Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý cán bộ tại Công Ty Cổ Phần Hạ Long
Đăng ngày 24-06-2012 Lúc 08:09'- 2455 Lượt xem
Giá: 5 000 VND / 1 Tài liệu
III Cơ Sở Dữ Liệu Cuả Hệ Thống Thông Tin Quản Lý
1.Một số khái niệm của cơ sở dữ liệu
     Để thiết kế được cơ sở dữ liệu trước hết ta phải hiểu được các khái niệm cơ bản liên quan đến cơ sở dữ liệu.
    Trước khi có máy tính điện tử tất cả các thông tin vẫn phải được thu thập, lưu trữ, xử lý, phân tích và cập nhật. Các dữ liệu này được ghi lên bảng, ghi trong sổ sách, trong các phích bằng cứng, hộc Catalog....thậm chí ngay trong trí não của những nhân viên làm việc. Làm như vậy cần rất nhiều người, cần rất nhiều không gian nhớ và rất vất vả khi tìm kiếm tính toán. Thời gian xử lý lâu, quy trình mệt mỏi và nặng nhọc và kết quả các báo cáo thường là không đầy đủ và không chính xác.
    Ngày nay người ta sử dụng máy tính và các hệ quản trị cơ sở dữ liệu (HQTCSDL) để giao tác với các dữ liệu trong cơ sở dữ liệu. HQTCSDL là một phần mềm ứng dụng giúp chúng ta tạo ra, lưu trữ, tổ chức và tìm kiếm dữ liệu từ một cơ sở dữ liệu đơn lẻ hoặc từ một số cơ sở dữ liệu. Microsoft Access, Foxpro là những ví dụ về HQTCSDL thông dụng trên các máy tính cá nhân.
   Cơ sở dữ liệu bắt đầu từ những khái niệm cơ bản sau:
 - Thực thể (Entity) là một nhóm người, đồ vật, sự kiện, hiện tượng hay khái niệm bất kỳ với các đặc điểm và tính chất  cần ghi chép lại. Một số thực thể có vẻ vật chất như vật tư, máy móc, khách hàng, sinh viên, nhân viên......còn một số thực thể khác chỉ là những khái niệm hay quan niệm chẳng hạn tài khoản, dự án, nhiệm vụ công tác.....
 - Mỗi thực thể đều có đặc điểm và tính chất mà ta gọi là những thuộc tính (attribute). Mỗi thuộc tính là một yếu tố dữ liệu tách biệt, thường không chia nhỏ được nữa. Các thuộc tính góp phần mô tả thực thể và là những dữ liệu về thực thể mà ta muốn lưu trữ.VD: thực thể nhân viên được đặc trưng bởi các thuộc tính họ tên, ngày sinh, giới tính, địa chỉ, quê quán.......
  - Bảng (Table) như bảng thống kê, kế toán, bảng niêm yết giá hàng, bảng danh sách cán bộ.....ghi chép dữ liệu về một nhóm phần tử nào đó gọi là thực thể.
   -Mỗi bảng có những dòng (row) mỗi dòng còn được gọi là một bản ghi (record) bởi vì nó ghi chép dữ liệu về một cá thể – tức là một biểu hiện riêng biệt của thực thể.
   -Mỗi bảng có những cột (column). Mỗi cột còn được gọi là một trường (field). Giao giữa một dòng và một cột là một chứa mẩu dữ liệu ghi chép  một thuộc tính của cá thể trên dòng đó.
-Cơ sở dữ liệu (Database) là một nhóm gồm một hay nhiều bảng có liên quan đến nhau.
-Một tập hợp các CSDL có liên quan với nhau được gọi là một hệ cơ sở dữ liệu (Database System).
2 Các phương pháp thiết kế Cơ sở dữ liệu:
  Có hai phương pháp chủ yếu dùng để thiết kế cơ sở dữ liệu đó là thiết kế cơ sở dữ liệu từ các thông tin đầu ra và thiết kế cơ sở dữ liệu bằng phương pháp mô hình hóa .
2.1.Thiết kế cơ sở dữ liệu từ các thông tin đầu ra.
  Bước1.Xác định các thông tin đầu ra
  Bước 2.Xác định các tệp dữ liệu cần thiết cung cấp đủ dữ liệu cho việc tạo ra từng đầu ra.
  Liệt kê các phần tử thông tin trên đầu ra.Trên mỗi thông tin đầu ra bao gồm các phần tử thông tin như giới tính, họ tên, ngày tháng năm sinh.........được gọi là các thuộc tính. Ta phải liệt kê toàn bộ các thuộc tính thành một danh sách. Đánh dấu các thuộc tính lặp – là những thuộc tính có thể nhận nhiều giá trị dữ liệu như HS_Lương....
  Đánh dấu các thuộc tính thứ sinh – là những thuộc tính được tính toán hoặc suy ra từ các thuộc tính khác như thực lĩnh
  Gạch chân các thuộc tính khóa cho thông tin đầu ra.
*Chuẩn hóa mức 1 (1.NF)
-Chuẩn hóa mức 1 (1.NF) quy định rằng, trong mỗi danh sách không được phép chứa những thuộc tính lặp. Nếu có các thuộc tính lặp thì phải tách các thuộc tính lặp đó ra thành các danh sách con, có ý nghĩa dưới góc độ quản lý.
-Gắn thêm cho danh sách con  một tên , tìm cho nó một thuộc tính định danh riêng và thêm một thuộc tính định danh của danh sách gốc.
*Chuẩn hóa mức 2 (2.NF)
-Chuẩn hóa mức 2 (2.NF) quy định rằng, trong một danh sách  mỗi thuộc tính phải phụ thuộc hàm vào toàn bộ khóa chứ không phải chỉ phụ thuộc vào một phần của khóa. Nếu có sự phụ thuộc như vậy thì phải tách những thuộc tính phụ thuộc hàm vào một bộ phận của khóa thành một danh sách con mới.
-Lấy bộ phận khóa đó làm khóa cho danh sách mới. Đặt cho danh sách mới này một tên riêng phù hợp với nội dung của các thuộc tính trong danh sách.
*Chuẩn hóa mức 3 (3.NF)
-Chuẩn hóa mức 3 quy định rằng, trong một danh sách không được phép có sự phụ thuộc bắc cầu giữa các thuộc tính. Nếu thuộc tính Z phụ thuộc hàm vào thuộc tính Y và Y phụ thuộc hàm vào X thì phải tách chúng vào hai danh sách có quan hệ Z, Y và danh sách chứa quan hệ Y với X.
-Xác định khóa và tên cho mỗi danh sách mới.
2.2.Thiết kế cơ sở dữ liệu bằng phương pháp mô hình hóa
    Theo phương pháp này ta không mô tả và liệt kê các thông tin đầu ra mà ta sẽ dùng các mô hình để biểu diễn. Trước hết ta phải tìm hiểu một số khái niệm.
  Thực thể (Entity): thực thể trong mô hình lôgíc dữ liệu được dùng để biểu diễn các đối tượng cụ thể hoặc trừu tượng trong thế giới thực mà ta  muốn lưu trữ thông tin về chúng.
  VD: nhân viên, phòng ban......
  Liên kết (Acssociation): một thực thể trong thực tế không tồn tại độc lập với các thực thể khác. Có sự liên hệ qua lại giữa các thực thể khác nhau. Khái niệm liên kết được dùng để trình bày, thể hiện những mối liên hệ tồn tại giữa các thực 
Array
(
    [type] => 8192
    [message] => preg_replace(): The /e modifier is deprecated, use preg_replace_callback instead
    [file] => /home/pwhqfmvb/GiangVien/includes/countries.php
    [line] => 435
)