng rào bảo hộ chặt để bảo vệ hàng trong nước, đồng thời để tranh thu nguồn vốn nước ngoài, họ chủ trương giảm thuế và dành những ưu đãi lớn cho những nhà đầu tư nước ngoài. do vậy biện pháp đầu tư ra nước ngoài là biện pháp hay nhất để các công ty tranh được các hàng rào bảo hộ và thuế.
Một lí do không thể không kể đến là việc sau khi dành được độc lập các quốc gia đều tiến hành các bước phát triển kinh tế theo hướng mở cửa tăng cưởng quan hệ quốc tế nên có nhu cầu lớn về hoạt động đầu tư để khôi phục phát triển kinh tế để đất nước thoát khỏi nghèo lạc hậu. đây là cơ hội để các nước phát triển và chiếm lấy các thị trường của các nước đang phát triển. đầu tư nước ngoài là con đường ngăn nhất để được các nước đang phát triển chấp thuận.
2. Một số thuyết về đầu tư nước ngoài.
2.1. Lý thuyết chu kỳ sống
Lý thuyết này giải thích tại sao các nhà sản xuất lại chuyển hướng hoạt động kinh doanh từ xuất khẩu sang thực hiện FDI. Lý thuyết cho rằng đầu tiên các nhà sản xuất tại chính quốc đạt được lợi thế độc quyền xuất khẩu nhờ việc cho giá đời những sản phẩm mới, sản xuất vẫn tiếp tục tập trung tại chính quốc này cả chỉ khi phí sản xuất ở nước ngoài có thể thập hơn. Trong thời kỳ này để xâm nhập thị trường nước ngoài thì các nước thực hiện việc xuất khẩu hàng hoá. Tuỳ nhiên khi sản phẩm trở nên chuẩn hoá trong thời kỷ tăng trưởng các nhà sản xuất khuyến khích đầu tư ra nước ngoài nhằm tận dụng chi phí sản xuất thập và quan trọng hơn là ngăn chặn khả năng để rời thị trường vào nhà sản xuất điạ phường.
2.2. Lý thuyết về quyền lợi thị trường.
Lý thuyết cho rằng FDI tồn tại do những hành vi đặc biệt của độc quyền nhóm trên phạm vi quốc tế như phản ứng độc quyền nhóm, hiệu quả kinh tế bên trong do quy mô sản xuất và sự liên kết đầu tư nước ngoài theo chiều rộng. Tất cả những hành vi này đều nhằm hạn chế cạnh tranh mở rộng thị trường và ngăn không cho đối thu khác xâm nhập vào ngành.
FDI theo chiều rộng tồn tại khi các công ty xâm nhập vào nước khác và sản xuất các sản phẩm trung gian, sau đó các sản phẩm này được xuất ngược trở lại và được sản xuất với tư cách là đầu vào cho sản xuất của chủ nhà hay tiêu thụ những sản phẩm đã hoàn thành cho những người tiêu thụ cuối cùng.
Theo thuyết này các công ty thực hiện FDI vì một số lý do: thứ nhất: do nguồn cung cấp nguyên liệu ngày càng khan hiếm các công ty địa phường không đủ khả năng tham do khai thác. do vậy các MNC tranh thủ lợi thế cạnh tranh trên cơ  sở khai thác nguyên liệu tại địa phương. điều đó giải thích tại sao FDI theo chiều rộng được thực hiện ở các nước đang phát triển. Thứ hai, thông qua các liên kết FDI dọc các công ty độc quyền nhóm lập nên các hàng rào không cho các công ty khác tiếp cận tới những nguồn nguyên liệu của chung. Thứ ba, FDI theo chiều rộng còn tạo ra lợi thế về chi phí  thông qua việc cải tiến kỷ thuật bằng cách phối hợp sản xuất và chuyền giao các sản phẩm giữa các công đoán khác nhau của quá trình sản xuất.
2.3.  Lý thuyết về tính không hoàn hảo của thị trường
Lý thuyết này cho rằng khi xuất hiện trên thị trường cho hoạt động kinh doanh kém hiệu quả đi các công ty thực hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm khuyên khích hoạt động kinh doanh và vượt qua yếu tố không hoàn hảo đó. Có hai yếu tố không hoàn hảo của thị trường là rào cản thương mại và kiến thực đặc biệt
- Các rào cản thương mại thuế và hạn ngạch…
- Kiến thực đặc biệt là chuyên môn kỹ thuật của các kỹ sư hay khả năng tiếp thị đặc biệt của các nhà quản lí khi các kiến thực naỳ chỉ là chuyên môn kỹ thuật thì các công ty có thể bán cho các công ty nước ngoài với một giá nhất định để họ có thể sản xuất sản phẩm tương tự. Những khi kiến thực đó nằm trong con người thì giải pháp duy nhất để sử dụng cơ hội thị trường tại nước ngoài là thực hiện FDI. Mặt khác nếu các công ty bán các kiến thực đặc biệt cho nước ngoài thì họ lại sợ tạo ra đối thủ cạnh tranh trong tương lai.
2.4. Lý thuyết chiết trung
Các công ty sẽ thực hiện FDI khi hộ tụ đủ ba lợi thế: địa điểm, sở hữu, nội địa hoá
về địa điểm là các ưu thế có được do tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh tại một địa điểm nhất định những ưu thế về địa điểm có thể là các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động lãnh nghề và rể…
Sở hữu là ưu thế cho một công ty có cơ hội tham gia sở hữu một số tài sản nhất định như nhãn hiệu sản phẩm, kiến thức kỹ thuật hay cơ hội quản lý…. Nội địa hóa là ưu thế đạt được cho việc nội hoá hoạt động sản xuất thay vì chuyển nó đến một thị trường kém hiệu quả hơn.
Thuyết này khẳng định rằng khi hội tụ đầy đủ các lợi thế trên, các công ty sẽ thực hiện FDI.
Array
(
    [type] => 8192
    [message] => preg_replace(): The /e modifier is deprecated, use preg_replace_callback instead
    [file] => /home/pwhqfmvb/GiangVien/includes/countries.php
    [line] => 435
)